Showing posts with label Ngưỡng Quan. Show all posts
Showing posts with label Ngưỡng Quan. Show all posts

Saturday, October 6, 2012

Thuốc trị các bịnh gan: chai gan, cứng gan...

images_1

Nay xin gởi những kinh nghiệm Mẹ tôi bị bệnh chai gan hay gọi là cứng gan.
Mẹ tôi bị hai thứ bệnh cùng lúc. Cứng gan hay chai gan và bị thủng (hay gọi là xưng chân có nước).


Cách trị bệnh xưng chân, bụng có nước hoặc gọi là thủng. Mẹ tôi nhờ người ở bên Việt Nam hay Hawaii có Dứa dại. Lấy cuống xắc nhỏ sao vàng hạ thổ.
Bốc một nắm lớn, cho vào siêu thuốc bắc, độ ba chén nước, dun lửa nhỏ cho đến khi còn lại một chén, để ấm và uống làm ba lần trong ngày.
Tối sẽ đi tiểu rất nhiều, sẽ thấy kết quả trong vòng ba ngày thì tất cả sẽ không còn thủng và không còn nước trong chân nữa.
Sau đây là phương cách trị Cứng gan:
Mẹ tôi uống Wheat grass có bán ở Whole Foods hay Jamba Juice.  (xin xem phần dưới)
Uống một ngày chừng 3 ounces sẽ trị được vàng da, lòng trắng của mắt cũng màu vàng, gan cũng không còn hoạt động nữa theo như bác sĩ gia đình của Mẹ tôi cho tôi biết.   ( hãy về lo hậu sự cho bà trong vòng sáu tháng bà cụ sẽ đi.)
Thế là tôi cho Mẹ tôi uống Wheat grass (Bạn tôi giới thiệu). kiên trì uống 3 ounces mỗi ngày trong vòng sáu tháng cũng như khi qua khỏi thời gian bác sĩ cho biết Mẹ tôi sẽ ra đi trong vòng sáu tháng.
Sự tin tưởng, kiên trì uống wheat grass này của Mẹ tôi đã kéo dài cho Mẹ tôi còn sống trong vòng sáu (6) năm.
Mẹ tôi đã trồng loại wheat grass này tại nhà , cũng như đã giới thiệu cho nhiều người khác. Và những người này bị tương tự như Mẹ tôi tất cả đều khỏi. Mọi người đều thoát khỏi những hiểm nguy. Và nay họ đã còn sống.
Nay tôi viết lên đây để cho mọi người biết với sự khuyến khích của bạn tôi nên tôi mới nêu ra trên đây để cho mọi người biết.
Có những thắc mắc như thế nào xin liên lạc với tôi.
frank95133@comcast.net.
Cầu chúc cho những ai bị bệnh này nếu tin tưởng thì sẽ khỏi.
Frank

-----------------------------------------------------

Ghi chú của Pháp Khánh:

Quý vị có thể tìm mua wheat grass, hạt trồng và máy xay wheat grass tại:  www.wheatgrasskits.com

Hoặc tại tiệm whole foods: www.wholefoods.com

Hoặc mua uống tươi tại tiệm Jamba juice

Có một số vị gọi cho biết họ đã bị kết quả khám nghiệm viêm gan, họ đã ăn chay từ một ngày trong tuần, sau đó tăng lên hai ngày rồi trường chaỵ

Và uống Aloe Vera (Hai đến ba lần trong ngày, mỗi lần 2 oz, uống lúc sáng ngủ dậy và trước bữa ăn 40 phút) Quý vị có thể mua Aloe Vera trên mạng internet

Và uống nhiều trà A Ti Sô (Artichoke) trong ngày. Trong vòng 4 tháng họ thử máu lại với kết quả bình thường và đã lành bịnh, đồng thời bịnh tiểu đường cũng lành.

Cũng có nhiều vị chữa lành bịnh gan bằng cách uống nước gạo lức rang tại trang sau đây: Uống nước gạo lức

--End---

www.QuanTheAmBoTat.com

Thursday, August 23, 2012

14 cái tâm của đời người

Trong chúng ta ai cũng có một cuộc sống. Có người rất hài lòng, có người rất bất mãn nhưng mọi người đã sống ra sao? Bạn có những cái “tâm” này không?

Tâm báo ân

images962428_14tam

(ảnh minh họa)

Người có ân đối với bạn, không thể quên ân phụ nghĩa, cần phải biết đền đáp. Đối với tất cả chúng sinh, chúng ta đều cần phải có tâm báo ân, có những chúng sinh đời này tuy chưa có ân nghĩa gì, nhưng đời trước chắc chắn có ân nghĩa.

Bởi tất cả chúng sinh đều từng làm cha mẹ của bạn, cho nên tất cả chúng sinh đối với chúng ta đều có ân, dù là người đã từng làm tổn thương chúng ta, vì thế cần phải báo ân.

Tâm cung kính

Đối với cha mẹ, thầy cô, thế hệ trước đều cần phải có tâm hiếu thuận và cung kính. Ngoài ra, những bậc có tuổi tác lớn hơn bạn, học vấn cao hơn bạn, hoặc người có những cống hiến cho nhân loại và xã hội, những người có tâm thiện, đều nên khởi lên tâm cung kính.

Tâm cung kính không có sự phân biệt thân sơ, đối với hết thảy con người đều cần phải cung kính, bạn cung kính người khác, người khác sẽ cung kính bạn, cho nên tâm cung kính là pháp thù thắng tăng thêm phước báo cho mình.

Tâm tôn trọng

Trước tiên cần phải tôn trọng chính mình, tiếp đến tôn trọng những thành viên trong gia đình, và sau cùng tôn trọng tất cả người khác, thường xuyên nở nụ cười trên môi, ăn nói lễ độ, khiêm nhường, có tâm tôn trọng lẫn nhau.

Đối với kẻ thù cũng nên tôn trọng, tôn trọng thiện ý của họ, tôn trọng học vấn, hành vi, chính kiến của họ…

Tâm vô chấp

Cội nguồn của bể khổ ở đời là phiền não, căn nguyên của phiền não là chấp trước, gốc rễ của chấp trước là ngã chấp (chấp có cái tôi), ngọn nguồn của ngã chấp là vô minh.

Có tư tưởng của “ngã” (cái tôi), nhất định sẽ có mặt ngã chấp và tâm tự tư tự lợi (ích kỷ), tâm ích kỷ mang đến sự phân biệt giữa bạn và ta, đã có tâm phân biệt nhất định sẽ có các phiền não tâm tham và tâm sân hận.

Tâm vô cầu

Người không có trí tuệ thì tham tâm và dục vọng tương đối nhiều, cho nên không có niềm vui và hạnh phúc. Bạn càng tham cầu và chấp thủ, thì khổ não từ đó cũng ngày một trở nên nhiều thêm. Người thật sự có trí tuệ là vô dục vô cầu, tâm vô tham sẽ có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhõm và an vui.

Tâm tri túc

Phải có tâm hài lòng mới có thể có tâm tri túc (biết đủ). Mỗi một con người chúng ta dù cuộc sống nghèo khó, hoàn cảnh tồi tệ hay giàu có, tốt đẹp, tất cả đều cần có tâm tri túc.

Bởi vì so với một số người tử vong ngoài ý muốn, chúng ta vẫn đang còn sống, chính là nhờ có phước, thì càng phải tỏ ra tri túc, có tâm tri túc mới có thể có được niềm vui, tục ngữ nói rất hay, rằng: “tri túc thường lạc” (biết đủ thường vui), kinh Phật nói: “Tri túc nhân thị thánh hiền” (người biết đủ là thánh hiền).

Tâm khiêm tốn

Tục ngữ: “Hư tâm sử nhân tiến bộ, kiêu ngạo sử nhân lạc hậu” (khiêm tốn làm người ta tiến bộ, kiêu ngạo làm người ta lạc hậu).

Thất bại lớn nhất đời người là kiêu ngạo và tự cao tự đại. Cho nên chúng ta làm bất cứ việc gì đều cần phải khiêm tốn, không nên tự đại, kiêu ngạo.

Tâm nhẫn nhục

Tâm nhẫn nhục chính là tâm thái có thể tiếp nhận sự sỉ nhục và phê bình của người khác, trong cuộc sống chúng ta cần phải có khả năng tiếp nhận sự phê bình và chỉ trích của người khác.

Người có thể tiếp nhận người khác chỉ trích, mới có cơ hội cải chính khuyết điểm, một người có khả năng nhẫn nhục, khó nhẫn có thể nhẫn, khó làm có thể làm được, chính là người có trí tuệ nhất.

Tâm sám hối

Nếu bạn làm việc sai quấy, trước tiên phải biết lỗi lầm, sau đó sám hối (ăn năn hối cải), sám hối sau này không tái phạm những lỗi lầm tương tự.

Mỗi ngày làm thêm chút việc tốt, giảm thiểu chút việc xấu, lúc nào cũng có tâm sám hối, ắt thiện niệm (ý nghĩ tốt) của bạn ngày một tăng thêm, ác niệm (ý nghĩ xấu) ngày một giảm bớt, thì phước báo của bạn sẽ mau chóng trở lại, tai vạ liền rời xa bạn.

Tâm hành thiện

Chúng ta trước tiên nhận biết điểm khác biệt giữa thiện và ác, việc có ích lợi và đem đến niềm vui cho dù là trực tiếp hay gián tiếp đối với chúng sinh thì gọi là “thiện”, việc có tổn hại và đau khổ gián tiếp hay trực tiếp cho chúng sinh thì gọi là “ác”.

Chúng ta bất cứ lúc nào cũng cần phải dùng ái tâm vô điều kiện, từ tâm rộng lớn, thiện niệm vô tư đi giúp đỡ người khác, quan tâm người khác, chăm sóc người khác, hãy nhớ rằng muốn làm việc tốt không thể tồn tại tư tưởng và hành vi ích kỷ “vị ngã”.

Tâm tinh tấn

Nỗi xót xa, buồn đau lớn nhất đời người là tự chà đạp mình, tự khinh thường mình, tự ruồng bỏ bản thân mình.

Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng cần phải có tâm tinh tấn (cần mẫn chăm chỉ), nếu bạn không có tâm tinh tấn, cho dù có cơ hội tốt lần nữa, cũng sẽ tuột khỏi tầm tay, cho nên người có trí tuệ sẽ lấy tâm tinh tấn, khéo nắm bắt gìn giữ nhân duyên, không lười biếng, buông thả.

Tâm bác ái

Cần có tâm bác ái đối với hết thảy chúng sinh, tâm bác ái chính là tâm Bồ-tát, buông bỏ tâm ích kỷ và tự ái, coi trọng người khác, yêu thương người khác, quý mến người khác, vì thương yêu người khác có thể mất đi tính mạng chính là tình yêu bao la cao cả.

Tâm quý mình

Trước khi yêu người khác bạn nên học cách yêu thương bản thân mình trước. Yêu bản thân mình như thế nào? Quý trọng sinh mệnh của mình, tôn trọng đạo đức của mình, giữ gìn sức khỏe của mình, yêu quý cuộc sống của mình, có mục tiêu nhân sinh của mình, có sở thích của mình.

Trên thế giới không có người thập toàn thập mỹ, không nên miễn cưỡng mình, không nên làm tổn thương tâm hồn của mình.

Tâm tự tin

Trong cả cuộc đời, không có nỗi đau thương nào tồn tại mãi mãi, nỗi đau đớn dù sâu đến đâu, vết thương dần dần cũng sẽ khỏi.

Trong đời người không có vận rủi, cảnh khốn cùng nào không thể bước qua được, bạn không thể ngồi bên nó đợi nó tan biến hoặc bỏ mạng, bạn chỉ có thể nghĩ cách vượt qua nó.

Trong đời người không có sự thập toàn thập mỹ nào vĩnh cửu, chung cục sẽ phải có một ngày kết thúc. Bạn đã có lòng tin của bản thân, thì đã có sự kiên cường, tức cũng sẽ có kỳ tích sáng tạo.

Nguyễn Phước Tâm
(Bộ môn Ngoại ngữ, trường Đại học Trà Vinh)
Theo Zgnhzx

Thursday, August 16, 2012

Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC LỂ VU LAN HAY VU LAN BỒN

images959154_Y_nghia_le_Vu_Lan_bao_hieu_2

“Trung Nguyên ngày hội vong Vu Lan,
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Mùa của chư Tăng ngừng tưởng niệm,
Bảy đời cha mẹ thoát u quan.”
(Trúc Diệp)
Posted Image
“Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là gì? “Vu Lan Bồn” là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana (chữ cổ dùng để viết trong Kinh Phật). Ý dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ"
Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Bắt nguồn từ tích ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, chứng được 6 phép thần thông, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha mẹ - không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển - đã dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đang ăn đi đến chỗ mẹ ở mà dâng mẹ. Bà mẹ đang đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước của bà quá nặng, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật.
Ngài dạy : Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được
Nghe vậy
Ngài Mục Kiền Liên thưa với đức Phật : Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được?
Đức Phật dạy rằng : Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhơn gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ,
Rồi Ngài Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát được cảnh ngạ quỷ mà về cõi cực lạc.
Do vậy, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có người nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân (như cha mẹ, ông bà…) trong ngày Tăng Tự tứ gọi là lễ VU LAN.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là Tết Trung nguyên, đã trở thành ngày truyền thống trong dân gian, ngày của những người con hiếu thuận hướng về các đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà cha mẹ tổ tiên của mình. Riêng người Phật tử lại là ngày hội lớn của mùa báo hiếu. Ngày "Vu Lan thắng hội". Ngày noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên.
Posted Image
NGÀY XƯA CÓ MẸ
tac gia : Thanh Nguyên
Khi con biết đòi ăn
MẸ là người đút cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tâu
MẸ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc MẸ ngày thêm sợi bạc
MẸ đã thành hiển nhiên như Trời Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài MẸ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên.
MẸ là người đã cho con cái tên
Trước cả khi con cất lên tiếng MẸ.
MẸ,
Cái tiếng gọi từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
MẸ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc.
MẸ,
Có nghĩa là duy nhất.
Một bầu trời.
Một mặt đất.
Một vầng trăng.
MẸ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và nước mắt.
Chỉ có một lần MẸ không ngăn con khóc
Là khi MẸ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi MẸ không còn.
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng
Rồi những đứa trẻ lại chào đời, và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm MẸ trong ngày
Tiếng trẻ con gọi MẸ ngân nga khắp mặt đất này
Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng.
MẸ,
có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Một đóm lửa thiêng liêng cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối
MẸ,
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ
Cổ tích của những ai còn mẹ là
Ngày xưa có một ông vua,ngày xưa có một nàng công chúa
Cổ tích của con là
Ngày xưa có MẸ…
Posted Image
DẤU LẶNG
Tác giả : Quế Lâm
Ngày xưa còn ngây dại
Con không hiểu tại sao
Chữ mẹ có dấu nặng
Con thường hay hỏi nắng
Nắng cũng chỉ lặng yên
Con thường hay hỏi mưa
Mưa lạnh lùng không nói
Ngày nối ngày trôi qua
Tóc mẹ ngày thêm bạc
Một vài vết chân chim
Chập chờn nơi khóe mắt
Tuổi xuân mẹ vụt tắt
Theo từng ngày con khôn
Dấu nặng như lòng mẹ
Nuôi con lớn từng ngày
Vai mẹ nhiều vết chai
Vì nặng đôi quang gánh
Áo mẹ sờn bạc lắm
Vì mưa nắng trên đồng
Trên đường đời mênh mông
Con luôn luôn có mẹ
Posted Image
MẸ
Đỗ Trung Quân
Con không đợi
một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy ngẩn ngơ
Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?
Con mỗi ngày một lớn thêm
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài lên áo cho con
Một nụ hồng bạch
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài cho con những bông hồng
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không ?
Nghìn bài thơ chất ngập cả tâm hồn
Đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc


Trích từ blog (Cọng rơm cuối mùa)

Wednesday, August 15, 2012

Ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu

images959154_Y_nghia_le_Vu_Lan_bao_hieu_2

Vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, là ngày lễ Vu Lan. Ngày này các chùa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ.

Dâng hoa cúng dường chư Phật trong lễ Vu Lan

Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam.

Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”. Giải có nghĩa là gỡ ra cho khỏi vướng mắc, cởi trói buộc, giải mê lầm.

Ngài Mục Kiền Liên dâng cơm cho mẹ nhưng bà không nhận được (ảnh Internet)

Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân, thì thấy bà đang ở cõi ngạ quỷ vô cùng đói khổ.

Ngài đem cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ ngài khi được cơm thì lòng tham nổi lên, sợ người khác trông thấy mà đến giành giựt hay xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm đưa vào miệng liền biến thành than hồng không ăn được.

Ngài vô cùng thương xót mà không biết làm sao cứu, bèn trở về thưa với Phật, xin ngài từ bi chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ. Phật dạy rằng vào ngày trăng tròn tháng bảy, tức là ngày lễ Tự Tứ của chư Tăng, sau ba tháng an cư kết hạ thanh tịnh, hãy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng để cúng dường, nhờ sự chú nguyện của chúng Tăng thì mẹ Ngài sẽ được giải thoát. Ngài Mục Kiền Liên tuân theo lời Phật dạy, thỉnh chúng Tăng chú nguyện và nhờ đó mẹ ngài, bà Thanh Ðề đã được sanh về cõi trời.

Phật tử cúng dường chư tăng để tăng phước đức trong quá trình tu tập (ảnh Internet)

Ngày xá tội vong nhân được dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa vào thời Đường và được truyền sang nước Việt từ năm 1302, sau đó lễ này rất thịnh hành vào thời đại Phật Giáo nhà Trần qua việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” có nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói.

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Dần dà về sau tại miền Nam Việt Nam, tập tục cúng cô hồn này biến thể từ hình thức đến nội dung, chuyển từ khuôn viên chùa ra ngoài dân gian và được lan rộng tổ chức tại các xí nghiệp thương mại và tại các công ty tư lập theo truyền tụng rằng, ngày này cửa địa ngục rộng mở, ngạ quỷ được phóng thích, nên cúng tế chúng để được buôn may bán đắt, tai qua nạn khỏi.

Ngày xưa cúng cháo hoa và vàng mã cho cô hồn, canh ốc nhồi nấu với chuối xanh cho người sống; ngày nay giết gà, mổ bò, mổ heo làm cỗ linh đình gọi là cúng cô hồn nhưng thực là cúng cho người sống. Là Phật tử chúng ta không nên đi theo vết mòn xưa cũ, chỉ nên cúng chay theo truyền thống mà không nên giết hại súc vật và nên phát tâm bố thí đến những người nghèo khổ cùng là phóng sinh để báo hiếu cho cha mẹ ông bà quá vãng.

Theo Tuvienhuequang

Wednesday, June 13, 2012

Chuyện lá đu đủ chữa khỏi ung thư

gshien4_jpg

Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.

Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.
Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.

7/15 người uống có kết quả?
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).

Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?
Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.

Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết.

Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...
Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh "tứ chứng nan y" vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

GS Nguyễn Xuân Hiền.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Chưa được khoa học công nhận
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

Không nên lẫn lộn "paw paw đu đủ" và "paw paw Bắc Mỹ". Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.
GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.
Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.

Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.

Thông tin những bệnh nhân được cứu sống từ lá đu đủ

Theo danh sách GS Nguyễn Xuân Hiền cung cấp, PV đã trực tiếp trao đổi với các bệnh nhân và đơn vị nghiên cứu lá đu đủ chữa ung thư tại Việt Nam để thông tin rõ vấn đề.

Những cái chết...  hồi sinh?
Lần theo số điện thoại còn lưu lại của GS Nguyễn Xuân Hiền, chị Nguyễn Thị Hạnh (45 tuổi ở 36 đường Giải Phóng, Hà Nội) cho biết, chị không rõ mình khỏi bệnh do nước lá đu đủ hay các loại thuốc mà chị đã uống.
Chị Hạnh kể, năm 2004, chị phát hiện bị ung thư buồng trứng và đã phẫu thuật cắt hết buồng trứng cùng cổ tử cung, sau đó truyền hóa chất và xạ trị. Ở bệnh viện về chị rất suy sụp và đã tìm đến bài thuốc uống nước sắc lá đu đủ của GS Nguyễn Xuân Hiền.
Thực tế, ngoài lá đu đủ chị còn uống nhiều loại thuốc từ thuốc ung thư đến phục hồi gan (hỏng gan do hóa chất)... được mua từ Mỹ về. Có thời điểm, riêng tiền thuốc của chị 1 ngày trị giá cả một cây vàng. Chị kiên trì điều trị như vậy rồi bệnh lui lúc nào không biết. Năm 2008 thì chị khỏi hẳn.
Riêng về lá đu đủ, theo chị rất cần các nhà khoa học nghiên cứu xem có chất gì bởi chị thấy: Nước sắc lá đu đủ nếu để bên ngoài, chỉ 1 vài tiếng là rất thối. Cho vào tủ lạnh ngày hôm trước đến hôm sau mà nước cũng biến đổi từ màu xanh đục sang trong veo.
Bác Nguyễn Trường Thế (68 tuổi ở số 10/8 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) đã uống bài thuốc của GS Nguyễn Xuân Hiền một năm thì khoẻ mạnh. Trao đổi với chúng tôi, vợ bác Thế cho biết, đầu năm 2010, chồng bác ăn không ngon, ngủ không yên, chiều đến thường xuất hiện những cơn đau tức ngực. Đi khám ở Bệnh viện Đống Đa cho kết luận có khối u ở phổi, bác Thế được chuyển đến Bệnh viện U bướu Hà Nội điều trị.
Sau một thời gian nằm viện, bác Thế được trả về. Vô tình nghe người ta mách uống nước lá đu đủ chữa khỏi bệnh, bác tìm đến GS Nguyễn Xuân Hiền và uống cho đến giờ. Hiện, sức khoẻ của bác Thế đã dần được hồi phục. Hằng ngày, bác vẫn đưa đón cháu đi học, phụ giúp vợ con việc nhà.

GS Nguyễn Xuân Hiền đang tư vấn bài thuốc chữa ung thư bằng lá đu đủ cho bệnh nhân qua điện thoại.

Khỏi ung thư phổi nhưng chết vì di căn xương
Trao đổi với gia đình bệnh nhân Lê Văn Sang (71 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội), bị ung thư phổi sau 5 tháng kiểm tra lại khối u xơ hóa hết, chị Thu con gái bệnh nhân cho biết, ông đã kéo dài được gần chục năm và mất do di căn xương. Theo chị Thu, bố chị bị ung thư phổi giai đoạn muộn không thể phẫu thuật, tia xạ 40 lần kiểm tra lại khối u vẫn không bé đi. Gia đình đã cho cụ uống lá đu đủ theo hướng dẫn của GS Nguyễn Xuân Hiền cùng với tam thất sống. Kết quả kiểm tra lại khối u teo đi, chỉ còn lại một đốm mờ nhưng cụ lại rất đau xương, bệnh viện kết luận di căn ung thư xương và cụ mất vì bệnh này.
Chị Nghiêm Thị Lanh (48 tuổi ở khu 10 xã Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, chị bị đau tức ngực và âm ỉ khắp nơi, đi khám bác sĩ kết luận u vú và chuyển Bệnh viện K xét nghiệm kết luận ung thư. Chị sợ ung thư động dao kéo nhanh chết nên về nhà và được họ hàng mách cho ở xã bên có người bị ung thư não uống nước lá đu đủ tới nay khỏi bệnh.

Chị đến hỏi và biết được do GS Nguyễn Xuân Hiền hướng dẫn nên gọi điện để xin bài thuốc. Uống hơn 10 ngày thấy đỡ, chị tìm đến tận nhà GS hỏi kỹ hơn. Cho đến nay, sau khi uống thuốc được 1 tháng 12 ngày, chị cho biết bệnh đại tràng mạn tính của chị không còn, cũng không còn cảm giác đau râm ran khắp người, chỉ còn tức ngực. Khối u của chị nhỏ nên chị vẫn không thấy. Chị cho biết, chị sẽ uống hết 3 tháng rồi đi xét nghiệm mới biết lá đu đủ có tác dụng chữa được ung thư hay không. Trước mắt uống nước lá đu đủ chị thấy mình khoẻ mạnh và giảm rất nhiều đau nhức.

Khảo sát hoạt tính chống ung thư của nước lá đu đủ

"Dù kết quả nghiên cứu cho thấy lá đu đủ có hoạt tính ức chế tế bào ung thư nhưng khi bị ung thư vẫn nên đến Tây y điều trị, chỉ nên dùng lá đu đủ để hỗ trợ".

PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên

Theo giới thiệu của GS Nguyễn Xuân Hiền, chúng tôi đã gặp và trao đổi với PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - người đang cùng một số đồng nghiệp và học viên, sinh viên nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính chống ung thư của dịch chiết nước lá đu đủ.
PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên cho biết, lý do nhóm nghiên cứu tiến hành các đề tài này là vì tình trạng ung thư ngày càng nhiều, Tây y chữa trị có nhiều tác dụng phụ khiến có nhiều bệnh nhân không chịu đựng được. Đông y có thế mạnh khai thác dược thảo, lấy các hợp chất từ thiên nhiên để điều trị. Đặc biệt, thế giới có nhiều công bố về tác dụng của lá đu đủ chữa khỏi ung thư nên nhóm muốn nghiên cứu các hoạt chất sinh học và thử nghiệm xem có tác dụng thực sự hay không.
Hơn nữa, ngoài công bố về bài thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ đã được ông Stan Sheldon ở vùng Gold Cost, Australia sử dụng để chữa lành bệnh ung thư phổi cho chính bản thân ông và 16 người khác, các bác sĩ Australia đã thử nghiệm và công nhận công hiệu của lá đu đủ trong điều trị ung thư.
Gần đây, một số nhà khoa học ở Phòng Thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, Nhật Bản đã hợp tác với nhau để nghiên cứu về khả năng phòng chống ung thư của lá đu đủ. Kết quả nghiên cứu của họ công bố vào đầu năm 2010 đã chỉ ra rằng, dịch chiết nước của lá đu đủ có khả năng ức chế sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư thử nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tuỵ... Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với dịch chiết trên, 24 giờ sau có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt.
Trong một thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học còn phát hiện ra các hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy sự sản sinh ra tế bào lympho Th1 - tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của người. Kết quả này gợi mở khả năng điều trị và ngăn chặn bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn dị ứng ở người của các hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ, cũng như khả năng sử dụng chúng như là chất hỗ trợ miễn dịch. Cũng trong nghiên cứu này, các tác giả đã công bố rằng, những hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng kháng ung thư, nhưng không gây độc đối với các tế bào lành tính khác. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật và người.
“Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về tác dụng chống ung thư của lá đu đủ, kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các mẫu thí nghiệm đều có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với vitamin C ở cùng một nồng độ thử nghiệm và đều có hoạt tính ức chế một số dòng tế bào ung thư mà chúng tôi đã khảo sát", PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên thông báo.

Theo các nhà nghiên cứu, lá đu đủ có chứa các alcaloid như carpaine, pseudocarpaine, dehydrocarpaine và choline. Ngoài ra, trong lá đu đủ còn có saponin, carposide, myrosin, rutin, resin, tannins, flavonols, benzylglucosinolate, linalool, malic acid, methyl salicylate, enzym papain và chymopapain, calci, sắt, magne, mangan, photpho, kali, kẽm, beta-caroten, các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E và vitamin C (trong lá cao hơn trong quả). Năm 2007, một nhóm nhà khoa học ở Italia đã công bố rằng, trong dịch chiết methanol của lá đu đủ có chứa các phenolic acid như caffeic acid (0,25mg/g lá khô), coumaric acid (0,33mg/g), protocatechuic acid (0,11mg/g), kaempferol (0,03mg/g), quercetin (0,04mg/g), 5,7-dimethoxycoumarin (0,14mg/g).

Theo Thúy Nga - KTO

Monday, March 19, 2012

CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY

taisinh1

CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY
Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC
American BroadcastingCorporation phát hình vào lúc 10 giờ đêm
thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994)

Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đã đoàn tụ với năm người con của bà ở đời sống trước tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan. Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi tìm con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ. 
Bà tên là Jenny và lúc nào cũng biết và nhớ là mình đã có một đời sống ở kiếp trước nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình đã từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi. 
Một trong những giấc mơ và luôn luôn hiển hiện trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary trong nỗi đơn độc đau khổ của mình và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con bà mà thằng lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh bà, đã hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc còn nhỏ. Nàng nghĩ rằng mình đã có lỗi khi phải từ bỏ các con bơ vơ nơi cõi trần và nàng quyết định phải đi tìm con cho bằng được.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, khi mới bắt đầu cầm được viết, Jenny đã vẽ bản đồ làng với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan ở trường học, Jenny đã khám phá ra rằng bản đồ mà nàng đã vẽ từ trong trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp đã thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide. 

Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với hình ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn phòng, góc bếp, với hình ảnh nhà thờ quán chợ nơi thị trấn hiền hòa Malahide. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cõi trần nên nàng quyết định đi tìm con. 

Jenny sắp đặt kế hoạch nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên cho một thôi miên gia chuyên môn tìm hiểu quá khứ. Ông này đã giúp Jenny nhớ lại thật nhiều hình ảnh chi tiết của Mary và ngôi làng của cô ở vào năm 1919, cách thức ăn mặc, đi đứng nằm ngồi và nấu nướng của Mary hồi ấy. Qua thôi miên Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra hình nhà thờ. Tuy nhiên có một điều thất vọng là Jenny vẫn chưa nhớ ra được tên họ tức last name của Mary là gì, điều này đã gây ra rất nhiều trở ngại cho việc kiếm tìm các con của nàng sau này. 

Cuối cùng Jenny đã để dành đủ tiền để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan đi tìm những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những con đường xưa lối cũ. Ðến nơi đó, nàng đã đứng lặng trước một căn nhà mà bên kia là ngã ba đường dẫn về thành phố. Nàng thấy sao hình ảnh này quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đã vẽ. Nàng nhủ thầm rằng Malahide đây chính là chìa khóa mở cửa vén lên bức màn về sự thật của kiếp sống trước của nàng, là bước chân khởi đầu trên con đường tìm con. 

Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn phòng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary chết vào năm 1930 cùng với những người con của bà này. 

Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó có một gia đình mà người mẹ tên là Mary đã chết sau một thời gian ngắn khi sanh đe,��‘ể lại sáu đứa con còn sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton và sau khi bà Sutton qua đời, các đứa con đã được gửi vào các cô nhi viện. 

Ðúng như trong trí tưởng và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny cảm thấy nỗi đau khổ trùng trùng. Nàng biên thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan để dò hỏi tin tức và sung sướng thay, Jenny được tin tức từ một vị giáo sĩ ở một nhà thờ thành phố Dublin. Sau khi thư từ qua lại với các sở họ đạo và cả với bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho tên của tất cả sáu người con của bà và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Syvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny. 

Sau đó, qua niên giám điện thoại Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng ở đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC. 

Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn với nhiều tình cảm lẫn lộn nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60 nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử đối với các con của nàng, vẫn có cảm giác mạnh là mẹ của họ.

Mary và các con của nàng hay là các con của Jenny ở kiếp sống trước đang dần dần trở nên một thực thể, tâm tư của nàng bây giờ thật xáo trộn: Nàng thuộc về đâu? thuộc về đời sống hiện tại hay thuộc về đời sống quá khứ với các con nàng tìm ra? Có lẽ không trông mong một điều gì là tốt hơn cả. Nàng nhủ thầm như vậy và hãy để thời gian trả lời. 

Jenny đang bước vào giai đoạn cuối cùng của công cuộc tìm kiếm, nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Ðài BBC muốn dự án tìm con của Jenny trở thành một tài liệu sống của sở nghiên cứu của đài nên đã thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất là đặt sự phúc lợi và niềm an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết. 

Chờ mãi không thấy sự hồi âm của đứa con thứ hai mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại. Nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc. Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 13 tuổi và bây giờ vào ngày thứ ba 15 tháng 5 năm 1990 Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn được gặp Jenny ngay. 

Như đã thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này họ đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ. 

Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng và cuối cùng Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động; Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già đã ôm nhau với những giòng nước mắt tuôn trào. Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được một khái niệm về trí tưởng lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy. Họ cũng không ngờ rằng có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng. 

Với sự giúp đỡ của Sonny, công cuộc kiếm tìm các con của Mary được tiếp tục suốt những năm tháng dài sau đó và cuối cùng vào năm 1993 Jenny đã hội ngộ đoàn tụ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ chúng qua đời anh em mới được đoàn tụ với nhau và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ trẻ đã tái sinh ra trong kiếp này để đi tìm chúng. 

Năm nay 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đã được cậu con cả, nay đã 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đã nói trước ống kính thu hình và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có gì cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể còn trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có gì cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi." 

Quả vậy, kiếp sống con người trùng trùng duyên khởi, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác. Trong giòng đời vô tận ấy, chúng ta đã liên hệ với biết bao nhiêu người, giầu nghèo sang hèn xấu đẹp và biết đâu họ chẳng là cha mẹ, là ông bà, là anh em, là những người thân của của chúng ta và ngày nay nhờ có những máy điện toán tối tân, các nhà toán học và nhân chủng học đã cho chúng ta biết rằng mỗi chúng ta có tới 68 tỷ cha mẹ ông bà từ quá khứ đến hiện tại và tất cả nhân loại đều là anh em họ hàng của chúng ta. Nhận được sự liên hệ ấy, chúng ta cảm thấy dễ thương, dễ hiền hòa và dễ tha thứ trong sự giao thiệp hàng ngày với mọi người. 

Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC ( American BroadcastingCorporation ) phát hình vào lúc 10 giờ đêm thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994