Monday, April 2, 2012

Ba cái ai có dè

Tôn Sư Hải Triều Âm chuyên tu đã phát minh ra phương pháp quán « BA CÁI AI CÓ DÈ », một cách rất khoa học, để nhận rõ được : 


6 trần là ảo ảnh, 6 thức là mê lầm

Giải thích phương pháp quán:

* SẮC TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA SÁNG TỐI :

1). Ta cứ tưởng ta thấy cái bình bông ở bên ngoài. Ai có dè ta đang thấy ở trong mắt  ta. (Lầm về vị trí) 

2). Ta cứ tưởng thấy được bình bông thật. Ai có dè ta chỉ thấy bóng ảnh ở trong mắt ta. 

Do ánh sáng mặt trời chiếu đến bình bông rồi phản chiếu qua con ngươi vào thần kinh. Thị giác thần kinh y vào hai trần sáng và tối hiển lên hình ảnh bình bông. (Lầm về bản chất)

3). Ta cứ tưởng bóng hình này phản ảnh trung thành cái bình bông. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện.

Duyên : Ánh sáng. Ánh sáng khác đi thì hình ảnh cũng khác.

Tuần nghiệp: Mắt cua, mắt cá, mắt người ... mỗi loài con mắt khác nhau hiển lên những hình ảnh khác nhau. Vậy hình ảnh nào đúng với sự thật? (Lầm về hình tướng)

* THANH TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA ĐỘNG TĨNH :

1). Ta cứ tưởng ta nghe tiếng la từ miệng của cô A (ngoài). Ai có dè ta đang nghe trong tai ta. 

2). Ta cứ tưởng nghe tiếng la từ miệng cô A đi vào tai là thật. Ai có dè ta chỉ lãnh nhận sự rung động của không khí. 

Khi cô A động môi (nói) làm rung động không khí (tạo nên làn sóng âm ba), làn sóng âm ba này di chuyển đến tai, thần kinh thính giác y vào làn sóng âm ba mà biến ra âm thanh, chứ âm thanh là cái  không hề có.

3). Ta cứ tưởng ta nghe rất đúng. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện.

Duyên: Rung động không khí khác nhau thì các thứ tiếng cũng khác.

Tuần nghiệp: Tai người, tai chó, tai mèo, tai gà...mỗi loài nghe ra một thứ tiếng khác nhau tuy cùng một làn sóng âm ba.

* HƯƠNG TRẦN : 

1). Ta cứ tưởng ta ngửi mùi thơm ở nước hoa (ngoài) . Ai có dè ta đang ngửi ở trong mũi ta. 

2). Ta cứ tưởng ngửi được mùi thơm thật. Ai có dè mùi thơm chỉ là cảm giác do thần kinh khứu giác biến ra.
Khi mở lọ nước hoa, các phân tử mùi theo gió bay vào mũi, thần kinh khứu giác y vào phân tử này mà biến ra mùi thơm, chứ mùi thơm không hề có.

3). Ta cứ tưởng mùi thơm này phản ảnh trung thành với vật bên ngoài. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.

Duyên : Phân tử khác nhau thì mùi cũng khác nhau.

Tuần nghiệp : Mũi người, mũi chó, mũi mèo...mỗi loài ngửi ra một mùi tuy cùng một lọ nước hoa. Vậy mùi nào đúng sự thật?

* VỊ TRẦN :

1). Ta cứ tưởng ta nếm vị ngọt ở đường. Ai có dè ta đang nếm ở ngay lưỡi ta.

2). Ta cứ tưởng nếm được vị ngọt thật. Ai có dè vị ngọt chỉ là cảm giác do thần kinh vị giác biến ra.

Như cục đường để trên tay thì ta đâu có biết được vị ngọt. Khi đặt vào lưỡi, thần kinh vị giác y theo các  phân tử của cục đường mà biến ra vị ngọt.

3). Ta cứ tưởng vị ngọt này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.

Duyên : Chất của các vật khác nhau thì vị cũng khác nhau. Thí dụ : cục đường, trái chanh, viên thuốc...

Tuần nghiệp : Lưỡi người, lưỡi trâu, lưỡi bò .... do cấu tạo lưỡi của mỗi loài khác nhau nên vị hiển lên khác nhau. Vậy vị nào đúng sự thật?

* XÚC TRẦN :

1). Ta cứ tưởng ta biết cái mát ở gió. Ai có dè ta đang biết ở ngay làn da của ta. 

2). Ta cứ tưởng ta biết được cái mát thật. Ai có dè cái mát chỉ là cảm giác do thần kinh xúc giác biến ra.
Khi gió chạm vào làn da, thần kinh xúc giác y vào sự tiếp xúc đó mà biến ra cảm giác mát. Đây chỉ là cảm giác thôi, chứ không hề có thật.

3). Ta cứ tưởng cảm giác này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên  tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.

Duyên : Các vật xúc chạm khác nhau thì cảm giác cũng khác nhau.

Tuần nghiệp : Da người, da trâu, da cóc..... mỗi loài có cảm giác khác nhau tuy cùng tiếp xúc với một làn gió. Vậy cảm giác nào đúng sự thật?

Thọ lãnh năm trần sắc thanh hương vị xúc, cho là cảnh thật tức là Kiến Hoặc của phàm phu. Giác tỉnh được chỗ này là chứng quả Thánh Tu Đà Hoàn.

Ý thức bên trong theo Mạt Na chấp ngã, bên ngoài y Kiến Hoặc mà phán xét phân biệt gọi là Tư Hoặc. Hàng phục được Tư Hoặc chứng A La Hán.


Tôn Sư khuyên chúng ta phải miên mật quán Ba Cái Ai Có Dè để nhận ra cảnh trần là ẢO GIÁC


source: chuaduocsu.org
Sư Bà Hải Triều Âm giảng giải
(Đệ tử ghi lại)

Cấy / Gặt Lúa ở Nhật

Sunday, April 1, 2012

"Trúng số" có nên khg ?

 Mấy hôm trước xem Ti Vi , vé số lên tới  656 triệu , lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ . Có  người ở Maryland, Illinois and Kansas  đã trúng ,nhưng chưa ra public . Sau đó Ti Vi  chiếu show những người đã trúng số trước đó  ,họ phỏng vấn 1 gia đình ông Mỹ kia , khi hỏi đến sau khi trúng số thì sao ? Ổng ngồi khóc qúa trời , ổng bảo 1 vài tháng đầu thì vui lắm ,nhưng sau đó thì 2 vợ chồng ly dị nhau ,2 đứa con ông ấy vài năm sau bị chết hết vì hút áp phiện nhiều qúa bị chết ,ông ấy nói giờ ngồi ôm cả đống tiền mà gia đình ổng tan nát hết . Lúc đó ổng mới nói nếu biết trước vậy ,ông thà là khg trúng số . 

   Rồi đài truyền hình phỏng vấn  1 cô gái kia ,vừa làm bồi bàn ,vừa học đại học ,nhưng trúng được 1 triệu đô , cô ta vẫn tiếp tục đi làm bình thường , và chỉ trích ra 1 số nhỏ trả tiền đại học , số tiền còn lại vẫn còn nguyên đó .Cô ta nói tại sao God phải cho cô ta trúng ,mà khg cho những người khác đang cần,vì bản thân  cô ta rất thích đi làm ,và mỗi tuần làm được  500 mấy chục đô , cô ta nói có tiền đó thì cô ta xài thoải mái hơn chút ,đi vacation nhiều hơn chút mỗi năm ,that's all .  Cô ta thật hay .
  Còn gia đình 2 vợ chồng kia trúng được 27 triệu mấy ,ông ấy thường ngày làm constructor worker ,khi trúng số ,ông ta nghỉ làm liền ,và sắm 4 biệt thự ,khoảng 10 chiếc xe mắc tiền ,và mua luôn nguyên 1 đội race car ,khoảng 8 người làm cho ổng . Cô phỏng vấn hỏi vậy ông còn được bao nhiêu trong bank giờ ? Ông ấy nói còn khoảng 3 triệu đô . Bà vợ ngồi kế bên bảo rất lo lắng sẽ khg đủ tiền để dành lo cho con . Mà cách xài của ông ấy rất sang ,nhà ổng sắm món gì cũng rất nhiều , xe chạy  chơi trong xìn ,sắm 4 chiếc giống hệt ,cái gì ổng cũng mua 1 lần rất nhiều ,sao mình thấy mà tiếc giùm cho ổng ,có tiền ,có phước nếu  xài hết sẽ nghèo lại đó ,tại sao ông ấy khg biết tích phước thêm nhỉ ? 

 CN có người chị bà con , mấy năm trước chị ấy trúng số rất nhiều tiền , CN có khuyên chị ấy là nên làm phước thì tiền nó mới ở với mình ,có đức thì mới có tiền ......cũng may sao chị ấy nghe lời CN ,chị ấy làm phước qúa chừng ,cho gạo cho ngưòi nghèo trong xóm ,cúng Chùa ,tu bổ những Chùa nghèo ,ai bệnh hoạn khg tiền chị ấy cũng giúp cho rất nhiều .....làm phước qúa chừng ,đến nhỏ em chị ấy hoảng qúa ,bảo đưa tiền lại nó giử dùm cho ,sợ chị ta làm tiêu hết tiền .  Nhưng vài năm sau chị ta lại trúng số thêm nữa ,bởi vậy chị ta có phước nên tự  động tiền bay vô đầy nhà . Mà chị này tánh tình hiền lành ,dễ thương lắm .Hồi nhỏ  CN chơi rất thân với người chị bà con này ,2 chị em thương nhau lắm , hồi xưa  CN về VN chơi ,lúc đó chị ta tội lắm ,chồng chết sớm ,ôm 2 đứa con nhỏ nuôi ,cực khổ vô cùng , CN về thấy tội qúa ,nhét tiền cho chị ta hoài , và răng súng tùm lum mà khg có tiền làm răng lại ,thấy tội nghiệp qúa CN mới bảo : bà làm ơn đi làm răng lại cho tui đi ,bao nhiêu tui trả cho .....vậy mới lon ton đi trồng răng lại ,hong thôi nhìn bả thấy oải lun á .....Thôi CN phải đi làm đây  ,ngồi viết nhảm 1 hồi trễ mất . 

Nguyên nhân của đau khổ

Tham sân si mạn nghi, hay vô minh, chấp ngã là nguyên nhân của đau khổ thì chúng ta không hiểu được. nhưng nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, thì ta ngờ ngợ thấy đúng.

Cuộc đời là khổ đau hay không khổ?

Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của đau khổ - có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người.

Ái ích kỷ là nguyên nhân, hay ngắn gọn hơn: Ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ.

Nếu nói sâu xa: Tham sân si mạn nghi, hay vô minh, chấp ngã là nguyên nhân của đau khổ thì chúng ta không hiểu được. nhưng nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, thì ta ngờ ngợ thấy đúng.

Vậy vô minh là gì?

Không ai biết được, chỉ khi nhập Thiền định mới biết. Khi đập vỡ khối núi Tâm, chỉ còn lại một áng mây mờ che phủ, thì đó là vô minh.

Chúng ta si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở bên trong.

Vậy nếu nói có luân hồi sinh tử, thì xin hỏi kiếp đầu tiên là gì? Chỉ những bậc chứng được mới thấy, mà thấy cũng không nói được.

Một chữ vô minh, phải bao nhiêu kiếp tu mới hiểu được, mà ta chỉ là kẻ tầm thường, chưa hiểu được đến đâu, bởi kiếp người hữu hạn...

Do không thấy rõ nên sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú.


Do không thấy rõ mới lầm tưởng rằng "cái tôi" là quan trọng nhất, là cái có thực cần phải bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó.

Nói cách khác, do vô minh mà có chấp thủ "cái tôi" và "cái của tôi" như thân tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi..., người yêu của tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi... Do những chấp thủ ấy mà có những nỗi thống khổ của cuộc đời.

Trong cuộc sống, người ta thường hay đi tìm “một nửa”.

Được vài bữa rồi cũng xé ra đi tìm một nửa khác mà thôi...

Vì vậy lãng mạn mà nói cho vui về “một nửa” của mình, chứ thật ra không ai là “một nửa” của ai. Chỉ là hai thế giới, hai bầu trời, hai tâm hồn chứa đầy những điều khác biệt. Chính cái ta đã ngăn cách giữa người với người!

Tuy nhiên cũng có những giây phút “xuất thần” khiến ta thấy mình hòa nhập với đất trời. Các vị thiền sư hay có được điều này. Người trải lòng thương yêu nhiều hay người có trực giác tâm linh mạnh cũng có thể hòa nhập với tha nhân để hiểu được tâm của nhau một chút. Có những người thương nhau nhiều quá cũng có thể vượt qua cái ta riêng, hiểu được tâm của nhau, hay gọi là “hiểu lòng nhau”.

Chính chấp ngã làm ta không thấy được bản ngã đang bí mật chi phối suy nghĩ, hành động của mình. Nếu thuận theo bản ngã, đa số chúng ta chỉ thích hưởng thụ.

Bản ngã lừa gạt chúng ta từng phút, từng giây, ngay cả khi ta làm việc thiện.

Chấp ngã sinh ích kỷ.

Từ ích kỷ sinh đủ thứ sẽ làm ta đau khổ. Vì vậy, ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ.

Một khi ích kỷ khởi lên, là có 3 cái khổ đi theo:

Khổ về thân,
Khổ về tâm,
Và khổ vì Nhân Quả Nghiệp báo.
Một người muốn làm giàu? Thì phải đem thân ra mà làm lụng - khổ thân. Phải bận tâm toan tính, lo lắng - khổ tâm. Và nếu có những thủ đoạn, tội lỗi trên thương trường, hay quan trường để thật giàu - khổ vì Nghiệp báo.

Chính Thọ ấm làm người ta muốn hưởng thụ cảm giác vui, từ đó mà sinh ra yêu thích.

Ham muốn và hưởng thụ làm cho người ta ghiền, rồi tạo nên ích kỷ.

Khoái cảm càng mạnh chừng nào, người ta càng ích kỷ nhiều chừng ấy. Họ dễ dàng bê tha, say sưa, quên hết trách nhiệm với gia đình và xã hội, không biết rằng đau khổ đang chờ đợi mình ở tương lai.

Ma túy là một thứ gây nghiện khủng khiếp.

Vì nó mà người ta bất chấp đạo lý, tình nghĩa, nhân phẩm. đó là một thứ ích kỷ tột độ, nên đau khổ cũng tột cùng.

Vì vậy bản thân chúng ta phải cảnh giác và cùng những người xung quanh đấu tranh với tội phạm ma tuý, không cho chúng gieo rắc cái chết trắng trong xã hội này.

Một cái nhìn bi quan: đời là cõi tạm, mình sống sao cho tốt… là chưa đủ.

Suy nghĩ đúng phải là: Yêu và bảo vệ điều thiện, ghét và đấu tranh với điều ác!

Hiểu được điều này, thì Bát Chánh Đạo là con đường để giải quyết nỗi khổ của thế gian. Ta sẽ nói vấn đề này sau.

Trở lại, đánh bạc cũng là một thứ gây nghiện. Nó xuất phát từ tâm tham, kèm theo ghiền cảm giác hồi hộp.

Rượu chè, đua xe, thỏa mãn dục vọng… cũng là những thứ mang đến cho con người ta cảm giác thích thú, và đau khổ.

Nếu đừng dấn vào khoái lạc trần gian, không sinh ái, thì sẽ không có ích kỷ.

Ích kỷ làm người ta trở nên tham lam, ganh tỵ, độc ác, rồi tạo nghiệp và thọ quả báo.

Nghiệp còn buộc ta phải tái sinh trong luân hồi sinh tử để trả, không thể nào giải thoát được.

Một điều ta cần nói thêm là tự do – ích kỷ. Có những người cho rằng mình có quyền tự do, có quyền hưởng hạnh phúc nên vin vào đó mà tìm những niềm vui ích kỷ, những trò vui trác táng để hưởng thụ, và tán phá tâm hồn mình.

Có những thú vui nhưng kèm theo đằng sau là tai họa, là những nọc độc nguy hiểm tội lỗi.

Phải nhớ: chúng ta được tự do, nhưng không được làm ảnh hưởng đến tự do của người khác! Xã hội không chấp nhận những con người sống bừa bãi, ích kỷ, muốn làm gì thì làm, để tàn phá tâm hồn mình cũng như gây tổn hại cho người khác.

Vậy nếu kiềm chế hạnh phúc, thì cuộc đời này còn đáng sống không?

Có rất nhiều niềm vui cao cả của nội tâm đạo đức và thanh tịnh. Có thể chia ra 4 loại hạnh phúc:

Hạnh phúc của khoái lạc bản thân: dù đem lại cảm giác rất thích thú, nhưng chứa đầy ích kỷ, nên xao động bất an.
Hạnh phúc khi đem đến niềm vui cho người khác: cao thượng hơn, dù giúp người khác, nhưng vẫn tiềm tàng trong tâm một sự ích kỷ, đề cao bản thân, nên hạnh phúc cũng còn xao động.
Hạnh phúc của trí tuệ khi gặp một đạo lý hay: vẫn có xao động.
Hạnh phúc của Thiền định: không hề xao động.
Đạo lý của Đông phương hướng con người ta kiềm chế hạnh phúc của khoái lạc, đi tìm hạnh phúc trong sự giúp đỡ người khác, tìm vui trong đạo lý và thiền định.

Con người phải biết duy trì lương tâm, trí tuệ biết phân biệt thiện ác bằng nỗ lực của bản thân và học hỏi đạo lý.

Cũng không nên chủ quan khi cho rằng mình biết đạo lý mà khởi tâm kiêu mạn.

Đau khổ là do lòng người thù hận, ghét bỏ nhau, nếu có vị tha xuất hiện, thì đó chính là những giọt thương yêu tưới xuống cuộc đời – sa mạc khổ đau.

Một giọt yêu thương sẽ lọt thỏm giữa lòng sa mạc, nhưng nhiều giọt yêu thương sẽ làm nảy nở những mầm xanh, chuyển hóa sa mạc.

Chúng ta cầu mong như thế! Mỗi chúng ta hãy có những hành động làm đẹp cuộc đời, ta sẽ có được tâm lý an vui trong hiện tại, làm cho tình người với người thêm đẹp, và một quả báo lành chờ đợi ở tương lai...