Thursday, March 20, 2014

LÀM CÔNG QUẢ



...Nếu Phật tử muốn phụ giúp việc gì cho chùa thì phải thưa trước cho quý Thầy biết, chứ không nên tự ý làm. Phải làm việc trong sự hoan hỷ và hết lòng. Không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì khi làm công quả. Phải tùy vào sức khỏe và thì giờ cho phép, không nên cố gắng làm để rồi bê trễ công việc ở nhà.
Nếu vào nhà bếp phụ giúp nấu ăn thì làm với tất cả tình thương và tài năng vốn có của mình. Nên ý thức rằng, làm việc ở trong bếp với tất cả sự chú tâm và hoan hỷ là một trong những pháp môn tu tạo phước đức cho tự thân, và cũng là phẩm vật cao quý để cúng dường cho đại chúng.
Phải sắp xếp thời gian cho rộng rãi, đừng làm trong trạng thái hối hả và hấp tấp. Đi đứng, nấu cơm, nấu canh, cắt gọt, xào rau, v.v… tất cả mọi hành động cần phải làm nhẹ nhàng và uy nghi. Không nên nói chuyện, nhất là những chuyện thị phi không dính líu gì đến sự tu học. Nếu cần hỏi hay nói gì về công việc với người bạn đồng tu thì nên nói ngắn gọn, nhỏ nhẹ vừa đủ nghe. Làm việc chung với các bạn đồng tu trong bếp cũng là dịp để hiểu và thương nhau hơn. Nên luôn luôn hội ý với nhau để công việc được điều hợp một cách tốt đẹp.
Trong lúc nấu ăn thì không nên để tâm trạng bực bội hoặc giận hờn, trách móc ai cả. Bởi khi tâm ý tiêu cực ấy biểu hiện thì sẽ tác động vào thức ăn, thức uống và nó tạo thành độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đại chúng. Vì vậy khi nấu ăn, ta phải có tâm hồn an vui và tươi mát!
Rửa rau thì nên rửa cho thật kỹ càng; bởi khi trồng rau, người ta phun thuốc trừ sâu rất nhiều. Vì vậy, khi rửa rau nên thay nước ít nhất là ba lần, và chỉ sử dụng những chiếc thau, chậu riêng cho việc rửa rau. Khi nấu nướng, luôn có những cái thìa riêng dùng để nêm nếm. Khi cần trộn thức ăn bằng hai tay cần phải đeo găng tay vào. Khi gắp thức ăn, phải dùng đũa hoặc thìa. Không gãi đầu, ho hen hoặc khạc nhổ trong nhà bếp. Luôn luôn giữ hai tay cho sạch. Đi vệ sinh xong, phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp tục công việc. Tránh đổ nước sôi vào bồn nước, ống cống hoặc đổ ra đất. Vì ta làm như thế, sẽ giết chết rất nhiều côn trùng. Các dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng phải được lau rửa sạch sẽ và để lại vị trí cũ.
Tránh vào nhà bếp, nếu không có phận sự trong đó. Tránh tụm ba, tụm năm ăn uống, đùa giỡn trong bếp. Không sử dụng chén bát của đại chúng để đựng thức ăn cho các con vật được nuôi trong chùa. Không nên nấu thức ăn mặn cho chó hoặc mèo. Không lấy bất cứ thứ gì ở chùa để đem về nhà dùng, trừ khi được quý Thầy cho phép.

Tập Buông Xả - ĐĐ Thích Phước Tiến giảng tại Đức Quốc (2013)


Làm cơm rượu nếp cẩm

Cách 1 :


4 bát nếp ( bát ăn cơm)
- 6 viên men loại nhỏ.
Nếp ngâm qua đêm, hay ít nhất 4 tiếng đồng hồ . Vo sạch. Đổ vô nồi cơm điện với mực nước cao hơn nếp khoảng lóng tay.
Nấu chín nếp, trong thời gian đó, giả men cho thật nhuyển.
Nếp chín, rải trên cái xửng có lót giấy bạc cho đều ra , rải đều men lên bề mặt của nếp.
Dùng đũa trộn cho men thấm thật đều vô nếp.
Pha một chén nước + muối, không mặn cũng không quá lạt (1 chén nước trong 1 muổng cà phê muối). Rửa tay cho thật sạch , và dùng nước muối nầy để giữ cho hai bàn tay lúc nào cũng ướt để vò viên nếp thành từng viên tròn nhỏ. nắm từng viên cho thật chặt vo tròn Để những viên cơm nếp vô hộp có nắp . Xong hết , nước muối còn lại trong chén chế lên mặt cơm rượu.
Đậy kín hộp, giữ chỗ mát chừng ba ngày sẽ dậy men và thơm mùi rượu.
Nếu qua ba ngày mà không có mùi rượu là men không được tốt . Giả thêm 1-2 viên men cho vào hủ để thêm 1 ngày nữa.
Nấu nước đường vừa độ ngọt (1/2 lít nước với 150 gr. đường) để thật nguội chế lên cơm rượu, mực xâm xấp cho có nước, đậy kín độ hai, ba ngày sau sẽ ăn được khi viên cơm rượu mềm và mịn ra.


Cách 2 :


Cơm rượu nếp cẩm tự làm có vị ngọt, dẻo mà tơi, thơm ngon hơn hẳn so với cơm rượu nếp cẩm mua sẵn mà cách làm cũng không hề khó. Các mẹ hãy thử nhé!

Nguyên liệu:
- 1kg nếp cẩm
- 3 viên men ngọt (như trong hình )~ 100g cho 1kg gạo nếp.
- 1 muỗng canh đường
- Lá sen. 
Bước 1:
Nếp vo sạch, ngâm qua đêm.   
Bước 2:
Cho nếp vào xửng đồ chín.
Bước 3:
Khi nếp chín, cho ra mâm hoặc 1 cái nia tãi đều ra.
Bước 4:
Chuẩn bị 1 nồi to, cho vào xửng hay dùng để hấp xôi, lót 1 lớp lá sen lên trên, đục thủng ở giữa để nước rượu có thể chảy xuống dưới rồi rải cơm nếp cẩm lên trên. Lúc này nếp vẫn còn hơi âm ấm bạn nhé!
Bước 5:
Men tán nhuyễn, rải một lớp lên nếp. Tiếp tục với các lớp nếp và men cho đến hết.
Bước 6:
Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió.
Mình phủ thêm một lớp lá sen lên trên cho kín rồi cất vào lò nướng, với tiết trời mùa hè nắng nóng thì khoảng 3 - 4 ngày sau là ăn được rồi!
Và đây là món rượu nếp cẩm chuẩn bị cho tết Đoan ngọ ở nhà mình:
Phần nước rượu chảy xuống dưới bạn pha với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nhé!
Bạn cũng có thể dùng cơm nếp cẩm này với sữa chua để có món sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon:
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: afamily

Thư pháp Thạch Thiện





Thầy nói trong đời sống hàng ngày có lúc nhu nhưng có lúc cương .....