Friday, January 28, 2011

Happy 2011!

http://vegetarianandhealth.blogspot.com/2011/01/happy-2011.html

So many things to do, soooooo... little time to post :-).  I apologize for not posting for so long!

I am here today to wish you a happy, healthy and prosperous New Year.  Here is a 2011 HANDBOOK for you and me.

Health:
1.       Drink plenty of water.
2.       Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar.
3.       Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that is manufactured in plants.
4.       Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy.
5.       Play more games.
6.       Read more books than you did in 2010.
7.       Sit in silence for at least 10 minutes each day.
8.       Sleep for 7 hours.
9.       Take a 10-30 minute walk daily; and while you walk, smile.

Personality:

10.    Don't compare your life to others. You have no idea what their journey is all about.
11.    Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment.
12.    Don't overdo it. Keep your limits.
13.    Don't take yourself so seriously. No one else does.
14.    Don't waste your precious energy on gossip.
15.    Dream more while you are awake.
16.    Envy is a waste of time. You already have all you need.
17.    Forget issues of the past. Don't remind your partner with his/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness.
18.    Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others.
19.    Make peace with your past so it won't spoil the present.
20.    No one is in charge of your happiness except you.
21.    Realize that life is a school and you are here to learn. Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime.
22.    Smile and laugh more.
23.    You don't have to win every argument. Agree to disagree.

Society:

24.    Call your family often.
25.    Each day give something good to others.
26.    Forgive everyone for everything.
27.    Spend time w/people over the age of 70 & under the age of  6.

28.    Try to make at least 3 people smile each day.
29.    What other people think of you is none of your business.
30.    Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch.

Life:

31.    Do the right thing!
32.    Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful.
33.    However good or bad a situation is, it will change.
34.    No matter how you feel, get up, dress up and show up.
35.    The best is yet to come.
36.    Your inner most is always happy. So, be happy.

Last, but not the least:
37.    Please forward this to everyone you care about, I just did.

Thursday, January 27, 2011

NGHIỆP DẪN LUÂN HỒI TRONG LỤC ĐẠO

Trích trong sách TU MAU KẺO TRỂ của Sư Ông Thích Thanh Từ.

Giáo lý của Đức Phật cốt yếu dạy cho con người tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, tùy theo sức huân tu cao thấp mà giải thoát cũng có nhiều tầng bậc. Đại lược chúng ta có thể chia làm hai bậc là: từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.
Từng phần giải thoát là bậc thứ nhất, tu mà còn luân hồi sanh tử, nhưng biết chọn lựa nghiệp lành để đi trong đường tốt hưởng phước báu. Những loài chúng sanh đi trong các đường: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, A tu la đều không biết chọn nghiệp lành, nên đi vào đường ác chịu quả báo khổ đau. Và ngay như loài người có người biết chọn nghiệp thiện, lại cũng có người không biết chọn, nên tạo lắm nghiệp ác, vì vậy mà chịu không biết bao nhiêu thứ khổ đau. Thế nên, tuy còn ở trong vòng lục đạo luân hồi, sau khi bỏ thân nầy, muốn cho đời sống của thân sau được an vui hạnh phúc, thì ngay hiện tại phải biết lựa chọn nghiệp lành để làm và tránh xa nghiệp ác, đó là gốc của sự tu hành.
Nghiệp là động lực dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử, nên rất hệ trọng đối với sự tu hành. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp được dịch từ chữ Phạn Karma: nghĩa là động tác dấy khởi từ ý, miệng và thân. Động tác ấy được lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen, và khi đã thành thói quen thì nó có sức mạnh chi phối dắt dẫn con người theo nó.
Nghiệp là việc làm của chính mình, mình làm chủ và tạo tác thành thói quen, rồi cũng chính mình thừa nhận hậu quả do nó đưa tới. Kinh Phật dạy: “Chúng sanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế cái nghiệp mà mình đã tạo không do ai khác ngoài mình.
Chúng ta từ thuở sơ sinh lớn dần cho tới 9, 10 tuổi, đâu có ai mắc bịnh ghiền rượu, ghiền trầu hay ghiền thuốc … Thế mà từ 15, 16 tuổi cho tới già do sự tập tành thành thói quen, người thì ghiền rượu, người thì ghiền thuốc, kẻ thì ghiền á phiện … Đứa trẻ 15, 16 tuổi thấy người lớn cầm thuốc hút nhả khói phì phà, tưởng đó là oai là sang, nên bắt chước hút, thành thói quen rồi ghiền thuốc. Lúc mới tập hút thì mình là chủ thích hút thì hút, không thích thì thôi, nhưng hút nhiều lần dần dần thành thói quen, thiếu thuốc thì khó chịu, ngáp, buồn, phải đi mua về hút. Khi đã ghiền rồi thì không còn làm chủ được nữa mà nó làm chủ ngược lại mình, sai sử mình làm theo thói quen ưa thích đó.
Vậy, nghiệp là cái chúng ta tự tạo, chúng ta làm chủ tạo thành thói quen, khi thói quen thuần thục thì nó làm chủ dẫn dắt sai sử chúng ta. Nếu chúng ta tập thói quen làm thiện thì được dẫn dắt tiếp tục làm việc thiện, nếu chúng ta tập thói quen làm việc bất thiện thì bị dẫn dắt tiếp tục làm việc bất thiện. Chẳng hạn, người mỗi chiều đi chùa, tụng kinh lâu dần thành thói quen, một hôm tới giờ tụng kinh không đi, cảm thấy thiếu, thấy buồn, có một động lực thôi thúc bắt phải đi chùa tụng kinh. Còn người khác, mỗi chiều đi quán uống rượu, lâu ngày thành thói quen nên ghiền, tới cữ đi uống rượu, không đi thì cảm thấy bức rứt, khó chịu ngáp dài, có một ma lực cứ thôi thúc sai khiến tới quán để uống rượu. Người đi chùa tụng kinh tập thành thói quen đó là nghiệp thiện, đưa tới sự an vui lợi ích cho bản thân mình.
Người đi quán uống rượu tập thành thói quen là nghiệp ác, đưa tới nghèo thiếu, bịnh hoạn kém trí tuệ. Vậy, nghiệp phát xuất từ đâu? Nếu thân tạo tác thiện đó là nghiệp thiện của thân, thân tạo tác ác đó là nghiệp ác của thân. Miệng nói lời lành là nghiệp thiện của miệng, miệng nói lời hung dữ là nghiệp ác của miệng. Ý nghĩ tốt là nghiệp thiện của ý, ý nghĩ xấu là nghiệp ác của ý. Đó là nghiệp phát xuất từ thân khẩu ý. Như vậy, tạo nghiệp chủ động là mình, nếu muốn luân hồi chỗ tốt thọ thân lành mạnh tốt đẹp sống được an vui hạnh phúc, thì hiện tại phải biết tạo nghiệp thiện, nếu ngược lại tạo nghiệp ác thì luân hồi đến cõi xấu, thọ thân xấu, sống đờøi đầy đau khổ u tối. Hạnh phúc hay đau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khác, ngay Phật Trời cũng không dự phần trong đó. Như vậy, chúng ta là chủ tự chọn lấy hướng đi cho chúng ta mai sau, nếu khôn ngoan đã chọn cho mình một hướng đi tốt đẹp thì cứ theo hướng đi đó mà đi, chớ có thay đổi. Cũng như các học sinh sau khi đã chọn nghề và thi tốt nghiệp ra trường, phải theo cái nghề mình đã chọn mà sống, sướng hay khổ là tùy theo cái nghề mình đã chọn.
Vậy, chúng ta tu là phải làm sao? Có nhiều Phật tử than vì bệnh tật vì nghèo khó không thể tu. Người than như vậy là chưa biết tu, vì họ tưởng phải đi chùa nhiều, tụng kinh giỏi mới là tu. Đó là một sự hiểu lầm rất lớn. Như đã nói, tu là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, mà nghiệp thì phát xuất từ thân, khẩu, ý. Giả sử như người buôn bán, nếu tráo hàng thật ra hàng giả, hoặc cân đo thiếu, hoặc khi bán gặp người trả giá không đúng, nổi giận la chưởi, đó là thân miệng tạo nghiệp ác, không biết tu. Nếu buôn bán với định mức lời vừa phải, hàng thật nói là hàng thật, hàng giả nói là hàng giả, cân đo đúng, khách trả đúng giá thì vui vẻ bán, khách trả không đúng giá, tuy không bán vẫn vui cười không tức giận mắng chửi. Hoặc đi đường gặp người già yếu nhường lối đi, nhường chỗ ngồi, đưa qua đường, đưa qua cầu, bưng xách nặng dùm người … đó là thân khẩu thiện, biết tu, tu trong công việc làm ăn, tu ngoài đường, tu ngoài chợ. Ở trong nhà, đối với người thân cũng phải giữ thân miệng luôn lành, làm cha mẹ giữ đúng tư cách của cha mẹ, con cái có lỗi lầm phải từ tốn răn dạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý cho con nên người, đó là tu. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi con làm không vừa ý, tay đánh đập, miệng la hét, chửi rủa đó là không biết tu. Phận làm con đối với cha mẹ phải biết thương kính, chăm lo việc ăn mặc thuốc thang cho cha mẹ, đừng để cho cha mẹ buồn tủi lúc tuổi già.
Nếu cha mẹ có sanh tật, khó khăn thì nên an ủi khuyên lơn hơn là hờn trách chế giễu. Đó là chuyển nghiệp thân, nghiệp khẩu luôn lành. Về ý nghiệp có phần vi tế hơn, với người biết tu cũng chuyển được nghiệp ác thành nghiệp thiện. Nếu đang ngồi chơi hay đi, hoặc làm việc, khởi nghĩ buồn giận người, biết đó là ý ác liền dừng không nghĩ, mà khởi nghĩ thương người nghèo khó, quí kính bậc hiền đức, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ … đó là chuyển nghiệp ý ác thành nghiệp ý thiện. Nếu cho rằng đi chùa hay tụng kinh mới là tu, thì tu quá ít. Rồi bịnh nào tật nấy vẫn còn nguyên, tham sân ích kỷ vẫn không chừa, tu như thế hiện tại tự mình không lợi ích và cũng không đem được an hòa cho mọi người chung quanh, mai sau bị nghiệp lôi vào đường ác là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Thế nên Phật dạy trong tất cả ngày giờ của mọi sinh hoạt, đều phải tu mới chuyển được ba nghiệp trọn lành. Ba nghiệp lành rồi, ngay đời hiện tại tự mình không phiền não, lúc nào cũng nhẹ nhàng an vui. Trong gia đình mọi người không thắc mắc rầy rà, trên thuận dưới hòa, đầm ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội được an bình không loạn ly. Tu như thế mới thật là tu. Đừng vì muốn được đi chùa thường xuyên, muốn được tụng kinh nhiều mà phế bỏ cả việc nhà, thân miệng ý không chuyển cho lành, về nhà thì thắc mắc, gây cãi hết người này tới người nọ làm cho gia đình xào xáo. Đối với người ngoài xã hội thì không nhịn một lời không nhường một buớc. Đi chùa tụng kinh như thế là chưa thật tu.
Có một bà cụ Nhật Bản lần chuỗi niệm Phật rất giỏi; khi lần chuỗi niệm Phật thì rất chăm chỉ, nhưng khi dừng niệm Phật thì rầy rà con cháu inh ỏi. Con trai bà thấy bà tu mà như thế nên buồn và nói:
- Má à, má tu má cứ lo niệm Phật đi, sao má cứ rầy rà hoài khiến xao lãng làm sao Phật chứng cho má?
Bà nói:
- Khi nào tao niệm Phật thì Phật thông cảm cho tao, còn khi nào tao rầy tụi bây thì tụi bây biết cho tao.
Bà chia làm hai phần, phần niệm Phật thì tu với Phật, phần rầy la thì dành cho con cháu! Người thật tu là vừa tu với Phật vừa tu với người thế gian, tu như thế mới trọn vẹn.
Có người ngoại đạo đến hỏi Phật:
- Thưa ngài Cù Đàm, cái gì định đặt cho con người, sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu, người thì chết yểu, kẻ thì yếu đau, người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối, người thì thông minh?
Phật trả lời:
- Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do nghiệp mà họ đã tạo định đặt ra, nên có người ưu kẻ liệt.
- Do tạo nghiệp gì khiến cho người sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu?.
- Người không tạo nghiệp sát hại chúng sanh thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sanh nên thọ mạng yểu.
- Do tạo nghiệp gì mà thân người được khỏe mạnh và do tạo nghiệp gì mà thân hay yếu đau bệnh tật?
- Do nghiệp ác làm cho người đau khổ nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành an ủi giúp đỡ người qua những tai nạn khốn khó, nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi.
- Do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình giàu sang sung sướng và do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình nghèo đói khốn khổ?
- Do đời trước biết làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bệnh tật, nên đời này được sinh ra trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn tham lam rút rỉa của người nên đời này sanh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn.
- Do nghiệp gì người sanh ra được thông minh sáng suốt và do nghiệp gì người sanh ra lại ngu dốt tối tăm?
Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được học hỏi hiểu biết nên đời này được thông minh. Người ở đời trước do lười biếng học không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người; nên đời này bị tối tăm mê mờ.
Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang thọ nhận hiện nay, gốc là từ cái nhân chúng ta gây thuở trước, chứ không phải bỗng dưng mà có. Khi đã biết như thế, chúng ta muốn ngày mai được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ chúng ta phải chuẩn bị. Nếu chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và được an vui hạnh phúc, nếu chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào đường dữ và bị khổ đau.
Có người nêu nghi vấn: Hiện tại thân này hành động tạo nghiệp thiện hay ác, mai kia thân hoại rồi hành động cũng mất, vậy nghiệp còn hay mất? Đa số người không tin lý nhân quả, họ nghĩ rằng sau khi thân hoại hành động không còn thì nghiệp cũng mất. Trong kinh Phật thường nói nghiệp theo mình như bóng với hình vậy: đời quá klhứ, đời hiện tại, đời vị lai có sự liên hệ tùy theo nghiệp của mỗi người. Ví dụ có hai người khách qua sông, một người chuyên nghề giáo, một người chuyên nghề thương mại, khi đi đường người thương mại mang theo nhiều vàng bạc của cải, nhà giáo chỉ mang theo một cặp sách vở và chút ít tiền lộ phí, thuyền qua giữa sông bất thần gặp sóng làm chìm. Khi thuyền chìm, mạnh ai nấy lo lội vào bờ để thoát chết, lên đến bờ thì tất cả của cải tiền bạc của nhà thương mại không còn, cặp giấy tờ, tiền lộ phí của nhà giáo cũng mất. Cả hai đều trắng tay, nhưng kiến thức giáo dục của nhà giáo không mất, kiến thức mua bán của nhà thương mại cũng không mất. Kiến thức là cái chuyên môn, sở trường của con người không mất tức là nghề nghiệp không mất. Như vậy, để thấy, qua những cuộc biến đổi tất cả những cái có hình tướng ngoài mình thì mất, nên chi thân này có hoại đi, nghiệp thức không ngoài mình nên không mất. Của cải tài sản thế gian, chúng ta tạo sắm nhiều thế mấy, khi chết rồi tất cả đều phải để lại không mang theo được một món nào, chỉ có mang theo nghiệp mà thôi. Đó là một lẽ thật. Thế mà, có nhiều người không hiểu không tin, rồi mê tín dán nhà lầu xe hơi, mua giấy tiền vàng bạc đốt, để đem theo cho cha mẹ hay chồng con chết xài.
Có người hỏi tôi:
- Con cháu vì thương cha mẹ, sau khi cha mẹ chết họ dán nhà, xe, mua giấy tiền vàng bạc thật nhiều đem đốt và cầu nguyện cho cha mẹ được hưởng. Như vậy cha mẹ có được hưởng không?
- Nếu con cháu đốt giấy tiền vàng bạc rồi cầu nguyện cho cha mẹ lãnh, tôi e rằng ở tù chớ chẳng được hưởng. Tại sao? Vì mang bạc giả xuống Diêm Vương xài là bất hợp pháp. Nếu đốt nhà lầu xe hơi giấy, cầu cho thân nhân lãnh để ở và đi. Tôi cho rằng nếu ai làm như vậy là hại thân nhân của mình. Vì nếu họ nhận được là họ có nhà lầu để ở, có xe hơi để đi, có tiền bạc để xài, đủ tiện nghi quá thì họ sẽ ở mãi trong cõi âm, không đi đầu thai. Đó là trường hợp thân nhân của mình trong sanh tiền có chút ít phước lành. Còn nếu là kẻ có tội thì chết đọa địa ngục bị giam nhốt hành hạ, làm sao mà nhận lãnh tiền bạc, nhà xe để xài? Đó là chưa nói đến nhà xe, tiền bạc bị đốt thành tro thì dùng làm sao được? Thật là vô lý!
Như vậy, để thấy chính nghiệp lành hay dữ mà mình đã tạo, nó dẫn mình đi thọ thân trong cảnh giới sướng hay khổ. Tất cả việc làm bên ngoài của người thân, vì thương muốn giúp mình, khó mà giúp được, mình làm mình phải chịu, người khác không thể thế được.
Lại có người nêu câu hỏi:
Tại sao có nhiều người làm ác mà họ sống phây phây? Có nhiều người rất hiền lành, làm phước, làm nghĩa mà lại gặp nhiều hoạn nạn? Như vậy là luật nhân quả bất công sao? Lại có nhiều người không làm ác, vừa làm ác là thọ quả báo ác liền, hoặc vừa làm thiện thì thọ quả báo lành liền. Như vậy là sao.
Trong kinh Phật có dạy: Nếu nói tạo nghiệp thiện sẽ được phước báo lành, tạo nghiệp ác bị quả báo khổ thì Phật chấp nhận. Nếu nói rằng tạo nghiệp thiện sau khi chết sẽ sanh về cõi Trời, tạo nghiệp ác sau khi chết sẽ đọa địa ngục liền, điều đó Phật không chấp nhận. Tại sao nói làm ác chịu quả báo ác làm thiện được quả báo thiện thì Phật chấp nhận, mà nói tạo nghiệp ác sau khi chết đọa địa ngục, tạo nghiệp lành sau khi chết sanh về cõi Trời thì Phật không chấp nhận? Về thuyết nghiệp, Phật có nói cận tử nghiệp và tích lũy nghiệp. Tích lũy nghiệp là nghiệp chứa nhóm nhiều kiếp đến giờ. Cận tử nghiệp là nghiệp mới tạo tác lúc sắp chết. Cận tử nghiệp và tích lũy nghiệp có ảnh hưởng chi phối nhau mà quyết định đưa người chết đến cõi lành hay cõi dữ. Ví dụ người có tích lũy nghiệp lành từ xưa đến nay, bất thần họ mê muội có người xúi giục họ làm điều ác, làm điều ác nầy đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng vì tích lũy nghiệp lành họ còn nhiều nên chưa đọa địa ngục liền. Lại cũng có người làm nhiều điều ác, đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng gần chết họ làm lành. Tâm họ luôn nghĩ tưởng đến điều lành, nên không đọa địa ngục. Thế nên nói làm ác khi chết nhất định đọa địa ngục, làm thiện lên thiên đàng, thì không đúng hẳn. Vì tuy họ có làm ác, nhưng lúc gần chết cận tử nghiệp thiện họ quá mạnh có thể đưa họ đến cõi thiện. Còn người tuy làm nhiều điều thiện nhưng khi gần chết họ nổi sân quá hung dữ, lúc đó cận tử nghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu. Thế nên, không phải chỉ tu khi sắp chết, hoặc chỉ tu ở giai đoạn thân còn khỏe mạnh, mà phải luôn giữ thân, khẩu, ý lành từ lúc còn trẻ trung mạnh khỏe cho đến chung cuộc của kiếp người.
Xưa có Ma-Ha-Nam con của Cam Lộ Phạn Vương em nhà chú của Đức Phật, Ma-Ha-Nam tu cư sĩ giữ năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai … Một hôm hỏi Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?
Phật trả lời bằng một ví dụ:
- Có một cây mọc từ đất lên, thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây ngã bên nào?
Ma-Ha-Nam đáp:
- Cây sẽ ngã về bên mà nó đang nghiêng.
Phật dạy tiếp:
- Cũng vậy, bình thường ông hay làm điều lành, khi chết tuy bị khủng hoảng, nhưng nghiệp thiện tích lũy nhiều sẽ hướng ông đến chỗ lành, không sao, đừng sợ.
Vậy, chủ yếu của việc tu hành, chẳng những tạo nghiệp lành trong lúc còn mạnh khỏe, mà lúc gần chết tâm niệm cũng phải lành thì mới bảo đảm đi đến nơi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành, mà lúc gần chết tạo nghiệp dữ thì chưa bảo đảm đi đến cõi lành. Và bình thường nếu lỡ làm ác, lúc gần chết tâm niệm lành thì cũng chuyển được phần nào nghiệp dữ, vì nghiệp không cố định.
Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi nhắc lại câu chuyện Lý Bạch đời Đường ở Trung Hoa. Ông là một nhà thơ nổi tiếng nghe danh Thiền Sư Ô Sào là một cao tăng đắc đạo, mới tìm tới tham vấn. Tới nơi thấy Thiền Sư Ô Sào ngồi trên cháng ba của cây cổ thụ; chỗ Ngài ở giống như ổ quạ nên người đời gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào.
Ông đứng dưới đất nhìn lên hỏi:
- Bạch Hòa Thượng, xin Hòa Thượng dạy cho tôi một phương pháp tu ngắn và gọn, để tôi có thể tu được.
Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
Ông hãy về tu đi!
Lý Bạch nghe qua, cười và nói:
- Hòa Thượng nói bài kệ đó con nít tám tuổi cũng thuộc. Vậy Hòa Thượng đem dạy tôi để làm gì?
Thiền Sư Ô Sào nói:
- Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc nhưng ông già tám mươi tuổi làm cũng chưa xong.
“Chư ác mạc tác” là tất cả nghiệp ác chớ có làm. “Chúng thiện phụng hành” là vâng làm tất cả các nghiệp lành. “Tự tịnh kỳ ý” là khéo lóng lặng tâm ý cho thanh tịnh. “Thị chư Phật giáo” đó là lời dạy của chư Phật. Tu cốt là bỏ nghiệp ác của thân khẩu ý và chuyển thành nghiệp lành. Bài kệ trên vừa nghe qua là đã nhớ và dường như thấy dễ làm. Song đi vào kinh nghiệm tu hành thì không đơn giản và dễ dàng, vì tình thức mênh mang, chủng tử tập khí sâu dày, vừa bỏ được thói xấu nầy để phát huy điều tốt nọ, thì lại có dư tập dở khác đang ngủ ngầm hội đủ duyên nó trồi dậy lại phải điều phục nữa. Và, cứ thế làm mãi cho đến chung cuộc của kiếp người có khi chưa xong, tâm vẫn còn lao xao lộn xộn, thế nên người biết hướng thiện luôn luôn phải xoay lại mình để lo tu tập. Ở trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp người rỗi rảnh hay người bận rộn, giàu sang hay nghèo hèn, ai cũng tu được. Điều tiên quyết là phải dừng nghiệp ác, rồi tùy theo hoàn cảnh: người nghèo thì ra công sức giúp đỡ, kẻ giàu thì ra tiền của bố thí. Ai ai cũng biết tu thì tự mình được an vui, gia đình được hạnh phúc, xã hội được an bình. Tu chính là nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời hiện tại được tươi đẹp, và tạo cơ hội cho đời sau càng được an vui sáng suốt hơn.
Vậy, từ đây về sau trọn đời quí Phật tử cố gắng tránh tất cả các điều ác, làm tất cả các nghiệp lành. Làm đó là làm cho chính mình chớ không phải làm cho ai khác. Đạo Phật được coi là đạo cứu khổ ban vui, mà cứu khổ ban vui là chỉ cho mọi người con đường nào đưa đến khổ đau và con đường nào đưa đến an lạc. Khi biết con đường đưa tới an lạc thì cố gắng đi, đó là đạo Phật cứu khổ ban vui cho quí vị. Còn nếu quí vị biết con đường thiện đưa tới an lạc, con đường ác đưa tới khổ đau mà cứ đi con đường đau khổ, đó là tại quí vị không biết chọn đường đi, khổ là do mình chớ không do ai khác. Vì Phật đã vạch lối chỉ đường rất rõ ràng, nếu chọn và thực hành đúng lời Phật dạy thì được an vui, lợi ích, ngược lại thì khổ đau. Đó là then chốt mà quí vị phải biết rõ và nắm vững để tu hành.
Hòa thượng Thích Thanh Từ

Tuesday, January 25, 2011

Tham vấn - MP3 HT Thích Thanh Từ rất hay

Monday, January 24, 2011

SÁCH TẤN TU

Mỗi năm tất cả người tu chúng ta, ít nhất phải có một lần ôn lại chuyện cũ và chuẩn bị cho việc mới. Nói một cách dễ hiểu, là qua một năm, những cái dở chúng ta phải chừa, chuẩn bị cho năm tới được tốt được sáng sủa hơn, đó là bổn phận của người tu. Ngài Trần Tôn Túc là đệ tử của tổ Hoàng Bá, có nói :
"Việc lớn (Giải thoát luân hồi sanh tử. ) chưa sáng như đưa ma mẹ.
Việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ."
Câu này, tất cả Tăng ni Phật tử phải nghiền ngẫm, ứng dụng tu tập để không vấp phải lỗi lầm, cho xứng đáng là một người tu. Tất cả người tu, ai cũng mong một ngày nào đó chúng ta sẽ sáng được "việc lớn". Nếu "việc lớn" mà chưa sáng thì chúng ta phải cố gắng nỗ lực tiến tu để được sáng. Nếu "việc lớn" tuy đã sáng không phải ngang đó dừng lại mà còn phải tiếp tục huân tu cho đến viên mãn. Đó là điều mà hôm nay tôi muốn nhắc cho quý vị rõ. Cổ đức có nói :
Chưa đến "vô tâm", cần phải đến.
Đã đến vô tâm, "vô" cũng thôi.
Khi chưa được "vô tâm", chưa sáng được "việc lớn" chúng ta phải nỗi lực tiến tu để được sáng, để được vô tâm, nhưng khi đã được "vô tâm" rồi, chữ "vô" cũng phải buông luôn. Chớ không phải đến chỗ "vô tâm" rồi ngang đó là đủ, là xong. Vậy để khai triển cho sáng tỏ nghĩa này, tôi xin tuần tự nêu từ cái dở đến cái hay, để tất cả Tăng Ni và Phật tử kinh nghiệm ứng dụng tu tập khỏi sai lầm và được kết quả tốt đẹp.
Bịnh thứ nhất của người tu Phật hiện nay là khinh lờn; đa số người tu khi mới vào đạo, cư sĩ cũng như xuất gia, lúc đầu phấn khởi, hăng hái, thấy chỗ đạt đạo ở trước mắt, không xa. Nhưng, qua năm thứ hai, năm thứ ba dần dần giảm nhuệ khí, không còn phấn khởi hăng hái, bắt đầu khinh lờn lơi lỏng. Người xưa thường nói: "Nhứt niên Phật hiện tiền, nhị niên Phật thăng thiên". Năm đầu mới vào đạo thấy đạo không khó, nhưng qua năm thứ hai, năm thứ ba hay nhiều năm nữa tinh thần phấn khởi hăng hái của buổi đầu dần dần xuống dốc, rồi càng ngày càng buông lung phóng túng. Trong giới tu sĩ ban đầu xuất gia, ai cũng có ước nguyện tu phải giải thoát trong hiện đời. Nhưng, xuất gia được vài ba năm, hơi quen, thỉnh thoảng cũng có chuyện hơn, chuyện thua, chuyện phải, chuyện quấy, yếu từ từ. Yếu ít ít thì còn đỡ, có nhiều người quá yếu, yếu đến đổi bị rầy bị chê, đó là do không giữ được tâm ban đầu. Nếu giữ được tâm ban đầu, thì đạo không xa, giải thoát gần kề. Quên tâm ban đầu đạo càng ngày càng xa, giải thoát càng ngày càng khó. Trong kinh A Hàm, Phật nói người mới xuất gia giống như cô dâu mới về nhà chồng; đối với cha mẹ chồng, chị chồng, em chồng đều quí đều nể, khép nép cung kính. Nhưng ở đôi ba năm, có con rồi, đối với cha chồng thì coi không ra gì, mẹ chồng thì không còn sợ nữa, chị chồng em chồng thì ăn hiếp luôn, cả ông chồng cũng không nể. Người tu hiện tại cũng vậy, mới vào đạo cạo tóc, đối với Hòa thượng, Thượng tọa thì khép nép cung kính, các sư huynh thì nể nang dễ dạy. Tu đến một năm, hai năm, ba năm; thấy Hòa thượng, Thượng tọa, có khi quên cúi đầu, cho đến sai bảo cũng không thèm làm nữa. Đó là cái bịnh khinh lờn, nên tu không tiến. Vì vậy, mà Phật dạy chúng ta phải nhớ tâm ban đầu. Trong kinh Phật dạy các thầy Tỳ kheo mỗi sáng phải nhớ rờ đầu mình một lần, rờ để nhớ đầu mình trọc, không còn nghĩ tới chuyện thế gian nữa. Phật dạy chúng ta trên đường tu đừng có niệm khinh lờn. Nếu có niệm khinh lờn thì ban đầu tu tiến bộ, nhưng sau rồi lùi, lùi cho tới không còn tu được nữa. Đó là bịnh thứ nhất của người tu.
Bịnh thứ hai là tự mãn. Tự mãn là được ít cho là đủ. Có những người mỗi ngày tụng kinh được hai thời công phu, học được ít bộ kinh, coi như đã đủ cho mình làm Phật sự, hài lòng với cái mình đã học đã được, cho đó là sở trường mà không cố gắng nỗ lực để tiến. Như vậy, tự ghép mình ở trong phạm vi hẹp hòi để rồi cả một đời tu không tiến bộ. Thiền sư Thanh ở Dũng Tuyền, Ngài nói với chúng rằng: "Tôi ở trong đây 49 năm còn có khi tẩu tác, các ông chớ nói to, người kiến giải thì nhiều, người hành giải thì ít, muôn người không có một. Kiến giải ngôn ngữ cần biết suốt, nghiệp thức chưa hết sẽ bảo đi trong luân hồi vậy". Ngài là một thiền sư đã ngộ đạo, Ngài đã ở 49 năm trên núi Dũng Tuyền, còn có khi tẩu tác, tức là tâm chạy bậy như trâu hoang. Huống là người mới vào đạo vài ba năm, tự thấy mình đã xong việc, ăn to nói lớn, tưởng mình là Thánh, đó là điều không nên. Ngài nói: "Người kiến giải thì nhiều", tức là người học hiểu thì nhiều mà hành thì ít, tuy muôn người hiểu chưa có được một người hành. Ngài nói vậy không có nghĩa cấm không cho người tu có kiến giải. Ngài dạy: Kiến giải, ngôn ngữ cần phải biết suốt, phải thông, nhưng nếu thức tình chưa hết, thì sẽ đi trong luân hồi. Người xưa biết được bịnh của người sau, nên nhắc nhở cho chúng ta biết, trên đường tu không phải đơn giản một sớm một chiều là xong việc, không phải học hiểu là rồi, mà còn phải hành phải sống được, đó mới là điều thiết yếu. Hiện tại, có một số Tăng Ni học hiểu, hiểu rồi cứ ăn to nói lớn, tưởng đó là hay, nhưng không ngờ vẫn còn thức tình, khi chết sẽ đi trong luân hồi như bao nhiêu người chưa tu khác. Cho nên quí vị phải xét nét, cố gắng vượt qua lỗi đó.
Bịnh thứ ba là bịnh thụ hưởng. Có một số người, tu được năm năm, mười năm, thọ giới cụ túc làm trụ trì, tự coi mình xứng đáng là người lãnh đạo. Từ đó sanh ra thụ hưởng, nghĩ tới ăn chơi vui đùa, chạy theo dục lạc, mà không nghĩ tới việc tiến tu. Đó là điều rất nguy hiểm cho đạo. Vì chúng ta tu cốt là dứt sạch phiền não, mà phiền não thì phát xuất từ dục lạc, nếu còn hưởng thụ dục lạc thì phiền não làm sao mà sạch được! Vậy nên người nào tu hành mà nặng thụ hưởng, người đó thế nào rồi cũng bị dục lạc làm chủ; mà dục lạc làm chủ thì đời này không thể tiến được, mai kia cũng khó mà trả nợ áo cơm. Cho nên:
Học đạo chẳng thông lý
Đem thân đền tin thí
Trưởng giả tuổi tám mốt
Cây kia chẳng sanh nhĩ
Bài kệ này thuật lại việc một Tỳ kheo tu hành tương đối tốt, có một trưởng giả thấy vậy quý kính, thường ngày cúng dường y thực đầy đủ. Nhưng vị Tăng chưa sáng được "việc lớn", sau khi chết, thân trở lại đền nợ thí chủ bằng cách "tái sanh thành một thân cây", mỗi ngày mọc nấm cho trưởng giả ăn, tới khi ông trưởng giả tám mươi mốt tuổi, nấm mới hết mọc. Câu chuyện cho thấy rằng, nếu tu mà không sáng được đạo, không dứt được thức tình dù có cố gắng cũng không giải thoát được. Nếu thụ hưởng nhiều, thì họa cũng lắm, như vị Tỳ kheo này tu tốt nhưng không sáng được lý đạo vẫn phải tái sanh thành hoa báu để trả nợ áo cơm. Đó là trả nợ nhẹ. Nếu chúng ta nợ nặng hơn thì phải mang thân xấu xí có lông có sừng đi trong lục đạo để trả nợ cho đàn na thí chủ. Vì vậy, tất cả người tu chúng ta phải nhớ rằng không phải chỉ tụng một hai thời khóa công phu, hay chỉ thành một ông trụ trì tu sơ sài ngoài hình tướng là xong việc tu. Mà phải thấy được đạo, sống được với đạo, mới mong thoát ly sanh tử. Đó là điều thiết yếu mà tôi mong tất cả Tăng Ni cũng như Phật tử phải nhớ lấy. Đừng có hài lòng, đừng có tự mãn, để rồi phải chiêu họa về sau.
Bây giờ trở lại "việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ", quí vị thường thấy khi đưa đám ma mẹ, trên gương mặt của những người con rất âu sầu áo não, họ thật buồn bã khổ đau. Cũng vậy, đối với người tu chưa sáng được "việc lớn", ngày nào, tháng nào, năm nào, cũng phải ôm ấp lòng thao thức, niệm niệm quyết chí tu hành. Điều gì chưa hiểu phải học cho hiểu, lý nào chưa thông phải nghiên cứu cho thông, như vậy khả dĩ còn tiến đuợc. Nếu "việc lớn" chưa sáng mà cứ chơi hết ngày hết tháng, thì không mong gì đạt được sở nguyện. Thế nên, "việc lớn" chưa sáng lúc nào cũng phải ôm ấp lo buồn, phải nỗ lực, phải cố gắng để đạt cho được đến kỳ cùng. Như vậy, mới xứng đáng một người xuất gia tu Phật. Nêú không như vậy thì uổng một đời tu, lại còn làm cho người đời chê cười, khinh bỉ giáo lý cao siêu của Phật. Chúng ta không có quyền nghĩ rằng mình tu lai rai để đời sau tu nữa mà phải quyết chí tu giải thoát trong đời này. Nếu chưa xong, ít ra tập khí cũng phải mòn rồi đời sau tiếp tục tu một cách dễ dàng. Xưa, có những thiền sư mỗi khi chiều xuống, xét mình tu chưa tiến, các Ngài rơi lệ. Còn chúng ta mỗi khi chiều xuống thì cứ cười hỉ hạ, mặc tình thời gian trôi qua... Tại sao các Ngài không tiến thì khóc, còn chúng ta không tiến lại cười? Tâm niệm người xưa và tâm niệm người nay khác nhau ở chỗ đó. Người xưa quyết chí cầu giải thoát, hạnh nguyện chưa xong thì không vui, đã không vui thì đâu có thảnh thơi cười đùa. Qua một ngày mà không tiến các Ngài thấy đau khổ xót xa đến độ phải rơi nước mắt. Người thời nay, dù không được như người xưa, thì ít ra một ngày qua, thấy mình tu không tiến, lòng nao nao, tự trách mình hèn nhát, không gan dạ. Đâu quí vị kiểm lại một năm qua, thấy mình tu tiến nhiều hay ít? Nếu kiểm lại mình tu không tiến được chút nào, thì phải hổ thẹn không an lòng. Tu cốt là phải tiến chứ không phải đứng một chỗ, đứng một chỗ có nghĩa là lùi. Huống là có nhiều người lại còn bước lùi nữa, như thế thật là quá tệ ! Qua một năm rồi, xét lại không tiến mà vẫn an nhiên vui vẻ, thì e rằng năm tới cũng như năm cũ, rồi nhiều năm và cả cuộc đời tu không tiến bộ. Do đó, hôm nay là ngày cuối năm, kiểm lại, ai thấy mình không tiến được chút nào, phải tự hổ thẹn. Nguyện năm tới lập lại cuộc đời, không lôi thôi như năm cũ nữa, như vậy mới khả dĩ có điều kiện để vươn lên. Mỗi người chúng ta phải lập nguyện cho mạnh, lập chí cho vững, để năm tới sống xứng đáng là người tu có trọng trách tự giác giác tha. Đó là điều mà tôi mong mỏi nơi quí vị.
"Việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ". Có một số tu sĩ lầm tưởng rằng một khi đạt được lý đạo, ngang đó là thành Phật thành Tổ. Sự thực chưa phải như vậy. Sau đây là bài kệ nói lên ý nghĩa đó:
Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm
Phong đình ba thượng dũng
Lý hiện niệm du xâm.
"Đốn ngộ tuy đồng Phật" nghĩa là chỗ ngộ của Phật và chỗ ngộ của mình không khác. Nhưng "đa sanh tập khí thâm", tức là nhiều đời tập khí của mình sâu dày; hồi xưa tham, sân, si, phiền não nhiều, còn ghi đậm nét ở thói quen. Bây giờ tuy ngộ được lý đạo, nhưng đối duyên xúc cảnh cũng còn tham cũng còn sân cũng còn si, chưa hết. "Phong đình ba thượng dũng", giống như gió đã dừng rồi mà mặt biển sóng vẫn vỗ vào bờ. "Lý hiện niệm du xâm", đối với đạo lý đã thấy được lẽ thật, nhưng mà vọng niệm vẫn còn dấy khởi hoài. Như vậy, đừng tưởng rằng mình ngộ được lý đạo là rồi việc, mà còn phải nỗ lực tiến tu trong tất cả giờ. Khi vọng niệm sạch tâm không còn bị quấy nhiễu, tánh giác không còn bị che mờ, chừng đó mới khả dĩ hợp đạo. Nếu ngang đó mà hài lòng tự mãn là bịnh lớn. Kinh Trung A Hàm có ghi: Một người ngoại đạo tới hỏi Phật:
- Thưa Ngài Cồ Đàm, những đệ tử của Ngài đã ngộ đạo, những người đó có đến Niết bàn hết hay chăng?
Phật trả lời:
- Có người đến Niết bàn, có người không đến Niết bàn.
Người ngoại đạo lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao đã ngộ đạo rồi, có người được đến Niết bàn, lại có người không đến?
Phật ví dụ: Có người bị tên độc bắn vào tay, mời thầy thuốc tới mổ lấy tên ra, khử độc, băng bó kỹ càng, thầy thuốc dặn nên giữ gìn đừng cho nhiễm trùng. Nhưng người đó nghĩ rằng tên độc đã nhổ ra, dùng thuốc khử độc rồi, còn lo sợ gì nữa. Ngang đó tha hồ suông pha ăn, làm; vết thương bị nhiễm trùng, hành hạ rồi chết. Người thứ hai cũng bị tên độc và cũng được nhổ ra khử trùng và băng bó, y sĩ cũng dặn dò như trước. Người thứ hai biết giữ gìn, từ khi đó không dám để dơ, để nhiễm trùng, lần lần vết thương kéo da non rồi lành hẳn. Hai người cùng bị tên độc, cùng được mổ lấy tên ra khử độc như nhau. Vậy, tại sao một người chết , một người lành? Cũng vậy, người tu ngộ đạo rồi, mà ngang đó biết nghe lời Phật Tổ dạy lo tiến tu, giữ đạo hạnh, càng ngày càng thanh tịnh trong sáng thì sẽ đến Niết bàn. Còn người ngộ đạo rồi, ngang đó tự mãn, suông pha làm những việc trái với đạo, lần lần bị ô nhiễm rồi thối đọa. Như vậy, qúy vị đừng tưởng ngộ rồi là xong. Bởi vì "đa sanh tập khí thâm", ngộ đạo thì ngộ, mà tập khí vẫn còn nếu mà lân la với thói cũ thì bị nhiễm ô. Nên tu phải hiểu cho thấu đáo điều đó, đừng tưởng ngộ rồi là xong việc. Bởi vậy, nên nói "việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ" là vậy. Đây, tôi dẫn lời của Thiền sư Truyên Sở ở núi Thanh Phong. Có vị tăng hỏi:
- Việc lớn đã sáng vì sao như đưa ma mẹ?
Ngài đáp:
- Chẳng gặp gió xuân hoa chẳng nở
Đến khi hoa nở lại thổi rơi
Quý  vị thấy có giống câu:
- "Chưa đến "vô tâm" cần phải đến
Đã đến vô tâm "vô" cũng thôi".
Khi hoa nở, đợi gió xuân thổi cho hoa rụng luôn, mới là xong việc. Người xưa rất cẩn thận dè dặt chỉ dạy cho chúng ta những kinh nghiệm để tu, Ngài Tử Thuần Đơn Hà làm tụng:
Gia sơn quy đáo mạc nhơn tuần.
Kiệt lực dần thần phụng nhị thân
Cơ tận, công vong, ơn nghĩa đoạn
Tiện thành bất hiếu xiển đề nhơn.
Dịch:
Gia sơn về đến chớ dần dà
Gắng sức sớm hôm dưỡng mẹ cha
Cơ hết, công quên ân nghĩa dứt
Bỗng thành bất hiếu người xiển đề.
"Gia sơn về đến chớ dần dà", nghĩa là người tu như người trở về quê hương, cái hy vọng thiết tha nhất của họ là về cho tới nhà. Về tới nhà để làm gì? Về tới nhà để "gắng sức" sớm hôm dưỡng mẹ cha", chớ không phải về để chơi. Nuôi dưỡng mẹ cha rồi, nếu mà còn nghĩ mình là con có hiếu, là kẻ có công cũng chưa được nên nói: "Cơ hết, công quên ơn nghĩa dứt", tới đó, cơ phương tiện, công giúp đỡ cha mẹ không còn thấy nữa. Thì "bỗng thành bất hiếu người xiển đề". Tại sao câu kết lạ vậy? Chúng ta thường nghe trong kinh nói xiển đề là người bất tín, tức là không đủ lòng tin, ở đây sao gọi người con bất hiếu là xiển đề?
Xiển đề có ba loại:
1. Người phạm tội ngũ nghịch gọi là xiển đề.
2. Người đối với Tam Bảo không có một tí lòng tin cũng gọi là xiển đề.
3. Người như ngu như ngây không còn thấy có Phật ở trên để mà kính, có chúng sanh ở dưới để mà xem thường cũng gọi đó là xiển đề.
Người đối với Tam bảo không còn cung kính là người thấy Phật và chúng sanh bình đẳng nên gọi đó là xiển đề. Cũng như ở trên nói:
Cơ hết, công quên ân nghĩa dứt
Bỗng thành bất hiếu người xiển đề.
Nếu người tu mà còn thấy mình là người đắc đạo, là người ngộ đạo, thì người đó còn bệnh. Vì ngộ đạo mà còn thấy mình ngộ đạo là còn ngã và ngã sở nên còn kẹt. Người chưa ngộ đạo mà vỗ ngực xưng ta là người thấy đạo ngộ đạo, người đó lại thuộc hạng người lừa thầy dối bạn gạt chúng sanh, làm tổn hại Phật Pháp. Qúy vị nên biết rõ hạng người này. Kinh Kim cang có đoạn: "Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp". Tới chỗ rốt ráo, pháp chân chính còn phải buông xả huống là phi pháp. Lời Phật dạy giống như chiếc thuyền đưa người qua sông, tới bờ rồi thuyền cũng bỏ, như vậy mới xong việc. Còn nếu tu tới đó mà hài lòng tự mãn thì không thể nào tránh khỏi cái lỗi "vác thuyền không lên bờ đi".
Lại cũng một Thiền sư khác; Ngài Thanh Long, nhơn nơi ý này làm một bài tụng:
Bần tử dụ trung tằng chỉ chú
Linh bình tân khổ uổng ta đà
Khúc thùy phương tiện thân phân phó
Triết mạc nhơn tuần sử tả khoa.
Dịch:
Trong dụ kẻ nghèo từng chỉ rõ
Lang thang cay đắng luống trôi qua
Được bày phương tiện vì giao phó
Thôi chớ lơ là khiến mất xa.
Ngài Thanh Long cũng nhắc chúng ta rằng: "Trong dụ kẻ nghèo từng chỉ rõ". Con người chẳng khác nào kẻ cùng tử trong kinh Pháp Hoa. "Lang thang cay đắng luống trôi qua". Kẻ cùng tử đó trong thời gian lang thang ở xứ lạ quê người, là lúc chịu muôn ngàn cay đắng. Nhưng bây giờ tìm được lối trở về và về đến nhà, vượt qua hết mọi cay đắng rồi, vẫn chưa xong việc mà còn phải: "Được bày phương tiện vì giao phó". Ông trưởng giả dùng phương tiện dẫn dụ kẻ cùng tử để trao sự nghiệp giao kho tàng cho gìn giữ. Vậy mà cũng vẫn chưa xong, còn phải: "Thôi chớ lơ là khiến mất xa". Người con được giao phó phải bảo quản sự nghiệp ông cha được còn mãi mãi.
Dụ chàng cùng tử trong kinh Pháp Hoa dạy rằng: nếu tu đến chỗ "sáng được việc lớn" mà không chịu nỗ lực cố gắng tu nữa thì một ngày nào đó cũng bị rơi vào chỗ tối tăm trở lại. "Sáng được việc lớn" rồi, phải nỗ lực cố gắng cho đến bao giờ viên mãn công hạnh của người tu mới là xong việc. Khi nhắc tới đây, tôi khuyên tất cả quý vị đừng bao giờ cho rằng mình thấy được đạo là xong việc, mà phải hành đạo và hằng sống được với đạo. Người sống được với đạo thì mình và đạo không hai, lúc đó tự mình đã giải thoát, không phải đợi tới khi chết mới giải thoát, thì quá mơ hồ xa xôi. Đó là điểm mà tất cả người tu phải thấy. Không nên hài lòng tự mãn ở cái ngộ cái hiểu của mình, mà phải nỗ lực hằng sống cho được với cái mà mình đã ngộ, thì mới khả dĩ xứng đáng là người cầu giải thoát. Kết luận, tôi xin lập lại:
Vị đáo vô tâm tu yếu đáo
Ký đáo vô tâm vô dã hưu.
Dịch:
Chưa đến "vô tâm", cần phải đến
Đã đến vô tâm, "vô" cũng thôi.
Người tu ở trong hai trường hợp: Nếu còn mù tối, chưa thấy được đạo, phải nỗ lực học hành, tham vấn, tu tập. Khi đến chỗ "vô tâm" rồi, chính "cái vô" cũng phải buông nữa, thì mới đến chỗ mình và muôn vật không hai. Nếu còn thấy "cái vô" thì còn kẹt ở nước "vô sanh của rồng chết". Đó là chỗ mà chúng ta phải biết.
Hôm nay, tôi nhắc lại lời dạy của Ngài Trần Tôn Túc để cho tất cả qúy vị người tại gia cũng như xuất gia tự xét lại mình coi tu có tiến hay không. Nếu tu đã có tiến thì năm tới cũng phải cố gắng để khá hơn. Còn nếu, người nào cảm thấy rằng đã qua một năm mà không tiến chút nào, thì ngang đây chuẩn bị cho năm tới phải nỗ lực phát nguyện mạnh mẽ để tu bù lại những thiếu sót của năm qua, và xứng công trong năm tới. Như vậy mới không uổng công một kiếp tu hành.
]


Sống chết nhàn mà thôi-- 1 ( HT Thích Thanh Từ giảng)

Sống chết nhàn mà thôi -- 2 ( HT Thích Thanh Từ giảng )

Nghiệp báo--- 1


Các bạn bấm vào link dưới đây để xem video :
 http://blip.tv/file/3185504

Và sau đây là nội dung bài giảng của HT Thích Thanh Từ :

I.- MỞ ĐỀ

            Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thế chẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến, chúng ta dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếp người.

II.- ĐỊNH NGHĨA

            Nghiệp báo nói đủ là nghiệp quả báo ứng. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến. Sự báo đáp thù ứng cân xứng nhau giữa nghiệp nhân và nghiệp quả. Trước tiên chúng ta cần biết chữ nghiệp.
            a) Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác theo thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an lạc cho chúng sanh. Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ chúng sanh. Định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ có cộng tác với ý thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ không cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.
            b) Báo: là đền trả một cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mất. Chúng ta có hành động lành hay dữ, kết quả của hành động ấy sẽ đến, hoặc sớm hay muộn thôi. Thí dụ chúng ta mắng chửi người là hành động dữ, người ấy sẽ mắng chửi lại ngay khi đó, hoặc thời gian khác, khó tránh khỏi. Sự thù đáp cân xứng gọi là báo. Báo có chia ba thứ: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quả báo hiện tại, những hành động lành hay dữ ngay trong đời này chịu quả báo. Sanh báo là quả báo đời sau, hành động tốt xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo. Hậu báo là về sau lâu xa mới chịu quả báo. Ví như vào đầu mùa mưa, chúng ta đồng thời gieo trồng hạt đậu phộng, trồng cây chuối, trồng cây mít. Đến ba tháng sau, chúng ta được kết quả có đậu phộng. Sang năm, chúng ta mới kết quả có chuối. Song ba bốn năm sau, chúng ta mới được kết quả có mít. Như thế, hành động đồng thời mà kết quả sai biệt, tùy loại khác nhau. Nếu chúng ta đòi hỏi ba thứ phải kết quả đồng thời là ngu xuẩn.

III.- TỪ ĐÂU TẠO THÀNH NGHIỆP ?

            Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo nên. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo thành nghiệp lành. Thân miệng ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ tạo thành nghiệp dữ. Thế nên, chúng ta chủ nhân tạo nghiệp cũng chính chúng ta là chủ nhân thọ báo. Ngang đây chúng ta hãnh diện đã thoát khỏi mọi quyền lực thiêng liêng ban họa xuống phước. Chúng ta cũng hiên ngang thọ nhận tất cả quả khổ vui, mà không có một lời oán hờn than trách. Chúng ta khôn ngoan biết chọn lựa nghiệp nhân nào mình thích mà làm, không còn mù quáng làm càn bướng. Đây là sự trưởng thành, khi rõ nghiệp từ đâu có.

IV.- TỪ ĐÂU CÓ BÁO ỨNG ?

            Sự báo ứng cũng chính nơi mình hiện ra. Mỗi khi chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúng ta nghe tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi vào tàng thức chúng ta. Kẻ đối tượng bị chúng ta làm khổ vui cũng thế, do mắt thấy, tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thù hằn đã rơi vào tàng thức của họ. Khi nào đó, cả hai gặp lại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bên  tạo thêm một lần nghiệp lành dữ nữa. Cứ thế tạo mãi khiến nghiệp càng ngày càng dầy, ân oán càng ngày càng lớn. Như khi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốn đốn cơ hàn, hình ảnh buồn thảm khổ đau của họ hiện bày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủ phương tiện, liền giúp họ qua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổ đau đã ngả sang gương mặt vui tươi, sáng sủa. Chứùng kiến hiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng thức chúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủ nghị lực làm chủ, những hình ảnh vui tươi ấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi. Ngược lại, mỗi ngày chúng ta cứ gieo rắc khổ đau cho người, những hạt giống khổ đau chứùa đầy trong tàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hình ảnh đó sống dậy, đuổi bắt đánh đập chúng ta, khiến chúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Đó là nghiệp báo khổ vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến, mà chính từ tàng thức chúng ta hiện ra. Người xưa thần thánh hoá khả năng chứùa đựng của tàng thức bằng ông thần độ mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghi chép hết mọi hành động thiện ác của chúng ta, để báo cáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụ thể hóa tàng thức chứùa đựng bằng Đài gương nghiệp cảnh. Bảo rằng chúng ta làm lành hay dữ, sau khi chết đến chỗ Diêm vương, ở trước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làm dữ dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ, không thể chối cãi được.

V.-NGHIỆP BÁO KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

            Sự góp nhặt gieo vào tàng thức là một lẽ thật, không phải việc huyễn hoặc, do không tưởng bịa ra. Đây thử cử một thí dụ, khi chúng ta muốn học thuộc lòng một bài thơ. Chúng ta đọc một lần, hai lần, cho đến nhiều lần tự thấy nó thuộc. Cái thuộc ấy là do đâu, chẳng qua mỗi lần chúng ta đọc, hạt giống ấy rơi vào tàng thức, đọc nhiều lần, hạt giống ấy càng trưởng thành mạnh mẽ, đây gọi là thuộc. Thuộc xong chúng ta không đọc nữa, thỉnh thoảng trong tàng thức nó trỗi dậy, mỗi lần trỗi dậy, chúng ta ôn lại đôi ba phen, thế là thuộc lại càng thuộc. Từ miệng chúng ta đọc, hạt giống thơ rơi vào tàng thức gọi Hiện hạnh huân chủng tử. Từ tàng thức thơ trỗi dậy, gọi là Chủng tử khởi hiện hạnh. Chúng ta ôn lại đôi ba lần, gọi là Hiện hạnh huân chủng tử. Thế là sự huân khởi không thể nghĩ bàn. Nếu cả đời chúng ta huân chủng tử nào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậy sớm nhất. Bởi thế mới có các vị thần đồng, xuất hiện, như Mạc Đĩnh Chi ở Việt Nam mười hai tuổi đã thông suốt thi pháp, Bạch Cư Dị ở Trung Hoa chín tuổi đã làm thơ, Pascal ở Pháp mười hai tuổi đã thông Kỷ hà học..., cho đến cùng học một lớp mà mỗi đứa bé đều có khả năng riêng.
            Khi trong kho tàng thức còn chứùa chủng tử thì sự huân khởi không thể nghĩ bàn. Vì thế nó có sức mạnh lôi kéo chúng ta đi thọ sanh trong lục đạo không có ngày dừng. Thế nên, nói đến nghiệp báo là nói đến sự luân hồi sanh tử.

VI.- LÀM SAO HẾT NGHIỆP

            Nghiệp đã do chúng ta gây tạo biến chủng tử huân vào tàng thức. Muốn hết nghiệp cũng do chúng ta khéo loại hết những chủng tử nghiệp ở trong tàng thức ra. Khi kho tàng thức sạch chủng tử thì sức mạnh lôi vào sanh tử không còn. Khi chủng tử còn trong kho ấy, gọi là tàng thức, là nhân sanh tử. Khi chủng tử trong kho ấy sạch hết, gọi là không Như Lai tàng, là kho Như Lai trống, tức là dứt mầm sanh tử. Vì thế muốn hết nghiệp sanh tử, chúng ta phải ứng dụng những phương pháp tu để tiêu diệt các hiện hạnh từ chủng tử dấy khởi. Ví như khi chúng ta học thuộc lòng một bài thơ, song mỗi lần nhớ lại, chúng ta đều bỏ qua, thời gian lâu bài thơ ấy sẽ quên bẵng. Những chủng tử khác cũng thế, mỗi khi khởi hiện hạnh, chúng ta đều thông qua chẳng cho hình ảnh sống lại, lâu ngày tự nhiên nó mất. Phương pháp niệm Phật, Trì chú, Tọa thiền đều nhắm vào mục đích này.

VII.- KẾT LUẬN

            Thấu rõ lý nghiệp báo, chúng ta cố gắng tạo điều kiện thuần thiện để được quả báo toàn vui, nếu còn chấp nhận ở trong sanh tử. Sự chọn lựa khổ vui là quyền sở hữu của chúng ta, không phải Thần thánh, cũng không phải ai khác, có quyền ban khổ vui cho chúng ta. Quyền năng sắp đặt một cuộc sống mai kia, đều do bàn tay chúng ta gây dựng. Nếu một khi nào đó, chúng ta không chấp nhận cuộc sống luân hồi nữa, cũng chính chúng ta loại bỏ những mầm sanh tử đang chứùa chấp trong tàng thức của chúng ta. Thế là, chúng ta đã giành quyền với tạo hóa, đã tước bỏ quyền lực của thần linh và độc tôn trong việc thoát ly sanh tử. 
]


Nghiệp báo--- 2

Tu Phật là nguồn an vui miên viễn -- 1

Tu Phật là nguồn an vui miên viễn -- 2

Friday, January 21, 2011

CHỈ ÔNG CHỦ - H.T THÍCH THANH TỪ

Hôm nay chúng tôi giảng tiếp đề tài thứ ba "Chỉ Ông Chủ". Đây là đề tài khó giảng nhất mà cũng khó lãnh hội nhất. Chúng tôi mong quí vị đem hết tinh thần của mình chú ý lắng nghe thật kỹ, và chúng tôi cũng cố gắng dùng mọi phương tiện trình bày, để may ra quí vị có thể lãnh hội được. Được như vậy mới không phí công quí vị đến nghe và không phí công chúng tôi giảng giải.
Chúng tôi xin nhắc lại, chúng ta hiện sống ở đây, ai cũng thường nói "mình làm việc này, mình nghĩ chuyện kia, mình tính việc nọ, hoặc tôi làm cái này, tôi nghĩ cái kia, tôi tính cái nọ v.v…" Nhưng thử hỏi cái tôi hay cái mình là cái gì? Là thân tứ đại này chăng? Thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, nó là vô tri. Nếu nói tứ đại là mình thì thật là vô nghĩa. Cái hiểu biết, cái suy nghĩ là mình chăng? Cái hiểu biết, cái suy nghĩ luôn luôn thay đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác, không dừng ở một chỗ. Khi tìm lại nó liền mất, không còn hình ảnh, không còn tăm dạng. Thí dụ khi chúng ta nghĩ điều lành, nói tôi nghĩ điều lành, thì cái nghĩ lành đó là tôi, nhưng bất thần nghĩ điều xấu điều ác, thì cái nghĩ xấu ác là ai? Nếu cái nghĩ lành là tôi, cái nghĩ ác cũng là tôi, thì cái tôi rất là hỗn tạp.
Cái nghĩ lành, cái nghĩ ác, luôn luôn thay đổi, nhất là khi tìm lại thì mất bóng mất hình. Như vậy, cái tôi là cái gì? Hằng ngày chúng ta lo các việc, dồn các hành động sống cho cái tôi, sống vì cái tôi, mà rốt cuộc không biết cái tôi là gì, thật là đáng buồn vô cùng. Cho nên hôm nay chúng tôi cố tình chỉ cho quí vị cái tôi chân thật, ẩn náu trong cái không phải là tôi, đó gọi là "Chỉ Ông Chủ".
Chúng tôi đặt tên đề tài "Chỉ Ông Chủ" có lỗi lầm gì không? Phàm cái gì chỉ được phải có hình tướng, thí dụ như bình hoa ở trước mắt. Bình hoa có hình tướng và ở ngoài nên chúng ta trông thấy được, và mới chỉ được. Còn ông Chủ là cái không hình tướng, lại ở nơi mọi người, không phải ở bên ngoài, chúng tôi dùng ngôn từ "chỉ" là hết sức gượng gạo, đó là đã sai lầm rồi, không phải là chân lý nữa. Nhưng tại sao chúng tôi dùng chữ sai lầm như vậy? Vì đến chỗ tột cùng là chỗ vô ngôn, tức không lời để diễn tả. Nhưng chẳng lẽ vì chỗ vô ngôn đó mà chúng ta lặng thinh, người nghe làm sao lãnh hội được? Cho nên buộc lòng chúng tôi phải nói, mà đã có ngôn từ là đã có sai lầm, nhưng nhờ cái sai lầm đó chúng ta khéo tìm khéo thấy. Chúng tôi nói bên đông quí vị nhìn bên tây mà thấy, đừng nhìn bên đông mà lầm. Chúng tôi nói bên ngoài quí vị phải nhìn bên trong mới thấy. Nếu theo lời nói bên ngoài mà thấy, chắc rằng không bao giờ quí vị thấy được. Đó là điểm cần yếu trong khi quí vị nghe chúng tôi "Chỉ Ông Chủ".
Tên Ông Chủ tại sao có và tên ấy xuất xứ từ đâu? Trước nhất chúng tôi xin dẫn kinh. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói đến danh từ khách trần, Ngài giải thích như sau: "Như trong hư không, mỗi sáng khi mặt trời lên, ánh nắng xuyên qua kẽ hở. Nhìn vào ánh nắng đó, chúng ta thấy những hạt bụi lăng xăng trong hư không. Hư không là chẳng động mà hạt bụi chuyển động, hư không là không sanh diệt mà hạt bụi là tướng sanh diệt. Hạt bụi là trần đối với hư không". Chữ khách đức Phật nói rằng "Ví như có người khách đi đường, tạm nghỉ đêm nơi nhà trọ, sáng lại sửa soạn hành lý ra đi. Khách tạm dừng rồi khách ra đi, người không dừng cũng không đi gọi là chủ". Như vậy khách là người tạm có mặt rồi mất, ông chủ là người thường xuyên trong nhà. Y Ù nghĩa hai chữ "chủ" và "khách" cho chúng ta thấy rõ cái gì tạm có rồi mất gọi là khách, cái gì có mãi không mất gọi là chủ. Như vậy danh từ Ông Chủ xuất xứ trong kinh Lăng Nghiêm.
Ngoài tên Ông Chủ ra, đức Phật hay các Thiền sư còn dùng những tên khác như Phật tánh, Pháp thân, Như Lai tạng, Chân tâm, Trí tuệ Phật, Tri kiến Phật, Bản lai diện mục v.v… tùy chỗ đặt tên nên có rất nhiều tên không thể kể hết. Tại sao các tên chỉ Ông Chủ lại quá nhiều như vậy? Bởi vì chính Ông Chủ này là cái không tên. Phàm cái gì ta đặt tên được thì cái đó có vị trí cố định, còn cái gì không đặt tên được thì cái đó lại rất nhiều tên. Ví dụ như trong giảng đường này, có một người khách đến nghe giảng, bất thần người ấy đứng lên, tất cả thính giả đều thấy người đó vừa cao, vừa mập, vừa đen v.v… Khi về nhà, thính giả thuật lại: hôm nay có một ông khách đến nghe giảng bỗng đứng lên hỏi. Vì không biết tên ông khách nên có vị nói ông đó cao cao, vị khác không nói ông đó cao mà nói ông đó mập mập, vị khác nữa không nói ông đó mập mà nói ông đó đen v.v… Tại sao người nói cao, người nói mập, người nói đen? Nếu quí vị biết chắc tên ông đó là A thì không phải dùng nhiều tên như vậy. Vì không biết tên nên tùy hình dáng có gì đặc biệt tùy theo chỗ mà đặt tên.
Cũng vậy, Ông Chủ này là thể hằng giác chưa bao giờ sanh diệt cho nên gọi là Trí tuệ Phật. Ông Chủ này là cái thấy biết thường hằng của mọi chúng sanh nên gọi là Tri kiến Phật. Ông Chủ này là cái kho Như Lai nên gọi là Như Lai tàng. Ông Chủ này là cái tâm bất sanh bất diệt nên gọi là Chân tâm. Ông Chủ này là cái thể không bao giờ đổi thay cho nên gọi là Pháp thân. Ông Chủ này là bộ mặt thật sẵn có của tất cả mọi người cho nên gọi là Bản lai diện mục v.v… Do tùy chỗ đặt tên nên có rất nhiều tên để chỉ Ông Chủ.
Tuy nói chỉ Ông Chủ mà thật ra không thể chỉ được. Trong nhà thiền thường dùng những ngôn từ nói rằng "Đập cỏ rắn sợ, vỗ nước cá đau đầu". Tức là ở dưới hồ chúng ta không thấy cá đâu, nhưng lấy một tấm ván đập trên nước, dội vào cá ở dưới nước nên nó đau đầu. Trong bụi cỏ rắn ở chỗ nào, chúng ta không thấy, nhưng muốn rắn sợ, chúng ta quơ gậy ào trên cỏ, rắn hoảng sợ nên chạy. Như thế tuy không chỉ được mà vẫn có ảnh hưởng, đó là lối chỉ của nhà thiền và của chúng tôi hôm nay.
Chúng tôi xin dẫn vài vị Thiền sư nói về Ông Chủ. Đời Đường ở Trung Hoa có Thiền sư Tùng Thẩm (778-897), chúng ta thường gọi là Triệu Châu. Khi ngài Triệu Châu còn là một ông Sa-di đi hành khước, tức là đi tham vấn thiền, ông đến Thiền sư Phổ Nguyện (749-834) ở Nam Tuyền. Ngài Nam Tuyền hỏi: "Ông là Sa-di có chủ hay Sa-di không chủ?" Ngài Triệu Châu đáp: "Dạ, con là Sa-di có chủ." Ngài Nam Tuyền hỏi: "Chủ ở chỗ nào?" Ngài Triệu Châu bèn bước tới gần, khoanh tay cúi đầu nói rằng: "Giữa mùa đông giá rét, kính chúc Hòa thượng được trăm phước." Ngài Nam Tuyền gật đầu và cho ngài Triệu Châu vào chúng.
Trường hợp thứ hai là Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (804-899) tông Qui Ngưỡng. Khi ngài còn là Sa-di, Ngài đến với Tổ Qui Sơn Linh Hựu (771-853). Tổ Qui Sơn hỏi: "Ông là Sa-di có chủ hay Sa-di không chủ?" Ngài thưa: "Dạ, con là Sa-di có chủ." Tổ hỏi: "Chủ ở đâu?" Đang đứng bên đông, Ngài khoanh tay đi qua bên tây đứng. Ngài Qui Sơn gật đầu cho nhập chúng. Như vậy là Ngài đã chỉ Ông Chủ rồi.
Cuối đời Đường có Thiền sư Sư Nhan, huynh đệ với Thiền sư Sư Bị (835-908), Ngài ngồi tu trên tảng đá, thỉnh thoảng tự gọi: "Ông Chủ nhân", rồi Ngài: "Dạ!" Ngài dặn: "Tỉnh, tỉnh, mai mốt đừng để người lừa." - "Dạ!" Ngài tự gọi tự đáp, rồi tự bảo tỉnh tỉnh đừng để người lừa. Thử hỏi hiện giờ chúng ta có bị người lừa không? Khi chúng ta ngồi thiền, niệm Phật hoặc tụng kinh là cốt để định tâm, tức là sống trở về với Ông Chủ của mình. Nhưng khi đang tụng kinh hay ngồi thiền, khách dẫn mình đi lúc nào không hay. Nhớ chuyện hôm qua, ôn chuyện hôm kia, cứ như thế nó lừa gạt mình, dẫn mình đi xa mãi, quên mất Ông Chủ lúc nào không hay. Nếu chúng ta luôn luôn tỉnh giác, khi một ý nghĩ vừa dấy lên, biết nó là khách liền buông xả không theo, đó là chúng ta làm chủ, sống với Ông Chủ. Chỉ cần tự gọi tự nhắc là một pháp tu suốt năm suốt đời.
Đến phần chỉ thẳng Ông Chủ, chúng tôi không phải dùng tay để chỉ, mà dùng những ngôn từ. Qua những ngôn từ lạt lẽo ấy, nếu quí vị khéo nhìn quí vị sẽ thấy Ông Chủ của mình. Khi quí vị thấy Ông Chủ của mình rồi thì đời tu của quí vị được nhẹ nhàng.
Để chỉ thẳng Ông Chủ, chúng tôi xin dẫn kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói "Từ nhất tinh minh sinh lục hòa hợp", là từ một cái trong sáng sanh ra sáu cái hòa hợp. Ví dụ như có cái nhà nhỏ, trong nhà có một ngọn đèn néon đang cháy sáng. Nhà ấy có sáu cửa, mỗi cửa đều mở toang ra. Ban đêm có người đứng ngoài tối muốn biết trong nhà có đèn hay không thì phải nhìn vào các cửa, nếu thấy ánh sáng từ các cửa phát ra là biết bên trong có ngọn đèn. Thật sự chúng ta chưa thấy được ngọn đèn, chỉ thấy được ánh sáng của ngọn đèn phát ra từ sáu cửa. Như vậy chủ yếu của kinh Lăng Nghiêm là đức Phật muốn chỉ chân tâm hay là Như Lai tạng đã có sẵn nơi mọi người chúng ta. Theo danh từ chuyên môn gọi đó là "nhất tinh minh sanh ra sáu hòa hợp", tức là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý đều có mang ánh sáng của cái tinh minh đó, mà chúng ta không thấy, hoặc chúng ta không thấy đúng lẽ thật. Đức Phật muốn chỉ cho Tôn giả A-nan và toàn chúng biết nơi sáu căn đã có ánh sáng của tinh minh đó, nên Ngài đưa tay lên xòe ra nắm lại, xòe ra nắm lại, hỏi A-nan: "Ông có thấy không?" A-nan thưa: "Dạ thấy." Phật hỏi: "Ông thấy cái gì?" A-nan thưa: "Con thấy tay Thế Tôn đưa lên xòe ra nắm lại." Phật hỏi: "Như vậy tay ta động hay cái thấy của ông động?" A-nan trả lời: "Tay của Phật động, cái thấy của con không có tịnh huống nữa là động". Thấy là thấy, không có tịnh, không có động. Trong ví dụ khách và trần, trần là cái lao xao trong ánh nắng, còn hư không là cái an tịnh lặng lẽ. Cái lao xao khi có khi không, hư không không có đổi thay. Hạt bụi lao xao trong hư không, hạt bụi là sanh diệt, hư không là không sanh diệt. Như thế tay Phật đưa lên là tượng trưng cho ngoại cảnh, ngoại cảnh có động tịnh, động tịnh là cái sanh diệt. Cái thấy của ngài A-nan không có tịnh huống nữa là động, làm sao nói sanh diệt được. Hiện giờ quí vị có cái thấy ấy hay không? Như thế lo gì chúng ta không có Ông Chủ. Ví dụ chúng tôi chỉ bình hoa, hỏi quí vị thấy không? Quí vị trả lời: Thấy. Nếu chúng tôi dẹp bình hoa chỗ khác, thì quí vị trả lời: Không. Chúng tôi xin nhắc lại cái lầm lẫn của chúng ta. Có bình hoa quí vị thấy bình hoa, bình hoa là vật ở bên ngoài mình, còn cái thấy là cái gì? Nó có ở bên ngoài mình không? Như vậy tại sao có bình hoa quí vị gọi là có thấy, không bình hoa quí vị gọi là không thấy? Như thế cái thấy của quí vị đã bị lệ thuộc vào bình hoa rồi, tức là quên mình theo vật, không nhớ mình mà chỉ nhớ có vật thôi. Vì thế chúng ta mất mình, mất mình một cách đáng thương. Tất cả chúng ta đều như vậy, nghĩa là có bình hoa là có thấy, dẹp bình hoa mất đi gọi là không thấy. Cái thấy là cái hay thấy của mình, còn bình hoa là cái hình tướng bị thấy ở bên ngoài, khi có khi không. Cái thấy hằng nhiên, không bao giờ sanh diệt. Tại sao chúng ta đồng hóa cái thấy thành bình hoa? Vì vậy chúng ta quên mình chạy theo cái giả tướng bên ngoài. Có tướng bên ngoài gọi là thấy, là "mình", không có tướng gọi là không thấy, "không mình", quả thật đã mất mình rồi. Đó là khuyết điểm lớn lao của tất cả chúng ta.
Sau ví dụ xòe nắm tay, đức Phật lại dùng hào quang phóng qua bên trái ngài A-nan, Ngài xoay đầu ngó qua bên trái, Phật phóng hào quang bên mặt ngài A-nan, Ngài xoay đầu ngó qua bên mặt. Phật hỏi A-nan: "Tại sao cái đầu của ông hôm nay lay động vậy?" Ngài A-nan thưa: "Con nhìn hào quang của Phật phóng qua bên trái, bên phải con, nên đầu con xoay qua xoay lại." Phật hỏi: "Như vậy cái đầu của ông lay động hay cái thấy của ông lay động?" Ngài A-nan thưa: "Cái đầu của con lay động, cái thấy của con không lay động." Cái đầu tượng trưng cho thân, thân mình là cái động, vì động nên sanh diệt. Cái thấy là cái không động, không động nên không sanh diệt. Quí vị nhận mình có cái thấy không sanh diệt hay không? Thế thì mình lo gì không có Ông Chủ. Đó là giai đoạn thứ nhất chỉ Ông Chủ qua cái thấy.
Đến giai đoạn thứ hai cũng để chỉ Ông Chủ. Vua Ba-tư-nặc nghe Phật nói mình có cái chưa từng sanh chưa từng diệt, ông nghi nên hỏi Phật: "Tôi nghe chúng ngoại đạo nói chết rồi là hết, tại sao Phật lại nói ngay thân này có cái chưa từng sanh chưa từng diệt?" Phật hỏi thân ông hiện nay là thân sanh diệt hay không sanh diệt?" Ông thưa: "Thân tôi là thân hoại diệt." Phật hỏi: "Ông chưa hoại diệt sao ông nói thân ông hoại diệt?" Vua Ba-tư-nặc thưa: "Thân tôi tuy chưa hoại diệt nhưng tôi tự biết thân này hoại diệt từ từ. Khi tôi mười tuổi cho đến hai mươi tuổi thì đổi khác rồi, đến ba mươi tuổi thì già hơn hồi hai mươi tuổi, đến bốn mươi tuổi thì đã già hơn hồi ba mươi tuổi… cho đến hiện giờ tôi đã trên sáu mươi tuổi, nó đã già hơn hồi bốn mươi, năm mươi tuổi rất nhiều. Vì vậy tôi biết thân tôi là tướng hoại diệt." Phật hỏi: "Ngay nơi thân hoại diệt đó ông có thấy cái gì chưa từng hoại diệt chăng?" Vua Ba-tư-nặc thưa: "Không thấy." Phật hỏi: "Nhà vua hồi mấy tuổi thấy được sông Hằng?" Vua thưa: "Khi tôi ba tuổi, được mẹ bồng đi yết kiến thần Kỳ-bà-thiên, đã đi qua sông Hằng, và đã thấy được sông Hằng." Phật hỏi: "Khi ba tuổi thấy sông Hằng, đến khi mười tuổi, hai mươi tuổi thấy sông Hằng, cái thấy có đổi khác không?" Vua thưa: "Cái thấy không có đổi khác." Phật hỏi: "Từ hai mươi tuổi đến ba mươi, bốn mươi tuổi ông thấy sông Hằng, cái thấy có đổi khác không?" Vua thưa: "Cái thấy không có đổi, cho đến hiện giờ tôi sáu mươi mấy tuổi, cái thấy vẫn như xưa không đổi." Phật nói: "Ông lo thân ông bị hoại diệt, ngay nơi thân ông có cái chưa bao giờ đổi thay. Cái gì có đổi thay thì cái đó bị hoại diệt. Cái chưa từng đổi thay tại sao lo rằng nó bị hoại diệt, mà ông còn tin rằng thân này chết rồi là hết?" Như thế chúng ta thấy rõ cái tánh thấy sẵn có nơi mình, cái tánh thấy ấy không trẻ không già. Nếu cái thấy không già tại sao khi lớn tuổi chúng ta lại mang kiếng lão? Đó là vì bộ phận trong con mắt chúng ta nó cũ nó mờ đi, chớ không phải cái thấy của ta có cũ có mờ, cũng như bóng đèn xài lâu thì hư, chớ điện không có đổi khác.
Đến giai đoạn thứ ba đức Phật chỉ Ông Chủ qua tánh nghe thường trụ. Phật bảo ngài La-hầu-la đánh một tiếng chuông "boong", rồi hỏi ông A-nan và đại chúng: "Các ông có nghe không?" Đại chúng trả lời: "Có nghe." Khi tiếng chuông lặng dứt, Phật hỏi: "Có nghe không?" Ông A-nan và đại chúng đều đáp: "Không nghe." Phật lại hỏi: "Tại sao gọi là nghe, tại sao gọi là không?" Ngài A-nan và đại chúng thưa: "Khi đánh chuông, âm ba vang ra gọi là nghe, khi âm ba bặt hết gọi là không nghe." Đức Phật lại bảo ngài La-hầu-la đánh một tiếng chuông nữa rồi hỏi ông A-nan: "Có tiếng không?" Ông A-nan và đại chúng đáp: "Có tiếng." Giây lâu tiếng chuông im bặt, Phật hỏi: "Có tiếng không?" Ông A-nan và đại chúng đều đáp: "Không tiếng." Phật lại hỏi: "Tại sao gọi là có tiếng, tại sao gọi là không tiếng?" Ông A-nan và đại chúng đều thưa: "Khi đánh chuông âm ba vang ra gọi là có tiếng, khi âm ba lặng đi gọi là không tiếng." Đức Phật quở: "Tại sao hôm nay các ông điên đảo lắm vậy?"
Nếu chúng ta trả lời các câu hỏi của Phật như ngài A-nan và đại chúng, thì tất cả chúng ta đều điên đảo mà không hay biết. Vì sao? Vì tiếng thuộc về thanh trần tức là âm ba bên ngoài, còn nghe là cái hay nghe nơi mình, của chính mình. Tiếng và cái nghe, chúng ta đồng hóa là một, không phải điên đảo là gì? Chúng ta hằng ngày sống trong điên đảo, tiếng không biết thuộc về tiếng, nghe không biết thuộc về nghe. Tiếng là cái sanh diệt, có đánh chuông thì có tiếng kêu, cái nghe thì khi có tiếng có nghe, không tiếng vẫn có nghe, vì nếu không nghe làm sao biết là không tiếng, mà nói không nghe.
Chúng tôi xin thuật một câu chuyện sau đây: Tổ thứ mười tám ở Ấn Độ tên Già-da-xá-đa, đang đi hóa đạo, thấy một thanh niên dòng Bà-la-môn là người khí khái, có khả năng đảm đang việc lớn, có thể truyền được chánh pháp sau này. Người thanh niên ấy hỏi Tổ tu theo phái nào, Ngài đáp: "Tôi tu theo Phật giáo." Vừa nghe như vậy người thanh niên hoảng lên bỏ chạy về nhà đóng sầm cửa lại, núp trong nhà không dám ra. Tổ đuổi theo tới trước cửa nhà, Ngài gọi: "Chủ nhà mở cửa ra!" Người thanh niên ở trong nói vọng ra: "Không có chủ ở nhà." Tổ hỏi: "Không có chủ ở nhà vậy ai nói đó?" Người thanh niên hoảng sợ mở cửa ra. Ông được Tổ chinh phục, theo làm đồ đệ, sau được truyền Tổ vị. Câu chuyện mình mới nghe thấy như trẻ con, nhưng chúng ta có giống trẻ con như vậy không? Luôn luôn biết thấy, biết nghe, mà hỏi ông chủ đâu thì không biết. Nếu không có chủ thì ai nói, không có chủ thì ai nghe, không có chủ thì ai thấy? Biết nói, biết thấy, biết nghe mà hỏi ông chủ đâu thì đáp "Không biết, không có ông chủ", chẳng khác nào người thanh niên kia vọng ra bảo "Chủ không có ở nhà".
Để chỉ ông chủ các Thiền sư hay đưa ra câu chuyện sau đây, có một thiền khách đến hỏi một Thiền sư: "Bạch Ngài, thế nào là Phật?" Thiền sư trả lời: "Cỡi trâu mà tìm trâu." Chúng ta nghe câu nói đó lạ quá. Hỏi thế nào là Phật, tại sao lại trả lời "cỡi trâu đi tìm trâu". Nếu chúng ta biết Ông Chủ phát ra từ cái thấy, cái nghe, cái nói, cái ngửi, thì đó là Ông Chủ cũng là Pháp thân, Phật tánh. Không có cái đó làm sao biết hỏi, làm sao biết thấy, làm sao biết nghe? Nếu không chịu nhận cái đó mà đi tìm Phật ở bên ngoài là cỡi trâu tìm trâu. Mới nghe qua chúng ta tưởng như Thiền sư trả lời lạc đề, không giải nghĩa thế nào là Phật, lại bảo "cỡi trâu tìm trâu". Bởi vì chính cái biết hỏi đó đã là Phật rồi, nhưng cẩn thận, nhiều khi mình lầm tưởng là Phật, nhận luôn cả phiền não nữa, đó là bệnh.
Khi nói tới Ông Chủ, kinh Lăng Nghiêm lúc nào cũng chỉ thẳng tánh nghe, tánh thấy v.v… của chính mình đã biểu lộ nơi sáu căn. Như ở trên tôi đã ví dụ, trong căn nhà, có một ngọn đèn néon thắp sáng, ánh sáng xuyên qua các cửa. Nếu nhìn ánh sáng xuyên qua các cửa, chúng ta thấy có ánh sáng hình vuông to, hình vuông nhỏ, có ánh sáng hình dài, có ánh sáng hình tròn v.v… khác nhau. Sự khác nhau ấy do cái gì? Tại ánh sáng hay tại các cửa? Rõ ràng chúng ta thấy ánh sáng không khác, mà có khác là do từ các cửa. Nếu đứng ngay tại cửa mà xây mặt nhìn ra ngoài thì chúng ta thấy tất cả sự vật bên ngoài, không bao giờ thấy được ngọn đèn. Khi nhìn ra chúng ta chỉ thấy hoặc là cây cối vườn tược, hoặc là đường sá xe cộ v.v… Chúng ta toàn thấy những gì qua lại, những gì sai biệt. Nếu chịu khó xây mặt trở vào thì chúng ta không còn thấy cảnh vật ở ngoài nữa mà chúng ta thấy ngọn đèn. Cho nên kinh Đại thừa luôn luôn nói rằng "Hồi đầu thị ngạn", tức là xoay đầu lại là bờ Niết-bàn. Xoay mặt hướng ra là bờ mê, xoay mặt hướng vô là bến giác. Vì vậy kinh Đại thừa nói xoay ra ngoài gọi là bối giác hiệp trần, xoay trở lại là bối trần hiệp giác. Chúng ta đứng ở cửa xây mặt ra thì lưng trở vô ngọn đèn, gọi là bối, xây lưng lại ngọn đèn thì thấy toàn là cảnh vật bên ngoài. Nếu lúc chúng ta chịu xây lưng trở ra thì không thấy sự vật bên ngoài mà thấy ngọn đèn sáng. Như vậy bối giác hiệp trần hay bối trần hiệp giác chỉ là cái xây lưng mà thôi, mê hay ngộ chỉ là cái xây lưng lại thôi. Nhưng từ thuở bé đến giờ chúng ta đều xây mặt ra nhìn theo trần cảnh bên ngoài. Hiện nay chúng ta xoay nhìn trở lại mình, nào có khó gì? Cho nên Điều Ngự Giác Hoàng tức là vua Trần Nhân Tông, Tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm, khi đồ đệ là Pháp Loa hỏi: " Yếu chỉ của sự tu hành là thế nào?" Ngài đáp: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự." Nghĩa là xoay nhìn lại chính mình, đó là phận sự gốc của người tu.
Rất tiếc tất cả chúng ta đều xây mặt ra, nên muốn tu mà một bề chạy theo ngoài, lễ lạy những hiện tượng lạ bên ngoài, quên mất ông Phật của chính mình. Điều chính yếu là trở lại tánh giác của mình, tự mình sáng suốt soi rõ sự vật, không phải nhờ người ngoài soi thế cho mình được. Ví dụ có người học rất giỏi rất cao, được cử làm Viện trưởng Viện Đại Học, ông ký cấp bằng cho những sinh viên đỗ đạt đầy đủ khả năng, ông không thể ký cấp bằng cho các con ông nếu chúng chưa học đến mức, chưa đủ khả năng đỗ đạt. Nếu muốn được cấp bằng cha ký cho, các con ông phải nỗ lực học hành cho đúng mức, và đỗ đạt thành tài. Cũng như vậy, tu là giác ngộ, mà giác ngộ thì trước phải sạch hết bụi bặm phiền não. Nếu bụi bặm phiền não không chịu phủi giũ cho sạch, trí tuệ không mở mang, mà muốn được điểm đạo cho thành Phật ngay, giống như anh học trò không chịu học tập cho đến nơi đến chốn, mà muốn người cha ký cấp bằng cho mình thành cử nhân tiến sĩ vậy.
Đa số Phật tử thường yếu đuối biếng nhác, muốn làm việc gì cũng chóng kết quả. Nghe nói tu phải cực khổ, phải bỏ phiền não tam độc, xem như lâu quá. Chỉ tập khí sân thôi mà dứt hoài không được, biết chừng nào thành Phật! Vì muốn được kết quả mau chóng nhờ điểm đạo mà phải lạc vào con đường tà giáo, nguyên do tại yếu đuối và tham lam. Cho nên người tu hành chân chánh phải biết đúng lẽ thật và phải thực hành đúng lẽ thật đó. Học đạo là tìm chân lý, dùng chính trí tuệ của mình để thấy lẽ thật, chớ không nhờ ai bên ngoài điểm đạo cho mình được. Cũng như học là mở mang trí tuệ của mình, đến đúng trình độ thì được phát cấp bằng, học chưa đủ sức mà muốn được cấp bằng sớm, cấp bằng đó chỉ là giả thôi, không có nghĩa lý gì.
Chúng ta tu hành, không nên tham mau, mà phải bền chí, ngày nào cũng gỡ bỏ phiền não, xây mặt ngó vào mình thì tự nhiên con đường giác ngộ sẽ đến với mình. Nếu chúng ta xây mặt trở ra đếm người đếm cảnh, nhìn mặt người đi qua, nhìn mặt kẻ đi lại, nhớ người nhớ cảnh hoài, thì làm sao giác ngộ cho được. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy tầm quan trọng của sự tu. Tu là biết xoay lại, biết trở về con đường giác, tức là bối trần hiệp giác, nghĩa là xây lưng với trần cảnh, trở về với tánh giác của mình. Ngược lại như chúng ta hiện giờ, là bối giác hiệp trần, nghĩa là xây lưng với tánh giác, chạy theo trần cảnh, mà muốn thành Phật, thì thành sao được! Chỉ cần một cái xây lưng thôi thật là dễ, nhưng lắm người không chịu xây, chả trách gì chúng ta làm chúng sanh mãi.
Trong kinh Lăng Nghiêm, không riêng đức Phật Thích-ca mà mười phương chư Phật đồng nói cho ngài A-nan và đại chúng nghe rằng "Chính sáu căn của các ông là gốc của sanh tử luân hồi, cũng chính sáu căn của các ông là gốc của Bồ-đề Niết-bàn". Tại sao vậy? Cũng trong kinh Lăng Nghiêm có câu "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tư tức Niết-bàn", nghĩa là thấy biết mà lập thấy biết là gốc của vô minh, thấy biết mà không lập thấy biết, đây là Niết-bàn. Tại sao? Như chúng ta xây mặt ra ngoài, nhìn người nhìn cảnh, phân biệt hay dở, tốt xấu v.v…, bởi chấp cái phân biệt cảnh vật ấy nên gọi là "tri kiến lập tri", đó là nguồn gốc của vô minh, tức là quên mình chạy theo cảnh. Khi chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn biết mà không phân biệt tốt xấu hay dở, không thêm một lớp vọng tưởng phân biệt, gọi là "tri kiến vô kiến", là gốc Bồ-đề Niết-bàn. Như thế Phật chỉ quá rõ ràng, gốc của sanh tử hay gốc của Niết-bàn là ngay nơi sáu căn của mình, không có ở đâu xa xôi.
Chúng tôi xin trích dẫn trong kinh Pháp Hoa, phần chỉ về Ông Chủ. Kinh Pháp Hoa được gọi đầy đủ là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nghĩa là kinh Diệu Pháp dụ như hoa sen. Diệu Pháp là gì? Trong kinh nói "Chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên, khai thị chúng sanh ngộ nhập Tri kiến Phật". Tất cả chư Phật chớ không riêng gì đức Thích-ca ra đời, đều vì một việc lớn là khai mở và chỉ bày cho chúng ta nhận ra và nhập Tri kiến Phật của chính mình. Tri kiến Phật đó chính là Diệu Pháp.
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm nổi nhất về chỉ Ông Chủ là phẩm Hiện Bảo Tháp, là phẩm thị Phật tri kiến. Trong hội Pháp Hoa, các Bồ-tát và thánh chúng đang nghe kinh, bất thần có tháp báu ở dưới đất vọt lên và trụ giữa hư không. Trong tháp ấy vang ra tiếng nói của Phật Đa Bảo khen ngợi đức Thích-ca Mâu-ni. Đức Đa Bảo khi xưa có bổn nguyện, hội nào có giảng kinh Pháp Hoa thì Ngài đến trong hội đó v.v… Nếu chúng ta không đạt được lý kinh, nghe đến đây sẽ thấy huyền bí thần thoại. Tại sao dưới đất lại vọt lên một tháp bằng bảy báu, trong tháp ấy có Phật Đa Bảo đã chết từ vô số kiếp rồi mà hiện nay còn nói và khen ngợi đức Thích-ca Mâu-ni. Vậy phẩm này chỉ Tri kiến Phật ở chỗ nào?
Chúng tôi xin gỡ từng điểm một để quí vị thấy tầm quan trọng của kinh Pháp Hoa. Quí vị còn nhớ đoạn nói về "Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai" chăng? Nhà Như Lai là lòng từ bi, áo Như Lai là hạnh nhu hòa nhẫn nhục, tòa Như Lai là nhất thiết pháp không, tức là thấy tất cả pháp, tánh nó là không. Như thế bảo tháp vọt lên lơ lửng trong hư không, không dính với cái gì hết, đó là tượng trưng cho tất cả pháp không. Do vì không dính với sáu trần cho nên mới thấy cái gốc của chính mình, đó là Tri kiến Phật hay là Phật Đa Bảo ngay chính mình, không phải Phật Đa Bảo ở trong tháp báu kia. Phật Đa Bảo là tượng trưng cho Pháp thân, cho Tri kiến Phật. Tháp làm bằng bảy báu, có nghĩa là kim ngân, lưu ly, xa cừ, mã não v.v… hay không? Đó chính là thân thất đại của chúng ta. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói chúng ta mang thân thất đại, thất đại là bảy thứ lớn: đất, nước, gió, lửa, không, kiến và thức. Nơi chúng sanh mê lầm gọi là thất đại, khi chúng ta ngộ được Pháp thân rồi, gọi là thất bảo. Cho nên tháp của Phật Đa Bảo bằng thất bảo, tháp của chúng ta bằng thất đại.
Vì sao gọi Phật là Đa Bảo, tức là nhiều báu? Như trong các kinh, khi nói đến chỗ chân thật đều dùng các thứ báu để tượng trưng. Như ví dụ Hệ Châu trong kinh Pháp Hoa: Có một anh chàng ăn xin nghèo khổ, gặp được người bạn cho anh hạt châu và cột vào chéo áo cho anh. Vì anh mê uống rượu quên mất hạt châu, nên phải đi xin ăn, lang thang đói khổ. Gặp lại người bạn xưa, chỉ cho hạt châu trong chéo áo, anh lấy hạt châu ra xài và trở nên giàu có.
Ví dụ thứ hai nói về nhà vua có hạt minh châu trong búi tóc, nhà vua thưởng hạt châu đó cho vị tướng tài giỏi nhất đi đánh giặc, thắng trận trở về. Hạt minh châu trong búi tóc là ví dụ cho Tri kiến Phật, còn vị tướng tài giỏi là dụ cho người có khả năng dẹp được các giặc phiền não. Như vậy hạt châu dường như ở ngoài tặng cho mà thật ra là chỉ cái mình có sẵn, tức là Tri kiến Phật hay là Pháp thân của chính mình.
Các Thiền sư cũng thường nói đến của báu ấy. Có vị Thiền sư đến hỏi Hòa thượng Thạch Cựu, đệ tử của Mã Tổ: "Trong tay Bồ-tát Địa Tạng có hạt minh châu, đó là ý nghĩa gì?" Ngài hỏi lại: "Trong tay ông có hạt minh châu không?" Vị Thiền sư thưa: "Con không biết." Hòa thượng liền nói kệ:
            Bất thức tự gia bảo
            Tùy tha nhận ngoại trần
            Nhật trung đào ảnh chất
            Cảnh lý thất đầu nhân.
            Báu nhà mình chẳng biết
            Theo người nhận ngoại trần
            Giữa trưa chạy trốn bóng
            Kẻ nhìn gương mất đầu.
Nghĩa là: Mình không biết được kho báu nhà mình, cứ chạy theo những trần cảnh ở bên ngoài. Ví như đang ở giữa trưa trời nắng mà chạy đi trốn bóng, trốn có khỏi không, càng chạy trốn thì bóng càng đuổi theo. Như người xem gương mất đầu. Đó là ví dụ trong kinh Lăng Nghiêm: Có chàng Diễn-nhã-đạt-đa, một buổi sáng xem gương, thấy đầu mặt của mình trong gương, úp gương lại không thấy đầu mặt mình đâu nữa, hoảng lên ôm đầu chạy la: "Tôi mất đầu!", liền phát điên. Người đi cầu đạo cũng vậy, xin người chỉ dạy đạo cho mình mà không ngờ chính nó đã sẵn nơi mình rồi.
Trong Chứng Đạo Ca, ngài Huyền Giác ở Vĩnh Gia nói:
            Ma-ni châu nhân bất thức
            Như Lai tàng lý thân thâu đắc
            Lục ban thần dụng không bất không
            Nhất khỏa viên quang sắc phi sắc.
            Ngọc ma-ni, người chẳng biết?
            Như Lai kho ấy thâu trọn hết
            Sáu ban thần dụng không chẳng không
            Một điểm viên quang sắc chẳng sắc.
Nghĩa là: Mỗi người có một hạt châu Ma-ni mà không tự biết. Hạt châu Ma-ni còn gọi là hạt châu Như Y Ù, khi có hạt châu đó rồi thì ước muốn điều gì cũng được toại nguyện. Ngay nơi kho Như Lai của mình, chính nơi đó mà nhận. Sáu thứ thần thông mầu nhiệm dường như không mà chẳng phải không. Một viên tròn sáng sắc mà chẳng phải sắc. Đó là để diễn tả hạt châu riêng của mỗi người chúng ta ai cũng sẵn có.
Một câu chuyện khác như sau: Một thiền khách đến, ngài Pháp Đăng hỏi: "Đầu sào trăm trượng làm sao tiến được?" Thiền khách trả lời: "Câm." Ngài cứ khán câu đó hoài trong ba năm. Một hôm Ngài cưỡi ngựa đi qua cây cầu ván, ván mục, ngựa sụp chân té nhào, quăng Ngài rơi xuống cầu. Vừa rơi xuống Ngài liền ngộ, nói bài kệ:
            Ngã hữu minh châu nhất khỏa
            Cửu bị trần lao quang tỏa
            Kim triêu trần tận quang sanh
            Chiếu phá sơn hà vạn đóa.
            Ta có một viên minh châu
            Đã lâu bị bụi vùi sâu
            Hôm nay bụi sạch phát sáng
            Soi thấu núi sông muôn vật.
Dịch nghĩa là: Ta có một hòn ngọc minh châu. Lâu rồi bị bụi bặm che lấp không thấy. Sáng nay bụi hết, ánh sáng phát ra, soi rõ khắp cả núi sông muôn vật. Như vậy chính chỗ nhận ra được Ông Chủ hay là Pháp thân của mình thì luôn luôn ví dụ như được hạt minh châu.
Từ các kinh cho đến các Thiền sư đều dùng hạt minh châu để tượng trưng cho Pháp thân. Phật Đa Bảo hay Pháp thân là một kho báu quý vô lượng vô biên mà tất cả thế gian không gì sánh bằng. Cứu sống một sanh mạng được đền đáp bằng một số châu báu, sanh mạng ấy chỉ sống thêm được vài mươi năm. Nhận ra được mạng sống miên viễn bất tử, tức là Pháp thân hay Niết-bàn, chẳng là một kho báu vô lượng vô biên hay sao? Cho nên được tượng trưng là Phật Đa Bảo.
Nhưng làm sao thấy được Phật Đa Bảo, làm sao mở cửa tháp để thấy Phật? Đức Phật Thích-ca nói: Phật Đa Bảo có bản nguyện là "Sau này nếu nơi nào nói kinh Pháp Hoa, tháp ta sẽ hiện lên nơi đó. Vị Phật đang thuyết pháp muốn thấy được thân ta thì các phân thân của vị Phật ấy đang giáo hóa ở các nơi phải thu hồi trở về một chỗ, rồi mở cửa tháp sẽ thấy được thân ta". Khi ấy cõi ta bà ô uế này biến thành thanh tịnh và các loại ngạ quỷ súc sanh đều dời đi nơi khác. Nghĩa lý đoạn này rất thâm sâu.
Phật Đa Bảo là Pháp thân hay Tri kiến Phật của chính mình, muốn thấy Phật thì các tưởng nhớ đến nơi đây nơi kia, chuyện này chuyện khác phải gom về một chỗ, tức là trụ. Cho nên nói các hóa thân Phật trở về một chỗ không còn phân tán, tức là định vậy. Khi trụ một chỗ rồi thì tâm ô uế trở thành thanh tịnh, tham sân si không còn nữa, nên nói các cõi nước liền biến thành thanh tịnh, các loại ngạ quỷ súc sanh (dụ cho tham sân si) đều dời đi nơi khác, chỉ còn Phật thôi. Đức Phật Thích-ca dùng thần thông bước lên tháp, mở cửa tháp thấy Phật Đa Bảo, vào tháp được ngồi chung với Phật một tòa. Cũng vậy, sau khi tâm chúng ta an trụ rồi, không còn phóng tâm ra ngoài nữa thì lúc đó gọi là định. Khi định xong thì thấy Phật Pháp thân hay là thấy Phật tri kiến của chính mình. Đó là ý nghĩa Phật Tri Kiến trong kinh Pháp Hoa.
Đến đây chúng tôi xin nói về Ông Chủ, được chỉ qua các câu chuyện thiền. Đọc lại lịch sử Thiền tông, chúng ta nhớ lại lần đầu tiên đức Phật truyền chánh pháp cho vị Tổ thứ nhất là ngài Ma-ha Ca-diếp. Trong hội Phật nói kinh ở núi Linh Thứu, tức núi Linh Sơn, khi chúng hội đông đủ, đức Phật lên tòa, tay cầm hoa sen đưa lên, cả chúng hội đều ngơ ngác, chỉ có ngài Ca-diếp chúm chím cười. Phật bảo "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, nay phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp v.v…" Như thế ngài Ca-diếp được truyền pháp là do đức Phật đưa cành hoa sen, Ngài nhìn thấy rồi ngộ đạo, được truyền tâm ấn. Ngài Ca-diếp thấy hoa sen ngộ đạo hay thấy cái gì? Trong nhà thiền gọi là "Kiến sắc minh tâm", là thấy sắc mà ngộ được tâm của mình. Đức Phật đưa cành hoa sen, không phải để nói về hoa sen, chính là nhân nhìn thấy hoa sen biết được mình có cái chưa bao giờ sanh diệt. Ngài Ca-diếp mỉm cười, biết được ý Phật, nên nhận tâm pháp của Phật truyền trao.
Trong nhà thiền cũng vậy, các Thiền sư khi có người đến hỏi đạo, liền đưa cây phất tử lên, không chịu trả lời. Trường hợp ngài Mã Tổ Đạo Nhất là một Thiền sư nổi tiếng, sau Lục Tổ hai đời. Một hôm Ngài đi dạo vườn với thị giả là ngài Bá Trượng Hoài Hải, thình lình có bầy chim bay qua, Tổ hỏi ngài Bá Trượng: "Cái gì đó?" Ngài Bá Trượng nhìn lên thấy bầy chim bay qua, nói: "Dạ, bầy chim le le bay." Giây lát Tổ hỏi: "Đâu rồi?" Ngài trả lời: "Bay qua mất rồi!" Khi nghe trả lời như thế, Mã Tổ nắm mũi của ngài Bá Trượng véo mạnh đau điếng. Ngài Bá Trượng la lên thất thanh. Tổ bảo: "Sao không nói bay qua mất đi?" Ngài Bá Trượng nhân đó liền ngộ.
Như thế là ngộ cái gì? Ngộ cái mũi đau hay ngộ bầy chim? Bầy chim bay qua là bay mất đi, nhưng cái thấy bầy chim bay và cái thấy bay mất, cái thấy ấy đâu có mất bao giờ! Chúng ta cứ cho thấy bầy chim là có thấy và chim mất đi là mất cái thấy của mình. Cho nên ngài Bá Trượng bị nắm mũi kéo mạnh, hoảng la lên. Tổ hỏi: "Sao không nói mất đi?" Nhân đó biết rằng cái mũi không bao giờ mất. Trong nhà thiền, lỗ mũi luôn luôn tượng trưng cho bản lai diện mục, nó ngay trước mắt mà mình quên. Vì vậy khi bị kéo mạnh lỗ mũi, biết rằng lỗ mũi không bao giờ mất, ngài Bá Trượng ngộ liền.
Đến khi ngài Bá Trượng làm thầy, có người đệ tử là Qui Sơn Linh Hựu. Một hôm trời lạnh, Qui Sơn đứng hầu thầy, ngài Bá Trượng bảo bới tro trong lò lấy lửa. Qui Sơn bới trong lò, không thấy lửa, bạch: "Bạch Hòa thượng, lửa hết rồi." Ngài Bá Trượng lại bới sâu trong lò, lấy được cục lửa, đưa lên hỏi: "Nói hết lửa, cái này là gì?" Qui Sơn liền ngộ, và sụp xuống lễ thầy.
Chúng ta vì không hiểu nên giải thích, đệ tử bới không thấy lửa là vì bới cạn, còn vị thầy nhờ bới sâu trong lò nên được lửa, và nói rằng Phật tánh phải tìm sâu mới gặp. Không ngờ chỗ ngộ của ngài Qui Sơn là do câu hỏi của thầy: "Nói hết lửa cái này là cái gì?", ngài Qui Sơn liền thấy cục lửa và ngộ liền. Nhân thấy lửa mà biết mình có cái thấy hằng sẵn nơi mình, chưa bao giờ mất. Có thấy là có biết, cái biết đó là tâm, có nghe là có biết, cái biết đó là tâm. Cái biết đó không bao giờ động, bất sanh bất diệt và thường hiện hữu. Nhận ra cái ấy là đã bước vào con đường của chư Tổ đã đi.
Hai câu chuyện trên dùng cái thấy để chỉ cho chúng ta cái chưa bao giờ mất ở nơi mắt, gọi là "Kiến sắc minh tâm".
Sau khi Tổ Ca-diếp ngộ đạo, đức Phật đem y bát truyền để làm tin. Khi đức Phật diệt độ rồi, vị đệ tử đa văn nhất của Phật là ngài A-nan hỏi ngài Ca-diếp: "Đức Thế Tôn, ngoài việc truyền y Kim Lan cho sư huynh, còn truyền cái gì nữa không?" Ngài Ca-diếp liền gọi: "A-nan!" Ngài A-nan: "Dạ!" Ngài Ca-diếp bảo: "Cây phướn trước chùa ngã." Ngài A-nan liền ngộ, ngộ việc ngoài lá y còn truyền cái khác.
Vậy cái khác là cái gì? Có phải là cây phướn trước chùa chăng? Phần nhiều chúng ta cứ giải thích cây phướn trước chùa ngã. Không ngờ khi kêu: "A-nan" - "Dạ", vừa kêu liền dạ, cái đó đã sẵn có, nhận ra cái đó là cái Phật đã truyền cho Tổ Ca-diếp. Như vậy ngài A-nan nhận được cái đó, ngộ đạo, được truyền y bát làm Tổ thứ hai.
Trường hợp Thiền sư Hoàng Bá (? - 850), đệ tử của Tổ Bá Trượng, đến ngụ tại một ngôi chùa, nhằm lúc tướng quốc Bùi Hưu đến thăm chùa. Ông Bùi Hưu thấy trên vách chùa có vẽ hình các vị cao tăng. Ông hỏi thầy trụ trì: "Hình cao tăng ở đây, cao tăng đâu?" Vị trụ trì không trả lời được. Ông Bùi Hưu hỏi: "Ở đây có Thiền sư không? Thầy mời hộ tôi." Vị trụ trì nói: "Hình như có một Thiền sư, để tôi mời ra." Và ngài Hoàng Bá được mời ra. Ông Bùi Hưu nói: "Khi nãy tôi có hỏi một câu mà quý Đại đức tiếc lời không đáp. Bây giờ xin hỏi Thiền sư, Thiền sư đáp dùm tôi". Ngài Hoàng Bá nói: "Ông cứ hỏi." Ông Bùi Hưu lặp lại câu hỏi: "Hình cao tăng ở đây, cao tăng đâu?" Ngài Hoàng Bá liền gọi: "Bùi Hưu!" - "Dạ!" Ngài hỏi: "Ở đâu?" Ông Bùi Hưu liền ngộ. Như vậy cao tăng ở đâu? Đến đây chúng ta thấy thuật truyền thừa có hệ thống rõ ràng, người ngoài đọc sẽ ngạc nhiên vì nghe lạ tai.
Đến trường hợp khác, ngài Thanh Nguyên Hành Tư (? - 740), đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng, có vị môn đệ là ngài Thạch Đầu Hy Thiên (695 - 785). Có Thiền sư Linh Mặc (747 - 818) đến hỏi đạo ngài Thạch Đầu Hy Thiên và tự nói "Nếu một câu khế hợp thì ở, chẳng hợp thì đi". Khi thưa hỏi, Thiền sư Linh Mặc không được hài lòng nên bỏ ra đi. Ngài Thạch Đầu theo sau tiễn đến cửa liền gọi: "Xà lê!" Sư xoay đầu lại. Ngài Thạch Đầu bảo: "Từ xưa đến giờ chỉ cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì?" Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, dừng lại đây hai năm. Như thế chúng ta thấy sự truyền thừa theo hệ thống này đã bắt nguồn từ đức Phật đến ngài Ca-diếp, đến ngài A-nan và đến các Thiền sư sau này: chỉ bày cái thấy, cái nghe, cái biết luôn luôn có sẵn nơi chính mình. Tri kiến Phật là gồm cả kiến văn giác tri và hằng biểu lộ nơi sáu căn.
Để chỉ Tri kiến Phật, chúng tôi xin dẫn câu chuyện trong kinh Pháp Bảo Đàn, nhân bài thuyết pháp đầu tiên của Lục Tổ Huệ Năng cho ngài Huệ Minh. Khi nhận được tâm ấn của Ngũ Tổ, Lục Tổ đi trốn về phương Nam. Tu sĩ Huệ Minh, khi chưa xuất gia là một võ tướng, cưỡi ngựa rượt theo định giành lại y bát. Chẳng ngờ đến khi thấy y bát, Huệ Minh nhấc lên không nổi, biết có việc gì mầu nhiệm, vội kêu lên: "Hành giả! Hành giả! Tôi đến đây vì pháp, chớ không phải vì y bát." Lục Tổ lúc đó mới ra mặt và bảo ngài Huệ Minh hãy lặng tâm ý nghe Tổ hỏi: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?" Vừa hỏi đến đó ngài Huệ Minh liền ngộ. Thế là ngộ cái gì? Nghĩ thiện, nghĩ ác là cái nghĩ hai bên, là tướng động, là tướng sanh diệt. Trong vũ trụ từ con người đến vạn vật, cái hai bên là nguồn gốc của sự sanh diệt, ở người thì có nam nữ, ở điện thì có âm dương v.v… Nếu buông được cái hai bên thì sự sanh diệt không còn nữa. Cho nên khi Lục Tổ bảo "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" ngay đó Thượng tọa Minh liền nhận được bản lai diện mục của chính mình.
Câu chuyện sau đây thuật việc ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (? - 867) đến hỏi đạo nơi Thiền sư Hoàng Bá: "Bạch Hòa thượng thế nào là đại ý Phật pháp?" Ngài Hoàng Bá liền đập cho ba gậy mà không trả lời. Ba lần hỏi đạo, ngài Lâm Tế đều bị ba lần ăn đòn đau đớn. Buồn tủi Ngài ra đi, Tổ Hoàng Bá bảo ông nên đến Thiền sư Đại Ngu mà hỏi đạo. Khi đến nơi, Thiền sư Đại Ngu hỏi: "Ông ở đâu đến?" Ngài Lâm Tế thưa: "Dạ con ở Hoàng Bá đến." Hỏi: "Hoàng Bá dạy ông cái gì?" Thưa: "Con ba lần hỏi đại ý Phật pháp, ba lần đều bị ăn đòn, không biết con có lỗi hay không lỗi." Vừa nghe như vậy ngài Đại Ngu liền nói: "Hoàng Bá thật là tâm lão bà (tâm như mẹ thương con), dạy người rất thống thiết, ngươi lại đến trong ấy hỏi có lỗi không lỗi." Ngài Lâm Tế ngay câu ấy liền đại ngộ, thưa: "Vậy thì Phật pháp của Hoàng Bá rất ít." Ngài Đại Ngu liền nắm đứng lại bảo: "Con quỉ đái dưới sàng, vừa rồi nói có lỗi không lỗi, bây giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá rất ít. Ngươi thấy đạo lý gì, nói mau, nói mau." Ngài Lâm Tế liền thoi vào hông ngài Đại Ngu ba cái. Ngài Đại Ngu xô ra nói: "Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì đến ta." Về sau, khi ngộ đạo rồi, Ngài làm Tổ dòng Lâm Tế, còn truyền đến hiện nay.
Chúng ta không khỏi thắc mắc ngài Lâm Tế ngộ tại chỗ nào, ngài Hoàng Bá từ bi như thế nào? Nếu ngài Lâm Tế không ba phen bị đòn thì chắc Ngài không làm Tổ dòng Lâm Tế đến ngày nay. Ngài Hoàng Bá thật có tâm lão bà, nhưng nếu không có người bạn đồng hành là ngài Đại Ngu biết được chỗ đó, và gợi ý thì chắc ngài Lâm Tế không bao giờ ngộ được. Nhờ ngài Đại Ngu nhấn mạnh câu "có lỗi không lỗi" ngài Lâm Tế ngay đó liền bừng ngộ. Tại sao vậy? Vì vừa dấy niệm "có lỗi không lỗi" là đã sai đại ý Phật pháp rồi, cho nên bị ăn đòn. Bị ăn đòn mà không được trả lời, dồn người hỏi đến chỗ bế tắc, đau đớn cùng tột, đến khi được khai mở thì nhớ đời đời không quên. Đó là tâm lão bà thống thiết của người xưa. Vị thầy phải biết căn cơ của người học trò, có đủ khả năng chịu đựng sức dồn ép đến chỗ tột cùng không, nhờ người bạn đồng hành khai thông để dẫn đến chỗ ngộ đạo.
Đến câu chuyện của ông Tú tài Trương Chuyết hỏi đạo ngài Thạch Sương Khánh Chư (806-888). Thiền sư Thạch Sương hỏi: "Ông tên gì?" Ông Tú tài đáp: "Dạ con tên Trương Chuyết." Thiền sư bảo: "Trong đây cái xảo (khéo) còn không có, huống là cái chuyết (vụng)." Ông chợt tỉnh ngộ, làm bài kệ như sau:
            Quang minh tịch chiếu biến hà sa
            Phàm thánh hàm linh cộng ngã gia
            Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
            Lục căn tài động bị vân già.
            Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh
            Thú hướng chân như tổng thị tà
            Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại
            Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa.
            Sáng soi lặng lẽ khắp hà sa
            Phàm thánh hàm linh chung một nhà
            Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
            Sáu căn vừa động bị che lòa
            Muốn trừ phiền não càng thêm bệnh
            Hướng đến chân như thảy đều tà
            Tùy thuận các duyên không quái ngại
            Niết-bàn sanh tử thảy không hoa.
Nghĩa là: Ánh sáng lặng lẽ chiếu soi khắp hết. Phàm thánh và tất cả chúng hàm linh đều ở trong nhà của ta, tức là nhà của Phật Đa Bảo. Một niệm không dấy lên thì cái quang minh tịch chiếu hiện rõ ràng. Sáu căn vừa dấy động, thấy cảnh dấy niệm phân biệt, liền bị che ngăn. Muốn trừ phiền não là thêm một lớp bệnh nữa, vì phiền não là niệm dấy lên, nó là giả tướng hư ảo, tìm nó thì nó mất tăm mất dạng, biết nó không thật thì trừ cái gì. Nếu cố tình trừ phiền não vì tưởng nó là thật thì thêm một lớp bệnh. Nếu nhắm hướng về chân như thì đó là tà. Vừa dấy niệm tìm chân như thì chân như ở ngoài mình rồi. Chân như là tâm thể chân thật ngay nơi mình, chỉ cần đừng theo vọng tưởng thì chân như hiện. Tìm chân như tức là quên cái thật nơi mình đi tìm cái giả, không phải tà là gì? Chỉ có sống tùy thuận với mọi duyên thì không có gì ngăn trở. Sanh tử và Niết-bàn cũng như hoa đốm giữa hư không, không có gì thật hết. Nếu còn thấy hai bên là còn thấy tướng đối đãi, giả dối không thật.
Người tu hành phải biết rõ tất cả niệm phân biệt hay dở, phải quấy v.v… đều là gốc của sanh tử. Cho nên khi sự việc đến, tâm không dấy động, như gương soi ảnh, người tới thì hiện ảnh người, vật tới hiện ảnh vật, người vật đi rồi gương vẫn trong sáng. Cũng như tâm không dấy niệm thì không có gì chướng ngại. Đó là đạo vậy. Khi ấy chúng ta mới nhận thấy rằng Niết-bàn sanh tử chỉ là một lối nói, còn nằm trong đối đãi, chớ chưa phải đến chỗ cứu kính. Trong kinh Pháp Hoa đức Phật nói "Những pháp Phật dạy hoặc Tam thừa hoặc Nhị thừa chẳng qua là hóa thành, chớ không phải là bảo sở". Dù nói được Niết-bàn cũng là tạm thôi, chưa phải là cứu kí?h. Cứu kí?h là không còn kẹt hai bên.
Sau đây là câu chuyện gia đình ông cư sĩ Bàng Long Uẩn. Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói: "Nan, nan, nan! Thập thạch du ma thọ thượng than." (Khó, khó, khó! Mười tạ dầu mè vuốt trên cây). Nghĩa là: Đem mười tạ dầu mè vuốt trên cây làm một việc hết sức khó, dầu mè thì trơn mà muốn trèo lên cây vuốt hết mười tạ dầu mè là chuyện khó vô cùng. Long bà đáp lại: "Dị dị dị, bách thảo đầu thượng Tổ sư ý." (Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư). Cô con gái tên Linh Chiếu đáp: "Dã bất nan dã bất dị, cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy." (Cũng chẳng khó cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò).
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy, trên phương tiện công phu tu hành, ông Long Uẩn thấy thật là khó, vọng tưởng là cái gốc của sanh tử luân hồi, mà nó khởi liên tiếp không ngừng, buông bỏ hết vọng tưởng là một việc hết sức khó khăn. Nhưng nếu mình thấy rõ cái gì cũng là ý Tổ sư thì không còn khó nữa. Ông bảo là khó, Bà nói là dễ, đó là còn hai bên, cho nên cô con gái kết thúc lại: Cũng không khó, cũng không dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. Để chỉ trong mọi hành động tâm thể đều như, không đòi hỏi, không tính toán, tùy duyên hành động mà tâm không loạn.
Thiền sư Huệ Hải cũng cùng một ý trên, khi được hỏi: "Sự tu hành của Ngài như thế nào?" Sư bảo: "Đói thì ăn, mệt thì ngủ." Người hỏi bảo: "Như vậy thì Ngài giống hệt như người thế gian. Người thế gian cũng đói thì ăn, mệt thì ngủ, Ngài có gì hơn đâu?" Sư đáp: "Người thế gian đói mà không chịu ăn, đòi trăm thứ, mệt mà không chịu ngủ, nghĩ trăm việc, khác nhau ở chỗ đó." Có một số người không hiểu chỗ khác nhau này, nên nói đói thì ăn nên tha hồ ăn, mệt thì ngủ nên tha hồ ngủ, bê tha biếng nhác gọi đó là tu thiền, là lầm lẫn quá nặng.
Ông Bàng Long Uẩn lại có làm bài kệ:
            Hữu nam bất thú
            Hữu nữ bất giá
            Đại gia đoàn biến đầu
            Cộng thuyết vô sanh thoại.
            Có con trai không cưới vợ
            Có con gái không gả chồng
            Cả nhà cùng đoàn tụ
            Đồng nói lời vô sanh.
Như vậy trong nhà con trai con gái không lập gia đình, không sanh con cái, cả nhà tụ họp lại nói lời vô sanh; vô sanh trên hình thức và vô sanh trên tâm niệm. Cả gia đình ông Bàng Long Uẩn đều được sanh tử tự tại, tự do, không có gì chướng ngại. Sở dĩ được như vậy là do không kẹt ở hai bên, cho nên được chỗ vô sanh, nếu còn mắc kẹt hai bên là còn ở chỗ sanh hóa.
Khi chúng ta ngồi thiền, vọng dấy lên thì biết có vọng, vọng lắng thì biết không vọng. Như vậy vọng khởi vọng lặng là khách, còn cái biết vọng thì thường hằng, là chủ. Chủ thì có mặt luôn luôn. Hiện hữu rõ ràng, không sanh không diệt, không mắc kẹt ở hai bên có không, còn mất v.v… Trong mọi phương pháp tu hành đức Phật đều nói có định rồi mới có tuệ. Định là dừng vọng tưởng, vọng tưởng lặng rồi thì thể giác sáng suốt của chính mình hiện bày, đó gọi là tuệ. Như vậy trăm ngàn pháp môn Phật dạy đều gom về một mối, không có điều thứ hai, cứu kí?h không có hai.
Hình ảnh chúng ta thường thấy trong các chùa, ở phía sau nhà Tổ là hình Tổ Bồ-đề-đạt-ma, Ngài quảy trên vai một chiếc giày, tại sao như vậy? Vì đó là hình ảnh cụ thể của giáo lý Thiền tông hay giáo lý Đại thừa. Quảy trên vai là tượng trưng cho sự gánh vác đảm đang, một chiếc giày là vượt ngoài đối đãi. Thông thường giày có một đôi là còn hai bên, quảy một chiếc là vượt qua cái hai bên đó, bỏ cái tương đối đi đến chỗ không hai. Cho nên khả năng gánh vác của Tổ là đem con người đến chân lý tuyệt đối, không còn kẹt hai bên, thoát ra ngoài vòng đối đãi. Từ thủy chí chung, Phật, Tổ đều nói như nhau. Phải vượt qua cái đối đãi mới đến cái chân thật cứu kính, đó là thoát ly sanh tử.
Để kết thúc buổi nói chuyện "Chỉ Ông Chủ" hôm nay, chúng tôi xin kể một câu chuyện do chúng tôi vọng tưởng sau thời gian nhập thất ba tháng để ví dụ: Có anh chàng trớ trêu nọ, để trước nhà anh một bên là lọ mực đỏ một bên là lọ mực đen. Mỗi khi anh ra vào nhà, anh phết lên mặt anh hoặc một vết mực đỏ hoặc một vết mực đen. Anh bôi mực trên mặt hoài mà không chịu rửa mặt. Lâu ngày người ta nhìn vào mặt anh thấy phân nửa đỏ phân nửa đen. Người ta gọi anh là chú mặt đỏ mặt đen và quên tên thật của anh. Anh có một người bạn thân từ thuở nhỏ (lúc mười hai, mười ba tuổi) đi xa về, người bạn gặp anh thì nhìn không ra, hỏi: "Cái mặt chú mày sao lạ vậy?" Anh trả lời: "Cái mặt tôi như vầy, chớ có chi lạ đâu." Người bạn nói: "Mặt của chú mày ngày xưa đâu có đỏ đen như thế này." Anh nói: " Mặt của tôi đỏ đen như vậy chớ sao." Người bạn nói: "Không phải vậy, tao chơi với chú mày lâu năm tao biết rõ, mặt thật của chú mày hồi trước không phải đỏ và đen, đỏ và đen là tại chú mày bôi mực vào đó. Bây giờ muốn có cái mặt thật như hồi xưa, chú mày đừng bôi mực vào nữa, và chịu khó chùi rửa hết các vết mực đi, thì mới lộ được cái mặt thật xưa nay của chú mày." Anh nghe có lý, từ đó không bôi mực vào mặt nữa, và bắt đầu tẩy rửa các vết mực đi. Vì anh bôi mực vào mặt lâu ngày quá, nên công phu tẩy rửa phải khó khăn nhọc nhằn. Nhưng ngày qua ngày, anh cố tình tẩy rửa, màu đen đỏ nhạt dần, chỉ còn ửng ửng đỏ, thâm thâm đen. Anh rán dùng mọi phương tiện rửa thật sạch hết các vết ửng thâm còn sót lại, cho đến một hôm khi soi gương thì cái mặt thật của anh hiển bày.
Câu chuyện này kết thúc buổi nói chuyện "Chỉ Ông Chủ" hôm nay của chúng tôi. Như thế là chúng tôi đã đưa quí vị từ "Vào cổng nhà Thiền" bước "Vào cửa Không và "Chỉ Ông Chủ". Đây là trách nhiệm và bổn phận của chúng tôi xong.
]

THIỀN TÔNG VIỆT NAM