Monday, February 28, 2011
Sunday, February 27, 2011
Phương Pháp Niệm Phật
Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam
Hỏi: Niệm Phật không chỉ là dùng miệng niệm mà phải chú tâm đúng không?
Ðáp: Có nhiều người miệng tuy niệm Phật nhưng chẳng để tâm vào đó, trong lòng toàn là suy xằng nghĩ loạn. Niệm như vậy cũng vô dụng. Miệng niệm Phật thì tâm phải tưởng Phật, tâm khẩu nhất như. Ngoại trừ một câu niệm Phật ra không còn nghĩ đến gì khác nữa, không còn có ý niệm nào khác khởi lên. Có vậy mới gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn”, từ đó mới dễ thành công.
Hỏi: Như vậy chẳng phải là khó lắm ư?
Ðáp: Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó.
Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này.
Lại có một cách niệm Phật như sau: mỗi lúc niệm Phật, mỗi chữ phải phát xuất từ trong tâm. Trong tâm tưởng thật rõ ràng, miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng. Mỗi một chữ phát xuất từ trong tâm, thấu qua tai lọt vào tâm, một chữ cũng chẳng để lọt mất. Tu tập lâu dài như vậy, tâm tự nhiên chẳng còn tán loạn. Ðấy chính là một phương pháp khẩn yếu bậc nhất, ngàn vạn phần chớ quên.
Hỏi: Nên niệm Phật vào lúc nào?
Ðáp: Nên niệm Phật vào hai thời sáng tối, lập một công khóa nhất định, hạn định số câu niệm Phật nhiều ít: hoặc là mấy trăm câu, mấy ngàn câu, tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà định số. Chẳng cần biết là rảnh hay bận, không niệm đủ số đó không được. Còn ngoài ra thì chẳng cần biết là lúc nào, đang ở chỗ nào đều niệm được cả. Càng niệm nhiều càng tốt. Thời gian niệm càng lâu càng hay.
Hỏi: Vừa làm việc vừa niệm Phật được không?
Ðáp: Lúc đang vác củi, gánh nước cũng niệm Phật được. Lúc đang cọ nồi, rửa chén cũng niệm Phật được. Lúc cày bừa, cuốc xới, cắt cứa cũng niệm Phật được. Chẳng luận là đi, ngồi, ngủ nghê, thậm chí lúc đang đại tiểu tiện cũng đều có thể niệm Phật. Nói chung, trừ lúc phải dùng trí óc làm việc, ngoài ra thì dù đang làm gì cũng chẳng trở ngại việc niệm Phật cả.
Hỏi: Nên niệm Phật lớn tiếng hay là niệm nhỏ tiếng?
Ðáp: Niệm lớn tiếng cũng tốt, niệm nhỏ tiếng cũng hay. Miệng không niệm nhưng tâm thầm niệm cũng tốt. Chỉ trừ lúc đang nằm trên giường hay đang ở chỗ không sạch sẽ thì nên thầm niệm trong tâm, chẳng được niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng là không cung kính. Nhưng lúc gặp chuyện nguy cấp, chẳng cần biết là đang ở chỗ nào, cứ việc niệm ra tiếng.
Hỏi: Học Phật thì nên thờ hình Phật nào?
Ðáp: Thờ một mình đức A Di Ðà Phật hoặc tượng Tây Phương Tam Thánh đều được (A Di Ðà Phật và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí gọi là Tây Phương Tam Thánh).
Hỏi: Nên thờ tượng Phật ở chỗ nào?
Ðáp: Nếu có phòng trống, dành riêng một phòng thờ Phật là tốt nhất. Nếu không có, thờ Phật ngay trong phòng mình ở cũng được. Nói chung là phải chọn nơi sạch sẽ. Trước tượng treo màn vải vàng, lúc không niệm Phật, buông màn xuống. Làm vậy để khỏi đến nỗi khinh nhờn. Tốt nhất là để tượng Phật hướng mặt về Ðông, người niệm Phật đối trước tượng Phật, hướng mặt về Tây. Nếu chẳng thể làm vậy được thì thờ tượng ở phương nào thuận tiện cũng được.
Hỏi: Nếu không có chỗ nào thuận tiện, không thờ Phật có được không?
Ðáp: Nếu thực sự không có chỗ nào thuận tiện, miễn sao tâm thành thì không thờ tượng Phật cũng được. Lúc niệm Phật hướng về Tây là ổn.
Hỏi: Nên dùng những thứ gì để cúng dường Phật?
Ðáp: Thông thường dùng hương, hoa, đèn, nước trong, trái cây v.v... Nếu không lo liệu được, thiếu một vài thứ hoặc không có thứ gì hết cũng xong. Nhưng tuyệt đối chẳng được cúng rượu hoặc đồ mặn cũng như đốt giấy tiền, vàng mã trước Phật.
Hỏi: Nên hành lễ trước Phật như thế nào?
Ðáp: Tùy ý. Hoặc là dập đầu lạy, hoặc là vái, hoặc khom mình, hoặc chắp tay; nhưng dập đầu lễ bái là cung kính nhất, có thể tiêu tội, tăng phước.
Hỏi: Lúc niệm Phật có nên quỳ trước mặt Phật không?
Ðáp: Chẳng nhất định. Quỳ niệm, đứng niệm, vừa đi vừa niệm đều được. Cốt yếu là phải thành tâm. Quỳ niệm rất tốt mà ngồi niệm cũng hay.
Hỏi: Cụ nói hai thời niệm Phật sáng tối, phải lập một khóa trình, phiền cụ lập cho tôi một khóa trình có phải là hay hơn không?
Ðáp: Khóa trình vốn là dựa theo thời gian, sức lực của chính mỗi người mà quy định. Ngài đã cầu tôi thì tốt nhất là tôi soạn ra một nghi thức thật đơn giản cho ngài vậy.
Nếu như ngài có sức thì có thể hành trì thêm nhiều hơn, có thể thêm vào kinh Di Ðà, chú Vãng Sanh, kệ Tán Phật, văn Ðại Phát Nguyện. Những bài kinh ấy trong sách Thiền Môn Nhật Tụng có chép đủ cả, những chỗ lưu thông kinh Phật đều có. Khóa sáng thì lúc vừa ngủ dậy, khóa tối thì trước khi đi ngủ, rửa tay, súc miệng, đến trước tượng Phật, thắp nhang, dâng nước, chắp tay cung kính, rồi quỳ hoặc đứng, hoặc ngồi xếp bằng, dùng tâm chí thành niệm theo thứ tự sau:
- Nam mô thập phương Thường Trụ Tam Bảo (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô A Di Ðà Phật (trăm câu, ngàn câu, hai, ba ngàn câu, càng nhiều càng hay. Tùy mỗi người rảnh hay bận mà định số, nhưng phải từ ít tăng lên nhiều, chẳng được từ nhiều giảm ít đi. Vô luận niệm nhiều hay ít, chẳng cần phải lạy).
- Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).
- Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (như trên).
- Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (như trên).
- Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ.
Trên đền bốn ân nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề,
Hết một báo thân này,
Cùng sanh cõi Cực Lạc.
(lễ ba lạy)
Hỏi: Khóa trình này rất hay, xin giảng thêm về chữ “thập phương Tam Bảo”.
Ðáp: Tám phương, phương trên và phương dưới gọi là mười phương. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Phật là Giáo Chủ. Pháp là kinh điển để tu nhân chứng quả do Ðức Phật giảng. Tăng là những pháp tử chiếu theo lời Phật dạy tu hành, đã chứng thánh quả Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, và các cao tăng đạo cao, đức trọng, hoằng pháp lợi sanh.
Phật, Pháp, Tăng đều gọi là Bảo (quý báu) vì có thể phát sanh, tăng trưởng pháp thân, huệ mạng của hết thảy chúng sanh, giống như của báu trong thế gian có khả năng nuôi sống thân mạng của con người. Phải hiểu rằng khi niệm Tam Bảo chính là biểu thị mình hoàn toàn lấy Phật, kinh điển Phật nói và các vị Bồ Tát, cao tăng tu hành đúng theo lời Phật làm thầy của mình. Mình từ những vị đó quy hướng trở thành tín đồ Phật giáo.
Hỏi: Xin hỏi vì sao phải niệm Phật Thích Ca?
Ðáp: Là vì pháp môn Niệm Phật do chính Ngài dạy cho chúng ta. Niệm Phật lạy Ngài chính là chẳng dám quên bỏ nguồn gốc vậy.
Hỏi: Tại sao lại còn phải niệm Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát?
Ðáp: Vì người niệm Phật lúc lâm chung, hai vị Bồ Tát này cùng với đức A Di Ðà Phật đồng thời đến tiếp dẫn về Tây Phương. Vì thế niệm Phật xong phải niệm danh hiệu và lễ bái hai vị Bồ Tát này.
Hỏi: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là những vị Bồ Tát nào?
Ðáp: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là tất cả những vị Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc đều rất thanh tịnh. Ba chữ Ðại Hải Chúng ngụ ý các vị Bồ Tát ấy nhiều như nước biển. Sớm muộn gì ta cũng sẽ làm bầu bạn với các vị Bồ Tát ấy, vì thế cần phải niệm niệm lễ bái họ.
Hỏi: Kệ Hồi Hướng có tác dụng gì?
Ðáp: Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!
Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc thế giới thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.
Vì thế, người học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.
Hỏi: Xin cụ giảng qua ý nghĩa từng câu trong bài kệ Hồi Hướng.
Ðáp: Câu thứ nhất và câu thứ hai nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường. Câu thứ ba nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật. Câu thứ bốn nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Câu thứ năm và thứ sáu nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh. Câu thứ bảy và thứ tám nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.
Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.
Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.
Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.
Hỏi: Khóa trình cụ vừa lập ở trên cố nhiên rất đơn giản, nhưng có người quá đỗi bận rộn, không lúc nào rảnh thì làm sao thực hiện được?
Ðáp: Vẫn có biện pháp. Chẳng luận là đang ở đâu hay bất cứ lúc nào (niệm vào lúc sáng sớm tốt nhất), hướng mặt về Tây, lễ ba lạy, liền niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật” cho đến hết một hơi. Hơi dài thì niệm một hơi mươi câu càng hay. Hơi ngắn thì một hơi niệm vài câu cũng được. Tổng cộng niệm đủ mười hơi. Rồi niệm kệ Hồi Hướng. Niệm xong, hướng về Tây lạy ba lạy là xong. Ðây gọi là pháp Thập Niệm. Người rất bận mỗi ngày thành tâm chiếu theo phương pháp này mà niệm thì tương lai cũng có thể được sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới, là vì Ðức Phật A Di Ðà đã từng phát nguyện nên tự nhiên được vãng sanh không sai!
Trích: TUYẾT LƯ LÃO NHÂN TỊNH ÐỘ TUYỂN TẬP
(Tuyển tập các bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)
Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Hỏi: Niệm Phật không chỉ là dùng miệng niệm mà phải chú tâm đúng không?
Ðáp: Có nhiều người miệng tuy niệm Phật nhưng chẳng để tâm vào đó, trong lòng toàn là suy xằng nghĩ loạn. Niệm như vậy cũng vô dụng. Miệng niệm Phật thì tâm phải tưởng Phật, tâm khẩu nhất như. Ngoại trừ một câu niệm Phật ra không còn nghĩ đến gì khác nữa, không còn có ý niệm nào khác khởi lên. Có vậy mới gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn”, từ đó mới dễ thành công.
Hỏi: Như vậy chẳng phải là khó lắm ư?
Ðáp: Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó.
Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này.
Lại có một cách niệm Phật như sau: mỗi lúc niệm Phật, mỗi chữ phải phát xuất từ trong tâm. Trong tâm tưởng thật rõ ràng, miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng. Mỗi một chữ phát xuất từ trong tâm, thấu qua tai lọt vào tâm, một chữ cũng chẳng để lọt mất. Tu tập lâu dài như vậy, tâm tự nhiên chẳng còn tán loạn. Ðấy chính là một phương pháp khẩn yếu bậc nhất, ngàn vạn phần chớ quên.
Hỏi: Nên niệm Phật vào lúc nào?
Ðáp: Nên niệm Phật vào hai thời sáng tối, lập một công khóa nhất định, hạn định số câu niệm Phật nhiều ít: hoặc là mấy trăm câu, mấy ngàn câu, tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà định số. Chẳng cần biết là rảnh hay bận, không niệm đủ số đó không được. Còn ngoài ra thì chẳng cần biết là lúc nào, đang ở chỗ nào đều niệm được cả. Càng niệm nhiều càng tốt. Thời gian niệm càng lâu càng hay.
Hỏi: Vừa làm việc vừa niệm Phật được không?
Ðáp: Lúc đang vác củi, gánh nước cũng niệm Phật được. Lúc đang cọ nồi, rửa chén cũng niệm Phật được. Lúc cày bừa, cuốc xới, cắt cứa cũng niệm Phật được. Chẳng luận là đi, ngồi, ngủ nghê, thậm chí lúc đang đại tiểu tiện cũng đều có thể niệm Phật. Nói chung, trừ lúc phải dùng trí óc làm việc, ngoài ra thì dù đang làm gì cũng chẳng trở ngại việc niệm Phật cả.
Hỏi: Nên niệm Phật lớn tiếng hay là niệm nhỏ tiếng?
Ðáp: Niệm lớn tiếng cũng tốt, niệm nhỏ tiếng cũng hay. Miệng không niệm nhưng tâm thầm niệm cũng tốt. Chỉ trừ lúc đang nằm trên giường hay đang ở chỗ không sạch sẽ thì nên thầm niệm trong tâm, chẳng được niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng là không cung kính. Nhưng lúc gặp chuyện nguy cấp, chẳng cần biết là đang ở chỗ nào, cứ việc niệm ra tiếng.
Hỏi: Học Phật thì nên thờ hình Phật nào?
Ðáp: Thờ một mình đức A Di Ðà Phật hoặc tượng Tây Phương Tam Thánh đều được (A Di Ðà Phật và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí gọi là Tây Phương Tam Thánh).
Hỏi: Nên thờ tượng Phật ở chỗ nào?
Ðáp: Nếu có phòng trống, dành riêng một phòng thờ Phật là tốt nhất. Nếu không có, thờ Phật ngay trong phòng mình ở cũng được. Nói chung là phải chọn nơi sạch sẽ. Trước tượng treo màn vải vàng, lúc không niệm Phật, buông màn xuống. Làm vậy để khỏi đến nỗi khinh nhờn. Tốt nhất là để tượng Phật hướng mặt về Ðông, người niệm Phật đối trước tượng Phật, hướng mặt về Tây. Nếu chẳng thể làm vậy được thì thờ tượng ở phương nào thuận tiện cũng được.
Hỏi: Nếu không có chỗ nào thuận tiện, không thờ Phật có được không?
Ðáp: Nếu thực sự không có chỗ nào thuận tiện, miễn sao tâm thành thì không thờ tượng Phật cũng được. Lúc niệm Phật hướng về Tây là ổn.
Hỏi: Nên dùng những thứ gì để cúng dường Phật?
Ðáp: Thông thường dùng hương, hoa, đèn, nước trong, trái cây v.v... Nếu không lo liệu được, thiếu một vài thứ hoặc không có thứ gì hết cũng xong. Nhưng tuyệt đối chẳng được cúng rượu hoặc đồ mặn cũng như đốt giấy tiền, vàng mã trước Phật.
Hỏi: Nên hành lễ trước Phật như thế nào?
Ðáp: Tùy ý. Hoặc là dập đầu lạy, hoặc là vái, hoặc khom mình, hoặc chắp tay; nhưng dập đầu lễ bái là cung kính nhất, có thể tiêu tội, tăng phước.
Hỏi: Lúc niệm Phật có nên quỳ trước mặt Phật không?
Ðáp: Chẳng nhất định. Quỳ niệm, đứng niệm, vừa đi vừa niệm đều được. Cốt yếu là phải thành tâm. Quỳ niệm rất tốt mà ngồi niệm cũng hay.
Hỏi: Cụ nói hai thời niệm Phật sáng tối, phải lập một khóa trình, phiền cụ lập cho tôi một khóa trình có phải là hay hơn không?
Ðáp: Khóa trình vốn là dựa theo thời gian, sức lực của chính mỗi người mà quy định. Ngài đã cầu tôi thì tốt nhất là tôi soạn ra một nghi thức thật đơn giản cho ngài vậy.
Nếu như ngài có sức thì có thể hành trì thêm nhiều hơn, có thể thêm vào kinh Di Ðà, chú Vãng Sanh, kệ Tán Phật, văn Ðại Phát Nguyện. Những bài kinh ấy trong sách Thiền Môn Nhật Tụng có chép đủ cả, những chỗ lưu thông kinh Phật đều có. Khóa sáng thì lúc vừa ngủ dậy, khóa tối thì trước khi đi ngủ, rửa tay, súc miệng, đến trước tượng Phật, thắp nhang, dâng nước, chắp tay cung kính, rồi quỳ hoặc đứng, hoặc ngồi xếp bằng, dùng tâm chí thành niệm theo thứ tự sau:
- Nam mô thập phương Thường Trụ Tam Bảo (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật (niệm một lần, lễ một lạy).
- Nam mô A Di Ðà Phật (trăm câu, ngàn câu, hai, ba ngàn câu, càng nhiều càng hay. Tùy mỗi người rảnh hay bận mà định số, nhưng phải từ ít tăng lên nhiều, chẳng được từ nhiều giảm ít đi. Vô luận niệm nhiều hay ít, chẳng cần phải lạy).
- Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).
- Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (như trên).
- Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (như trên).
- Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ.
Trên đền bốn ân nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề,
Hết một báo thân này,
Cùng sanh cõi Cực Lạc.
(lễ ba lạy)
Hỏi: Khóa trình này rất hay, xin giảng thêm về chữ “thập phương Tam Bảo”.
Ðáp: Tám phương, phương trên và phương dưới gọi là mười phương. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Phật là Giáo Chủ. Pháp là kinh điển để tu nhân chứng quả do Ðức Phật giảng. Tăng là những pháp tử chiếu theo lời Phật dạy tu hành, đã chứng thánh quả Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, và các cao tăng đạo cao, đức trọng, hoằng pháp lợi sanh.
Phật, Pháp, Tăng đều gọi là Bảo (quý báu) vì có thể phát sanh, tăng trưởng pháp thân, huệ mạng của hết thảy chúng sanh, giống như của báu trong thế gian có khả năng nuôi sống thân mạng của con người. Phải hiểu rằng khi niệm Tam Bảo chính là biểu thị mình hoàn toàn lấy Phật, kinh điển Phật nói và các vị Bồ Tát, cao tăng tu hành đúng theo lời Phật làm thầy của mình. Mình từ những vị đó quy hướng trở thành tín đồ Phật giáo.
Hỏi: Xin hỏi vì sao phải niệm Phật Thích Ca?
Ðáp: Là vì pháp môn Niệm Phật do chính Ngài dạy cho chúng ta. Niệm Phật lạy Ngài chính là chẳng dám quên bỏ nguồn gốc vậy.
Hỏi: Tại sao lại còn phải niệm Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát?
Ðáp: Vì người niệm Phật lúc lâm chung, hai vị Bồ Tát này cùng với đức A Di Ðà Phật đồng thời đến tiếp dẫn về Tây Phương. Vì thế niệm Phật xong phải niệm danh hiệu và lễ bái hai vị Bồ Tát này.
Hỏi: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là những vị Bồ Tát nào?
Ðáp: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là tất cả những vị Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc đều rất thanh tịnh. Ba chữ Ðại Hải Chúng ngụ ý các vị Bồ Tát ấy nhiều như nước biển. Sớm muộn gì ta cũng sẽ làm bầu bạn với các vị Bồ Tát ấy, vì thế cần phải niệm niệm lễ bái họ.
Hỏi: Kệ Hồi Hướng có tác dụng gì?
Ðáp: Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!
Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc thế giới thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.
Vì thế, người học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.
Hỏi: Xin cụ giảng qua ý nghĩa từng câu trong bài kệ Hồi Hướng.
Ðáp: Câu thứ nhất và câu thứ hai nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường. Câu thứ ba nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật. Câu thứ bốn nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Câu thứ năm và thứ sáu nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh. Câu thứ bảy và thứ tám nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.
Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.
Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.
Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.
Hỏi: Khóa trình cụ vừa lập ở trên cố nhiên rất đơn giản, nhưng có người quá đỗi bận rộn, không lúc nào rảnh thì làm sao thực hiện được?
Ðáp: Vẫn có biện pháp. Chẳng luận là đang ở đâu hay bất cứ lúc nào (niệm vào lúc sáng sớm tốt nhất), hướng mặt về Tây, lễ ba lạy, liền niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật” cho đến hết một hơi. Hơi dài thì niệm một hơi mươi câu càng hay. Hơi ngắn thì một hơi niệm vài câu cũng được. Tổng cộng niệm đủ mười hơi. Rồi niệm kệ Hồi Hướng. Niệm xong, hướng về Tây lạy ba lạy là xong. Ðây gọi là pháp Thập Niệm. Người rất bận mỗi ngày thành tâm chiếu theo phương pháp này mà niệm thì tương lai cũng có thể được sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới, là vì Ðức Phật A Di Ðà đã từng phát nguyện nên tự nhiên được vãng sanh không sai!
Trích: TUYẾT LƯ LÃO NHÂN TỊNH ÐỘ TUYỂN TẬP
(Tuyển tập các bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)
Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Friday, February 25, 2011
Tỉnh thức trong giấc mơ !
Sưu tầm từ :http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=23127
HL: Theo thời gian tu tập thì lần hồi hành giả sẽ có những trình tự tỉnh thức trong những giấc mơ như sau:
1. Thấy mình nằm mơ và biết mình nằm mơ rồi tác ý... "cố gắng nhớ lại giấc mơ" để ngày mai kể lại cho người khác nghe.
2. Mơ thấy mình gặp trở ngại và dùng công phu của mình để giải tỏa vấn đề.
3. Mơ thấy mình ở trong căn phòng rất là bề bộn
4. Sau đó lại mơ căn phòng trống trải ra, và cho đến không còn cái gì cả kể cả cái giường. Tới giai đoạn này (4) hành giả không còn hay ít khi nằm mơ thấy mình làm này, làm nọ nữa.
Rồi hành giả bước qua giai đoạn sám hối trong giấc mơ:
1. Hành giả đi cầu và cái cầu tiêu lại rất là dơ, vách tường đầy phân, và cái cầu cũng nghẹt luôn.
2. Sau đó thì cầu sạch sẽ.
3. Hành giả đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mà ói và mửa rồi đến giai đoạn khạc nhổ.
Tới giai đoạn này rồi thì cái chuyện nằm mớ đã là hiếm rồi. Giai đoạn cuối cùng của những giấc mơ diễn tả sự sám hối là hành giả khạc ra khói và sau cùng là ánh sáng. Đến đây thì hành giả có suy nghĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ thì đều có cảm giác là ai đó phạm lỗi chớ không phải là mình! Tâm mình nó bình thản trước những lỗi lầm thuộc về quá khứ. Những giấc mơ vào lúc này toàn là điềm báo chuyện sắp xảy ra trong tương lai. Còn chuyện mình tập trong giấc mơ nó lại trở thành việc phụ; có cũng được, không có cũng xong. Tuy vậy, những giấc mơ thuộc về công phu kể trên, và chỉ được tính: Khi hành giả cố gắng tập trước khi đi ngủ, hay tập cho tới lúc mình ngủ hồi nào mà không biết nữa.
Hai Lúa
Đôi hàng xin được chia sẻ ,chỉ là hiểu biết còn nông cạn và trải nghiệm của bản thân chưa được là bao trong việc tu tập ,nhưng cũng xin đóng góp cùng các bạn.
Giấc mơ ,là một trạng thái tự nhiên của một con người bình thường ,dân gian ta có câu :"Đố ai nằm ngủ không mơ ?",khi chúng ta vào giấc ngủ tự nhiên theo nhịp sinh học của thân xác,thì trong giấc ngủ chúng ta thường mơ đó là trạng thái quân bình của Tâm Sinh lý ,một ngày những ức chế ,những khó khăn trong cuộc sống ,những suy nghỉ đều tạo nên những giấc mơ để giải tỏa cơ chế tâm lý của chúng ta ,nhưng có người mơ thì nhớ và có người thì không nhớ ,theo khoa học phân tích cho biết ,thì những ai mơ mà nhớ toàn bộ giấc mơ từng chi tiết thì người đó có một trí nhớ rất tốt ,còn những ai mơ mà nhớ chập chờn không đầu đuôi thì bộ nhớ có vấn đề.( do cuộc sống quá nhiều lo toan ,nên tạo ra hiện tượng suy yếu của bộ nhớ mà thôi ),những người bệnh của những bộ phận trong cơ thể ,thường có những giấc mơ thuộc về bệnh tật đó dưới một giấc mơ mang tính chất mà cần có những nhà phân tâm học ,thần kinh học họ lý giải ,nếu những giấc mơ thường xuyên đến ,cũng có những giấc mơ của sự báo trước một vấn đề bản thân ,gia đình và những người có tình cãm sâu đậm .
Có những người ,ban ngày làm gì tối ngũ thường hay mơ trở lại những việc đang làm dở dang của họ mà họ quá để tâm,có những người khi ngũ mơ ( người khác chứng kiến ) họ giải quyết một việc làm mà đang dang dở ,như làm bài toán mà bị bế tắc ,thì họ đang ngủ và thức dậy đến chổ bàn học làm nốt bài toán đó trong thời gian ngắn và đi ngũ lại ,sáng mai thức dậy và không hiểu tại sao ai đã làm giúp bài cho mình ! Một chứng bệnh của thần kinh hoặc đó là trạng thái nhập tâm ,và chúng ta mơ thiên hình vạn trạng cho mổi người chúng ta ,không ai giống ai cả ,nhớ và không nhớ được nhiều của giấc mơ mà thôi ,vì khoa học cho biết ,trạng thái ngũ và đi đến giấc mơ của chúng ta là trạng thái quân bình tâm sinh lý cho chính chúng ta.Có những giấc mơ ,bản thân người đó bị điều khiển bởi vô thức ,và đi lang thang trong khi ngũ ,được chúng ta gọi là "mộng du",một chứng bịnh của hệ thần kinh mà thôi .Có những người ban ngày làm gì tối ngũ mơ và nói ra bằng miệng luôn ( khổ cho ai bị như vậy vì khó dấu diếm vợ hoặc chồng khi có "mèo" !).
Bây giờ nói về những người có công phu tu tập theo những pháp môn của họ,để đạt đến trạng thái thanh nhẹ của thân xác ,sau một thời gian tu tập của hành giả ,mang đến quân bình cho thân xác ( Âm,Dương),như vậy trạng thái tâm sinh lý của họ rất ổn định cho nên những giấc mơ của họ thường gặp những cảnh đẹp ,thanh nhẹ . Có những hành giả tu tập đến giai đoạn làm chủ được Thân,Khẩu và Ý ,nhất là Ý ,thì trong giấc mơ đến với họ ,họ sẻ làm chủ được cái ý xảy ra trong giấc mơ ,như chính họ đang sống ( Muốn được như vậy ,hành giả phải thật thanh nhẹ ,làm chủ được ý trong một niệm ,do quá trình công phu tu tập của hành giả đó ,trong việc Thiền quán của họ ,khi đến giai đoạn làm chủ được ý kể cả trong giấc mơ là giai đoạn sửa soạn bước vào Định ( Do Thiền ,tập trung quán hơi thở ,sức tập trung càng ngày càng mạnh ,thì Định lực càng ngày càng tăng ,nếu được thì tập thêm Niệm [câu niệm mà mình thích ,nhưng đừng gây tác hại cho thân xác ,tốt nhất là Lục Tự Di Đà hay Ohm Mani Padme Hum ,v.v...Đi đứng nằm ngồi niệm liên tục trong cuộc sống và kể cả trong giấc ngủ thì sẻ có khả năng của định lực càng ngày càng mạnh ).
Khi hành giả đã làm chủ toàn bộ Thân và Tâm ,thì lúc đó sẻ không còn ngủ nửa vì đang sống trong những trạng thái tâm thức mà hành giả tu tập có được ,lúc đó là đang học trong những cảnh giới tâm thức đó ,như là đang sống ( Trạng thái của Đại Định ,cho nên không còn nửa những giấc mơ của những vị đã đạt đến trạng thái tâm thức đó ) .
Tất cả phải thông qua cái thân xác này ,không có nó không làm được cái gì cả và có nó cũng là nhiều trở ngại của chính chúng ta qua sự trả Nghiệp Thân,Khẩu,Ý ,khi trả xong thì mới đến được những trạng thái tâm thức cao để mà học và tiến hóa thành Tiên ,Phật,.Thánh ,Thần gì đó mà chúng ta mổi người đang mong muốn đến được trạng thái tâm thức đó .Như vậy mới có vấn đề đặt ra là "Tu" ( sửa lại những lổi lầm của chính mình đã tạo ra do Thân,Khầu,Ý )
Trong giấc mơ của hành giả không ai giống ai cả , không nên đặt ra những trạng thái của giấc mơ nào đó làm mẩu số chung ,chỉ có người nào đã trải qua những chứng nghiệm của trạng thái tâm thức cao họ sẻ lý giải giúp cho hành giả đó có thêm sự hiểu biết để vượt qua trạng thái tâm thức đó mà thôi.
Với sự hiểu ,biết thô thiển này ,xin được đóng góp và chia sẻ cùng các bạn.Thân
HL: Theo thời gian tu tập thì lần hồi hành giả sẽ có những trình tự tỉnh thức trong những giấc mơ như sau:
1. Thấy mình nằm mơ và biết mình nằm mơ rồi tác ý... "cố gắng nhớ lại giấc mơ" để ngày mai kể lại cho người khác nghe.
2. Mơ thấy mình gặp trở ngại và dùng công phu của mình để giải tỏa vấn đề.
3. Mơ thấy mình ở trong căn phòng rất là bề bộn
4. Sau đó lại mơ căn phòng trống trải ra, và cho đến không còn cái gì cả kể cả cái giường. Tới giai đoạn này (4) hành giả không còn hay ít khi nằm mơ thấy mình làm này, làm nọ nữa.
Rồi hành giả bước qua giai đoạn sám hối trong giấc mơ:
1. Hành giả đi cầu và cái cầu tiêu lại rất là dơ, vách tường đầy phân, và cái cầu cũng nghẹt luôn.
2. Sau đó thì cầu sạch sẽ.
3. Hành giả đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mà ói và mửa rồi đến giai đoạn khạc nhổ.
Tới giai đoạn này rồi thì cái chuyện nằm mớ đã là hiếm rồi. Giai đoạn cuối cùng của những giấc mơ diễn tả sự sám hối là hành giả khạc ra khói và sau cùng là ánh sáng. Đến đây thì hành giả có suy nghĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ thì đều có cảm giác là ai đó phạm lỗi chớ không phải là mình! Tâm mình nó bình thản trước những lỗi lầm thuộc về quá khứ. Những giấc mơ vào lúc này toàn là điềm báo chuyện sắp xảy ra trong tương lai. Còn chuyện mình tập trong giấc mơ nó lại trở thành việc phụ; có cũng được, không có cũng xong. Tuy vậy, những giấc mơ thuộc về công phu kể trên, và chỉ được tính: Khi hành giả cố gắng tập trước khi đi ngủ, hay tập cho tới lúc mình ngủ hồi nào mà không biết nữa.
Hai Lúa
Đôi hàng xin được chia sẻ ,chỉ là hiểu biết còn nông cạn và trải nghiệm của bản thân chưa được là bao trong việc tu tập ,nhưng cũng xin đóng góp cùng các bạn.
Giấc mơ ,là một trạng thái tự nhiên của một con người bình thường ,dân gian ta có câu :"Đố ai nằm ngủ không mơ ?",khi chúng ta vào giấc ngủ tự nhiên theo nhịp sinh học của thân xác,thì trong giấc ngủ chúng ta thường mơ đó là trạng thái quân bình của Tâm Sinh lý ,một ngày những ức chế ,những khó khăn trong cuộc sống ,những suy nghỉ đều tạo nên những giấc mơ để giải tỏa cơ chế tâm lý của chúng ta ,nhưng có người mơ thì nhớ và có người thì không nhớ ,theo khoa học phân tích cho biết ,thì những ai mơ mà nhớ toàn bộ giấc mơ từng chi tiết thì người đó có một trí nhớ rất tốt ,còn những ai mơ mà nhớ chập chờn không đầu đuôi thì bộ nhớ có vấn đề.( do cuộc sống quá nhiều lo toan ,nên tạo ra hiện tượng suy yếu của bộ nhớ mà thôi ),những người bệnh của những bộ phận trong cơ thể ,thường có những giấc mơ thuộc về bệnh tật đó dưới một giấc mơ mang tính chất mà cần có những nhà phân tâm học ,thần kinh học họ lý giải ,nếu những giấc mơ thường xuyên đến ,cũng có những giấc mơ của sự báo trước một vấn đề bản thân ,gia đình và những người có tình cãm sâu đậm .
Có những người ,ban ngày làm gì tối ngũ thường hay mơ trở lại những việc đang làm dở dang của họ mà họ quá để tâm,có những người khi ngũ mơ ( người khác chứng kiến ) họ giải quyết một việc làm mà đang dang dở ,như làm bài toán mà bị bế tắc ,thì họ đang ngủ và thức dậy đến chổ bàn học làm nốt bài toán đó trong thời gian ngắn và đi ngũ lại ,sáng mai thức dậy và không hiểu tại sao ai đã làm giúp bài cho mình ! Một chứng bệnh của thần kinh hoặc đó là trạng thái nhập tâm ,và chúng ta mơ thiên hình vạn trạng cho mổi người chúng ta ,không ai giống ai cả ,nhớ và không nhớ được nhiều của giấc mơ mà thôi ,vì khoa học cho biết ,trạng thái ngũ và đi đến giấc mơ của chúng ta là trạng thái quân bình tâm sinh lý cho chính chúng ta.Có những giấc mơ ,bản thân người đó bị điều khiển bởi vô thức ,và đi lang thang trong khi ngũ ,được chúng ta gọi là "mộng du",một chứng bịnh của hệ thần kinh mà thôi .Có những người ban ngày làm gì tối ngũ mơ và nói ra bằng miệng luôn ( khổ cho ai bị như vậy vì khó dấu diếm vợ hoặc chồng khi có "mèo" !).
Bây giờ nói về những người có công phu tu tập theo những pháp môn của họ,để đạt đến trạng thái thanh nhẹ của thân xác ,sau một thời gian tu tập của hành giả ,mang đến quân bình cho thân xác ( Âm,Dương),như vậy trạng thái tâm sinh lý của họ rất ổn định cho nên những giấc mơ của họ thường gặp những cảnh đẹp ,thanh nhẹ . Có những hành giả tu tập đến giai đoạn làm chủ được Thân,Khẩu và Ý ,nhất là Ý ,thì trong giấc mơ đến với họ ,họ sẻ làm chủ được cái ý xảy ra trong giấc mơ ,như chính họ đang sống ( Muốn được như vậy ,hành giả phải thật thanh nhẹ ,làm chủ được ý trong một niệm ,do quá trình công phu tu tập của hành giả đó ,trong việc Thiền quán của họ ,khi đến giai đoạn làm chủ được ý kể cả trong giấc mơ là giai đoạn sửa soạn bước vào Định ( Do Thiền ,tập trung quán hơi thở ,sức tập trung càng ngày càng mạnh ,thì Định lực càng ngày càng tăng ,nếu được thì tập thêm Niệm [câu niệm mà mình thích ,nhưng đừng gây tác hại cho thân xác ,tốt nhất là Lục Tự Di Đà hay Ohm Mani Padme Hum ,v.v...Đi đứng nằm ngồi niệm liên tục trong cuộc sống và kể cả trong giấc ngủ thì sẻ có khả năng của định lực càng ngày càng mạnh ).
Khi hành giả đã làm chủ toàn bộ Thân và Tâm ,thì lúc đó sẻ không còn ngủ nửa vì đang sống trong những trạng thái tâm thức mà hành giả tu tập có được ,lúc đó là đang học trong những cảnh giới tâm thức đó ,như là đang sống ( Trạng thái của Đại Định ,cho nên không còn nửa những giấc mơ của những vị đã đạt đến trạng thái tâm thức đó ) .
Tất cả phải thông qua cái thân xác này ,không có nó không làm được cái gì cả và có nó cũng là nhiều trở ngại của chính chúng ta qua sự trả Nghiệp Thân,Khẩu,Ý ,khi trả xong thì mới đến được những trạng thái tâm thức cao để mà học và tiến hóa thành Tiên ,Phật,.Thánh ,Thần gì đó mà chúng ta mổi người đang mong muốn đến được trạng thái tâm thức đó .Như vậy mới có vấn đề đặt ra là "Tu" ( sửa lại những lổi lầm của chính mình đã tạo ra do Thân,Khầu,Ý )
Trong giấc mơ của hành giả không ai giống ai cả , không nên đặt ra những trạng thái của giấc mơ nào đó làm mẩu số chung ,chỉ có người nào đã trải qua những chứng nghiệm của trạng thái tâm thức cao họ sẻ lý giải giúp cho hành giả đó có thêm sự hiểu biết để vượt qua trạng thái tâm thức đó mà thôi.
Với sự hiểu ,biết thô thiển này ,xin được đóng góp và chia sẻ cùng các bạn.Thân
Wednesday, February 23, 2011
Tuesday, February 22, 2011
Sunday, February 20, 2011
Saturday, February 19, 2011
Tuesday, February 15, 2011
Bóng Mát Cuộc Đời 3/5 - ĐĐ. Thích Chánh Định
http://www.youtube.com/watch?v=VSuTVd9gGxQ&feature=related
Saturday, February 12, 2011
Một tấm gương sáng của người tu tại gia
CN có 1 người bạn ,mới biết tu cũng chưa lâu lắm nhưng CN rất khâm phục và vội viết lên đây cho những ai tu tại gia tinh tấn tu theo và nhất định rằng tu không khó và sẽ đạt được kết qủa rất nhanh khi chịu khó tu tập.
Mặc dù có chồng và con cái,và phải đi làm hàng ngày và lo toan tất cả mọi việc trong ngoài,lo gia đình chồng con,giúp đỡ chị em,và còn lo giúp Chùa nữa,thấy bạn cứ chạy đầu này đầu kia,làm đủ thứ chuyện CN thấy rất tội nghiệp ,nhưng chắc vì hoàn cảnh bận rộn mà bạn ấy rất trân qúi từng chút thời gian của mình,sáng bạn ấy 3 giờ thức dậy và tu được 2 tiếng sau đó lo con ăn uống chở con đi học và bạn ấy đi làm ,đến chiều về thì nhảy vào bếp lo nấu ăn cho chồng con và sau đó vào thời khóa tu tiếp...cứ vậy mà ngày qua ngày ,tháng qua tháng bạn đã đạt được những kết qủa tu hành thật tốt....một ngày khi ngồi thiền tu tập bỗng nhiên bạn ấy rơi vào trạng thái tĩnh lặng ,an lạc lạ thường ,và không còn thấy hơi thở nữa nhưng thân tâm rất an lạc,thật ra lúc này là hơi thở đã thoát ra lỗ chân lông cho nên không còn thấy mình thở bằng mũi nữa....có nhiều người vì chưa biết trước nên khi rơi vào trường hợp này thì rất sợ hãi....sau đó bạn ấy khởi niệm lên sợ sẽ gặp những cảnh phi nhân lại phá gì gì đó nên tâm khg còn định nữa....bạn đã gọi hỏi 1 vài Thầy nhưng khg ai trả lời hài lòng và bạn đã khg định được....cho đến khi gọi gặp được HT Nhật Quang ,HT trả lời mà CN còn thấy rất hài lòng mặc dù mình còn lẹt bẹt dưới đất, HT nói với bạn ấy :" Con đã tu vào tới cửa rồi ,như người đi xa nhiều năm và trở về ngôi nhà của mình,khi mở cửa ra và vào trong nhà ngồi thì thấy nhà cửa trống không ,khg đồ đạc gì trong nhà cho nên sanh tâm lo lắng sợ hãi,HT kêu phải buông hết ,khg nghỉ ngợi gì hết ,nếu tu thêm 1 thời gian nữa thì sẽ phát tuệ,vì khi đã vào định thì trí tuệ sẽ phát sáng,lúc đó sẽ thấy và hiểu ra mọi viêc qúa khứ ,vị lai......HT nói khi tu tới đó thì có 2 trạng thái ,một là rất vui ,vui thật là vui cười hoài tối ngày,cái này cũng bỏ là bịnh đó,,,,còn trạng thái thứ 2 là buồn,rất là buồn,đột nhiên nhớ lại những người đã mất hoặc những người thân ở xa ,đó cũng là bịnh luôn.....khg được vui cũng khg được buồn ,giữ tâm rỗng rang ,vô niệm thì đó mới tu đúng "....và cuối cùng HT đã khen ngợi bạn ấy mặc dù bạn đâu có nói hoàn cảnh bận rộn của mình,HT nói :" HT rất tán thán con,mặc dù rất bận rộn với đời sống hàng ngày nhưng con vẫn tinh tấn tu tập đó là 1 điều rất đáng khen ngợi..."....làm CN thấy xấu hổ qúa cho nên thức sáng đêm hôm qua để tu đó...hihi....,hong thôi chừng nữa những bạn đồng tu bay trên trời hết còn mình CN chạy lạch bạch dưới đất thì chít chít luôn á....hihihi... vài hàng chia xẻ cùng tất cả các bạn,ai có gặp cảnh này thì nhớ lại lời khai thị của HT để biết và tiến lên,chúc các bạn năm mới luôn khoẻ và vào tới nhà Như Lai,mặc áo Như Lai,và làm con của Như Lai....
Mặc dù có chồng và con cái,và phải đi làm hàng ngày và lo toan tất cả mọi việc trong ngoài,lo gia đình chồng con,giúp đỡ chị em,và còn lo giúp Chùa nữa,thấy bạn cứ chạy đầu này đầu kia,làm đủ thứ chuyện CN thấy rất tội nghiệp ,nhưng chắc vì hoàn cảnh bận rộn mà bạn ấy rất trân qúi từng chút thời gian của mình,sáng bạn ấy 3 giờ thức dậy và tu được 2 tiếng sau đó lo con ăn uống chở con đi học và bạn ấy đi làm ,đến chiều về thì nhảy vào bếp lo nấu ăn cho chồng con và sau đó vào thời khóa tu tiếp...cứ vậy mà ngày qua ngày ,tháng qua tháng bạn đã đạt được những kết qủa tu hành thật tốt....một ngày khi ngồi thiền tu tập bỗng nhiên bạn ấy rơi vào trạng thái tĩnh lặng ,an lạc lạ thường ,và không còn thấy hơi thở nữa nhưng thân tâm rất an lạc,thật ra lúc này là hơi thở đã thoát ra lỗ chân lông cho nên không còn thấy mình thở bằng mũi nữa....có nhiều người vì chưa biết trước nên khi rơi vào trường hợp này thì rất sợ hãi....sau đó bạn ấy khởi niệm lên sợ sẽ gặp những cảnh phi nhân lại phá gì gì đó nên tâm khg còn định nữa....bạn đã gọi hỏi 1 vài Thầy nhưng khg ai trả lời hài lòng và bạn đã khg định được....cho đến khi gọi gặp được HT Nhật Quang ,HT trả lời mà CN còn thấy rất hài lòng mặc dù mình còn lẹt bẹt dưới đất, HT nói với bạn ấy :" Con đã tu vào tới cửa rồi ,như người đi xa nhiều năm và trở về ngôi nhà của mình,khi mở cửa ra và vào trong nhà ngồi thì thấy nhà cửa trống không ,khg đồ đạc gì trong nhà cho nên sanh tâm lo lắng sợ hãi,HT kêu phải buông hết ,khg nghỉ ngợi gì hết ,nếu tu thêm 1 thời gian nữa thì sẽ phát tuệ,vì khi đã vào định thì trí tuệ sẽ phát sáng,lúc đó sẽ thấy và hiểu ra mọi viêc qúa khứ ,vị lai......HT nói khi tu tới đó thì có 2 trạng thái ,một là rất vui ,vui thật là vui cười hoài tối ngày,cái này cũng bỏ là bịnh đó,,,,còn trạng thái thứ 2 là buồn,rất là buồn,đột nhiên nhớ lại những người đã mất hoặc những người thân ở xa ,đó cũng là bịnh luôn.....khg được vui cũng khg được buồn ,giữ tâm rỗng rang ,vô niệm thì đó mới tu đúng "....và cuối cùng HT đã khen ngợi bạn ấy mặc dù bạn đâu có nói hoàn cảnh bận rộn của mình,HT nói :" HT rất tán thán con,mặc dù rất bận rộn với đời sống hàng ngày nhưng con vẫn tinh tấn tu tập đó là 1 điều rất đáng khen ngợi..."....làm CN thấy xấu hổ qúa cho nên thức sáng đêm hôm qua để tu đó...hihi....,hong thôi chừng nữa những bạn đồng tu bay trên trời hết còn mình CN chạy lạch bạch dưới đất thì chít chít luôn á....hihihi... vài hàng chia xẻ cùng tất cả các bạn,ai có gặp cảnh này thì nhớ lại lời khai thị của HT để biết và tiến lên,chúc các bạn năm mới luôn khoẻ và vào tới nhà Như Lai,mặc áo Như Lai,và làm con của Như Lai....
Thursday, February 10, 2011
Chè táo xọn củ năng
Nguyên liệu
- 200g củ năng
- 200g đậu xanh
- 500g dừa nạo
- 150 g bột năng
- 1 ống van ni
- 300 g đường
- 10 lá dứa
- Muối
Cách chế biến
- Gọt vỏ củ năng, thái hạt lựu, rắc 50 g bột năng làm áo, luộc cho bột trong, lấy ra, cho nước lạnh, vớt ra lấy ráo
- Đun tan đường, nước, lá dứa, cho bột năng còn lại vào khuấy vừa chin
- Cho củ năng còn lại vào cùng đậu xanh, trộn đều.
- Nhấc xuống, cho vanni vào.
- Thưởng thức, cho nước cốt dừa vào.
Mẹo nhỏ: Củ năng được bán quanh năm tại các chợ và siêu thị trên toàn quốc. Tháng 6-10 là mùa củ năng rộ nhất.Nếu mua củ năng đã gọt vỏ, bạn nên chọn loại trắng đục, màu tươi, không có gân đen sờ vào còn cứng. Củ mềm sẽ bị bã bột, khi chế biến món ăn rất ngon.Nếu mua củ chưa gọt vỏ bạn nên chọn loại không dính bùn đất. Nên rửa thật sạch trước khi gọt.
Để củ năng đẹp sau khi gọt, trước tiên, bạn dùng dao bỏ hai đầu củ (nên gọt hơi sâu), sau đó gọt vòng quanh. nên thao tác cho củ tròn đều. Không nên ngâm củ năng trong nước vì sẽ làm mất vị ngọt và ra nước khi chế biến các món như kho, ninh...
Khi chế biến món chè táo xọn củ năng, bạn nên tắt lửa rồi mới cho vani vào. Như thế, món ăn sẽ thơm và va ni không bay hơi.
http://doquyen46.violet.vn/entry/show/entry_id/3596492
- 200g củ năng
- 200g đậu xanh
- 500g dừa nạo
- 150 g bột năng
- 1 ống van ni
- 300 g đường
- 10 lá dứa
- Muối
Cách chế biến
- Gọt vỏ củ năng, thái hạt lựu, rắc 50 g bột năng làm áo, luộc cho bột trong, lấy ra, cho nước lạnh, vớt ra lấy ráo
- Đun tan đường, nước, lá dứa, cho bột năng còn lại vào khuấy vừa chin
- Cho củ năng còn lại vào cùng đậu xanh, trộn đều.
- Nhấc xuống, cho vanni vào.
- Thưởng thức, cho nước cốt dừa vào.
Mẹo nhỏ: Củ năng được bán quanh năm tại các chợ và siêu thị trên toàn quốc. Tháng 6-10 là mùa củ năng rộ nhất.Nếu mua củ năng đã gọt vỏ, bạn nên chọn loại trắng đục, màu tươi, không có gân đen sờ vào còn cứng. Củ mềm sẽ bị bã bột, khi chế biến món ăn rất ngon.Nếu mua củ chưa gọt vỏ bạn nên chọn loại không dính bùn đất. Nên rửa thật sạch trước khi gọt.
Để củ năng đẹp sau khi gọt, trước tiên, bạn dùng dao bỏ hai đầu củ (nên gọt hơi sâu), sau đó gọt vòng quanh. nên thao tác cho củ tròn đều. Không nên ngâm củ năng trong nước vì sẽ làm mất vị ngọt và ra nước khi chế biến các món như kho, ninh...
Khi chế biến món chè táo xọn củ năng, bạn nên tắt lửa rồi mới cho vani vào. Như thế, món ăn sẽ thơm và va ni không bay hơi.
http://doquyen46.violet.vn/entry/show/entry_id/3596492
Miến xào chay
Người đưa bài: Richangyinshi 13/02/2008
Món miến xào chay ăn rất ngon,cách chế biến đơn giản,dưới đây là cách làm món miến xào chay.
Miến xào chay
Nguyên liệu:
- 50g bún tàu
- 100g đậu que
- 1 củ cà rốt
- 5 tai nấm hương
- 100g cần tây
- 1 miếng chao,tán nhuyễn
- Gia vị muối,đường,dầu hào chay,bột nêm
Cách làm:
Bún tàu ngâm cho mềm,cắt khúc để ráo
Nấm ngâm nở mềm,cắt sợi,ướp nấm với ít đường,muối và dầu hào
Cà rốt+đậu que+cần tây tất cả cắt sợi,sau đó trụng sơ để ráo
Cho chảo lên bếp,chảo nóng cho vô 2 muỗng sup dầu,cho phần chao vô xào sơ cho thơm,sau đó cho nấm+cần+cà rốt và đậu que vô xào,nêm muối,đường dầu hào chay cho vừa ăn,cho tí nước vào đậy nấp ít phút cho phần rau củ được mềm,sau đó cho phần bún tàu vô trộn đều,cho thêm khoảng 1-2 muỗng sup nước,để bún được mềm,đảo đều,sợi bún trong là được,cho món ăn ra dĩa dùng nóng với cơm. Chúc các bạn ngon miệng
-Richangyinshi-muivi.com http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=6178&Itemid=431
Thịt Heo Quay Chay
(cách làm của SDA)
CÁCH LÀM
Đại khái mình cần làm 3 lớp như sau.
Lớp đầu là phần thịt: Dùng tầu hũ ky lá, bóp rửa với nước, xả cho sạch, để ráo, ướp gia vị gồm có nước tương (soy sauce), đường, muối, ngũ vị hương (tương tự như khi ướp thịt heo quay - xem topic http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=60156 nhưng bỏ không dùng rượu và tỏi, gừng). Sis có thể trộn gia vị, nếm thử thấy vừa ăn rồi hãy đem ướp. Ướp cho thấm gia vị xong ép vào khuôn mang hấp cho chín. Mang ra ép lại cho thịt thật chặt.
Lớp kế là phần mỡ:. Dùng bột năng pha với bột gạo cho bớt dai, thêm chút xíu muối, pha với nước cho sền sệt. Đổ lên phần thịt đã hấp chín. Nhớ chừa lại một ít vừa để đổ đều kín mặt khuôn, sẽ dùng như loại "keo" để cho lớp "da" dính với lớp "mỡ". Mang hấp cho phần bột nầy chín.
Lớp cuối là phần da:. SDA dùng vỏ bánh mì loại ổ lớn mua ở chợ, bọc lại cho bánh mềm ỉu để dễ cắt lớp vỏ ngoài. Lạng lấy lớp vỏ. Đổ phần bột còn dư đã chừa lại lên mặt lớp "mỡ". Xếp vỏ bánh mì lên đều khắp, nhấn nhẹ cho bánh mì sát với lớp "mỡ". Hòa chút ngũ vị hương với muối, bột xá xíu và dầu điều với chút nước, bôi đều lên mặt bánh mì. Xong mang hấp sơ cho lớp "da" dính sát với lớp "mỡ".
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĂN
Cần làm cho phần da vàng giòn:. Có thể nướng hay chiên tùy ý. Nếu nướng, có thể quẹt thêm chút dầu hay dầu điều nếu thấy mầu chưa đủ đẹp, để phần da hướng lên trên, đem nướng trong oven dùng broil cho lớp vỏ phồng rộp lên và giòn thì mang ra. Nếu muốn dầu mỡ nhiều hơn, có thể cho ít dầu vào chảo, đợi dầu nóng, úp mặt da xuống, chiên trong chảo cho lớp da vàng giòn.
Cắt miếng vừa ăn:. Khi cắt, nhớ úp phần da xuống, dùng dao sắc cắt phần thịt và mỡ xong nhấn nhẹ cho phần da tách rời ra, tương tự như khi mình thái thịt heo quay ở nhà.
Sưu tầm từ:
http://www.vietlangdu.com/viewtopic.php?t=9636
link: http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=68784
CÁCH LÀM
Đại khái mình cần làm 3 lớp như sau.
Lớp đầu là phần thịt: Dùng tầu hũ ky lá, bóp rửa với nước, xả cho sạch, để ráo, ướp gia vị gồm có nước tương (soy sauce), đường, muối, ngũ vị hương (tương tự như khi ướp thịt heo quay - xem topic http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=60156 nhưng bỏ không dùng rượu và tỏi, gừng). Sis có thể trộn gia vị, nếm thử thấy vừa ăn rồi hãy đem ướp. Ướp cho thấm gia vị xong ép vào khuôn mang hấp cho chín. Mang ra ép lại cho thịt thật chặt.
Lớp kế là phần mỡ:. Dùng bột năng pha với bột gạo cho bớt dai, thêm chút xíu muối, pha với nước cho sền sệt. Đổ lên phần thịt đã hấp chín. Nhớ chừa lại một ít vừa để đổ đều kín mặt khuôn, sẽ dùng như loại "keo" để cho lớp "da" dính với lớp "mỡ". Mang hấp cho phần bột nầy chín.
Lớp cuối là phần da:. SDA dùng vỏ bánh mì loại ổ lớn mua ở chợ, bọc lại cho bánh mềm ỉu để dễ cắt lớp vỏ ngoài. Lạng lấy lớp vỏ. Đổ phần bột còn dư đã chừa lại lên mặt lớp "mỡ". Xếp vỏ bánh mì lên đều khắp, nhấn nhẹ cho bánh mì sát với lớp "mỡ". Hòa chút ngũ vị hương với muối, bột xá xíu và dầu điều với chút nước, bôi đều lên mặt bánh mì. Xong mang hấp sơ cho lớp "da" dính sát với lớp "mỡ".
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĂN
Cần làm cho phần da vàng giòn:. Có thể nướng hay chiên tùy ý. Nếu nướng, có thể quẹt thêm chút dầu hay dầu điều nếu thấy mầu chưa đủ đẹp, để phần da hướng lên trên, đem nướng trong oven dùng broil cho lớp vỏ phồng rộp lên và giòn thì mang ra. Nếu muốn dầu mỡ nhiều hơn, có thể cho ít dầu vào chảo, đợi dầu nóng, úp mặt da xuống, chiên trong chảo cho lớp da vàng giòn.
Cắt miếng vừa ăn:. Khi cắt, nhớ úp phần da xuống, dùng dao sắc cắt phần thịt và mỡ xong nhấn nhẹ cho phần da tách rời ra, tương tự như khi mình thái thịt heo quay ở nhà.
Sưu tầm từ:
http://www.vietlangdu.com/viewtopic.php?t=9636
link: http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=68784
Thịt heo quay chay
VẬT LIỆU - THỰC HÀNH
Phân lượng vật liệu chỉ có tính tượng trưng.
1. Chuẩn bị nước dùng chay: Hầm các loại củ quả như cà rốt, su su, bắp cải... cắt nhỏ; cứ mỗi kí lô nấu nhỏ lửa với 2 lít nước, còn lại 1,5 lít, để nguội, lọc lược qua túi vải cho nước trong đẹp, nêm chút muối cho đậm đà chứ không mặn. Sử dụng nước hầm các loại rau củ này để chế biến các món chay nói chung.
2. Làm phần da với vỏ bánh mì: Dùng loại bánh mì vỏ cứng giòn, ruột mềm xốp. Đây là loại bánh mì quen thuộc ở VN có nhiều kích cỡ lớn nhỏ, nhiều quốc gia như Pháp, Ý cũng có loại bánh mì này. Mặt trên bánh có một vết xẻ dọc hoặc hai ba vết xẻ chéo cho bánh nở rộng, mặt dưới liền lạc. Dùng dao, kéo cắt khoét lấy phần mặt dưới của ổ bánh thành một miếng thẳng thớm, xé lột bỏ bớt phần ruột mềm cho phần vỏ còn dày khoảng non một phân (# 1cm). Chỉ sử dụng phần vỏ cứng này, cắt ra thành từng miếng chừng nửa bàn tay cho dễ làm
3. Tẩm ướp phần vỏ bánh: Nếu bạn có một công thức riêng nào đó hay dùng tẩm ướp phần da heo quay mặn, miễn sao không có phụ gia gốc động vật, đều có thể dùng được. Hoặc dùng công thức gợi ý như sau: 2 muỗng súp nước trong hủ chanh muối + 4 đến 6 muỗng nước lọc + 1 hoặc 2 muỗng súp mật ong cho hỗn hợp vừa có vị ngọt nhẹ + ½ muỗng cà phê ngũ vị hương + 1 muỗng súp dầu ăn + vài giọt xì dầu cho hỗn hợp sẩm màu lại. Dùng cọ sạch quét một lớp hổn hợp gia vị lên cả hai mặt trong ngoài của miếng vỏ bánh, để qua mươi lăm phút cho khô rồi quét lại một lần nữa, để khô hoàn toàn.
4. Làm phần mỡ với bột năng: Dùng 1 chén bột năng, châm từ từ vào chừng 1 chén nước dùng chay cho hỗn hợp vừa sệt, bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy bột năng nửa sống nửa chín, hỗn hợp phải đặc sệt nhưng đổ ra vẫn ở dạng chảy được. Thời gian khuấy một chén bột chỉ chừng hai phút. Để nguội bột.
5. Làm phần thịt nạc với đậu xanh:
- Dùng một chén đậu xanh đã đải vỏ, nấu chín như nấu cơm rồi tán nhuyễn mịn hoặc tùy ý thay đậu xanh bằng khoai môn lột vỏ cắt miếng, hấp chín, tán nhuyễn mịn.
- Khuấy 2 muỗng súp bột năng với 2/3 chén nước dùng nguội. Tùy thích thêm vài giọt màu đỏ, hồng ..(loại màu thực phẩm hay dùng làm kem bánh ngọt) vào nước bột khuấy đều để tạo màu cho đậu giống "thịt" hơn.
- Cho nước bột vào bột đậu bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt mịn lại, tùy ý nêm trộn đều với chút xíu muối, tiêu, dầu ăn.
6. Tạo hình cách 1 dạng thịt đùi: Đổ lên mặt trong miếng vỏ bánh mì một lớp bột năng dày chừng 3 phân, tải đều ra, xong rồi đổ tiếp lên một lớp đậu xanh dày chừng 4 đến 5 phân, đắp nặn thành khối đẹp mắt, lớp bột đậu này sẽ đè lớp bột năng lún xuống là vừa đẹp hoặc tùy vào độ sệt của bột và sự khéo tay của người làm. Khi thao tác trét bột nên lưu ý làm nhẹ và đều tay sao cho nhìn thấy ba phần da, mỡ, thịt, liền lạc (H. 2 và H. 3). Tạo hình cách 2 dạng miếng thịt ba chỉ: Làm như cách 1 nhưng trét chen kẻ hai lần cứ một lớp bột năng dày 1 phân, rồi một lớp bột đậu dày 2 phân.
7. Sơ chế: Chuẩn bị xửng hấp, nước sôi lớn. Dùng dĩa sứ, để ngửa từng miếng bánh đã trét các lớp bột vào dĩa, hấp chỉ trong một phút trở lại vừa đủ cho lớp bột năng chín đều và trở trong là được, đừng hấp lâu, lớp vỏ bánh sẽ bị nát và đây cũng là lý do tại sao nên làm từng miếng nhỏ. Hấp xong để miếng "thịt" nguội hoàn toàn cho phần vỏ khô ráo hẳn (H. 4). Khâu này có tác dụng duy nhất là làm cho phần bột năng chín, đông lại và có sắc trong.
8. Chiên: Chuẩn bị xẻng phẳng; chảo đáy phẳng, chảo không dính càng tốt, cho vào một lượng dầu vừa đủ ngập phần da vỏ của miếng bánh, để dầu nóng vừa, đặt ngửa miếng "thịt" vào chảo cho phần vỏ cứng tiếp xúc với đáy chảo, khi thao tác chiên, dùng xẻng ép nhẹ tay lên mặt "thịt" cho phần vỏ tiếp xúc đều với đáy chảo, múc từng ít dầu rưới đều lên mặt đậu một hai lần cho thấm vị dầu. Chiên trong thời gian rất ngắn kẻo cháy vỏ bánh, vừa đủ thấy lớp vỏ phồng dộp lên là dùng xẻng xúc ra liền và luôn để ngửa miếng "thịt". Để nguội.
9. Cắt “thịt” quay chay: Để ngửa "thịt" lên mặt thớt, phần da tiếp xúc với thớt, dùng dao mỏng bén đặt lên mặt đậu rồi nhẹ tay xắn "thịt" thành từng miếng từ trong ra chứ không phải chặt từ ngoài vào. Tùy ý xắn thành miếng to nhỏ, khi sắp vào dĩa thì để ngang miếng thịt cho thấy rõ ba phần da, mỡ, thịt cho đẹp mắt .
10. Nói thêm:
- Thao tác khuấy bột năng, bột đậu xanh… cần chút ít kinh nghiệm riêng của người đứng bếp để nhận xét, nếu làm quá đặc thì các lớp "mỡ, nạc…" sẽ khó kết dính vào nhau, quá loãng thì sẽ khó tạo hình. Đây là điều không hướng dẫn hàm thụ được. Nếu cần, phải làm nhiều lần để tự mình rút kinh nghiệm.
-Gợi ý về việc dùng những vật liệu khác để thay thế vỏ bánh mì giòn VN: Bánh mì sanwich vuông, nướng lại cho phần vỏ trở vàng giòn hơn; bánh mì tròn vỏ giòn của châu Âu. Tại Bolsa, Cali. có rất nhiều cửa hàng của người Việt bán bánh mì ổ làm theo kiểu VN.
- Gợi ý về dùng vật liệu khác để làm phần "thịt nạc": Dùng hột sen nấu chín mềm tán mịn; hoặc dùng chả chay cắt lát mỏng chừng 1,5cm đặt lên lớp bột năng thay cho lớp đậu xanh rồi mới đem hấp, khi cắt thì phần chả chay này khá giống thịt nạc hơn nhưng khó dính chắc vào lớp mỡ.
- Chất lượng dầu sử dụng để chiên quyết định phần lớn chất lượng món ăn, nếu dùng dầu olive hay dầu hạt hướng dương, dầu đậu phụng. món ăn sẽ rất thơm ngon.
http://www.vietmaisau.org/forum/showthread.php?t=51860
Wednesday, February 9, 2011
THUỐC CHỐNG TAI BIẾN (STROKE)
Làm liền kẻo trể
Thuốc gồm có:
1- Hạnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g
2- Chỉ tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g
3- Đào Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g
4- Nếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột
5- Tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột
6- Lòng trắng trứng gà . . . . . . . . . .1 quả
Mua tại tiệm thuốc Bắc.
Cách làm: Tất cả đâm nhuyễn trọn đều, để tối trước khi đi ngũ trộn thêm lòng trắng trứng gà rồi đắp vào lòng bàn chân. (lấy vải bó lại cho khỏi rớt)
Nam đắp lòng bàn chân trái
Nữ đắp lòng bàn chân phải
Đắp ngũ qua đêm, nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là hết bị tai biến từ nay về sau.
Chỉ đắp một lần trong đời - Người cao máu mới dùng được
Lưu ý
-Nếu bị tai biến giật méo miệng, lưởi co rút không nói được, thì lấy kim châm hai dái tai (dưới lổ tai) nặn máu ra liền, miệng sẽ trở lại bình thường.
-Nếu bị tai biến xụi chân tay, thì lấy kim châm mười đầu ngón tay nặn máu ra liền, chân tay sẽ trở lại bình thường.
Xin phổ biến.
Thuốc gồm có:
1- Hạnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g
2- Chỉ tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g
3- Đào Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g
4- Nếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột
5- Tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột
6- Lòng trắng trứng gà . . . . . . . . . .1 quả
Mua tại tiệm thuốc Bắc.
Cách làm: Tất cả đâm nhuyễn trọn đều, để tối trước khi đi ngũ trộn thêm lòng trắng trứng gà rồi đắp vào lòng bàn chân. (lấy vải bó lại cho khỏi rớt)
Nam đắp lòng bàn chân trái
Nữ đắp lòng bàn chân phải
Đắp ngũ qua đêm, nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là hết bị tai biến từ nay về sau.
Chỉ đắp một lần trong đời - Người cao máu mới dùng được
Lưu ý
-Nếu bị tai biến giật méo miệng, lưởi co rút không nói được, thì lấy kim châm hai dái tai (dưới lổ tai) nặn máu ra liền, miệng sẽ trở lại bình thường.
-Nếu bị tai biến xụi chân tay, thì lấy kim châm mười đầu ngón tay nặn máu ra liền, chân tay sẽ trở lại bình thường.
Xin phổ biến.
PHƯƠNG CÁCH ĐỂ NHẬN MÃ SỐ MẶT HÀNG NÀO ĐỘC HẠI SẢN XUẤT TẠI CHINA ..!!
XIN CỐ GẮNG NHÌN KỸ LƯỠNG MÃ SỐ CỦA QUỐC GIA SẢN XUẤT, TRÁNH MUA DÙNG NHỮNG MẶT HÀNG CÓ GIÁ RẼ CHẾ TẠO TẠI CHINA CHỨA QUÁ NHIỀU ĐỘC TỐ GÂY CHẾT NGƯỜI NGAY TẠI ĐẤT NƯỚC CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.
ĐIỂN HÌNH LÀ SỮA CÓ CHỨA MELAMINE..V..V...GÂY NGỘ ĐỘC
HÀNG TRĂM NGÀN TRẺ EM TẠI BẢN XỨ.
Tin cần biết
Subject: hàng made in China , cách trình bày ..!!
Một cách trình bày ngoài hộp những sản phẩm Made in China..mập mờ , xin các bác để ý khi mua thực phẩm : thí dụ Hộp Green tea dưới đây :
Packed by
The royal Pacific Tea Company Inc.
Po.Box 6277.Scottdale.Arizona 85261-6277
email : royalpacific@syspac.com
Nhưng xem lại Mã số vạch vẫn bắt đầu từ số 6,,,cho tới 695...............................
Hộp, bao gói ngoài trình bày khá sang trọng ..... ra vẻ Hoàng -Gia ...( Royal )
: Phân biệt nơi Sản xuất Sản Phẩm
Date: Saturday, December 11, 2010, 7:09 AM
Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại
Mỹ, hoặc ở Philippines, Đài Loan, hoặc ở Trung Quốc?
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia
trong đó sản phẩm được thực hiện.
Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692, vv. .
lên đến và bao gồm 695 là tất cả các LÀM TẠI TRUNG QUỐC.
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm Xuất xứ Đài Loan.
Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Do đó chúng ta phải giáo dục cho chính mình, thận trọng, và cứu hộ mình.
Hôm nay, các doanh nhân Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng sẽ
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng
hết sức để không làm hiển thị tên của quốc gia sản xuất các sản phẩm
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những
số đầu tiên của mã vạch.
Sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695
CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
Sản phẩm xuất xứ từ Philippine mang mã số 480
Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:
=> LƯU Ý LÀ HÀNG TRUNG QUỐC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:
690................
691................
692................
693................
694................
695................
XIN CHÚC SỨC KHỎE & SỨC KHỎE LÀ VÀNG.
ĐIỂN HÌNH LÀ SỮA CÓ CHỨA MELAMINE..V..V...GÂY NGỘ ĐỘC
HÀNG TRĂM NGÀN TRẺ EM TẠI BẢN XỨ.
Tin cần biết
Subject: hàng made in China , cách trình bày ..!!
Một cách trình bày ngoài hộp những sản phẩm Made in China..mập mờ , xin các bác để ý khi mua thực phẩm : thí dụ Hộp Green tea dưới đây :
Packed by
The royal Pacific Tea Company Inc.
Po.Box 6277.Scottdale.Arizona 85261-6277
email : royalpacific@syspac.com
Nhưng xem lại Mã số vạch vẫn bắt đầu từ số 6,,,cho tới 695...............................
Hộp, bao gói ngoài trình bày khá sang trọng ..... ra vẻ Hoàng -Gia ...( Royal )
: Phân biệt nơi Sản xuất Sản Phẩm
Date: Saturday, December 11, 2010, 7:09 AM
Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại
Mỹ, hoặc ở Philippines, Đài Loan, hoặc ở Trung Quốc?
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia
trong đó sản phẩm được thực hiện.
Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692, vv. .
lên đến và bao gồm 695 là tất cả các LÀM TẠI TRUNG QUỐC.
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm Xuất xứ Đài Loan.
Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Do đó chúng ta phải giáo dục cho chính mình, thận trọng, và cứu hộ mình.
Hôm nay, các doanh nhân Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng sẽ
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng
hết sức để không làm hiển thị tên của quốc gia sản xuất các sản phẩm
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những
số đầu tiên của mã vạch.
Sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695
CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
Sản phẩm xuất xứ từ Philippine mang mã số 480
Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:
=> LƯU Ý LÀ HÀNG TRUNG QUỐC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:
690................
691................
692................
693................
694................
695................
XIN CHÚC SỨC KHỎE & SỨC KHỎE LÀ VÀNG.
Tuesday, February 8, 2011
QUÁN NIỆM VÔ THƯỜNG - Nhạc Võ Tá Hân - Thi kệ Thích Tịnh
- Nhớ lại khoảng vài năm về trước CN rất mê coi bói, nghe nói Thầy bói nào hay là chạy đi xem liền ,theo đúng lời Phật dạy là khg được xem bói ,nếu tin sâu vào nhân qủa thì đúng ngày giờ nó sẽ trổ qủa tốt ,xấu tùy theo mình đã tạo nhân gì hồi qúa khứ....anyway , có Thầy bói kia xem chuyện tương lai rất hay,ông ấy nói sau này loài người sẽ rất khổ,càng ngày trái đất càng lạnh và ngập nước,trồng trọt rất khó khăn,mọi thứ cây trái ,hoa màu đều biến thành đá hết,con người sẽ bị thiếu lương thực trầm trọng ....cho nên chúng ta ,mỗi người phải ráng tu nhiều nhiều lên,làm phước nhiều thì mới thay đổi được tai nạn của thiên nhiên...Phật dạy tất cả mọi vật do tâm con người tạo ra....nhiều người thiện thì vùng đất đó sẽ gặp mọi việc tốt lành,mưa thuận ,gió hoà....các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau tích đức cho con em của chúng ta,lỡ gặp những cảnh này thì khổ lắm,khi qủa chưa trổ thì chúng ta có thể chuyển được,đừng để qúa muộn màng thì kêu Trời,kêu Phật cũng khg thể giúp nổi mình,ngay hiện tại giờ chúng ta đừng phí phạm đồ ăn,xài hết phước thì sẽ bị nghèo khổ lắm....
Địa Ngục (7 - 7).avi
http://trigiai.blogspot.com/2011/02/phim-ia-nguc-va-nhac-che-loi-tu-bai-toi.html
Friday, February 4, 2011
Tuesday, February 1, 2011
Subscribe to:
Posts (Atom)