Cái này người tu cũng hay bị dính mắc. Phật dạy: “Sân giận là cội
gốc sanh ra các pháp bất thiện, là nguyên nhân đọa vào 3 đường ác, là
oan gia của pháp an lạc, là bọn giặc dữ của tâm thiện, là kho chứa bao
nhiêu ngôn ngữ thô ác, cũng đều do sân hận”.
Một khi nổi giận, chúng ta thường khó kiềm chế được lời nói của mình mà hay nói những lời dữ dằn, thô ác. Ngài An Thế Cao có vị sư huynh cũng thường hay bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện nhưng do hay bị sân hận nên khi chết bị đọa làm mãng xà.
Trong Kinh Phật dạy: “Bậc thượng thì nhẫn người dưới mình, bậc trung nhẫn người ngang mình, bậc hạ nhẫn người trên mình”. Nhẫn người trên mình thì dễ hiểu rồi, người trên mình nhiều khi mình không nhẫn cũng phải nhẫn, còn nếu người dưới mình mà mình tự hạ xuống để nhẫn được thì đó mới là điều khó làm.
Phật ví dụ một người cầm nắm muối bỏ vào ly nước, uống không được vì nắm muối lớn còn ly nước thì quá nhỏ. Chỉ cần đem nắm muối bỏ xuống dòng sông thì uống được vì dòng sông quá lớn, còn nắm muối quá nhỏ. Tu tập một thời gian, tâm mình rộng mở ra, hiểu và thương người hơn nên có khả năng chịu được và hóa giải những lời nói châm chích độc hại của người khác.
Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy:
“Lời nói xúc não người
Bới móc chuyện riêng tư
Ngang bướng khó điều phục
Làm quỷ đói ngậm lửa”.
Trong Kinh A Hàm cũng kể, một hôm Ngài Xá Lợi Phất ngồi trong tịnh thất, có một con quỷ mồm miệng chảy đầy máu, thân bình bốc lửa chạy đến khóc. Vị thị giả nhìn thấy, nói: “Bà khó vào gặp được vị nguyên soái chánh pháp lắm, vì Ngài có năng lực lớn nên bà không đến gần được”. Quỷ nói: “Không sao đâu, Ngài cứ vào nói tôi là mẹ của Ngài Xá Lợi Phật 500 kiếp về trước”. Ngài Xá Lợi Phất ra, dùng thần thông biết được đây chính là mẹ của mình 500 kiếp về trước, sở dĩ làm quỷ là bởi suốt ngày bà hay chửi mắng người, nói những lời độc hại làm cho người khác đau khổ.
Qua câu chuyện này, chúng là chiêm nghiệm lại trong cuộc sống của mình, phải “thủ khẩu như bình, phòng ý như thành”, tức là giữ miệng của mình giống như bình nước, không nói những lời thô ác hại mình hại người, làm hao tổn nước công đức, mà phải dùng lời ái ngữ để nói với người. Nhiều khi mình nói: “Tôi nói vậy thôi chứ trong tâm tôi không có gì hết”, nhưng thực ra, lúc đó trong tâm mình có dấy niệm tác ý mà mình không thấy được niệm nên mới nói ra những lời nói làm cho người khác phải đau khổ.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Phật dạy: “Thà dùng kiếm bén cắt đứt lưỡi mình, chứ không bao giờ nóng giận nói lời thô lỗ để phải bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”. Cắt đứt lưỡi mình chỉ khổ một đời này thôi, nhưng nói những lời thô lỗ nóng giận khiến mình bị đọa, khổ trong nhiều kiếp.
Trong Kinh Bách Duyên, có vợ một ông trưởng giả rất giàu có. Khi bà mang thai, ai cũng xa lánh vì thân thể bà rất hôi thối như có xác chết trong đó. Khi bà sanh đứa bé ra, nó chỉ chuyên ăn phân người, ăn xong lấy phân trát lên người. Hai vợ chồng ông trưởng giả mang đứa con ra ngoài nghĩa địa, nó cũng tìm được một thùng phân công cộng để ăn. Mọi người đều gọi nó là Đạm bà la, tức là chuyên ăn phân người. Một hôm, được gặp Thế Tôn độ cho xuất gia, sau chứng quả A la hán. Tôn giả A Nan rất ngạc nhiên hỏi Phật, vì nghiệp gì mà người này sanh ra trong một gia đình rất giàu có mà tại sao lại ăn phân, sau lại được xuất gia tu hành. Phật nói: Trong đời quá khứ thời Đức Phật Câu Lưu Tôn, vị này xuất gia làm trụ trì một chùa lớn. Một hôm có bà tín thí đến cúng dường một số dầu thơm cho Tăng chúng. Trong chúng không ai xức, chỉ có một vị xức dầu thơm (vị này đã chứng quả A la hán). Ông Trụ trì giận, nói: “Ông là người xuất gia mà dùng dầu thơm xoa mình không khác gì lấy phân bôi vào mình”. Do lời nói như vậy mà ông bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, rồi sinh ra làm người trong 500 kiếp thân đều hôi thối. Sở dĩ ông bị quả khổ như vậy là do đã chửi mắng một vị đã chứng quả A la hán.
Cho nên, là Phật tử phải nên cẩn thận vì mình hay có tật chê bai, chỉ trích, nhất là đối với những bậc cao đức, thiện tri thức chỉ pháp tu thù thắng, nhiều khi mình không biết người đó tu chứng đến đâu nên cần phải cẩn thận lời nói. Như bữa nào ra đường, nếu quý vị gặp người ăn xin, có bực mình đánh họ thì họ cũng không làm gì được mình, nhưng nếu lỡ đụng vào vua hay quan đại thần mà mình đánh chửi thì chịu hậu quả lớn. Những người tu hành có năng lực lớn cũng như thế.
Rồi trong cuộc sống gia đình, nếu mình chửi mắng con cái thì cũng không khác gì chửi mắng người khác. Nhiều vị làm cha mẹ, tự cho mình có quyền chửi mắng con cái, nhưng thực ra khi mình chửi mắng con cái là mình đã gieo những hạt giống bất thiện cho nó và cho mình, nó buồn khổ thì lúc đó mình cũng không có hạnh phúc.
Trong Kinh Chánh báo, Phật dạy:
“Người ác như tên độc
Người trúng bị tổn thương
Cửa ngục mở đang chờ
Rơi vào chảo dầu sôi
Cắt lưỡi buộc phải ăn
Đau khổ không kể xiết
Nếu không có lợi ích
Sao chẳng phòng lời nói?”.
“Thế nên, hành giả khi tọa thiền, khởi nghĩ: ‘Người này phá hại ta, người thân ta khen ngợi kẻ thù của ta’. Suy nghĩ quá khứ, vị lai cũng như thế. Đó là chín thứ phiền não do sân hận nên sanh oán thù. Do tâm oán thù nên khởi tâm sát hại kẻ khác. Cho nên, những phiền não sân hận, oán thù che đậy, gọi là triền cái”.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, một hôm có một vị Thích Đề Bà Na đến hỏi Phật:
“Giết gì được an ổn?
Giết gì hết sầu khổ?
Vật gì gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện?”
Phật trả lời:
“Giết sân được an ổn
Giết sân hết sầu khổ
Sân là gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện”.
Thường chúng ta hay mong cầu hạnh phúc ở tận đâu đâu mà thật ra, hạnh phúc chính là ngay nơi tự thân của quý Phật tử, dù quý vị có mang hàng ngàn đô la Mỹ ra siêu thị hay bất cứ đâu mua cũng không có
Một hôm có vị Thiên tử đến hỏi Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, làm như thế nào để trong cuộc đời còn gặt hái được những hạnh phúc vĩnh cửu lâu dài?”. Phật trả lời: “Buổi sáng thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Đó là một buổi sáng an ổn, hạnh phúc. Buổi trưa, buổi chiều cũng lại như thế”.
Thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành thì suốt một ngày được an ổn, hạnh phúc, không cần phải đi coi bói xem tướng số gì cả, cũng không cần phải xem ngày tốt ngày xấu vì ngày nào cũng là ngày tốt. Muốn tốt hay không là do mình.
Trong Kinh A Hàm, có một ni cô nước Sakola gặp một vị bà la môn tu khổ hạnh, dùng lửa để nướng thân nên đầu tóc khô, môi miệng nứt nẻ, người đời gọi ông là La hạt chích, tức là cây vải bông nướng. Ni cô thấy thế nói: “Cái đáng thiêu thì ông không thiêu, lại lầm lẫn đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà ông ngu si quá vậy?”. Vị bà la môn nghe vậy, giận đỏ mặt quát: “Đồ con lừa, ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?”. Cô nói: “Cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó. Thiêu được cái đó mới thực sự là an ổn, mới thiêu được cái đáng thiêu, giống như xe mà không đi thì đánh trâu, ai lại đánh xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia thiêu cháy tan cái tâm đó thì thân hết bị dày vò đau khổ”. Nghe vậy, vị bà la môn liền thức tỉnh.
Chúng ta suốt đời suốt kiếp luôn chịu đau khổ là chỉ biết dùng thân mà không biết dụng tâm. Ngày xưa, có hai cao đồ của Vương Trùng Dương đến gặp Thầy xin xuống núi để làm thiện. Ông Thầy nói: “Sát sanh thì lên thiên đường, mà phóng sanh thì xuống địa ngục”. Như vậy tức là sao? Có bị ngược đời không? Sát ở đây chính là sát cái tâm nóng giận, sát những lời nói làm cho người khác phải buồn khổ, phiền não, được vậy thì sẽ lên thiên đường. Còn phóng những lời nói thô ác, làm xúc não người thì phải chịu hậu quả xuống địa ngục. Cho nên, giờ biết tu rồi, chúng ta phải cố gắng chuyển hóa tâm so với ngày trước khi chưa tu.
Tổ Tuyên Luật sư nói: “Nếu lấy việc nhỏ mà chấp chặt tranh luận thì việc nhỏ cũng thành to. Nếu việc lớn mà có thể nhẫn thì việc lớn cũng thành nhỏ”.
Việc nhỏ mà chấp, không chuyển hóa được thì cũng thành lớn chuyện, cái này trong quan hệ gia đình mọi người hay vấp phải giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái. Có hai người hàng xóm, nhà anh A đông người nhưng không thấy cãi lộn, còn nhà anh B ít người nhưng cãi nhau suốt ngày. Anh B sang nhà anh A để hỏi kinh nghiệm. Anh A nói: “Sở dĩ nhà tôi không cãi lộn là vì trong nhà ai cũng là người xấu, còn nhà anh hay cãi lộn là vì ai cũng là người tốt”. Anh B ngạc nhiên hỏi lại: “Sao kỳ vậy?” Anh A nói: “Chẳng hạn như một buổi nào đó tôi để bình hoa ngay cái bàn này, vợ tôi đi ngang làm rớt. Tôi chạy đến nói xin lỗi tại mình vô ý, vợ tôi cũng nói không phải, do lỗi của cô ấy không để ý nên làm rớt bình hoa, như vậy, ai cũng xấu nên không cãi lộn. Còn nhà anh, ai cũng tốt nên nếu có việc gì thì đổ tại cho người khác, vì vậy mà hay cãi nhau”.
“Nếu việc lớn chẳng qua bị người ta vu khống, chê bai, song một chữ nhẫn nói thì rất dễ, hành lại rất khó”.
Có một vị tướng một hôm cảm thấy chán, buông bỏ tất cả vợ con, nhà cửa, tài sản vứt xuống sông, đến xin Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo cho xuất gia. Thiền sư cho ông ở lại công quả tập tu. Một buổi sáng Thiền sư đi kinh hành thấy ông này thắp hương bèn hỏi: “Giờ này ông thắp hương làm gì?”.
Ông này đáp: “Vì trừ lửa trong tâm, dậy sớm lễ sư trưởng”. Mình nghe ông nói vậy thấy hay không, thấy ông có vẻ rất chịu khó tu tập để trừ lửa sân, phải không?
Lúc này, Thiền sư nói: “Dậy sớm như thế ấy, chẳng sợ vợ ngủ người?”.
Nghe thế, ông giận quá, nói: “Lão đầu trọc thối, ông dám nói như vậy hả?”.
Thiền sư bèn nói bài kệ:
“Nhè nhẹ phẩy chiếc quạt
Tánh lửa đã nóng bừng
Tánh ông nóng như thế
Làm sao buông xuống sông?”
Nghe vậy, ông liền tỉnh ngộ.
Như vậy, để thấy rằng nói thì đơn giản, nhưng hành rất là khó.
Có một vị cư sĩ đến hỏi Thiền sư Bàng Khuê: “Thưa Thầy, con rất hay nóng giận với vợ con của con. Xin Thầy trị giùm con”.
- Ông đem cái nóng giận ra đây ta trị cho.
- Thưa Thầy, bây giờ nó không có.
- Chừng nào mới có?
- Khi nào con gặp vợ, con của con thì mới có.
- Giờ ông về nhà, nếu gặp vợ mà nổi sân thì chạy đến ta trị cho.
Vị cư sĩ thực hiện theo, nhưng đến cửa thiền viện thì hết sân, liền thưa với Thiền sư. Thiền sư khai thị: “Cái sân đó không phải của ông, cha mẹ ông sanh ra ông chỉ có tâm Phật mà thôi. Sân này do duyên, không có tự tánh, chỉ cần quán chiếu thật sâu sân từ đâu mà có thì lần lần sẽ hết”.
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy mình khi sân biết mình sân thì tự nhiên sân hết. Chúng ta luôn đồng hóa mình với cái sân: tôi sân, tôi bực, tôi hận, nhưng cái gì biết được bản chất của sân thì mình không chịu sống với nó mà chỉ sống với cái sân của mình.
Thiền sư Khuê Phong dạy: “Tham sân khởi mà chạy theo thì chính là phàm phu, tham sân khởi mà bất động chính là A la hán, tham sân khởi mà biết dừng, đó là người chân chánh tu đạo”.
Do đó, Tôn giả Tịch Thiên dạy: “Công đức làm các điều lành như cung kính Như Lai, cùng hành hạnh bố thí suốt trăm ngàn kiếp sẽ bị thiêu đốt chỉ do một niệm sân hận. Khi sân hận phát khởi, nó có khả năng hủy hoại công đức và tâm an ổn của chúng ta”.
Cho nên, thấy được tai hại lớn của sân hận như vậy, làm che đậy mất tự tánh Bát Nhã của mình, quý vị càng phải nên cố gắng để xả bỏ.
Một khi nổi giận, chúng ta thường khó kiềm chế được lời nói của mình mà hay nói những lời dữ dằn, thô ác. Ngài An Thế Cao có vị sư huynh cũng thường hay bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện nhưng do hay bị sân hận nên khi chết bị đọa làm mãng xà.
Trong Kinh Phật dạy: “Bậc thượng thì nhẫn người dưới mình, bậc trung nhẫn người ngang mình, bậc hạ nhẫn người trên mình”. Nhẫn người trên mình thì dễ hiểu rồi, người trên mình nhiều khi mình không nhẫn cũng phải nhẫn, còn nếu người dưới mình mà mình tự hạ xuống để nhẫn được thì đó mới là điều khó làm.
Phật ví dụ một người cầm nắm muối bỏ vào ly nước, uống không được vì nắm muối lớn còn ly nước thì quá nhỏ. Chỉ cần đem nắm muối bỏ xuống dòng sông thì uống được vì dòng sông quá lớn, còn nắm muối quá nhỏ. Tu tập một thời gian, tâm mình rộng mở ra, hiểu và thương người hơn nên có khả năng chịu được và hóa giải những lời nói châm chích độc hại của người khác.
Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy:
“Lời nói xúc não người
Bới móc chuyện riêng tư
Ngang bướng khó điều phục
Làm quỷ đói ngậm lửa”.
Trong Kinh A Hàm cũng kể, một hôm Ngài Xá Lợi Phất ngồi trong tịnh thất, có một con quỷ mồm miệng chảy đầy máu, thân bình bốc lửa chạy đến khóc. Vị thị giả nhìn thấy, nói: “Bà khó vào gặp được vị nguyên soái chánh pháp lắm, vì Ngài có năng lực lớn nên bà không đến gần được”. Quỷ nói: “Không sao đâu, Ngài cứ vào nói tôi là mẹ của Ngài Xá Lợi Phật 500 kiếp về trước”. Ngài Xá Lợi Phất ra, dùng thần thông biết được đây chính là mẹ của mình 500 kiếp về trước, sở dĩ làm quỷ là bởi suốt ngày bà hay chửi mắng người, nói những lời độc hại làm cho người khác đau khổ.
Qua câu chuyện này, chúng là chiêm nghiệm lại trong cuộc sống của mình, phải “thủ khẩu như bình, phòng ý như thành”, tức là giữ miệng của mình giống như bình nước, không nói những lời thô ác hại mình hại người, làm hao tổn nước công đức, mà phải dùng lời ái ngữ để nói với người. Nhiều khi mình nói: “Tôi nói vậy thôi chứ trong tâm tôi không có gì hết”, nhưng thực ra, lúc đó trong tâm mình có dấy niệm tác ý mà mình không thấy được niệm nên mới nói ra những lời nói làm cho người khác phải đau khổ.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Phật dạy: “Thà dùng kiếm bén cắt đứt lưỡi mình, chứ không bao giờ nóng giận nói lời thô lỗ để phải bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”. Cắt đứt lưỡi mình chỉ khổ một đời này thôi, nhưng nói những lời thô lỗ nóng giận khiến mình bị đọa, khổ trong nhiều kiếp.
Trong Kinh Bách Duyên, có vợ một ông trưởng giả rất giàu có. Khi bà mang thai, ai cũng xa lánh vì thân thể bà rất hôi thối như có xác chết trong đó. Khi bà sanh đứa bé ra, nó chỉ chuyên ăn phân người, ăn xong lấy phân trát lên người. Hai vợ chồng ông trưởng giả mang đứa con ra ngoài nghĩa địa, nó cũng tìm được một thùng phân công cộng để ăn. Mọi người đều gọi nó là Đạm bà la, tức là chuyên ăn phân người. Một hôm, được gặp Thế Tôn độ cho xuất gia, sau chứng quả A la hán. Tôn giả A Nan rất ngạc nhiên hỏi Phật, vì nghiệp gì mà người này sanh ra trong một gia đình rất giàu có mà tại sao lại ăn phân, sau lại được xuất gia tu hành. Phật nói: Trong đời quá khứ thời Đức Phật Câu Lưu Tôn, vị này xuất gia làm trụ trì một chùa lớn. Một hôm có bà tín thí đến cúng dường một số dầu thơm cho Tăng chúng. Trong chúng không ai xức, chỉ có một vị xức dầu thơm (vị này đã chứng quả A la hán). Ông Trụ trì giận, nói: “Ông là người xuất gia mà dùng dầu thơm xoa mình không khác gì lấy phân bôi vào mình”. Do lời nói như vậy mà ông bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, rồi sinh ra làm người trong 500 kiếp thân đều hôi thối. Sở dĩ ông bị quả khổ như vậy là do đã chửi mắng một vị đã chứng quả A la hán.
Cho nên, là Phật tử phải nên cẩn thận vì mình hay có tật chê bai, chỉ trích, nhất là đối với những bậc cao đức, thiện tri thức chỉ pháp tu thù thắng, nhiều khi mình không biết người đó tu chứng đến đâu nên cần phải cẩn thận lời nói. Như bữa nào ra đường, nếu quý vị gặp người ăn xin, có bực mình đánh họ thì họ cũng không làm gì được mình, nhưng nếu lỡ đụng vào vua hay quan đại thần mà mình đánh chửi thì chịu hậu quả lớn. Những người tu hành có năng lực lớn cũng như thế.
Rồi trong cuộc sống gia đình, nếu mình chửi mắng con cái thì cũng không khác gì chửi mắng người khác. Nhiều vị làm cha mẹ, tự cho mình có quyền chửi mắng con cái, nhưng thực ra khi mình chửi mắng con cái là mình đã gieo những hạt giống bất thiện cho nó và cho mình, nó buồn khổ thì lúc đó mình cũng không có hạnh phúc.
Trong Kinh Chánh báo, Phật dạy:
“Người ác như tên độc
Người trúng bị tổn thương
Cửa ngục mở đang chờ
Rơi vào chảo dầu sôi
Cắt lưỡi buộc phải ăn
Đau khổ không kể xiết
Nếu không có lợi ích
Sao chẳng phòng lời nói?”.
“Thế nên, hành giả khi tọa thiền, khởi nghĩ: ‘Người này phá hại ta, người thân ta khen ngợi kẻ thù của ta’. Suy nghĩ quá khứ, vị lai cũng như thế. Đó là chín thứ phiền não do sân hận nên sanh oán thù. Do tâm oán thù nên khởi tâm sát hại kẻ khác. Cho nên, những phiền não sân hận, oán thù che đậy, gọi là triền cái”.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, một hôm có một vị Thích Đề Bà Na đến hỏi Phật:
“Giết gì được an ổn?
Giết gì hết sầu khổ?
Vật gì gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện?”
Phật trả lời:
“Giết sân được an ổn
Giết sân hết sầu khổ
Sân là gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện”.
Thường chúng ta hay mong cầu hạnh phúc ở tận đâu đâu mà thật ra, hạnh phúc chính là ngay nơi tự thân của quý Phật tử, dù quý vị có mang hàng ngàn đô la Mỹ ra siêu thị hay bất cứ đâu mua cũng không có
Một hôm có vị Thiên tử đến hỏi Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, làm như thế nào để trong cuộc đời còn gặt hái được những hạnh phúc vĩnh cửu lâu dài?”. Phật trả lời: “Buổi sáng thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Đó là một buổi sáng an ổn, hạnh phúc. Buổi trưa, buổi chiều cũng lại như thế”.
Thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành thì suốt một ngày được an ổn, hạnh phúc, không cần phải đi coi bói xem tướng số gì cả, cũng không cần phải xem ngày tốt ngày xấu vì ngày nào cũng là ngày tốt. Muốn tốt hay không là do mình.
Trong Kinh A Hàm, có một ni cô nước Sakola gặp một vị bà la môn tu khổ hạnh, dùng lửa để nướng thân nên đầu tóc khô, môi miệng nứt nẻ, người đời gọi ông là La hạt chích, tức là cây vải bông nướng. Ni cô thấy thế nói: “Cái đáng thiêu thì ông không thiêu, lại lầm lẫn đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà ông ngu si quá vậy?”. Vị bà la môn nghe vậy, giận đỏ mặt quát: “Đồ con lừa, ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?”. Cô nói: “Cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó. Thiêu được cái đó mới thực sự là an ổn, mới thiêu được cái đáng thiêu, giống như xe mà không đi thì đánh trâu, ai lại đánh xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia thiêu cháy tan cái tâm đó thì thân hết bị dày vò đau khổ”. Nghe vậy, vị bà la môn liền thức tỉnh.
Chúng ta suốt đời suốt kiếp luôn chịu đau khổ là chỉ biết dùng thân mà không biết dụng tâm. Ngày xưa, có hai cao đồ của Vương Trùng Dương đến gặp Thầy xin xuống núi để làm thiện. Ông Thầy nói: “Sát sanh thì lên thiên đường, mà phóng sanh thì xuống địa ngục”. Như vậy tức là sao? Có bị ngược đời không? Sát ở đây chính là sát cái tâm nóng giận, sát những lời nói làm cho người khác phải buồn khổ, phiền não, được vậy thì sẽ lên thiên đường. Còn phóng những lời nói thô ác, làm xúc não người thì phải chịu hậu quả xuống địa ngục. Cho nên, giờ biết tu rồi, chúng ta phải cố gắng chuyển hóa tâm so với ngày trước khi chưa tu.
Tổ Tuyên Luật sư nói: “Nếu lấy việc nhỏ mà chấp chặt tranh luận thì việc nhỏ cũng thành to. Nếu việc lớn mà có thể nhẫn thì việc lớn cũng thành nhỏ”.
Việc nhỏ mà chấp, không chuyển hóa được thì cũng thành lớn chuyện, cái này trong quan hệ gia đình mọi người hay vấp phải giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái. Có hai người hàng xóm, nhà anh A đông người nhưng không thấy cãi lộn, còn nhà anh B ít người nhưng cãi nhau suốt ngày. Anh B sang nhà anh A để hỏi kinh nghiệm. Anh A nói: “Sở dĩ nhà tôi không cãi lộn là vì trong nhà ai cũng là người xấu, còn nhà anh hay cãi lộn là vì ai cũng là người tốt”. Anh B ngạc nhiên hỏi lại: “Sao kỳ vậy?” Anh A nói: “Chẳng hạn như một buổi nào đó tôi để bình hoa ngay cái bàn này, vợ tôi đi ngang làm rớt. Tôi chạy đến nói xin lỗi tại mình vô ý, vợ tôi cũng nói không phải, do lỗi của cô ấy không để ý nên làm rớt bình hoa, như vậy, ai cũng xấu nên không cãi lộn. Còn nhà anh, ai cũng tốt nên nếu có việc gì thì đổ tại cho người khác, vì vậy mà hay cãi nhau”.
“Nếu việc lớn chẳng qua bị người ta vu khống, chê bai, song một chữ nhẫn nói thì rất dễ, hành lại rất khó”.
Có một vị tướng một hôm cảm thấy chán, buông bỏ tất cả vợ con, nhà cửa, tài sản vứt xuống sông, đến xin Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo cho xuất gia. Thiền sư cho ông ở lại công quả tập tu. Một buổi sáng Thiền sư đi kinh hành thấy ông này thắp hương bèn hỏi: “Giờ này ông thắp hương làm gì?”.
Ông này đáp: “Vì trừ lửa trong tâm, dậy sớm lễ sư trưởng”. Mình nghe ông nói vậy thấy hay không, thấy ông có vẻ rất chịu khó tu tập để trừ lửa sân, phải không?
Lúc này, Thiền sư nói: “Dậy sớm như thế ấy, chẳng sợ vợ ngủ người?”.
Nghe thế, ông giận quá, nói: “Lão đầu trọc thối, ông dám nói như vậy hả?”.
Thiền sư bèn nói bài kệ:
“Nhè nhẹ phẩy chiếc quạt
Tánh lửa đã nóng bừng
Tánh ông nóng như thế
Làm sao buông xuống sông?”
Nghe vậy, ông liền tỉnh ngộ.
Như vậy, để thấy rằng nói thì đơn giản, nhưng hành rất là khó.
Có một vị cư sĩ đến hỏi Thiền sư Bàng Khuê: “Thưa Thầy, con rất hay nóng giận với vợ con của con. Xin Thầy trị giùm con”.
- Ông đem cái nóng giận ra đây ta trị cho.
- Thưa Thầy, bây giờ nó không có.
- Chừng nào mới có?
- Khi nào con gặp vợ, con của con thì mới có.
- Giờ ông về nhà, nếu gặp vợ mà nổi sân thì chạy đến ta trị cho.
Vị cư sĩ thực hiện theo, nhưng đến cửa thiền viện thì hết sân, liền thưa với Thiền sư. Thiền sư khai thị: “Cái sân đó không phải của ông, cha mẹ ông sanh ra ông chỉ có tâm Phật mà thôi. Sân này do duyên, không có tự tánh, chỉ cần quán chiếu thật sâu sân từ đâu mà có thì lần lần sẽ hết”.
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy mình khi sân biết mình sân thì tự nhiên sân hết. Chúng ta luôn đồng hóa mình với cái sân: tôi sân, tôi bực, tôi hận, nhưng cái gì biết được bản chất của sân thì mình không chịu sống với nó mà chỉ sống với cái sân của mình.
Thiền sư Khuê Phong dạy: “Tham sân khởi mà chạy theo thì chính là phàm phu, tham sân khởi mà bất động chính là A la hán, tham sân khởi mà biết dừng, đó là người chân chánh tu đạo”.
Do đó, Tôn giả Tịch Thiên dạy: “Công đức làm các điều lành như cung kính Như Lai, cùng hành hạnh bố thí suốt trăm ngàn kiếp sẽ bị thiêu đốt chỉ do một niệm sân hận. Khi sân hận phát khởi, nó có khả năng hủy hoại công đức và tâm an ổn của chúng ta”.
Cho nên, thấy được tai hại lớn của sân hận như vậy, làm che đậy mất tự tánh Bát Nhã của mình, quý vị càng phải nên cố gắng để xả bỏ.