Friday, November 30, 2012

Bánh pía Sóc Trăng

Từ thế kỉ XVII, bánh pía đã xuất hiện ở Sóc Trăng khi theo chân những người Hán di cư đến phương Nam. Theo thời gian, bánh pía được chế biến dần phù hợp với khẩu vị của người Việt bởi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, thơm thảo trên vùng đất Nam Bộ và trở thành một đặc sản của tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.

Trước đây, bánh pía được làm hoàn toàn thủ công và chỉ phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Đến đầu thế kỉ XIX, người đầu tiên kinh doanh bánh pía và truyền nghề cho con cháu sau này là ông Đặng Thuận, sinh sống ở làng Vũng Thơm (nay là xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng).
 

Tân Huê Viên là một trong những cơ sở sản xuất bánh pía nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng.

Sản phẩm bánh pía nổi tiếng mang nhãn hiệu Tân Huê Viên.

Bánh pía Sóc Trăng có hương vị rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của hột vịt muối (trứng vịt muối), vị bùi của đậu xanh, khoai môn, và thơm mùi bột mì của vỏ bánh nướng vàng.

Muốn có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, bánh pía Sóc Trăng phải qua rất nhiều công đoạn. Riêng phần nhân được làm từ khoai môn, đậu xanh, hột vịt muối xào với đường và cho thêm sầu riêng theo tỉ lệ vừa phải. Hỗn hợp trên để nguội đem bọc với lòng đỏ hột vịt muối. Nếu muốn tăng vị béo có thể thêm thịt heo (lợn). Riêng vỏ bánh được làm bằng bột mì bằng cách cán, cuộn bột mì, gấp lại nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp “bột nước” và “bột dầu” chồng lên nhau. Cuối cùng, bánh được đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C. Sau 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm chính là lúc chiếc bánh đã thành phẩm và dùng được ngay.

Những chiếc bánh có hình dáng nhỏ, tròn, không quá bở, mềm và có một độ dẻo vừa phải để có thể ngậm vào miệng mà không tan ngay. Nhưng điều đặc biệt là vị ngọt thơm nguyên chất hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được. Đó cũng là nét thuần Việt mà chiếc bánh pía có được như một hương vị gắn liền với cuộc sống người Nam Bộ hàng trăm năm qua.
 

Bột đậu xanh tán nhuyễn để làm nhân bánh pía.

Máy trộn bột.

Làm vỏ bánh là một trong những công đoạn phức tạp nhất.

Công đoạn nhồi trứng và làm nhân bánh.

Bánh pía làm xong được đưa vào nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 270oC

Bánh pía nướng chín có màu vàng ươm sẽ được đóng gói và in hạn sử dụng (khoảng 1 tháng).

Kiểm tra chất lượng bánh thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Sóc Trăng hiện có gần 50 lò chuyên sản xuất bánh pía. Bánh pía Sóc Trăng hầu như được sản xuất quanh năm với giá cả hợp lí khoảng từ 30.000 đến 60.000đ cho một hộp 4 cái.

Hiện nay, không ít công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ ngoại nhập làm bánh pía khép kín, trị giá hàng chục tỉ đồng. Do vậy, các công đoạn chế biến, bảo quản cũng chuyên nghiệp hơn, và thời gian bảo quản bánh cũng có thể giữ được lâu hơn (khoảng một tháng). Kiểu dáng bao bì cũng được thiết kế đẹp hơn, sang trọng hơn. Bánh pía được đặt trong từng ngăn của vỉ nhựa, có túi chống ẩm, mốc; bên ngoài là hộp giấy carton cứng trang trí khá đẹp, có quai xách và ghi rõ thời hạn sử dụng.

Hiện nay, nhờ biết cách quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh pía ở Sóc Trăng không chỉ mở rộng thị trường ra phạm vi cả nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Điển hình như trường hợp Công ty chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên, doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2009, đã mở đại lí tại Phnom Penh (Campuchia) và đang xúc tiến mở thêm một đại lí ở CHLB Đức. Mới đây, Tân Huê Viên xuất khẩu sang Mỹ 40 tấn bánh pía và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Âu, sau khi đầu tư trên 20 tỉ đồng nâng cấp hệ thống nhà xưởng và công nghệ sản xuất.
 

Bánh pía là đặc sản được bày bán nhiều ở các điểm du lịch của Sóc Trăng.

Du khách chọn lựa đặc sản bánh pía nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng.

Người Sóc Trăng lâu nay có thói quen biếu tặng bánh pía cho nhau trong mỗi dịp Cúng Trăng (rằm tháng 10 âm lịch) hoặc lễ tết như một cách để bày tỏ tình thân ái. Tất cả đều thấm đẫm trong hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ, nơi giao thoa bản sắc văn hoá của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Kh’mer. Không chỉ vậy, giờ đây, bánh pía Sóc Trăng còn là một sản phẩm đặc trưng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, quảng bá văn hóa và du lịch của địa phương./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân
 
http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/117/117/35293/default.aspx

Kiểu tóc đẹp

Kiểu tóc hoàn hảo nhất cho những bộ váy áo khoét lưng tất nhiên phải là tóc túi bao hoặc đuôi ngựa, có như thế thì bạn mới có thể khoe được tấm lưng của mình chứ. Tùy thuộc vào từng sự kiện, bạn có thể chọn tóc tết thanh lịch hay đánh rối bới cao thật gợi cảm. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Nghệ thuật khoe lưng trần - 15


How To Make A Perfect Ballet Bun



Cinderella Hairstyle



Messy Bun :



Updo Hairstyle Inspired by Taylor Swift "Love Story" Hair :




Taylor Swift - Love Story, Updo

Mứt gừng dẻo

Image Hosted by ImageShack.us
Đây là một món mứt dễ làm. Trong những ngày Tết, hầu như ai cũng ngán các thứ mứt bánh ngọt. Riêng mứt gừng vẫn là một trong những món được chiếu cố nhất. Sau Tết, mẹ tôi hay vứt bỏ các thứ mứt nhưng luôn giữ lại mứt gừng mứt sen và mứt chanh/tắc. Trong món bánh trung thu thập cẩm, mứt gừng là một vật liệu không thể thiếu.
I. Vật Liệu:
- 1lb gừng. Lựa gừng non.
- Đường
- 3 trái chanh vỏ mỏng nhiều nước
- Muối
- Vanilla
II. Cách Làm:
- Cạo gọt vỏ gừng, rửa sạch.
- Ngâm gừng vô nước muối pha mặn mặn. Nếu muốn bớt cay thì dùng kim xâm đều trên củ gừng cho ra bớt chất cay. Ngâm chừng 2hrs.
- Vớt gừng ra khỏi nước muối, xả lại nước lạnh. Cắt thành từng lát mỏng rồi xắt sợi. Trong hình, tôi chỉ cắt lát vì lúc đầu định làm mứt gừng khô nhưng sau cùng lại đổi ý.
- Ngâm gừng trong nước chanh chừng 4hrs
- Nấu nước sôi, thả gừng vô trụng sơ. Vớt ra cho vô thau nước lạnh. Đổ ra rổ cho ráo.
- Đong cứ 10 phần gừng thì trộn chung với 8 phần đường. Để chừng 1/2 ngày cho đường tan hết. Xem hình.
Image Hosted by ImageShack.us
- Sên gừng trên bếp thật nhỏ lửa. Tôi thường đặt nó lên bếp điện ngoài garage, vặn lửa thật nhỏ rồi cứ để mặc nó. Chừng nửa tiếng đồng hồ mới ra coi nó 1 lần. Sên tới khi đường kẹo lại như trong hình. Cho vanilla vô cho thơm, nhắc ra khỏi bếp.
Image Hosted by ImageShack.us
- Để nguội cho vô keo.

 http://chomchomslittleworld.wordpress.com/page/70/

Wednesday, November 28, 2012

10 lời khuyên cho những người "muốn ốm"

Cơ thể bạn ngày càng trở nên phì nhiêu và bạn chưa có cách nào để kìm hãm sự phát tướng đáng sợ đó. Đừng quá lo lắng, 10 nguyên tắc dưới đây dành cho những người "muốn ốm" như bạn đấy!
1. Xác định xem có thật sự dư cân không: bằng 2 động tác
a) Tính chỉ số thân khối BMI = cân nặng (kg)/ 2 x chiều cao(m) (nếu > 25 thì mới là dư cân.)
b) Xác định số cân nên có phù hợp với chiều cao và vóc (xương) người: Lấy chỉ số R = chiều cao (cm)/ vòng cổ tay (cm).
Đối với nam: Vóc vừa phải khi R = 9,6 - 10,4,
Vóc nhỏ khi R = 10,5 trở lên
Vóc lớn khi R = 9,5 trở xuống.
Do đó số cân nên có cho vóc nhỏ = 20 - 21,9 lần bình phương chiều cao
vóc vừa phải = 22 - 23,9 lần bình phương chiều cao
vóc lớn 24 - 25,9 bình phương chiều cao.
Đối với nữ: Vóc vừa phải khi R = 10,1 - 11
Vóc nhỏ khi R = 11,1 trở lên
Vóc lớn khi R = 10 trở xuống

S số cân nên có cho vóc nhỏ = 19- 20 lần bình phương chiều cao
vóc vừa phải = 21 - 22,9 lần bình phương chiều cao
vóc lớn = 23 - 24,9 bình phương chiều cao.
2. Tăng số bữa ăn từ 3 bữa lên 4 - 5 bữa nhỏ: Không nên nhịn bất cứ bữa nào, vì bữa sau sẽ cảm thấy đói và ăn bù lại có khi còn quá bữa ăn đã nhịn! Đừng bao giờ để bụng rỗng, nhưng cũng đừng bao giờ ăn quá no.
3. Áp dụng hai nguyên tắc của "đồng hồ sinh học": Thứ nhất là: muốn ăn nhiều thì nên tập trung vào bữa điểm tâm - vì sẽ có dịp tiêu hao - trưa ăn vừa phải, cuối ngày thì ăn ít đi. Thứ hai là: Về chiều, cũng không nên ăn nhiều chất béo, vì không được tiêu hao, ắt sẽ được tích lũy!
4. Cần tăng mức hoạt động chân tay: Như đi bách bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội... chừng nửa giờ đến 1 giờ mỗi ngày. Cần sắp xếp sao cho những sinh hoạt này trở nên đương nhiên trong nếp sống hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay... thì sẽ không ngại.
5. Ăn thoải mái những loại thức ăn có nhiều chất xơ: Như gạo lứt (thay vì gạo trắng), ăn mỗi ngày chừng 1/2 kg rau các loại, trong đó một nửa là rau lá xanh (càng xanh đậm chừng nào càng tốt chừng nấy), nửa còn lại là các loại củ, quả, hoa, giá. nhiều màu sắc đỏ vàng càng tốt. Ăn thạch, xu xoa, uống nước giải khát có hạt é, đười ươi, mủ trôm v.v.
6. Hết sức tránh uống: nước ngọt, ăn sôcôla, bánh, kẹo ngọt làm bằng đường cát và bột mì trắng tinh luyện. Có thèm ngọt thì hãy kiếm "đường" Aspartame dùng thay thế đường cát: chất này ngọt như đường nhưng không phải là đường và không đem lại Calo nào cả.
7. Tách biệt những dưỡng chất "bài trùng" tích năng lượng dễ tăng cân: Không ăn cùng trong một bữa, một thức ăn giàu đạm (như thịt bò bít tết chẳng hạn), đi kèm với một thức ăn giàu chất bột và nhiều chất béo (như khoai tây chiên chẳng hạn). Có muốn ăn bít tết thì cứ ăn, nhưng với rau xà lách và cà chua thôi. Bữa khác, có thèm khoai tây thì ăn riêng một món này thôi.
8. Không muốn mập mỡ thì: Giới hạn mức chất béo ăn vào đừng quá hai muỗng xúp/ ngày; dùng dầu ăn (thay vì mỡ hay bơ), giảm mức tiêu thụ chất béo bằng cách: dùng sữa bột gầy (thay vì sữa còn nguyên kem), chọn mọi thứ thịt nạc (tránh thịt mỡ), ăn gà, vịt bỏ da (vì da rất béo), ăn phở nước trong (tránh nước béo).
9. Dành đủ thì giờ cho mỗi bữa ăn, khoảng nửa giờ: Tránh ăn vội vã, mỗi miếng ăn, nhai chậm rãi - trên 10 lần mỗi miếng ăn vào - để thưởng thức đến tận cùng mùi vị các món ăn.
10. Phân biệt "bạn" và "thù" trong nếp sốngBạn: Nếp sống hài hòa, ăn có rau, trái cây tươi nhiều nước, ít ngọt, cá, thịt nạc, tàu hũ, sữa gầy, nước tinh khiết thì tha hồ uống cho thỏa mãn bao tử, chống lại cảm giác đói. Ăn sạch, uống chính (uống trà xanh, trà atiso, nhân trần v.v.). Thể dục, thể thao, dưỡng sinh.
Thù: Ăn nhanh, uống vội, hạn chế tối đa rượu, nước ngọt, thuốc lá, đường, kẹo, bánh ngọt, kem, thịt mỡ, sôcôla.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)