Tuesday, April 26, 2011

Tâm ở đâu ---- 2 ? TT Thích Thông Triết giảng tại Chùa Linh Quang ( rất hay và vui )






Video thumbnail. Click to play
Click to Play

Hôm weekend  CN đi Chùa Linh Quang thọ bát quan trai do Thầy Thông Triết truyền giới ....phải nói là phái đoàn  hội tụ những vị tài giỏi gồm có HT Như  Điển ,Thầy Thông Triết,Thầy Nguyên Tạng ,Thầy Thánh Trí và Thầy Thiện Đạo .......HT Như Điển thì ôi thôi tài lắm , HT  có 1 trí nhớ tuyệt vời ,HT thuộc 600 (or 800 ??)bài thơ,mỗi bài thơ rất dài mà HT nhớ hết ,có 1 chị Phật tử nói HT là  Ngài A Nan thời nay....HT dịch kinh sách mà mấy người đánh máy đánh khg kịp.... các vị thay phiên nhau giảng liên tục từ sáng đến khuya....tu cả ngày CN rất an lạc .........phái đoàn có 3 Thầy trẻ nhưng cũng tài lắm ....nếu có được những vị trẻ tuổi đi tu mà tài giỏi vậy thì tương lai Phật giáo sẽ rất hưng thịnh........thích nhất là Thầy Thiện Đạo dạy niệm Phật theo cách của HT Tịnh Không rất hay mà hong biết sao CN cứ quên tên của Thầy hoài cho nên nhờ người bạn đạo thỉnh Thầy dịp khác qua đây dạy tu....lúc nói quên tên Thầy CN bảo : Thầy gì mà dạy niệm Phật rất hay đó ....bạn CN bảo : Chị mà khg nhớ tên Thầy là em charge chị 100 đô liền đó......hong biết sao CN tự nhiên nhớ tên liền...hihi.....để CN sẽ upload lên băng giảng của Thầy sau....

Tâm ở đâu --- 1 ? TT Thích Thông Triết giảng tại Chùa Linh Quang ( rất hay và vui )








  Nếu xem không được xin bấm vào link dưới đây :

  http://blip.tv/file/5068270    

 Download nhiều băng giảng của Thầy ở đây :
http://www.quangduc.com/audio/thichthongtriet.html

TA LÀ AI  ? ( Thầy Thích Nguyên Kim )

Ta là ai ? Ta từ đâu tới ?

Bao nhiêu năm vất vả một Đời ?
Vinh nhục khen chê được mất khóc cười,
Giờ chung cuộc về đâu ? Ta có biết !

Thursday, April 21, 2011

Xót lòng nhìn những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối

(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…

Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...


                                             Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ

Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối…
Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.



Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”.



Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu.



Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.



Bới bãi rác...





... bới thùng xốp...





... hay lục tung thùng rác...


... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ

Chia nhau ngay tại "hiện trường"

Tranh giành nhau

"Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.

Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn.





Tuấn Phong