Wednesday, June 11, 2014

Cà pháo có thể gây ngộ độc

Trong cuộc sống hàng ngày, cà pháo thường được dùng để nấu, muối, luộc… trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt, cà muối là món ăn được ưa thích trong những ngày hè. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều cà, đặc biệt là cà sống, cà muối xổi có thể bị nhức mỏi, buồn nôn, tiêu chảy do ngộ độc solanin.
Thông thường, cà pháo có hoa trắng, tuy nhiên hiện nay ngành công nghệ sinh học rất phát triển nên có rất nhiều loại cà khác nhau như cà hoa vàng, hoa trắng, hoa tím.
Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Cà pháo có thể gây ngộ độc
Nếu ăn nhiều cà, nhất là ăn sống, cà muối xổi có thể gây ngộ độc. Ảnh minh họa
Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanin có thể gây tử vong. Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 - 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao.
Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc. Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà sẽ giảm đi. Chính vì vậy, không nên ăn cà sống, cà muối xổi.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy…) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Chính vì vậy, người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
Thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Bác sĩ Lâm Hùng

Dùng dầu rán đi rán lại rất có hại

Dầu đã qua sử dụng sẽ không có lợi cho sức khỏe bởi nó đã chuyển hóa thành chất béo bão hòa hoặc đã bị phân giải, vì thế không những không mang lại lợi ích mà còn có thể gây bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý khi chế biến các món ăn chiên, rán, tránh đun ở nhiệt độ quá cao, sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để bảo vệ sức khỏe.

Thực phẩm của tương lai - Thức ăn không gluten

Thực phẩm của tương lai - Thức ăn không gluten
Công bố của các nhà nghiên cứu vừa tại Hội chợ về các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ở Canada cho biết, ngày nay, những thực phẩm tốt cho sức khoẻ được người tiêu dùng lựa chọn không phải là những thực phẩm ít dầu mỡ, thực phẩm không biến đổi gen, hay được sản xuất theo phương pháp hữu cơ mà người ta quay sang lựa chọn những loại thực phẩm không có gluten, đó là loại thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo rất thấp.
Thực phẩm không có gluten- lựa chọn của tương lai
Thực phẩm không có gluten- lựa chọn của tương lai
Thực phẩm của tương lai - Thức ăn không gluten
Như các loại thực phẩm như yến mạch, hạt kê, đậu nành, bắp, đậu, khoai, các loại thịt, cá, gia cầm... Chế độ ăn không gluten đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe và giảm cân.

TH (Theo NHS)

Tác dụng không ngờ từ những phần của thực phẩm hay bị bỏ đi

Một số bộ phận của các loại thực phẩm như lá bông cải xanh, vỏ hành tây, vỏ cam, vỏ khoai tây... thường bị nhiều người bỏ đi khi chế biến món ăn. Tuy nhiên điều chúng có có nhiều lợi ích sức khỏe. 
1. Vỏ hành tây
Vỏ hành tây rất giàu quercetin - một chất có thể làm giảm huyết áp và ngăn chặn các động mạch bị tắc. Quercetin cũng được coi là chất thuộc nhóm chất chống oxy hóa nên có thể có tác dụng đáng kể trong việc chống viêm, kiềm chế việc sản xuất và giải phóng histamin và các nguồn dị ứng, gây viêm khác.
Có một số bằng chứng cho thấy nấu thịt với hành tây có thể giúp làm giảm lượng c hất gây ung thư tiết ra từ thịt do nhiệt độ cao, chẳng hạn như đồ nướng - chỉ cần nhớ bỏ vỏ của nó trước khi ăn.
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 1
Ảnh minh họa
2. Lá bông cải xanh
Lá cây bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của carotenoids, vitamin A và C. Vì vậy, nó cũng rất tốt cho sức khỏe nếu được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Ngoài ra, cũng như các loại rau lá xanh khác, lá bông cải xanh cũng giàu chất xơ nên rất tốt cho tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 2
Ảnh minh họa
3. Vỏ cam
Vỏ cam cực kì giàu chất xơ, flavonoid và vitamin nên cũng rất tốt cho cơ thể. Một hóa chất hoạt động trong vỏ cam (d - limonene) giúp làm giảm chứng ợ nóng và khó tiêu. Nồng độ vitamin C phong phú trong vỏ cam giúp tăng cường hệ miễn dịch và có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra, chiết xuất từ ​​vỏ cam có thể được sử dụng như một chất tẩy rửa kháng khuẩn, chống côn trùng đốt hoặc làm trắng răng một cách tự nhiên. Pectin và chất xơ trong trong các lớp màu trắng dưới vỏ màu vàng của cam cũng có thể giúp kiềm chế sự thèm ăn và ngăn chặn sự thèm ăn trong nhiều giờ.
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 3
Ảnh minh họa
4. Vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu giàu citrulline, một acid amin góp phần vào sự giãn nở của các mạch máu và cải thiện lưu thông trong cơ thể. Nó cũng được coi là tác dụng cải thiện một số bệnh như rối loạn chức năng tình dục và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (các tế bào hồng cầu chứa hemoglobin hình dạng bất thường (dạng S) làm các tế bào có hình dạng chiếc liềm).
Một nghiên cứu năm 2003 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chất citrulline giúp loại bỏ nitơ trong máu, cũng được phát hiện trong vỏ dưa hấu. Bạn có thể gọt bỏ vỏ cứng của dưa hấu và dùng phần cùi để xay sinh tố nếu muốn bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm này.
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 4
Ảnh minh họa
5. Vỏ khoai tây
Theo Viện Dinh dưỡng và ăn uống Mỹ, vỏ khoai tây chứa một loạt vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, canxi và kali, cùng với các chất dinh dưỡng khác. Bạn có thể lấy vỏ khoai tây rửa sạch xay nhuyễn nấu ăn để giúp hạ huyết áp .
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 5
Ảnh minh họa
6. Vỏ bí đao
Theo đông y, toàn bộ cây bí đao, gồm: thân, lá, quả, vỏ quả và hạt đều là những vị thuốc tốt, không độc. Bình thường, chúng ta thường gọt bỏ vỏ bí đao khi chế biến nhưng thực tế, nó lại có lợi cho sức khỏe. Vỏ bí đao có công dụng dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị mùi hôi chân . Đặc biệt, vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Giá trị dinh dưỡng từ các phần bị bỏ đi của một vài thực phẩm 6
Ảnh minh họa
7. Hạt chanh
Chanh là một loại quả thuộc họ cam quýt, có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1, B2, A và đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Hạt chanh cũng được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc chữa ho, giải độc rắn cắn, táo bón ...
Theo Tri thức trẻ