Showing posts with label Ngưỡng Quan. Show all posts
Showing posts with label Ngưỡng Quan. Show all posts

Tuesday, January 1, 2013

Những lời chúc tết năm Quý Tỵ 2013 hay và ý nghĩa nhất.

logo tet 2013

Happy New Year 2013

1 nụ cười cho lòng thêm ấm áp.
1 ánh mắt cho hạnh phúc tràn đầy.
1 lời nói cho trọn vẹn niềm tin.
1 cái nắm tay cho yêu thương còn mãi.
1 sự chờ đợi cho tình mãi bền lâu.
1 chút hờn ghen cho yêu thương toả sáng.
1 trái tim hồng cho tình yêu thuỷ chung.

Những lời chúc đã quen thuộc trong nhiều năm:

- Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!

- Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng.

- Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!

- Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!

- Chúc một năm mới vui vẻ, 12 tháng sức khoẻ, 52 tuần thành công, 365 ngày hạnh phúc, 8.760 giờ tốt lành, 525.600 phút may mắn, 31.536.000 giây như ý…

- Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý…

- Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…

- Cung chúc tân niên, Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.

- Today 3 people ask me about you. I gave them your details and contact. They’ll be finding you soon. Their names are Happiness, Wealth and Love. Cheers – Happy New Year”. (Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn và tôi đã giúp để họ tìm đến với bạn ngay. Tên của 3 người ấy là Hạnh phúc, Thịnh vượng và Tình yêu”.

- Chào buoi toi , chào tạm biệt ngày cuối cùng của năm, chào tạm biệt những buồn vui lẫn lộn, chuẩn bị sẳn sàng để đón chào năm mới, đêm nay giao thừa lại về, năm mới lại đến, chúc cho ai đó hạnh phúc bên nữa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ,chúc cho ai đó tìm được nhau sau tháng năm dài xa cách, chúc cho năm mới tràng đầy niềm vui, hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều, HAPPY NEW YEAR  2013!!!

- Năm hết Tết đến .*.*. Đón em Rắn  , tiễn anh Rồng  .*.*. Chúc ông, chúc bà .*.*. Chúc cha, chúc mẹ .*.*. Chúc cô, chúc cậu .*.*. Chúc chú, chúc dì .*.*. Chúc anh, chúc chị .*.*. Chúc luôn các em .*.*. Chúc cả các cháu .*.*. Dồi dào sức khỏe .*.*. Có nhiều niềm vui .*.*. Tiền xu nặng túi .*.*. Tiền giấy đầy bao .*.*. Đi ăn được khao .*.*. Về nhà người rước .*.*. Tiền vô như nước .*.*. Tình vào đầy tim .*.*. Chăn ấm, nệm êm .*.*. Sung sướng ban đêm .*.*. Hạnh phúc ban ngày .*.*. Luôn luôn gặp may .*.*. Tràn đầy hạnh phúc!

- Tờ lịch hôm nay rơi xuống sẽ chính thức khép lại năm 2012:
Kính chúc các Bà, các Ông, các Cô, các Chú, các Chị, các Anh sang Năm Mới có Bầu Trời sức khỏe, Sự Nghiệp sáng ngời & Vạn Sự như ý, Tỷ Sự như mơ, làm việc như Thơ, đời vui như Nhạc, coi tiền như Rác, coi Bạc như rơm, chung thủy với Cơm và Sắc Son với Phở!!!

- CHÚC MỪNG NĂM MỚI. 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý. Wishing you 1 year of happiness, 12 months of fun, 52 weeks of gladness, 365 days of success, 8760 hours of good health and 525600 minutes of good luck !

- Ngàn lần như ý, Vạn lần như mơ, Triệu sự bất ngờ, Tỷ lần hạnh phúc.

- Tống cựu nghênh tân – Vạn sự cát tường – Toàn gia an phúc

- Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng.

- Tết tới tấn tài – Xuân sang đắc lộc, Gia đình hạnh phúc – Vạn sự cát tường

- Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Cùng chúc nhau Như ý, Hứng cho tròn An Khang, Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

- Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ

- Tôi cầu xin Trời: Hãy mang niềm vui và sức khỏe đến cho các bạn của con mãi mãi. Trời nói: chỉ có thể 4 ngày! Tôi nói: được, Ngày Xuân, Ngày Hạ, Ngày Thu, Ngày Đông. Trời lại nói: vậy 3 ngày thui. Tôi cũng nói: Được, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Trời nói: Không được, vậy 2 ngày. Tôi nói: Được, ngày sáng và ngày tối. Trời nói: Không được, chỉ một ngày duy nhất. Tôi lại nói: cũng được. Trời ngạc nhiên hỏi: Ngày nào? Tôi nói: ngày mà tất cả bạn bè tôi còn sống! Trời khóc … và nói: Sau này tất cả bạn của ngươi ngày ngày đều khỏe mạnh và vui vẻ. Happy New Year!

- Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong…. tất cả mọi lĩnh vực….

- Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.

- Mùa xuân xin chúc
Khúc ca an bình
Năm mới phát tài
Vạn sự như ý
Già trẻ lớn bé
Đầy ắp tiếng cười
Trên mặt ngời ngời
Tràn đầy hạnh phúc

Xuân đến hy vọng
Ấm no mọi nhà
Kính chúc ông bà
Sống lâu trăm tuổi

Kính chúc ba mẹ
Sức khoẻ dồi dào
Đôi lứa yêu nhau
Càng thêm nồng ấm

Các em bé nhỏ
Học giỏi chăm ngoan
Chúc Tết mọi người
Năm mới hoan hỉ
Gặp nhau niềm vui…

- Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu
Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương
Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quí
Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

Những lời chúc ngắn gọn, nhẹ nhàng:

- Năm mới thái độ yêu đời mới!

- Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới!

- Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!

Chúc nhau bằng thơ, câu đối:

- Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành

- Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

- Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG.
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC,
Công thành danh toại chúc VINH QUANG..

- CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

- Cung chúc tân niên một chữ nhàn.
Chúc mừng gia quyến đặng bình an.
Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui

- Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

- Tui cũng xin chúc bà con
Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên
Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên
Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi!

CHÚC NĂM MỚI

- Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
- Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
- Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự là Man.
- Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
- Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
- Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
- Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
- Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn.
- Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan.
- Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

Lời chúc dành cho năm NHÂM THÌN 2012

- Nàng Tý 08 vui vẻ mời. Chàng Rắn  mạnh khỏe tới. Pháo hoa rực sáng đêm giao thừa. Chúng ta vui mừng đón chào năm mới!

- Mừng 2013 phát tài phát lộc/ Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ/ Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới/ Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa/ Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!

- :•.(¯`°´¯).• ¤*•,¸.¸,¤*•,¸.¸, •*¤*•,¸.CHÚC MỪNG NĂM MỚI,•*¤*•,¸.¸, •*HAPPY•*HAPPY NEW YEAR *•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,¸.¸ ,•*¤*•,¸.,•*¤*•,¸.¸, •*?,•*¤*•,¸.,•*¤*•,¸ .¸,•*?*¤*•,¸.¸,•* ..^^..

“Quý Tỵ  đã đến, ăn nhậu lai rai, tiền vô như nước, muốn gì cũng được, thịnh vượng bình an, chúc mừng năm mới!”.

“Quý Tỵ  vừa sang, hạnh phúc mênh mang, ý chí vững vàng, niềm vui rộn ràng, tiền bạc lai láng, sức khỏe cường tráng, cả nhà cười vang, chúc mừng năm mới”, “Gâu gâu gâu! Anh sống thật lâu, tiền vô như nước, gia đình đại phước, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tuôn trào!…”.

Những lời chúc vui vui:

- Chúc ông bà 1 tô như ý. Chúc cô chú 1 chén an khang. Chúc anh chị 1 dĩa, 1 dĩa…tài lộc!

- Giao thừa sắp đến.Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

- Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

- Thay mặt nhân dân của một đất nước có hơn 2 triệu người chết đói cách đây 63 năm xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí. Hoặc: Thay mặt những gia đình nghèo, nạn nhân của các cơn bão năm qua trên đất nước ta, xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí!

CHÚC các game thủ năm mới:

Năm mới tết đến.
Chúc cash dồi dào.
Level tấn tới
Chơi ngày càng pro
Pet level khá
Ko sợ anh nào
Golem chuyện nhỏ
Mấy hit là die
Với các char khác
Ko sợ char nào
Ko còn gặp cảnh
Anh lùn 6 hit
Chị cung combo
Anh búa nhảy bửa
Anh kiếm special
Ninja stun grip
Mạng ko còn lag
Chơi game o o
Ko còn bị dis
Ko còn khinh công

MỪNG XUÂN QÚY TỴ 2013

NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua
MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà
CHÚC tặng trên đời thêm chữ Hỷ
MỪNG vui khắp chốn cất lời ca
HẠNH dung lễ nghĩa ngời tâm ngọc
PHÚC lộc, công danh rạng ánh ngà
CHAN chát trống kèn, Lân hợp cảnh
HÒA đàn, tấu sáo rộn ràng ca

“Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cữu

Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương

Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quí

Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường”

Rắn  ơi ta bảo rồng  này,
Rắn  đem vàng bạc chất đầy nhà ta.
Nỗi buồn, nước mắt đem ra,
Niềm vui, hạnh phúc Rắn  mau tha về …
Khắp thị thành, khắp thôn quê,
Trẻ con tíu tít mừng reo lì xì.
Cụ bà, ông lão nâng ly,
Bách niên giai lão sức tì hơn trâu.
Mẹ ta trường thọ sống lâu,
Cha ta chân cứng dãi dầu tráng niên.
Em ta thỏa chí thanh niên,
Bạn ta thành đạt, làm nên công hầu.
Rắn  ơi Rắn  nhắn dùm ta,
Phát tài phát lộc muôn nhà an vui …

Lẻ chín an khang, cát tường, hạnh phúc

LẺ tẻ dăm ly cạn lại đầy

CHÍN mười câu chúc rót vào đây

AN vui đón Tết “KHÔNG KHÔNG CHÍN”

KHANG thái mừng xuân “Quý Tỵ” này

CÁT nhật vin cành dăm nhánh lộc

TƯỜNG hoa điểm xuyết mấy cành mai

HẠNH đào ngũ quả tròn mơ ước

PHÚC ấm đáo gia dạ ngất ngây.

Tết đến ăn chơi đến phủ phê

Nào tiền thưởng tết lại trúng đề

Phen này ta quyết ăn tết lớn

Bà con cô bác thấy là mê

TÂN NIÊN QÚY TỴ 2013

Phục hồi kinh tế khắp nơi nơi
Nhân loại cùng vui rộn tiếng cười
Vẻ mặt trẻ già thôi héo hắt
Cuộc đời trai gái lại xinh tươi
Công nông làm lụng càng ra sức
Thương sĩ lo toan gắng góp lời
Năm mới thăng hoa nhiều đổi mới
Mừng Xuân Quý Tỵ thật yêu đời.

Vè chúc tết năm QUÝ TỴ 2013

Nghe vẻ nghe ve░♥░ Nghe vè Tết đến░♥░Bạn bè thân mến ░♥░Cùng nhau sum vầy░♥░Sức khỏe tràn đầy ░♥░ Gia đình hạnh phúc ░♥░ Nhà nhà sung túc ░♥░ Mừng đón xuân sang ░♥░ Một nhành mai vàng ░♥░ Bên mâm ngũ quả ░♥░Tiếng cười rộn rã ░♥░ Vang khắp mọi nhà ░♥░ Đây đó gần xa ░♥░ Tiếng cười trẻ nhỏ ░♥░ Rộn rang ngoài ngỏ ░♥░ Mừng tuổi ông bà ░♥░ Kính chúc mẹ cha ░♥░ Sống lâu hạnh phúc ░♥░ Cháu con xin chúc ░♥░ Làm ăn phát tài ░♥░ An khang thịnh vượng

Thursday, December 13, 2012

Bài thuốc gia truyền đặc trị bệnh gan của người Chăm Pa

Là kỹ sư nông nghiệp nhưng lại đam mê nghề thuốc, ông Trà Quang Doan (SN 1960, ngụ thôn Đại An, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã học hỏi bài thuốc chữa bệnh gan theo bí quyết của người Chăm - pa cổ xưa, mày mò rút ngắn công thức chế biến với mong muốn bài thuốc hiệu quả này được phổ biến đến khắp nơi.

Bài thuốc 19 loài cỏ cây

Theo ông Doan, gan là một “nhà máy lọc chất” trong cơ thể, thanh lọc chất độc, tiếp thu dinh dưỡng nuôi cơ thể. Khi chức năng gan yếu, cơ thể thường mệt mỏi, dẫn đến dễ dàng phát sinh nhiều bệnh tật. Phương pháp chữa bệnh của ông mang tính khoa học khi không dùng phương pháp bắt mạch, mà lấy kết quả chẩn đoán Tây y làm nền tảng. Bài thuốc trước đây của người Chămpa có khoảng 70 vị thuốc, sau này ông nghiên cứu rút gọn lại còn 19 loại, công dụng không đổi.

Với mong muốn được phổ biến bài thuốc, ông Doan không giấu tỷ lệ kết hợp. Mười chín vị thuốc này bao gồm: Cây chum hoa (lục lạc ba lá) 10g, diệp hạ châu (cây chó đẻ) 10g, ngưu tất (cỏ xước) 10g, mã đề 10g, trinh nữ 10g, cỏ mực 5g, cỏ sữa 5g, hà thủ ô 5g, móng tranh 5g, lá lốt 5g, bạc thau 5g, cam thảo 5g, bồ ngọt (rau ngót) 5g, lạc tiên 5g, mần trầu 5g, mằn ri hoa tím 10g, rau má 5g, bướm bạc 10g, chìa vôi 5g. Tổng trọng lượng các vị thuốc là 130g và tỉ lệ này phải chính xác thì bài thuốc mới có tác dụng như lời tác giả bài thuốc nói.

Ông Doan chia sẻ, thông thường lấy thuốc buổi trưa tốt nhất, bởi lúc này lượng tinh chất được cây quang hợp nhiều nhất, giữ được dược tính cao nhất. Trong một năm, ngày hái thuốc tốt nhất là ngày Hạ chí. Sau khi hái thuốc về, nên rửa sạch, sao qua trên chảo nóng, đem phơi nắng, hoặc sấy khô dùng dần. Ngoài cây bạc thau khi sao phải cho rượu, còn những vị thuốc khác đều sao bình thường.

chuagan1

Kỹ sư nông nghiệp yêu nghề thuốc Trà Quang Doan

Ông Doan có lời khuyên: Nên thực hiện công đoạn này càng nhanh càng tốt, bởi nếu để lâu, lượng dược chất có trong thảo dược bị giảm do khô héo. Thông thường một thang có thể đun để dùng thay nước uống hàng ngày, nhưng để đạt hiệu quả cao hơn nên sắc thành thuốc.

Cách nấu thuốc, theo ông Doan là khá đơn giản: Ban đầu cho thuốc vào nồi, đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn khoảng một bát (một chén ăn cơm). Lần thứ hai cũng làm tương tự, nhưng lượng thuốc còn lại chỉ còn 0,8 bát thì thành thuốc. Với mỗi thang thuốc, ngày uống hai lần, còn trẻ nhỏ có thể uống ½ thang. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn các loại rau, qủa, giảm ăn chất béo, thức ăn chứa nhiều đạm.

Chữa bệnh không lấy tiền

Sinh ra trong một gia đình có 8 anh em, là anh cả nên cuộc đời ông Doan trải qua nhiều vất vả. Thấm thía cảnh nghèo, ông quyết tâm theo đuổi con đường khoa cử, năm 1981 thi đậu vào Khoa Trồng trọt, Trường Đại học Nông Nghiệp II (Tp Huế). Tốt nghiệp, ông xin về Quảng Nam phục vụ quê hương.

Nghề nghiệp của ông vốn gắn bó với những loại cây trồng, lại thêm ý thích nghiên cứu những loài cây thuốc nên chàng kỹ sư đặc biệt lưu tâm đến những loài cây có

công dụng chữa bệnh cứu người. Những cuốn sách y học cổ truyền luôn là sách “gối đầu giường”, như cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ông nghiền ngẫm 30 năm nay đã rách cả gáy.

Bài thuốc chữa bệnh gan theo bí quyết của người Chăm pa ->

Điều tình cờ thú vị khác là trong dòng tộc nhà ông Doan, từ trước đến nay mỗi người lại sở hữu một bài thuốc riêng. Chú ông có bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, mẹ ông sở hữu bài thuốc chữa thận nhiễm mỡ, chữa xương khớp; bản thân ông giỏi về chữa gan.

Những bài thuốc không để kiếm tiền, mà trong xóm có ai bị bệnh thì những lang y này tự nguyện đến giúp người bệnh, hái thuốc đem đến cho không. “Chúng tôi quan niệm bài thuốc của gia đình là để cứu người, không lấy tiền”, ông Doan nói. Không như nhiều người khác giữ riêng bí quyết bài thuốc gia truyền, ông lại sẵn sàng chia sẻ bí quyết chế bài thuốc, dẫn những người thích học nghề đi tìm cây thuốc, hướng dẫn tỉ mỉ cách pha chế.

Chỉ là “nghề” tay trái, và nỗi khổ của người bệnh khiến mình trăn trở nên với những người bệnh ở xa tìm đến, người đàn ông tốt bụng này thậm chí còn thu xếp nơi ăn chốn ở, dù hoàn cảnh gia đình mình không khá giả gì. Chuyện nhiều người ở xa nhờ ông bốc thuốc mà không hề biết mặt là chuyện thường.

Chị Ngô Thị Duyên (ngụ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho biết: Trước đây em trai chị bị bệnh gan, lại hay uống rượu nên bệnh ngày càng nặng. Sau khi đã “vái tứ phương” mà chẳng mang lại hiệu quả, được mách bài thuốc của ông Doan, người bệnh nay đã chuyển biến tích cực: Da dẻ mềm trở lại, ăn được nhiều, tăng được khoảng 5kg, tinh thần tự tin hơn.

Vị kỹ sư nông nghiệp kiêm nghề thầy thuốc khuyên rằng mọi người nên có cách nhìn nhận lại những bài thuốc dân tộc, bởi một số người ở chính các nước phương Tây còn đang quay lại dùng thuốc nam và “người Việt nên biết phát huy, lưu truyền các bài thuốc dân tộc đem lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh, tránh lạm dụng vào thuốc Tây” như lời ông nói.

Theo Trịnh Ninh - PLVN

Sunday, December 2, 2012

Cách xưng hô trong Phật giáo Việt Nam

803223e9738c430d93891c6a3051f057

"Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống của bạn cả!
Vì đơn giản...
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và...Người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm. "
“Đừng hứa khi đang ... vui
“Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
“Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
“Đừng cười khi người khác ... không vui”
« Cái gì « mua được bằng tiền, cái đó rẻ ». »
« Ba năm học nói », « một đời học cách lắng nghe ».
« Chặng đường ngàn dặm luôn « bắt đầu bằng 1 bước đi ». »
Chúc An Lạc
th
---------------------------------

Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:

1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?

2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?

3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?

4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?

5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?

image

Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:

*1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh,tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.

*2) Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp:

Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia,mà thôi. Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.

*3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theođời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.

image

Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơnnhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).

Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô(nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.

Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọilà tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới. Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch, không nên lạm dụng từ vãng sanh),không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này.

image

Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền, phát triển) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tôngphái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo như sau:

1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.

2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là ThượngTọa.

3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.

Còn đối với bên nữ (ni bộ):

image

4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).

5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.

6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự,trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại Lễ hay Đại Hội Phật Giáo, trong các Giới Đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

image

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai. Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo Hội Phật Giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại Tùng Lâm, Phật Học Viện, Tu Viện, thường làcác vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa hượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các Giáo Hội Phật Giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản làTỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).

Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.

image

1)* Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư).Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ,Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em. Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, thân hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

image

2)* Khi tiếp xúc với chư tăngni, quí vị cư sĩ Phật Tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam Bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.

image

3)* Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật Tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là“Quí Phật Tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật Tử, chứ không riêng tại gia là Phật Tử mà thôi. Việc một Phật Tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật Tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời:ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứtheo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

4)* Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật Tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng,tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật Tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di  (Tín nữ, Cận sự nữ).

5)* Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt đượ cmục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.

image

6)* Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, từng đảm nhận trọng trách, hay nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.

7)* Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư Ông, Sư Cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình,hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuấtgia. Một danh xưng nữa là Pháp Sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.

8)* Danh xưng Sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danhxưng Tổ Sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.

image

9)* Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.

10)* Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Bồ tát Thường bất khinh, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh.  Cho nên đơn giản nhất là: “xưng con gọi Thầy”.

Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.

* * *

Tóm lại, ngôn ngữ,danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hôtrong đạo Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.

Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.

Cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.

image

Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật Tử tại gia cũng như xuất gia.

Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.

Sưu Tầm

Wednesday, October 10, 2012

Chữa bệnh bằng máy sấy tóc phần II

Kính tặng trang web chùa Ngưỡng Quan hai quyển sách " Chữa bệnh bằng máy sấy tóc ". Hy vọng với những biện pháp đơn giản và hiệu quả sẽ giúp quý Phật tử có được một cẩm nang Phòng và chữa những bệnh hay gặp. Kính chúc trang web chùa Ngưỡng Quan ngày càng phát triển và mang lại nhiều hạnh phúc và an lạc cho mọi người. BS Huỳnh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Tôi xin ghi lại đề mục Ông thày Cóc trong quyển chữa bệnh bằng máy sấy tóc để làm một phần trong lời mở đầu cho quyển sách nhỏ này “ Chữa bệnh bằng máy sấy tóc II ”
Cách đây gần mười năm tôi có một ông thày dạy Anh văn. Ông thường gọi học trò mình bằng anh Cóc, cô Cóc. Năm đó ông khoảng sáu mươi lăm tuổi. Ông sống ở Mỹ gần hai mươi năm. Ông về Việt Nam để nghỉ hưu và mua một ngôi nhà ở phường hai mươi bảy quận Bình Thạnh. Nhà của ông ở cạnh sông, giống như một biệt thự nhỏ. Cổng vào là giàn bông giấy, hoa nở đỏ thắm. Ông mua một chiếc ghe, có thể chở bốn người. Ghe chạy bằng máy nổ và cũng có những mái chèo. Ông chăm sóc ghe chu đáo như một người ở quê làm ruộng dành dụm mua một chiếc xe Dream về để “ trùm mềm ”. Tuy nhiên khác ở chỗ là ghe ông không trùm mềm. Bởi ông vẫn thường chở cháu nội, mời bè bạn lên ghe, thả trôi lửng lờ trên rạch trong khi ông cùng bè bạn uống trà, hoặc nhăm nhi chén rượu. Ông nói không gì thích thú bằng cho thuyền thong dong trên dòng nước, nghe tiếng máy ghe nổ vẳng từ xa, nghe tiếng nước vổ mạn thuyền, nằm thoải mái trên chiếc ghe đang lắc lư nhẹ nhàng, nhìn trời xuyên qua những tàn cây, không còn thiết gì không gian thời gian nữa. Thưa các bạn, tôi nghĩ thân mình, cơ thể mình cũng giống như chiếc thuyền của “ ông thày Cóc ”. Nếu không chăm sóc chiếc thuyền chu đáo thì thuyền hư, đáy thuyền rò rỉ, mái thuyền dột thì khi cần làm sao dạo chơi được. Còn thân thể này yếu đuối, bệnh tật thì làm sao hoàn thành công việc mỗi ngày, làm sao dạo chơi trên “ khúc sông đời ” làm sao hưởng những được những thú vui của cảnh trần gian đây? Chứ đừng nói đến việc dong chiếc thuyền thân thể này đi đến “ bờ bên kia ” được? Do đó hãy chăm sóc cơ thể này, đừng hủy hoại chúng bằng mọi cách. Các bạn có đồng ý với tôi không ?
Tôi viết quyển sách “ Chữa bệnh bằng máy sấy tóc ” cách nay đúng 14 năm ( 1998 ). Thời gian trôi nhanh quá , không ngờ được. Người xưa nói đời là đại mộng. Lúc nhỏ nghe vậy không tin. Nhưng bây giờ thì … 14 năm trôi qua quá nhanh. Tuổi mình hơn 60 rồi ! Cha mẹ thì ngày càng già yếu. Còn ông thày Cóc chắc đã già lắm hay đã mất rồi. Hạnh phúc tưởng nắm chắc trong tay đã vuột qua từng ngày, từng giờ, thậm chí từng giây. Con người từ bé đã đối diện với quá nhiều điều về tâm lý ( sợ hãi, lo lắng , suy nghĩ vẩn vơ, toan tính, khỗ đau…) về sức khõe ( đũ loại bệnh tật, mệt, đau đớn thân xác…). Mỗi ngày qua là sức khõe mỗi kém dần, bệnh tật lại bắt đầu xuất hiện. Nhiều bệnh tuổi già đã xảy ra trên cơ thể. Những phương cách mà tôi đã áp dụng có hiệu quả xin ghi lại đây. Mong sau sẽ có ích cho các bạn và gia đình. Chân thành cảm ơn những trang web có hình ảnh làm minh họa cho quyển sách này. Cảm ơn Huỳnh, vợ tôi , người mà Ơn trên đã xếp đặt duyên nợ trong đời, cùng chia sẻ ngọt bùi trong giấc đại mộng . Kính dâng lên Ba Má lòng thành này. Cầu xin cho cha mẹ tôi được nhiều sức khõe và hạnh phúc trong tuổi già
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
1) BẠN CÓ THỂ DIỆT HẾT VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở DẠ DÀY TRONG 7 NGÀY
2) TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LUYỆN TẬP VÕ THUẬT CÓ DỤNG CỤ NẶNG
3) RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ NẰM )
4) RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ ĐỨNG )
5) CÁC BÀI TẬP CHO NGƯỜI MÁ THÓP ( LÕM ) VÀ MÁ XỆ
6) CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY HÓI ĐẦU?
7) CƯỜNG TRÁNG VÀ HUYỆT TÚC TAM LÝ:
8) ĐAU NHỨC DO TƯ THẾ
9) CÁCH CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG ĐAU THẮT NGỰC TÁI PHÁT
10) TA ĐÃ TỰ HŨY HOẠI SỨC KHÕE CỦA TA BẰNG NHIỀU CÁCH
11) BỆNH UNG THƯ
12) AI ĐAU KHỔ VÌ BỆNH TRĨ ?
13) BÀI TẬP THỂ DỤC VÀ XOA BÓP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
14) VẬN ĐỘNG ĐẠI TRÀNG ĐỂ THÚC ĐẨY ĐI ĐẠI TIỆN
15) POMADE TRA MẮT TRỊ BÓN Ở NGƯỜI GIÀ !
16) CÁCH KÍCH THÍCH ĐẠI TIỆN KHI NGỒI TRONG TOILET
17) CÓ BAO NHIÊU LOẠI TẬP THỂ DỤC
18) BÀI TẬP KHỚP Ở TƯ THẾ NẰM
19) BÀI TẬP CƠ VỚI TẠ ĐÔI
20) BÀI TẬP CHO CƠ MẶT
21) BÀI TẬP CỘT SỐNG
22) TẬP HÍT THỞ
23) BÀI TẬP XOA BÓP TOÀN THÂN: đầu, mặt, cổ, gáy, bụng, hông, thận, tay, chân
24) VỔ LÒNG BÀN TAY LÊN KHẮP CƠ THỂ
25) ĂN UỐNG CHO SỨC KHÕE
26) HAI ĐỘNG TÁC LÀM HẾT BUỒN NGŨ
27) HÔN TRẦM
28) BÀI TẬP TỰ KÉO CỔ TƯ THẾ NGỒI ĐỂ CHỮA TÊ TAY, HẸP LỔ LIÊN HỢP CỘT SỐNG CỔ
29) VỌP BẺ BẮP CHUỐI ( cơ sau cẳng chân )
30) ĐỀ PHÒNG VỌP BẺ
31) ĐẤM THƯỢNG TRUNG HẠ
32) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN CHÂN:
33) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN TAY
34) CÁC MỤT NHỎ TRÊN MẶT CỦA NGƯỜI DA NHỜN
35) RỤNG TÓC VÀ CHỐC ĐẦU?
36) VIÊM NƯỚU VÀ RĂNG LUNG LAY Ở NGƯỜI GIÀ
37) ĐỂ KHÔNG BỊ SÂU RĂNG
38) LÀM SAO CHẤM DỨT TIỂU SÓN?
39) CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CAO HUYẾT ÁP
40) KIỂM TRA SỨC KHÕE ĐỊNH KỲ
41) BÀI TẬP KHỚP CHÂN, TAY, HÔNG CỔ, GỐI, CỔ CHÂN TRÊN NỆM KIMDAN
42) DÙNG VÒI SEN XỊT NƯỚC NÓNG ĐỒNG THỞI XOA BÓP CÁC KHỚP
43) ĐỌC SÁCH TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG ĐŨ ÁNH SÁNG, KHOẢNG CÁCH MẮT VÀ SÁCH QUÁ GẦN, XEM TIVI, TIẾP XÚC VI TÍNH LÂU NGÀY làm khô, mõi mắt và dễ gây tật khúc xạ mắt ( cận thị, viễn thị, loạn thị… )
44) NGẬM CAM THẢO TRỊ VIÊM HỌNG ( lại một “ tì nữ xuất sắc trong vai! ” )
45) GẶP BỆNH NHÂN NGẤT XỈU GIỮA ĐƯỜNG LÀM SAO GIÚP HỌ ???
LỜI KẾT
1) BẠN CÓ THỂ DIỆT HẾT VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở DẠ DÀY TRONG 7 NGÀY
clip_image002
Nhiều bệnh nhân bị viêm hay loét dạ dày, tá tràng khi nội soi, sinh thiết phát hiện mình có CLOTEST dương tính. Một số bệnh nhân khác xét nghiệm máu biết mình bị HP test dương tính. Trên kết quả sinh thiết hai chữ Dương Tính in bằng chữ đỏ làm nhiều bệnh nhân rất lo sợ.
* Clotest là một xét nghiệm được thực hiện khi nội soi dạ dày. Kỹ thuật viên sẽ đưa một ống vào dạ dày và lấy một mẫu mô nhỏ nơi viêm hoặc loét để cho vào một chất thạch. Nếu trong mẫu mô được lấy từ dạ dày có vi khuẩn HP thì CO(NH2)2 bị thủy phân bởi urease tạo 2NH3 + CO2 có tính kiềm làm phenoltalein chuyển thành màu hồng đỏ ( Clotest (+) )
Như các bạn biết vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ) là vi khuẩn gram (-) có hình chữ S hay hình dấy phẩy , một đầu có một chùm tua . Loại vi khuẩn này được xem như là thủ phạm gây viêm loét dạ dày. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân bị ung thư dạ dày được phát hiện do nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày
Do đó việc điều trị viêm loét dạ dày có clotest dương tính gồm 2 chuyện:
- Diệt vi khuẩn HP trong dạ dày
- Lành vết viêm hay loét dạ dày
Để thực hiện 2 mục đích này bác sĩ sẽ ghi đơn thuốc cho bạn gồm 2 nhóm thuốc. Một nhóm thuốc để thanh toán vi khuẩn HP và nhóm thuốc khác để làm giảm tiết dịch vị và làm lành vết loét dạ dày
Tuy nhiên nhiều bệnh nhân đã đau khổ với bệnh viêm loét dạ dày có clotest hoặc HP dương tính. Họ đã tốn nhiều tiền, chữa nhiều nơi mà bệnh dạ dày không khỏi và xét nghiệm lại thì Clotest vẫn DƯƠNG TÍNH. Một số lớn bỏ dở điều trị vì khi uống những kháng sinh điều trị như Metronidazole, Clarithromycine, Tetracyclline gây cảm giác xót ruột, buồn ói..
Sau đây là kinh nghiệm diệt vi khuẩn trong vòng 1 tuần, khi nội soi lại thì Clotest trở về ÂM TÍNH. Đồng thời tình trạng đau giảm hơn 80%. Công thức này có tác dụng sau: diệt vi khuẩn Helibacter Pylori + làm lành vết viêm loét ở dạ dày tá tràng + chi phí rất ít so với các công thức khác + đa số bệnh nhân không thấy xót ruột, buồn ói và cảm giác dễ chịu ở dạ dày. Đơn thuốc gồm 4 loại thuốc sau:
AMPICILLINE 0,5g 1viên x 3 lần/ ngày
OFLOXACINE 0.2g 1 viên x 2 lần/ ngày
LANSOPRAZOLE 30mg 1 viên x 2 lần / ngày
KREMIL’S 2 viên x 3 lần/ ngày
Những điểm cần chú ý khi xử dụng công thức này:
- Dành cho người có độ tuổi từ 16 trở lên
- Những bệnh nhân không dị ứng với hai kháng sinh Ampicilline và Ofloxacine
- Bệnh nhân cần kiêng: thức ăn chua, cay, nóng, lạnh, trà, cà phê, thuốc lá, những thức ăn khó tiêu như mắm, khoai mì.. và khi ăn cần nhai thức nhuyển thức ăn
- Sau 7 ngày khi nội soi lại, khi xét nghiệm clotest trở về ÂM TÍNH, thì các bạn chỉ cần uống 2 loại Kremil’S và Lansoprazole với liều lượng trên trong hai tuần nữa để làm lành vết viêm hay loét dạ dày
Chúc các bạn có được dạ dày khõe mạnh và không còn sự có mặt của vị khách không của những vị khách có tên là Helicobacter Pylori
2) TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LUYỆN TẬP VÕ THUẬT CÓ DỤNG CỤ NẶNG
clip_image004clip_image006
Thỉnh thoảng có những bệnh nhân đau lưng, khi chụp X quang cột sống thắt lưng phát hiện tình trạng trượt các thân đốt sống. Người ta chia bề ngang thân đốt làm 4 phần và phân độ trượt từ 1/4 , 2/4 … tùy theo trượt ít hay nhiều. Trượt thân đốt sống làm căng dây chằng dọc sau ( nơi đây có nhiều thụ thể thần kinh cảm giác ) gây đau âm ỉ, kéo dài. Nguyên nhân của trượt đốt sống thường thì do chấn thương. Tuy nhiên cách đây vài tháng tôi có xem phim chụp X quang của một võ sư từ anh bạn tôi đem lại. Trên phim các thân đốt sống vùng L5-S1 bị trượt ( độ trượt là 2/4 ). Đây là tình trạng trượt tương đối nặng. Tuy nhiên tiền sử của ông là chưa bao giờ bị chấn thương vùng cột sống. Như vậy trượt do lý do gì ??? Hỏi ra mới biết nguyên nhân là do ông dùng tay cầm một dụng cụ nặng và đẩy mạnh ra phía truớc. Động tác tập như vậy với dụng cụ nặng kéo dài mấy mươi năm làm phần cột sống ngực và thắt lưng bị xô đẩy, di lệch ra phía trước tạo nên tạo nên tình trạng trượt thân đốt sống nặng
Để giải quyết tình trạng này là phải:
- Ngưng tập vật nặng với động tác xô đẩy ra phía trước
- Xoa bóp vùng đau bằng các loại pomade kháng viêm ( salonpas gel, diclofenac gel…) hoặc đắp nóng hay chườm lạnh lên vùng đau
- Uống thuốc kháng viêm ( Meloxicam, Brexin…) và thuốc thư giản cơ ( Decontractyl hoặc Myonal… )
- Giữ cột sống luôn luôn thẳng ( không cúi người, không nằm vỏng… )
- Tập 2 động tác bên dưới để giúp cột sống vùng trượt dần dần trở lại bình thường. Sau 3 tháng áp dụng các biện pháp trên chụp lại phim để kiểm tra lại
clip_image008clip_image010
clip_image012
3) RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ NẰM )
Đây là bài thể dục rung lắc toàn thân. Các bạn có thể tập trước khi ngũ và sau khi thức dậy. Ích lợi của bài tập làm máu lưu thông và sự dinh dưởng đến các khớp và cơ thể tốt hơn. Các bạn đã nhiều lần thấy các bé nằm ngữa, tay chân, đầu cổ, bụng cột sống luôn ngọ nguậy rồi nghỉ một lúc, lại ngọ nguậy tiếp. Bài tập thể dục rung lắc cho người lớn cũng tương tự như vậy. Các bạn nằm ngữa như hình vẽ, rối rung lắc nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể, từ cổ chân, khớp gối, khớp háng, toàn bộ cột sống trong 1 phút. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện 3 lần. Sau 1 phút nằm rung lắc như trẻ con các bạn sẽ thấy cơ thể rất dễ chịu. Các bạn hãy thử xem!
clip_image014clip_image016
4)RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( tư thế đứng )
Tương tự như bài tập rung lắc tư thế nằm. Rung lắc toàn bộ từ chân, hông, cột sống thắt lưng, cột sống ngực, cổ, ngón tay, cổ tay, cánh tay, vai, đầu mặt. Trong tư thế đứng các cơ được rung lắc nhiều hơn. Các bạn cần chú ý sự rung lắc thật nhẹ nhàng ( nhất là vùng cột sống cổ )
clip_image018
5) CÁC BÀI TẬP CHO NGƯỜI MÁ THÓP ( LỎM ) VÀ MÁ XỆ
clip_image020 clip_image022
Má thóp là đôi má hỏm vào do cơ má teo hay gặp ở người gầy, người già hoặc do thể tạng
Má xệ gặp ở ở người béo và lớn tuổi
clip_image024clip_image026
Xin giới thiệu với các bạn hai bài tập hiệu quả cho người có đôi má thóp hoặc xệ:
- Đưa hàm dưới ra trước cố gắng trùm môi dưới lên môi trên. Trong tư thế đó làm động tác nhai 30 lần. Động tác này làm săn chắc hoặc nở phần dưới cơ má và cơ nhai
- Đưa hàm trên ra trước cố gắng trùng môi trên xuống môi dưới. Trong tư thế đó làm động tách nhai 30 lần. Động tác này làm săn chắc hoặc nở phần trên cơ má và cơ nhai
Sau khi tập hai bài tập trên, dùng lòng bàn tay vổ vào mặt và hai má nhiều lần để kích thích tuần hoàn
6) CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY HÓI ĐẦU?
clip_image028
Tôi có vài anh bạn từ Việt Nam qua định cư ở nước ngoài. Lúc mới sang thì tóc anh nào cũng nhiều. Sau hơn mười năm tình cờ gặp lại, đầu anh nào cũng hói. Ở đất nước có khí hậu lạnh, khi tắm, gội đầu thường dùng nước có nhiệt độ rất nóng ( vòi sen ). Với nhiệt độ đối nghịch như vậy, đồng thời áp lực của vòi sen cũng có thể gây dãn lổ chân lông và dần dần có thể là nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu cho các bạn tôi chăng? Từ đó có thể phòng rụng tóc, hói đầu bằng cách không dùng nước nóng, vòi sen nước nóng để gội đầu thường xuyên. Các bạn cứ quan sát và thử xem sao.
7) CƯỜNG TRÁNG VÀ HUYỆT TÚC TAM LÝ:
clip_image030clip_image032
Từ xưa người ta đã xem huyệt túc tam lý là huyệt dưỡng sinh. Làm ấm ( cứu ) thường xuyên sẽ vô bệnh trường thọ. Ở Nhật bản dòng họ Mikawa có rất nhiều người sống hơn 90 tuổi nhờ hay day ấn huyệt túc tam lý. Sự thật như thế nào và cơ chế tại sao cứu hoặc day ấn huyệt túc tam lý thường xuyên thì sẽ vô bệnh sống lâu thì cũng chưa có tài liệu nào chứng minh rõ. Tuy nhiên có một hiệu quả thực tế, đơn giản mà tôi nhận được từ việc dùng máy sấy tóc để sấy nóng trên 2 huyệt Túc tam Lý. Đó là tình trạng vừa khỏi bệnh, cơ thể suy nhược, bải hoải, tay chân yếu, sinh lực trong người giảm, tưởng chừng như không còn một chút sức lực. Các bạn dùng máy sấy tóc sấy nóng trên huyệt Túc tam Lý, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần sấy khoảng 6 phút ( mỗi huyệt 3 phút ). Khoảng 5 ngày bắt đầu có hiệu quả
Sau đây là 2 các xác định huyệt túc tam lý:
- Huyệt Túc tam Lý nằm dưới bờ dưới xương bánh chè 4 khoát ngón tay ( 3 thốn ), ngay chỗ lõm
- Để xác định vị trí của huyệt Túc tam Lý bệnh nhân dùng lòng bàn tay cùng bên huyệt túc tam lý muốn xác định vị trí, áp lên đầu gối, ngón tay trỏ trên chỗ cao nhất của xương ( mào xương chày ), ngón tay giữa dọc theo đường lõm cạnh ngoài của xương chày. Đầu ngón tay giữa là huyệt Túc tam Lý
8) ĐAU NHỨC DO TƯ THẾ
Tôi xin đưa ra một số trường hợp đau nhức đã gặp trong khi ngồi khám bệnh do tư thế không đúng, kéo dài. Trong tư thế xấu duy trì lâu ngày đau nhức xuất hiện gây căng cơ, chèn ép thần kinh, mõi cơ bắp. Qua những bệnh nhân này các bạn biết được một loại nguyên nhân hay gặp gây đau, tê, nhức mõi. Từ đó các bạn có thể phòng tránh được:
Đau cổ tay do bồng cháu bé lâu ngày
clip_image034
MÕI VÀ ĐAU CÁNH TAY DO CẦM CHUỘT VI TÍNH KHÔNG ĐÚNG:
clip_image036
+ Tê bàn tay và các ngón do đếm tiền
clip_image038
+ Người bán hàng đau hông phải
clip_image040
Một bệnh nhân nghề ủi đồ mướn đau vai và gáy
clip_image042
Cổ tay và vi tính
clip_image044clip_image046
ĐAU LƯNG DO KÉO XE RÁC
clip_image048
ĐAU VAI, MÕI GÁY, TÊ TAY…DO NGŨ GỐI QUÁ CAO
clip_image050
9) CÁCH CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG ĐAU THẮT NGỰC TÁI PHÁT
Hơn 14 năm nay, từ lúc véo trên da mặt trong cánh tay trái để cắt ngay cơn đau thắt ngực và làm giảm tối đa số lần đau thắt ngực bằng cách ăn uống tôi đã hướng dẩn những bệnh nhân và hầu hết đều thu được kết quả tốt. Gần đây trong khi tập thể dục ở công viên, trong lúc ngồi uống nước sau buổi tập, tôi và vài anh bạn kể lại cho nhau nghe những bệnh nặng mà mình đã trãi qua. Tôi có thuật lại trường hợp bệnh thiếu máu cơ tim của tôi và các giải quyết không dùng thuốc. Khoảng nửa tháng sau, có một anh bạn đến cảm ơn tôi và đến nay gần một năm, anh vẫn còn kể lại bệnh của anh và luôn nói lời cảm ơn tôi. Bệnh của anh kéo dài gần chục năm nay. Anh đau vùng ngực trái, mệt như muốn đứt hơi. Mỗi lần xảy ra cơn đau, anh như muốn ngất đi, thở không được, có cảm giác như đá đè ở vùng ngực, không thể cử động nổi, chỉ muốn nằm. Và ngay lúc đó người nhà phải đưa anh vào phòng cấp cứu. Cuối cùng là anh điều trị tại một bệnh viện với chẩn đoán là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Anh phải xử dụng thuốc mỗi ngày. Anh cho biết tình trạng bệnh của anh được cải thiện rõ ràng. Anh nói: “ lúc đầu tôi nghe bác sĩ Hải nói, tôi không tin. Nhưng nửa đêm, cơn đau ngực đột ngột xuất hiện, thuốc uống lại hết, tôi thực hiện véo trên da và hay thiệt, từ đó tôi ngưng thuốc điều trị và trong chế độ sinh hoạt, tôi kiêng trà, cà phê, thuốc lá đồng thời hạn chế tối đa các chất béo động vật ( mỡ, bơ, phô mai, lòng đỏ trứng, sữa béo, da, đồ lòng, lạp xưởng, giò heo… ), lúc trước tôi đi bộ # 30 m là mệt muốn đứt hơi, bây giờ thì đi hai vòng công viên vẫn thấy thoải mái, chân thành cảm ơn bạn ”. Chỉ thực hiện như vậy thôi, mà số lần xảy ra cơn đau thắt ngực và cường độ đau ngực của tôi giảm rõ rệt. Anh cho biết chỉ khi nào anh hút thuốc lá hoặc ăn chất béo động vật vài hôm thì cơn đau mới tái xuất hiện nhưng cường độ đau nhẹ có thể chịu được
Do cách thực hiện thật đơn giản và kết quả thật hay. Tôi xin ghi lại bài “ KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG VIỆC CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CƠ TIM ” trong quyển chữa bệnh bằng máy sấy tóc năm 1998. Chúc các bạn có bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim vượt qua những cơn đau thắt ngực và có sức khõe tốt:
Năm 1998, tôi bắt đầu bị đau ở vùng ngực trái, thỉnh thoảng lan đến giữa nách bên trái. Đau có lúc nhoi nhói thoáng qua vài giây rồi tiếp tục, có hồi nặng ngực như cảm giác có một vật gì nặng đè trên ngực mình, có khi hơi khó thở. Cường độ đau nhói có lúc nhẹ, lúc nặng đến không chịu nổi. Cơn đau có kèm theo một cảm giác sợ, sợ mơ hồ. Tôi đi xét nghiệm lipid máu, đường máu có kết quả trong giới hạn bình thường. Đo điện tâm đồ :nhịp xoang không đều từ 80 đến 85 lần mỗi phút, sóng T âm ở D2, đoạn ST chênh xuống 1mm ở D3 và aVF, kết quả điện tim trả lời là thiếu máu cơ tim vùng hoành. Tôi tự uống thuốc các loại thuốc giãn mạch vành, giảm đau khoảng một tháng nhưng cơn đau chỉ giảm ít rồi tái phát. Đau ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí cả lúc tôi đang ngũ. Lúc vận động thể lực như lên cầu thang, hay kéo cánh cửa sắt, dẩn chiếc xe Honda, hoặc khi thức khuya học bài cũng thấy cơn đau xuất hiện và cường độ đau có vẽ tăng lên. Có thời gian, đi xe Honda ở những chỗ đường xấu, dằn xốc một chút thôi, cơn đau xuất hiện cùng với cảm giác như tim mình bị rung rinh. Khi ngũ, trở mình thay đổi tư thế cũng phải nhẹ nhàng, nằm ngữa thì có cảm giác căng lồng ngực và làm siết chặt ở vùng tim, nằm nghiêng trái thì cảm giác như tim bị đè ép. Chỉ có động tác nằm nghiêng phải là tương đối dể chịu. Nếu trong đêm day trở sang tư thế nằm ngữa thì phải đặt một tay lên bụng mới đở khó chịu hơn. Đêm ngũ do hầu hết thời gian chỉ ngũ nghiêng phải nên cơ thể mõi mệt và rất khó chịu. Ngay đến chuyện quan hệ vợ chồng cũng làm cho mệt, nhưng không phải ngay lúc đó mà khoảng hai ba ngày sau, tim mới mệt, hồi hộp, đau ngực nhiều hơn. Điều này thật không hiểu tại sao. Lúc anh bạn thân đến chơi, thì tình trạng tôi đã nặng. Cố hết sức, vẽ mặt tự nhiên như người bình thường nhưng chỉ nói vài câu đã có cảm giác khó chịu, nghẹn ở vùng ngực trái rồi tự động ho một cái không tự chủ được. Bạn đến chơi mà nói cũng không xong. Đúng là khi mình bị bệnh thì những triệu chứng xảy ra, tâm lý lúc bệnh thật hết sức rõ ràng, chi tiết còn lúc học bài để thi thì chỉ biết trên sách mà thôi. Tôi kể cho anh bạn thân là bác sĩ khoa Lao về bệnh của mình. Anh Lâm dẩn tôi đến khoa tim mạch của một bệnh viện lớn có người bạn làm tại đó. Sau khi khám và xem các điện tâm đồ đã thực hiện trước, anh cho đo một điện tâm đồ mới. Sau đó anh cho toa thuốc tôi nhớ có Nitromint, Vastarel, MgB6 và Lexomil. Tôi uống theo toa thuốc này khoảng nửa tháng, cơn đau thắt ngực giảm rồi lại tái phát. Phiền nhất là khi tôi uống loại thuốc để giãn mạch vành ( Nitromint, Lenitral, Imdur ) thì triệu chứng đau có bớt nhưng tác động giãn mạch đồng thời ở mạch máu não gây ra cơn nhức đầu vô cùng khó chịu, cảm giác đau từ trong giữa đầu. Cái cảm giác đau đầu của Tôn ngộ Không khi Tam tạng đọc khẩn cô nhi chú ra sao thì không biết chứ cảm giác đau đầu này thì thực là dữ dội. Mỗi lần uống thuốc để giảm cơn đau thắt ngực, tôi cầm viên thuốc giãn mạch trên tay mà ngần ngừ không dám uống! Sau này gặp bệnh nhân khai bị đau đầu khi uống thuốc giãn mạch vành thì tôi vô cùng thông cảm. Bây giờ xin phép các bạn ngưng Hồi một. Tôi sẽ kể tiếp hồi hai sau khi chúng ta lướt sơ về những kiến thức của bệnh thiếu máu cơ tim.
Như các bạn biết tim là một cơ quan nằm trong lòng ngực trái. Tim có hai buồng trái và phải ngăn các bằng một vách. Tim phải có nhiệm vụ là đẩy máu đen nhiều thán khí đến phổi và sau khi trao đổi với không khí bên ngoài máu đen trở thành đỏ có nhiều dưởng khí trở về tim trái. Tim trái co bóp đưa máu đỏ để nuôi dưởng tất cả cơ quan, tế bào của cơ thể chúng ta. Nhưng bản thân tim thì ai nuôi dưởng đây?. Thưa các bạn đó là động mạch vành. Động mạch vành là một hệ thống động mạch xuất phát ở động mạch chủ ( là động mạch chính từ tim ra ) và gồm hai nhánh là động mạch vành trái và phải, hai nhánh này lại chia ra nhiều động mạch nhỏ bao quanh tim để nuôi toàn bộ trái tim.
clip_image052 Bệnh lý mà tôi đang đề cập là bệnh một phần của cơ tim không đũ máu nuôi do một hoặc vài nhánh của hệ động mạch vành bị hẹp lại. Tình trạng hẹp này có thể do mảng xơ vữa bám ở thành động mạch vành hoặc do động mạch vành co thắt tạm thời khiến cho lượng máu qua động mạch vành giảm. Lúc đó cơn đau thắt ngực xuất hiện. Bệnh có tên là thiếu máu cơ tim cục bộ ( thiếu máu nuôi một phần nào đó của cơ tim ), hoặc bệnh động mạch vành, có người gọi là thiểu năng vành ( động mạch vành không làm đũ chức năng của mình là nuôi dưởng tim ). Khi được cho biết bệnh của mình là thiếu máu cơ tim thì có một số bệnh nhân ngộ nhận có lẽ giống như cơ thể bị thiếu máu nên thường hỏi, xin bác sĩ cho biết vậy tôi phải ăn những thức ăn gì để đũ máu nuôi tim đây? Và bây giờ các bạn đã biết rồi thiếu máu cục bộ cơ tim là tim không nhận đũ máu nuôi do hẹp lòng động mạch vành chứ không phải là do thiếu một chất gì hay thiếu một thứ sinh tố gì đâu. Hiện nay việc điều trị bệnh động mạch vành có thể điều trị nội khoa ( dùng thuốc ) hoặc có thể thông lòng động mạch vành bị hẹp (angioplasty), hay nối thêm mạch máu bắt cầu qua chỗ nghẽn (bypass surgery). Nhưng để điều trị động mạch vành thì phải dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Các bạn phải điều trị liên tục, suốt đời, đó là câu trả lời của các nhà khoa học. Trong bệnh động mạch vành, theo sách vở thì đa số trường hợp do nguyên nhân mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, nhưng tôi thắc mắc nếu chỉ do mảng xơ vữa gây hẹp thì lúc nào cũng đau chứ tại sao trên thực tế cơn đau lúc có lúc không? Như vậy chắc chắn phải có sự kết hợp giữa mảng xơ vữa và tình trạng co thắt động mạch vành thì mới giải thích được điều này.
Bây giờ xin các bạn tiếp tục Hồi hai, như các bạn biết tôi bị cơn đau thắt ngực mà uống thuốc giãn mạch vành vào thì lại bị đau đầu dữ dội. Biện pháp giải quyết của tôi là uống thêm thuốc giảm đau đầu nhưng không kết quả. Sau đó tôi giảm liều thuốc giãn mạch thì đau đầu giảm nhưng cơn đau vùng tim lại không bớt. Tôi đổi qua thuốc giãn mạch loại dán trên da nhưng cơn đau đầu càng nhiều hơn. Cuối cùng đành phải điều chỉnh liều lượng thuốc giãn mạch và uống Diantalvic mỗi khi đau đầu nhiều. Thỉnh thoảng tôi lại có những cơn nhịp nhanh ( khoảng 100 lần/phút ), ngực trái dồn dập như muốn đứt hơi, nhất là cơn nhịp nhanh xảy ra vào lúc giữa đêm, tôi thức và phải ngồi dậy, vừa mệt vừa có cảm giác lo sợ, tuy nhiên tôi cố giữ yên lặng. Nhưng lần nào thì bà xã tôi cũng thức dậy chăm sóc, an ủi với ánh mắt lo âu không thể giấu được…Tôi suy nghĩ, chắc tôi phải vào nhập viện, rồi công việc của tôi, rồi vợ con sẽ ra sao, rồi…Thưa các bạn, tôi đã nếm một chút sự đau khổ của một người bị bệnh mạch vành và tâm trạng tuyệt vọng của một gia trưởng trong gia đình mà bị một căn bệnh có nguy cơ cao. Vì thế trong khi đang bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim hành hạ, lại ngồi phòng khám bệnh, tôi thấy có rất nhiều bệnh nhân trong độ tuổi bốn mươi đến khoảng năm mươi lăm cũng ở vào tình trạng đau khỗ như mình, tôi thật vô cùng cảm thông. Tôi nhất quyết khống chế bệnh động mạch vành của mình và tôi muốn giúp đở một chút cho những người cùng hoàn cảnh giống tôi. Ba năm trôi qua, hiện giờ tôi không còn dùng thuốc giãn mạch vành ( Nitromint, Imdur, Lenitral ), Vastarel..mà tần suất cơn đau thắt ngực của tôi giảm rõ rệt (một tháng có cơn đau ngực một hoặc hai lần hoặc không có ) và cường độ đau nhẹ và thoáng qua. Tôi đã hồi phục và trở lại gần như bình thường trong đời sống gia đình và hoàn thành tương đối tốt công tác khám bệnh tại nơi làm việc. Điều rất thích thú là tôi có thể chặn đứng ngay cơn đau thắt ngực không dùng thuốc mỗi khi cơn đau xuất hiện.Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh mạch vành cho những bệnh nhân của tôi và họ cũng đã nhận được lợi ích. Sau đây tôi xin nói về những kinh nghiệm đó:
Những cách cắt cơn đau thắt ngực: Khi cơn đau xuất hiện cơn đau thắt ngực, tôi đã thử rất nhiều biện pháp, day ấn huyệt Thiếu xung ở phía trong đầu ngón tay, gần chân móng ngón tay út bên trái ( mộc huyệt của Tâm kinh ). Việc ấn, bấm huyệt Thiếu xung trong những lần đầu tiên có thể làm giảm cơn đau thắt ngực. Nhưng những lần sau không kết quả nữa, cơn đau ngực vẫn còn mà thêm vào là cảm giác rất đau tại huyệt Thiếu xung do động tác bấm. Tôi thử cắt cơn đau thắt ngực bằng cách hít thở của viện sĩ A.A. Mikulin trong quyển “ Sự sống lâu tích cực ”, hít vào sâu rồi phình bụng ra để tạo một áp lực âm trong trung thất để hút máu nhiều vào tim và vào động mạch vành. Tôi dùng máy sấy tóc, sấy dọc theo tâm kinh chỉ bớt thôi ( trong trường hợp này thì nàng tì nữ cũ không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới rồi ). Tôi lại dùng kim châm cứu châm vào huyệt Linh đạo như đã xử dụng cho một bệnh nhân Hansen ở Bến sắn, cơn đau thắt ngực biến mất ngay, nhưng sau đó lại tiếp tục, rồi không lẽ lần nào đau lại cũng dùng kim châm cứu châm vào da thịt mình sao, đau chịu sao nỗi? Tôi lại dùng nhang để cứu các huyệt quan trọng ở Tâm kinh ( Thần môn, Linh đạo, Thiếu trạch, Cực tuyền ) cũng không ăn thua gì.
Cuối cùng tôi tìm được cách cắt ngay cơn đau thắt ngực và sau đó là phương pháp ăn uống điều trị bệnh này, có hiệu quả rất tốt cho bản thân.
THỨ NHẤT:
Trước hết là tôi xin nói về cách cắt ngay cơn đau thắt ngực: Có hai biện pháp, lúc thì áp dụng một lúc thì phối hợp cả hai. Biện pháp thứ nhất là dùng hai ngón tay trỏ và giữa tay phải để véo mặt trong của tay trái, véo dọc Tâm kinh ( tương ứng với vị trí của dây thần kinh trụ trong giải phẩu tây y ) véo từ huyệt Thần môn tại lằn chỉ cổ tay ( về phía ngón út ) đến khuỷu tay rồi dần dần đến giữa nách, bạn có thể véo mạnh điểm giữa nách ( huyệt Cực tuyền ) nhiếu lần rồi véo dọc khoảng liên sườn ( giữa những xương sườn ) phía trên tim. Chỉ cần véo vài lần, hoặc chỉ véo một lần thì cơn đau thắt ngực sẽ im lặng rút lui.
clip_image054clip_image056
Biện pháp thứ hai là sử dụng nàng tì nữ “ Đấm bụng ”. Thường ở trường hợp này giống như đứa trẻ năm tuổi bị đau dữ dội ở ngực trái nói ở phần “ Đau Nam chữa Bắc ”, nguyên nhân là do dạ dày nhiều thức ăn, hơi làm tăng thể tích chèn lên đỉnh tim qua cơ hoành càng làm xuất hiện hoặc tăng thêm cường độ đau của cơn đau thắt ngực. Xin các bạn xem hình minh họa. Các bạn chỉ để ý đến phần thân. Ở phía trên là phổi ở hai bên, giữa là tim, phía dưới được ngăn cách cơ hoành, bên tay phải của các bạn là dạ dày ( cuống dạ dày ngay phía dưới đỉnh tim ), bên tay trái của các bạn là gan, không thấy trên hình minh họa, dưới nữa là khung ruột già hình chữ U ngược rồi dưới cùng trên hình minh họa là ruột non. Khi cơn đau thắt ngực xảy ra các bạn nên ngồi dậy ( mục đích để chất đặc trong dạ dày xuống phía dưới, hơi ở phía trên, khi đấm bụng hơi dễ dàng thoát lên phía trên ), các bạn dùng phần phẳng của nắm đấm bàn tay để đấm vừa phải vào vùng dạ dày khoảng 100 cái. Qua động tác đấm bụng sẽ kích thích dạ dày tăng co bóp đẩy hơi ra ngoài. Từ đó giúp giảm áp lực trong bụng và khoang tim sẽ không còn bị chèn ép. Khi đấm bụng, các bạn có thể có triệu chứng ợ hơi, sau một hoặc vài cái ợ hơi thì cơn đau thắt ngực có thể biến mất ngay, có trường hợp không ợ hơi nhưng kết quả vẫn tốt.
clip_image058clip_image060
- THỨ HAI là hạn chế được tần suất cơn đau thắt ngực đến mức chỉ còn rất ít bằng phương pháp ăn uống, cách ăn uống xin các bạn chú ý nên ăn theo phương pháp ăn uống mà tôi đề cập trong mục “ Ăn thế nào là đúng ”. Các bạn tuyệt đối kiêng trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, thức khuya. Và các bạn nhớ tuyệt đối không xử dụng các chất béo có nguồn gốc từ động vật ( mở, đồ lòng súc vật, bơ, phó mát, yaua, tròng đỏ trứng… ). Chú ý là những thức ăn bán bên ngoài đều có chứa mở và bơ: bánh mì thịt cũng có trét bơ trước khi cho thịt vào, cơm tấm, bánh canh, phở, hủ tiếu…đều có mở trong đó. Mỗi ba ngày các bạn có thể ăn những thức ăn bán bên ngoài , và khi ăn thì dặn không cho mở, bơ vào, đồng thời lấy nước trong. Chất béo động vật rất nhạy cảm với việc tạo ra cơn đau thắt ngực hoặc khó chịu vùng ngực trái. Thực thế tôi chỉ ăn hủ tiếu, phở, cơm tấm, bún bò huế liên tiếp năm đến bảy buổi sáng là vùng ngực trái đã có vấn đề. Trong nhóm chất béo, các bạn nên thay chất béo động vật bằng dầu phọng, mè…tốt nhất nên xử dụng dầu olive ( bán nhiều trong các siêu thị ). Tránh tất cả những thức ăn uống đóng chai, có chứa màu hóa học, chất bảo quản, chất tạo mùi. Tránh không xử dụng thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê. Hạn chế tối đa ăn các loại bánh ngọt, kẹo, mứt, sô cô la. Thức ăn càng gần thiên nhiên càng tốt. Sau một thời gian ăn như vậy khoảng ba tháng các bạn sẽ thấy số lần xuất hiện cơn đau thắt ngực giảm đi nhiều và không có một tác dụng phụ như việc dùng thuốc. Bước đầu trong khi ăn uống theo cách này, các bạn vẫn uống thuốc theo toa và dần dần có thể giảm liều thuốc, từng ít đến khi bạn bỏ hẵn mà số lần xuất hiện và cường độ cơn đau thắt ngực chỉ còn tối thiểu.
10) TA ĐÃ TỰ HŨY HOẠI SỨC KHÕE CỦA TA BẰNG NHIỀU CÁCH
clip_image062clip_image064
clip_image066clip_image068clip_image070
clip_image072clip_image074clip_image076
clip_image078clip_image080clip_image082
clip_image084
Cơ thể chúng ta như một bộ máy gồm vô số các chi tiết: Cột sống và hệ xương cơ khớp, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, hệ hô hấp. Và bộ máy này có thể xử dụng đến 100 năm. Do đó chúng ta phải khéo xử dụng, khéo bảo quản, bồi dưởng. Tôi thấy nhiều người vừa bảo quản, vừa tự hũy hoại sức khõe của mình ( buổi sáng vừa ra công viên tập thể dục, hít thở không khí trong sạch vừa cầm điếu thuốc lá trên tay ! ). Những trường hợp khác cũng ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:
- Nghe headphone nhiều giờ trong ngày dễ gây lãng tai
- Xem tivi, tiếp xúc vi tính, đọc báo làm thị lực kém
- Ăn uống nhiều chất hóa học ( thuốc bảo quản thực phẩm, màu hóa học, bột ngọt, cây rau cải lúa trồng phân hóa học và xịt thuốc trừ sâu…)
- Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Thường xuyên xử dụng các chất kích thích tim mạch như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá
- Sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn ( đô thị, nhà máy, khu công nghiệp…)
- Môi trường nhiều bụi khói
- Ăn không đúng bữa
- Ăn quá no
- Ăn nhai không kỹ
- Ăn thiếu chất dinh dưỡng: Tiêu chuẩn thực phẫm là phải thiên nhiên, đũ các nhóm chất dinh dưỡng ( bột, đạm, béo, rau trái cây ) mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước sạch
- Ăn quá nhiều chất ngọt và béo động vật
- Ngũ gối quá cao làm ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ gây đau mõi gáy, tê tay do thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm…
- Tư thế xấu như gập đầu, ngũ võng..
- Tư thế xấu khi làm việc làm căng cơ gây đau mõi
- Những chấn thương rất nhỏ, do thực hiện thường xuyên ( đếm tiền gây tê tay, ẳm bé gây đau cổ tay, tay thường chặt thịt gây đau và mõi )
- Thường ngũ dưới nền đất hay ciment lạnh ( các bạn muốn ngũ trên nền đất hay ciment nên trải 1 tấm nylon, sau đó có thể trải thêm chiếu )
- Ngồi tư thế sai khi xử dụng vi tính ( dễ gây đau lưng , mõi cổ, đau tê tay…)
- Uống bia thường xuyên lâu ngày dễ gây các bệnh sau: gout, cao huyết áp, men gan cao
- Uống rượu trong thời gian dài gây men gan cao, xơ gan
- Ăn nhiều thức ăn ngọt có thể làm suy yếu chức năng tụy gây tiểu đường
- Ăn quá mặn ( thức ăn có vị mặn và có thói quen hay chấm thêm nước tương, nước mắm, chao, muối..) góp phần giữ nước lại trong cơ thể làm cao huyết áp nặng thêm
- Xem tivi, tiếp xúc màn hình vi tính, đọc sách báo nơi không đũ ánh sáng thường xuyên dễ gây các tật khúc xạ mắt ( cận thị, viễn thị, loạn thị…)
- Những loại tình cảm như mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, sợ, muốn… thái quá làm rối loạn hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây nhiều thứ bệnh
- Suy nghĩ vẩn vơ liên tục trong đầu làm hao tán quá nhiều năng lượng
Và thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc sinh bệnh do loại nguyên nhân này
11) BỆNH UNG THƯ:
clip_image086
Bệnh ung thư có thể do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân thái quá ở bên ngoài trong thời gian dài. Mỗi khi tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất, nhiệt độ nóng lạnh, môi trường độc hại. Những tế bào trong cơ thể ( nhiều nhất ở vùng cơ thể tiếp xúc ) sẽ đáp ứng , biến đổi. Dần dần sẽ làm rối loạn chức năng hoặc biến đổi cấu trúc, đặc tính của tế bào. Cuối cùng là nhóm tế bào dị dạng và có tính sinh sản bất thường sẽ có mặt ( tế bào ung thư ). Do đó các bạn cần chú ý và tránh các tiếp xúc thường xuyên, kéo dài của cơ thể mình đối với nóng lạnh ( ăn uống nóng lạnh ), bụi khói ( môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá… ), hóa chất ( mùi, vị, chất hóa học xử dụng trong thực phẫm, bảo quản, phân bón…)
12) AI ĐAU KHỖ VÌ BỆNH TRĨ ?
Các bạn đã biết trĩ là tình trạng dãn các tĩnh mạch vùng trực tràng, hậu môn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân hay gặp là bón kéo dài. Người ta phân loại trĩ theo vị trí: trĩ ngoại nằm ngoài đường lược, trĩ nội nằm trong đường lược. Trĩ ngoại có triệu chứng đau, trĩ nội hay bị xuất huyết. Xin chia sẻ với các bạn một cách làm dịu cơn đau của trĩ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ làm giảm kích thước của búi trĩ ngoại. Sau khi tắm, hoặc sau khi đi đại tiện và rửa sạch hậu môn, các bạn có thể dùng vòi sen xịt nước vào hậu môn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút hoặc xử dụng bồn cầu có vòi xịt vào hậu môn với số lần và thời gian như trên
clip_image088clip_image090
13) BÀI TẬP THỂ DỤC VÀ XOA BÓP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN:
clip_image092
Bón hay táo bón là tình trạng gồm những triệu chứng sau: hơn 3 ngày mới đi đại tiện, phân cứng, thường đau bụng lâm râm ( đau quanh rốn hay đau vùng hố chậu trái )
Khoảng năm 20 tuổi, tôi phải vào phòng cấp cứu. Lúc đó gần một tuần tôi mới đi đại tiện một lần. Tôi cứ nghĩ càng lâu đi đại tiện thì càng tiện lợi! Mặc cho bụng đau âm ỉ nhiều ngày mà tôi vẫn cố. Đến một ngày cơn đau dữ dội không chịu nổi, tôi phải vào cấp cứu bệnh viện Chợ Rẩy. Sau khi được khám cẩn thận và siêu âm, bác sĩ mới chẩn đoán tôi bị một bệnh có tên thật ngắn là BÓN và ghi cho tôi một chỉ định là thụt tháo ( đó là việc bơm nước vào hậu môn để kích thích đại tiện )…
clip_image094
Trước khi nói về cách điều trị bệnh táo bón, tôi xin nói về tai hại khi bị táo bón kéo dài:,
- Phân bị ứ đọng ở đại tràng, nhất là ở đại tràng sigma ( đoạn cuối của ruột già ) làm cản trở sự lưu thông của phân qua đại tràng. Hơi, phân, bả thức ăn bị ứ lại làm người bệnh đầy hơi, nặng bụng…Do phân cứng ở vùng đại tràng sigma không ra được làm nhu động ruột ở phía trên tăng co bóp gây đau bụng âm ỉ kéo dài. Mỗi lần đi đại tiện, người bệnh phải rặn, khó khăn lắm mới đi được một ít phân cứng. Tình trạng này nếu lâu ngày dễ bị thêm một bệnh nữa là bệnh trĩ, chảy máu các búi trĩ nội, góp phần cho bệnh viêm dạ dày xuất hiện
- Phân nằm trong đại tràng sẽ bị tái hấp thu các chất độc vào máu, kích thích hệ thần kinh gây bực bội, đau đầu, khó chịu. Ngoài ra có thể gây các bệnh như mụn, nhọt, dị ứng… Nói chung người bị táo bón như nhà có nhiều rác mà không đổ ra ngoài được!
Về sau khi làm trong ngành y, để giải quyết tình trạng táo bón tôi hướng dẩn bệnh nhân những việc sau để dễ đi đại tiện mỗi ngày:
- Trong bữa ăn, cứ ăn 3 đũa cơm các bạn nên gắp một đủa rau để ăn. Như vậy trong suốt bữa ăn, ta đã đưa vào cơ thể nhiều rau. Trong rau có nhiều chất xơ. Chính chất xơ này sẽ làm cho lượng phân nhiều hơn, và thể tích phân sẽ to hơn. Nếu các bạn chỉ ăn cơm với thịt, cá mà không ăn rau thì đi đại tiện rất ít phân, và thể tích phân rất nhỏ. Ở người già, răng yếu, hoặc rụng nhiều răng, ăn rau là một chuyện khó. Trường hợp này các bạn cho nhiều loại rau, có thể cho thêm trái cây như chuối, đu đu, bưởi vào máy sinh tố, xay thành một hỗn hợp trái cây-rau uống mỗi ngày một ly khoảng 300ml là ổn
- Mỗi ngày nên uống ít nhất là 2 lít nước. Nước sẽ giúp gan thận thải ra chất độc tốt hơn. Đồng thời nước làm phân mềm dễ đại tiện hơn
- Mỗi sáng, các bạn nên uống khoảng 300ml nước ( dung tích khoảng 1 chai nước suối nhỏ ). Sau đó, ở tư thế ngồi, các bạn áp 2 bàn tay cạnh rốn, bắt đầu từ phía bên trái rốn, xoa xuống dưới, rồi sang phải, vòng lên trên ( thành một vòng tròn quanh rốn cùng chiều với nhu động của đại tràng ). Xoa như vậy khoảng 30 vòng. Sau đó vào toilet đi đại tiện
Dần dần với những thói quen trên, các bạn đi đại tiện được mỗi ngày một lần. Đó là sự thải chất độc tốt cho đường tiêu hóa
clip_image096 clip_image098clip_image100
14) VẬN ĐỘNG ĐẠI TRÀNG ĐỂ THÚC ĐẨY ĐI ĐẠI TIỆN:
Trước hết các bạn hãy xem hình minh họa, vị trí của đại tràng. Như các bạn biết đại tràng là nơi chứa phân. Buổi sáng sau khi bạn uống nước, xoa bụng mà chưa đi cầu được. Bạn hãy ngồi trên ghế đẩu, chú ý bắt đầu phía bên trái rốn rồi vận động đại tràng theo chiều mũi tên hình vòng tròn quanh rốn. Vận động 10 vòng, bạn sẽ mắc đại tiện và bắt buộc phải vào toilet ngay. Lúc đầu bạn thấy khó với bài thể dục ruột già, nhưng vài ngày rất dễ thực hiện. Các bạn hãy thử xem
clip_image102clip_image104
15) POMADE TRA MẮT TRỊ BÓN Ở NGƯỜI GIÀ !
clip_image106
Xin được giới thiệu với các bạn thêm 1 “ tỳ nữ nữa xuất sắc trong vai ”. Ở người già, răng yếu hoặc rụng hết không thể ăn rau được. Việc cho rau vào máy sinh tố xay để uống cũng ít khi thực hiện được. Các bạn chỉ cần 1 tube pomade loại dùng để bôi mắt ( pomade Tetracycline 1% ). Dùng 1 lượng pomade bằng ½ ngón tay út, bôi vào bên ngoài hậu môn, bôi cho pomade thấm hết vào niêm mạc hậu môn. Buổi sáng bôi 1 lần, buổi chiều bôi 1 lần . Trong pomade tetracycline có vaseline là một loại chất nhờn. Khi chúng ta bôi pomade vào lớp da mỏng ( niêm mạc ) ở vùng hậu môn, chất nhờn ( vaseline ) sẽ thấm vào lớp niêm mạc bên ngoài hậu môn sau đó ảnh hưởng đến niêm mạc vùng đại tràng sigma, tạo điều kiện trơn láng cho thành niêm mạc và độ mềm cho phân. Kết quả khoảng 5 ngày là người già có thể đi đại tiện mỗi ngày một lần và có cảm giác rất dễ chịu!
16) CÁCH KÍCH THÍCH ĐẠI TIỆN KHI NGỒI TRONG TOILET:
clip_image108
Đang ngồi trên bồn cầu, muốn đi đại tiện nhanh, các bạn thực hiện động tác sau đây để dùng áp lực bên ngoài đẩy đại tràng theo chiều nhu động : 2 tay ôm đầu gối, lần lượt ép gối vào sát người ( ép luân phiên gối phải trước rồi đến gối trái để dùng lực ép từ ngoài vào theo chiều nhu động đại tràng )
17) CÓ BAO NHIÊU LOẠI TẬP THỂ DỤC
Buổi sáng các bạn thử đi một vòng công viên xem: rất nhiều người tập nhiều môn thể dục khác nhau: đi bộ, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ, thái cực quyền, khí công… tựu chung vẫn là tập khớp, tập cơ ( các cơ bắp cơ thể và cơ mặt ), tập hít thở, tập cột sống và xoa bóp. Tập khớp ( thái cực quyền, dưỡng sinh ) để các khớp được linh hoạt, không cứng khớp, hạn chế bệnh thoái hóa khớp tuổi già. Tập khí công để đưa không khí trong sạch vào cơ thể và dẩn khí độc ra ngoài ( khí công ), giúp sự trao đổi khí của cơ thể tốt hơn, tạo điều kiện cho sự nuôi dưởng và thải độc tố của các cơ quan, tế bào. Tập cơ ( tập thể hình ) để cơ thể được cân đối, đẹp hơn. Tuy nhiên không phải tập thể hình chỉ là loại tập cơ bắp mà trong đó vẫn có tập khớp và hít thở, tập thái cực quyền không chỉ tập khớp mà còn giúp tâm trí thư giãn…
Xin được giới thiệu cùng các bạn những bài tập khớp, tập cơ, tập cột sống, hít thở, xoa bóp
18) BÀI TẬP KHỚP Ở TƯ THẾ NẰM
Bệnh thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở tuổi già. Từ 40 tuổi trở đi là ai cũng có thể có những triệu chứng đau, cứng các khớp. Đây là một bệnh lý hay gặp và khó chữa. Các thuốc giảm đau ngoại vi nhẹ như paracetamol không đũ để làm giảm cơn đau khớp. Mạnh hơn nữa là thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, nimesulide, ibubrofen, naproxen, meloxicam…và mạnh nhất và tai hại nhất là thuốc kháng viêm steroid. Tất cả các loại thuốc này có những tác dụng phụ là phù mi mắt , phù mặt ,xuất huyết dạ dày, giữ nước gây nặng thêm tình trạng cao huyết áp, nhất là khi xử dụng kéo dài
Đây là bài tập rất ích lợi cho người trung niên và người lớn tuổi nhất là người bị đau khớp do thoái hóa. Buổi sáng vừa thức dậy khi còn nằm trên giường các bạn có thể tập bài thể dục khớp. Tất cả các khớp từ ngón chân, cổ bàn chân, gối, háng, cột sống cùng cụt, cột sống thắt lưng, cột sống ngực, cột sống cổ, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp vai đều được vận động, co duổi. Tôi bắt đầu tập bài tập này lúc các khớp đau và các cơ mỏi mấy tháng. Sau 3 tháng tập bài tập khớp này ( mỗi ngày chỉ tập một lần 20 phút buổi sáng ), nằm trên giường tập, tình trạng đau, cứng khớp và mõi cơ bắt đầu cải thiện. Trong khi tập dù đang đau cơ, khớp rất khó chịu, tâm lý rất chán, chỉ muốn bỏ tập và uống vài viên thuốc cho nhanh. Tuy nhiên thuốc chỉ tạm thời chứ không giải quyết dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và lại gây nhiều tác dụng phụ không tốt. Các bạn hãy cô gắng kiên trì, cơn đau dần dần sẽ giảm và chỉ còn rất ít. Lúc đó các bạn cảm thấy thật là hạnh phúc. Những chú ý khi tập:
- Khi tập bài tập khớp, tốc độ chẩm rãi, tuần tự tập hết khớp này đến khớp khác
- Trong mỗi động tác tập, các bạn nên để ý đến vị trí của khớp và các cảm giác ( căng dãn, thoải mái… ) của khớp mà chúng ta đang tập.
- Trong các động tác nghiêng, quay, xoay tròn, các bạn bắt đầu nghiêng,quay, xoay từ trái sang phải, sau đó ngược lại.
- Nếu các bạn thực hiện mỗi động tác 20 lần ( nếu động tác nào nghiêng và xoay tròn thì phải 40 lần vì phải tập ngược lại ) thì sau khoảng 20 phút bài tập này được hoàn thành. Sau đó các bạn bắt tay vào công việc thường ngày sẽ dễ dàng hơn và triệu chứng đau do thoái hóa khớp sẽ giảm dần theo thời gian. Bây giờ các bạn tập ( theo hình minh họa ) từ khớp ngón chân…
+ Ngón chân: Co duỗi và xoay tròn mười ngón chân
clip_image110 clip_image112
+ Khớp cổ chân: Xoay tròn và co duỗi khớp cổ chân
clip_image114 clip_image116
+ Khớp gối: Co duỗi và xoay khớp gối
clip_image118 clip_image120
clip_image122
+ Khớp háng: Xoay và dạng khớp háng
clip_image124clip_image126
clip_image128clip_image130
+ Hông: duỗi hông trái và phải
clip_image132
+ Cột sống
- Cột sống cùng cụt: Ưỡn và duỗi cột sống cùng cụt
clip_image134clip_image136
- Cột sống thắt lưng
clip_image138
- Cột sống ngực: Nghiêng và vặn cột sống ngực
clip_image140
clip_image142
- Cột sống cổ: quay và nghiêng sang trái rồi sang phải
clip_image144clip_image146
- Toàn bộ cột sống: vặn và duỗi toàn bộ cột sống
clip_image148
clip_image150
+ Khớp ngón tay: Xoay tròn và co duỗi các khớp ngón tay
clip_image152
clip_image154
- khớp xa ngón tay : co duỗi
clip_image156
- khớp giữa các ngón tay : co duỗi
clip_image158
- khớp bàn-ngón tay: co duỗi
clip_image160
+ Khớp cổ tay: gập ngữa, xoay tròn và nghiêng cổ tay
clip_image162clip_image164clip_image166
+ Khớp khuỷu tay: sấp ngữa khuỷu tay và co duỗi các khớp khuỷu tay
clip_image168 clip_image170
+ Khớp vai: đẩy thẳng, xoay, dãn khớp vai sang hai bên, vòng tay quay trái phải
clip_image172clip_image174
clip_image176clip_image178
19) BÀI TẬP CƠ VỚI TẠ ĐÔI
Người chỉ tập khí công ( thực ra là tập hít thở ) hoặc chỉ tập khớp thì không thể nào có thân hình cân đối và đẹp được. Để bổ sung hai loại thể dục hít thở và tập khớp thì tập cơ bắp ( tập thể hình ) sẽ đem lại một thân thể cân đối và cường tráng cho các bạn. Chúng ta không mong muốn chỉ vài động tác sau đây chúng ta sẽ thành một lực sĩ. Chỉ cần vừa tập hít thở, tập khớp và tập thêm vài động tác tập cơ bắp có xử dụng tạ đôi ( mỗi bên khoảng 500g đến 1kg ) để chúng ta vừa có sức khõe tốt, các khớp linh hoạt, và cơ thể đẹp tương đối thì cũng đũ đạt ý nguyện rồi. Phải không các bạn?
Mỗi ngày các bạn chỉ cần 15 phút để tập cơ bắp.
Trước khi tập tạ cần xoa bóp, co duỗi nhẹ nhàng các khớp
Khi tập mỗi động tác chỉ tập 8 lần và gồng mạnh cơ.
Trong một ngày chỉ tập 2 nhóm cơ
Ngoài ra các bạn có thể tập hít đất mỗi ngày. Động tác này rất tốt cho thân trên
Sau đây là những động tác tập cơ bắp cơ bản:
clip_image180
clip_image182clip_image184
clip_image186clip_image188
clip_image190clip_image192
clip_image194
clip_image196 clip_image198 clip_image200
clip_image202
20) BÀI TẬP CHO CƠ MẶT
clip_image204
Mọi vật trên trái đất đều bị ảnh hưởng bởi trọng lực: lá cây rơi từ trên xuống, mọi vật khi buông ra trên không đều có khuynh hướng rơi xuống. Ngay cả cơ bắp của cơ thể người ( nhất là cơ ở vùng mặt ) theo thời gian sẽ chảy xệ xuống. Ngành giải phẩu thẩm mỹ có biện pháp cải thiện bằng cách căng da mặt. Sau khi căng da mặt tuy da có thẳng nhưng lớp cơ bên dưới da vẫn nhão. Do đó người già căng da mặt, gương mặt có đầy đặn hơn, nhưng nét mặt cứng, không sinh động do lớp da bên dưới cơ vẫn còn nguyên như cũ, không được cải thiện. Người ta nói tập thể dục mặt sẽ làm cho người tập trẻ hơn 10 tuổi ! Theo ý kiến riêng, tôi tin điều ấy là đúng. Tuy nhiên trước khi tập các bạn nên rửa mặt và hai bàn tay của mình thật sạch. Đồng thời khi trên mặt có mụn hoặc có vết trầy thì không được xoa bóp mặt. Sau đây xin chia sẻ với các bạn một bài tập cơ mặt tôi đang tập:
clip_image206
clip_image208 clip_image210
clip_image212clip_image214clip_image216 clip_image218
clip_image220 clip_image222 clip_image224clip_image226 clip_image228
clip_image230 clip_image232 clip_image234clip_image236
clip_image238 clip_image240
clip_image242 clip_image244
clip_image246
21) BÀI TẬP CỘT SỐNG
Như các bạn biết cột sống là phần rất quan trọng của chúng ta. Cột sống như cái giá để treo tất cả các cơ quan tạng phủ. Từ giữa mỗi 2 đốt sống có những đôi dây thần kinh để chi phối sự vận động và làm việc các cơ quan. Các bệnh hay gặp ở cột sống: đau thắt lưng, đau gáy do tư thế, loảng xương, gù, vẹo cột sống, tư thế xấu, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, loảng xương, đau dọc thần kinh tọa do chèn ép, lao cột sống…
Những bài tập sau đây giúp cho cột sống vững chắc, hệ thần kinh hoàn chỉnh và là một phần chính trong hệ thống bài tập thể dục mỗi ngày
clip_image248clip_image250
1- Nghiêng cột sống sang phải rồi trái biên độ nhỏ ( chú ý nghiêng từ đoạn cùng cụt đến cột sống thắt lưng, ngực và cột sống cổ, nghiêng phải rồi nghiêng sang trái)
clip_image252
2- Quay toàn bộ cột sống sang phải rồi sang trái biên độ nhỏ
clip_image254
3- Xoay cột sống theo hình tròn biên độ nhỏ ( chú ý xoay lần lượt từ đoạn cột sống cùng cụt, thắt lưng, ngực rồi đến cột sống cổ )
clip_image256
4- Xoay cột sống theo hình số támclip_image258biên độ nhỏ
5- Lượn cột sống trước sau (4 đoạn cột sống: từ đoạn cùng cụt, thắt lưng, ngực đến cột sống cổ )
6- Cột sống cổ: nghiêng, quay sang P rồi T, gập trước ngữa sau ( động tác thật nhẹ nhàng )
clip_image260clip_image262 clip_image264
7- Cột sống cổ: Ngồi, 2 tay để sang một bên, lòng bàn tay hướng vào trong. Đầu nhìn cùng bên. Đẩy 2 bàn tay ra xa, đầu kéo ra và nhìn sang bên đối diện ( xem hình )
clip_image266clip_image268
8- Cột sống cổ và cột sống ngực: Ngồi trên ghế như hình minh họa. Cúi đầu cổ ra trước rồi ưởn cổ và ngực ra sau
clip_image270
9- Cột sống ngực: Tư thế con mèo ( tập ở tư thế đang bò , cong cột sống lên, lỏm cột sống xuống )
clip_image272
10- Ưởn cột sống thắt lưng: Đứng, hai bàn tay tại vùng thắt lưng: ưởn cột sống cổ, ngực và chủ yếu là cột sống thắt lưng
clip_image274
11- Duổi toàn bộ cột sống thắt lưng sang phải rồi sang trái ( có thể ngồi hoặc đứng )
clip_image276clip_image278
12- Vặn toàn bộ cột sống sang phải rồi trái
clip_image280
13- Cột sống thắt lưng: Ngồi, xoay người sang P về phía sau, tay P chống ra sau, bàn tay trái chống lên đầu gối P. Sau đó xoay ngược lại
clip_image282
14- Cột sống cùng cụt: Động tác gối ngực: nằm ngữa, ép 2 chân cùng lúc, cẳng chân áp đùi, đùi áp sát bụng. Giữ tư thế này vài giây
clip_image284
3- Cột sống cùng cụt: Nằm ngữa, 2 chân chống giường, 2 bàn tay đặt trên bụng hay sát hai bên thân. Nâng mông và cột sống cùng cụt lên
clip_image286
4- Vổ toàn bộ cột sống từ cột sống cổ xuống đến cột sống cùng cụt bằng 2 lòng hoặc 2 lưng bàn tay
clip_image288
22) TẬP HÍT THỞ
clip_image290
Hít thở nhằm cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, thải khí độc ra ngoài và để tâm trí yên ổn. Hít thở phải đũ các yếu tố sau:
- Ngồi tư thế thoải mái, cột sống thẳng
- Không khí nên trong sạch ( nơi có cây xanh, có ánh nắng ban mai, không bụi khói, yên tĩnh )
- Tốc độ hít thở vừa phải ( không nhanh, không chậm ) và sao cho có cảm giác dễ chịu
- Hít vào và thở ra đếm 1. Sau đó lập lại đếm đến 10 ( một đợt ). Sau đó các bạn hít thở bình thường ( không để ý hơi thở ). Rồi tiếp tục đợt mới. Một buổi tập khoảng 4 đợt như vậy
- Khi hít thở chỉ chú ý đến hơi thở ra vào ( không để ý nghĩ xen vào ) và cơ thể phải buông lỏng hoàn toàn. Đang hít thở nếu quên số đếm phải lập lại đợt đó và đếm lại từ 1
- Hít vào bằng mũi ( ngậm miệng lại ). Khi thở ra cũng bằng mũi nhưng gần cuối hơi thở ra há nhẹ miệng để thở vừa mũi vừa miệng
23) BÀI TẬP XOA BÓP TOÀN THÂN: da đầu, mặt, cổ, gáy, bụng, hông, thận, tay, chân… clip_image292clip_image294clip_image296clip_image298clip_image300clip_image302clip_image304clip_image306clip_image308clip_image310clip_image312
clip_image314clip_image316clip_image318clip_image320
24) VỔ BẰNG LÒNG BÀN TAY LÊN KHẮP CƠ THỂ
Sau khi tập hít thở, xoa bóp các bạn nên dùng lòng bàn tay để vổ lên toàn bộ cơ thể, nhất là vổ lên tất cả các khớp. Đầu tiên là bạn dùng 2 lòng bàn tay để vổ nhẹ nhàng khắp đầu, trán, mặt, hai gò má, vổ lên trùm lên hai tai và vùng chẩm, gáy, cổ, ngực, bụng, hông , hai tay, mông, háng, chân và cuối cùng dùng hai lòng bàn tay để vổ mạnh lên hai bàn chân. Mục đích để tăng sự dinh dưởng, tuần hoàn khắp cơ thể. Sau các động tác, hít thở và xoa bóp thì động tác dùng lòng bàn tay vổ lên toàn bộ cơ thể giúp các bạn có được một cảm giác sảng khoái, sung mãn như vừa nạp năng lượng
clip_image322
25) ĂN UỐNG CHO SỨC KHÕE
clip_image324
Ăn uống vô cùng quan trọng. Thức ăn uống đã giúp con người phát triển từ sơ sinh đến trưởng thành. Nhưng phần lớn các bệnh cũng bắt nguồn từ ăn uống. Không phải say sưa nhậu nhẹt thường xuyên. Không phải ăn uống không đũ chất dinh dưởng. Cũng không phải ăn dư thừa chất béo động vật, chất ngọt, quá nóng, quá lạnh… Người xưa đã ý thức được điều này và đã có câu : Bệnh tùng khẩu nhập. Ăn uống phải dựa vào khoa học :
- Thực phẩm thiên nhiên ( hạn chế hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, màu và vị hóa học… )
- Tỷ lệ các chất bột, rau trái cây, đạm, béo đường muối từ nhiều ( phần thấp của tháp dinh dưỡng ) đến rất ít ( phần cao nhất của tháp dinh dưỡng )
- Nên ăn các thức ăn cốc loại còn nguyên vỏ ngoài chưa xay xát như gạo lứt…
- Chú ý hạn chế tối đa lượng chất ngọt, mặn và chất béo xấu ( mỡ động vật, bơ, phô mai, sữa béo, da, đồ lòng, lạp xưởng…)
- Nhai thật nhuyển thức ăn
- Ăn đúng bữa
- Thức ăn uống không nên quá nóng hay quá lạnh
- Uống nước mỗi ngày trên 2 lít
- Không xử dụng hoặc rất ít các thứ sau: trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá
- Tránh xa các chất vô cùng độc hại như á phiện, heroine, Ecstasy ( thuốc lắc )
- Chú ý sự phản ứng của cơ thể mình đối với từng loại thực phẫm
26) HAI ĐỘNG TÁC LÀM HẾT BUỒN NGŨ
clip_image326
- Xoay 2 khớp háng lúc nằm ngữa
clip_image328
Nhiều khi thức giấc, cơn ngáy ngũ vẫn còn. Nếu ngay lúc đó các bạn muốn không còn buồn ngũ nữa thì ngay trên giường các bạn có thể thực hiện 2 động tác sau :
- Vươn vai nhiều lần ( Hít vào đồng thời duổi tay lên trên, hai chân kéo thẳng xuống dưới. Thở ra 2 tay bỏ xuôi thân mình )
- Xoay khớp gối và háng theo vòng tròn nhiều lần ( sau đó xoay ngược lại )
27) HÔN TRẦM:
Trường hợp đang ngồi thiền ( tư thế kiết già, bán già, hay tư thế mông trên gót như hình trên ), nếu các bạn cứ lim dim buồn ngũ ( trạng thái hôn trầm ) không tỉnh táo được hảy cứ cúi người xuống thở ra, ngồi thẳng dậy hít vào, rồi lại tiếp tục nhiều lần. Sau một lúc khi lượng oxy để cung cấp cho não đầy đũ thì sự tỉnh táo sẽ trở lại và các bạn có thể hành thiền tiếp tục
clip_image330
27) BÀI TẬP TỰ KÉO CỔ TƯ THẾ NGỒI ĐỂ CHỮA TÊ TAY, HẸP LỔ LIÊN HỢP CỘT SỐNG CỔ:
clip_image332clip_image334
clip_image336clip_image338
Khi bạn bị tê cánh tay hoặc bàn tay có thể do một hoặc kết hợp những nguyên nhân sau đây: hội chứng ống cổ tay, rối loạn lipid máu ( mở trong máu cao ), chèn ép thần kinh cổ cánh tay ( có hình minh họa )… Những hướng dẩn và bài tập sau đây có thể giải quyết tình trạng chèn ép thần kinh cổ cánh tay do ngồi làm việc, nằm ngũ gối quá cao, tư thế không đúng trong giai đoạn nhẹ và trung bình:
- Khi nằm ngồi đứng cột sống phải thẳng, cổ luôn ở giữa 2 vai, 2 vai phải ngang bằng nhau
- Nên ngũ gối thấp để cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng
- Không cúi gập đầu khi làm việc
- Không nằm võng
- Và các bạn chỉ cần tập một động tác là: Ngồi thẳng, 2 tay xuôi hai bên thân, cột sống thẳng. Từ từ tự kéo đầu và cột sống cổ thẳng lên trên ( giữ yên tư thế này trong 3 tiếng đếm ). Sau đó buông lỏng. Tập mỗi ngày 3 lần mỗi lần 15 động tác. Cuối cùng xoa bóp vùng gáy
29) VỌP BẺ BẮP CHUỐI ( cơ sau cẳng chân )
clip_image340
Vọp bẻ là sự co cơ bắp đột ngột. Cơ co cứng trong thời gian ngắn từ vài giây hoặc kéo dài hơn gây ra cảm giác rất đau và cơ bị vọp bẻ bị siết thật chặc lại. Vọp bẻ hay xảy ra sau khi vận động nặng, kéo dài như trong khi đá banh, bơi lội, làm việc nặng…hoặc lúc ban đêm, thời tiết lạnh, hoặc ở người bị suy van tĩnh mạch chân ( tĩnh mạch trướng = giãn tĩnh mạch ). Vọp bẻ xảy ra nhiều hơn ở những người thiếu hụt các vitamin B1, B5, B6 và các khoáng chất như Calci, Magne, Kali. Tùy theo trường hợp bác sĩ sẽ ghi đơn cho các bạn gồm những loại thuốc khác nhau.
Ở đây xin hướng dẩn các bạn cách làm ngừng cơn vọp bẻ lúc nửa đêm.
Cơn vọp bẻ sẽ làm các bạn thức giấc dù là đang ngũ ngon. Thường các bạn sẽ cảm giác được cơ mặt sau cẳng chân bị siết chặc lại và kèm với sự đau đớn không thể tả. Dù biết rằng khi bị vọp bẻ, duổi chân ra hết mức có thể làm vọp bẻ giảm đi . Nhưng thực tế, không thể duổi chân đang bị vọp bẻ ra được. Vì càng cố gắng duổi chân ra thì cơ bắp chân càng bị co lại và gây đau nhiều hơn. Vậy phải làm sao đây?
Lúc đó đang nằm ngữa, các bạn chỉ cần nhấc đầu lên và vói người, dùng bàn tay bóp mạnh vào cơ bắp chân ( cơ đang bị vọp bẻ ) nhiều lần. Cơn vọp bẻ sẽ ngừng ngay, tình trạng co rút cơ và cơn đau sẽ chấm dứt tức thì
30) ĐỀ PHÒNG VỌP BẺ
Các bạn có thể bổ sung các khoáng chất như Calci, Magne, Kali bằng thức ăn hoặc thuốc tân dược ( Calcim D, Centrum…) . Đồng thời, trước khi ngũ có thể thực hiện động tác dãn cơ sau cẳng chân ( ở tư thế nằm ) như hình minh họa trước khi ngũ, mỗi chân 10 lần. Sau đó xoa bóp cơ sau cẳng chân 2 phút
clip_image342
31) ĐẤM THƯỢNG TRUNG HẠ:
Một bệnh nhân là võ sư đến khám bệnh viêm dạ dày. Ông nói thấy bác sĩ ngồi khám bệnh chắc ít vận động lắm, có rảnh buổi sáng và tối tập đấm “ thượng, trung, hạ ” vài chục cái sẽ tăng thể lực và làm cho đôi tay khõe, rắn chắc. Tôi xin chia xẻ với các bạn. Các bạn có thể ngồi hoặc đứng. Bàn tay nắm lại thành nắm đấm. Khi đấm không xoay cổ tay ( xin xem hình ). Đầu tiên đấm mạnh tay phải lên trên một góc 45 độ ( thượng ) sau đó đấm mạnh tay trái trên đường giữa ( trung ), rồi đến tay phải xuống dưới một góc 45 độ ( hạ )
Tiếp tục tay trái đấm như vậy ( hạ ). Rồi tay phải đấm ( trung ), sau đó tay trái đấm ( thượng )
Lập lại tay phải đấm ( thượng ), tay trái ( trung ), tay phải đấm ( hạ ) …
clip_image344
32) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN CHÂN:
Bệnh thoái hóa khớp ngón chân là loại thoái hóa khớp hay gặp. Bệnh nhân đau âm ỉ ở các khớp ngón chân, đồng thời kèm theo cứng các khớp, co duỗi khớp khó khăn. Cơn đau và cứng khớp tuy không dữ dội nhưng âm ỉ, kéo dài hạn chế vận động và có cảm giác gây khó chịu cho bệnh nhân. Nhất là thời thiết lạnh trong mùa đông, các triệu chứng cứng và đau các khớp còn tăng lên. Tôi xin chia sẻ với các bạn một vài động tác tập. Sau một thời gian các triệu chứng đau và cứng khớp sẽ còn rất ít:
Co duỗi mười ngón chân
clip_image345
Bí quyết của động tác co duỗi các ngón chân là khi co các ngón chân lại thì vừa phải. Nhưng khi duỗi các ngón chân, các bạn cần co tối đa ( khi nhìn các bạn thấy 10 ngón chân như bị bẻ cong lên trên, và người tập phải chú ý đến cảm giác của các khớp của các ngón chân )
Xoay tròn mười ngón chân
clip_image112[1]
33) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN TAY
clip_image347clip_image349
Khớp ngón tay có 3 loại khớp: khớp xa, khớp giữa và khớp gần. Thông thường bệnh nhân lớn tuổi hay bị thoái hóa khớp giữa. Như các bạn biết thoái hóa khớp là bệnh tuổi già. Người bệnh đau và cứng các khớp, co duổi khó khăn. Các loại thuốc dù đông hay tây cũng chỉ làm giảm đau cấp thời, không thể uống kéo dài vì có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày và làm huyết áp cao càng cao hơn. Ba động tác sau đây: co và duổi tối đa các khớp gần, khớp giữa, khớp xa sẽ làm giảm nhẹ đau do thoái hóa khớp mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể các bạn. Trong tư thế duổi, các bạn chú ý phải duổi ngón tay hết mức và các đầu ngón tay cong tối đa lên trên. Mỗi ngày các bạn có thể tập 3 lần : sáng, trưa và chiều. Mỗi lần mỗi khớp co và duổi tối đa 10 động tác
34) CÁC MỤT NHỎ TRÊN MẶT CỦA NGƯỜI DA NHỜN
clip_image351
Có nhiều trường hợp da mặt sần sùi do chất nhờn tích tụ trong nang lông và không thoát ra ngoài mặt da được. Tình trạng này tạo thành những mụn nhỏ làm da mặt không mịn màng. Chuyện này các bạn có thể tự cải thiện làn da của mình được bằng các biện pháp đơn giản sau:
- Uống mỗi ngày 2 lít nước
- Hạn chế chất béo và ngọt ( sữa, yaua, phô mai, bánh ngọt…)
- Thường xuyên rửa mặt bằng nước ấm
- Mỗi ngày rửa mặt bằng sữa rửa mặt ( Nivea, X men…) một hoặc hai lần
- Mỗi tuần xông hơi nước hai lần
clip_image353clip_image355clip_image357
35) RỤNG TÓC VÀ CHỐC ĐẦU?
clip_image359clip_image361
Có một lúc tự nhiên đầu tôi rụng tóc nhiều và kèm theo ghẻ, nhọt trên da đầu. Tôi không hiểu tại sao vì chế độ ăn uống thì vẫn vậy, đầu luôn gội sạch bằng xà phòng, mỗi ngày vẫn xoa bóp da đầu và chải tóc bằng 10 đầu ngón tay. Tại sao? Trong chế độ ăn uống vẫn không uống trà cà phê bia rượu, thuốc lá, không ăn thức ăn ngọt béo nhiều và trước khi chải trên da đầu thì tay tôi đã được rửa sạch ? Cuối cùng tôi nghĩ chỉ còn có một nguyên nhân là sau khi gội đầu bằng xà phòng hay bằng shampoo tôi xả không sạch. Sau một tuần, xả nước thật sạch sau khi gội đầu bằng xà phòng hoặc shampoo thì tóc dần dần hết rụng và bệnh chốc đầu không còn nữa. Vì vậy khi các bạn tự nhiên rụng tóc hoặc bị chốc đầu thì trước khi đi khám bệnh trước tiên phải nhớ : Xả tóc thật sạch xà phòng, shampoo sau khi gội đầu bạn nhé !
36) VIÊM NƯỚU VÀ RĂNG LUNG LAY Ở NGƯỜI GIÀ
clip_image363clip_image365
Nướu răng là một trong các thành phần để bảo vệ chân răng. Như các bạn đã biết nướu răng là những lớp mô liên kết và niêm mạc bao phủ xương hàm và bao chung quanh cổ răng. Khi chúng ta đánh răng không sạch, thức ăn thừa sẽ bám vào cổ răng tạo thành mảng bám. Mảng bám cùng với chất protein trong nước bọt thành cao răng. Rồi vi khuẩn tác động vào và gây viêm nướu. Tình trạng viêm làm nướu sưng đỏ, đau và chức năng của nướu bám vào răng sẽ kém. Bấy giờ các bạn thấy răng mình bị lung lay
Như vậy để điều trị bệnh viêm nướu gồm những bước sau:
- Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
- Cạo cao răng và lấy đi mảng bám răng
- Sau khi tình trạng viêm ổn ( hết đau nhức, nướu không còn sưng đỏ ) và để răng không còn lung lay các bạn nên thường xuyên tự xoa bóp nướu răng ( sau khi ăn uống bất cứ thực phẩm gì, nên súc miệng, đánh răng và luôn tiện các bạn dùng 2 ngón tay cái và trỏ xoa bóp nướu răng hàm trên và dưới. Mục đích của việc xoa bóp nướu là nướu răng và các dây chằng tốt hơn và giữ răng chắc chắn hơn.Thời gian xoa bóp nướu chỉ 30 giây mỗi lần ).
37) ĐỂ KHÔNG BỊ SÂU RĂNG:
clip_image367clip_image369
Như các bạn biết sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng. Đầu tiên là thức ăn bám vào ( thường do chất bột hay đường ) Sau đó vi khuẩn sẽ phát triển trong thức ăn. Dần dần răng bị hư, lổ sâu răng ngày càng lớn gây đau nhức và tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng. Trong đời ai cũng đã có kinh nghiệm đau do sâu răng ( 1 răng sâu có thể đau cả hàm răng hoặc ê ẩm cả đầu )
Để giảm tối đa tình trạng sâu răng, các bạn chỉ cần áp dụng một biện pháp là :
Phải đánh răng và súc miệng thật sạch ngay sau khi ăn, nhất là ăn chất bột như cơm, bánh mì và những thức ăn ngọt như đường mía, trái cây ngọt, bánh ngọt…
38) LÀM SAO CHẤM DỨT TIỂU SÓN?
clip_image371clip_image373
Tiểu són là nước tiểu chảy ra một ít không kiểm soát được trước khi tiểu hoặc sau khi tiểu xong, lại rỉ ra một ít nước tiểu nữa. Tình trạng này hay gặp trong những trường hợp sau:
- Áp lực vùng bụng tăng kèm theo sự suy yếu của cơ đáy chậu ( gặp ở phụ nữ có thai )
- Bàng quang dễ bị kích thích mặc dù trong bàng quang có ít nước tiểu
- Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt
- Cơ đáy chậu suy yếu hay gặp ở người già
- Viêm niệu đạo hay viêm bàng quang ( trường hợp này thường kèm với tiểu gắt và rặn khi mắc tiểu )
Trong đề mục này tôi xin dành cho người lớn tuổi hay bị tiểu són. Nguyên nhân thường là do cơ đáy chậu bị suy yếu. Thỉnh thoảng nước tiểu cứ tự rỉ ra trước khi đi tiểu và nhất là sau khi tiểu , nước tiểu lại tự động chảy ra một ít. Tình trạng này rất khó chịu vì nước tiểu dính vào quần gây ẩm ướt và hôi. Có 2 cách có thể chấm dứt tình trạng này:
- Khi tiểu xong các bạn dùng 2 ngón tay cái và trỏ của tay phải ấn mạnh rồi buông ( liên tiếp như vậy khoảng 3 lần ) vào vùng da giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Đây là điểm mà khoa châm cứu gọi là huyệt Hội âm. Khi ấn và buông tại huyệt Hội âm, nước tiểu còn sót lại sẽ vọt ra hết. Đây là biện pháp tạm thời mỗi lần tiểu xong.
clip_image375
- Ngoài ra các bạn nên tập bài tập thể dục cho cơ đáy chậu để cơ đáy chậu săn chắc ( bài tập thể dục Kegel ). Các bạn ngồi thẳng lưng, co thắt ( nhíu mạnh ) vùng Hội Âm rồi giữ tư thế này 5 tiếng đếm ( khoảng 5 giây ), rồi buông lỏng vùng này. Sau đó lập lại. Trong khi co thắt vùng Hội âm, tất cả các cơ khác như cơ đùi bụng, ngực…đều buông lỏng đồng thời hít thở bình thường
Bài tập thể dục Kegel được thực hiện sáng 1 lần, trưa 1 lần, chiều một lần. Mỗi lần các bạn co thắt vùng đáy chậu khoảng 50 động tác
39) CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CAO HUYẾT ÁP ( TĂNG HUYẾT ÁP )
clip_image377clip_image379
Bệnh nhân thường hỏi: Ở tuổi tôi huyết áp bao nhiêu là vừa?
Huyết áp ở người lớn trung bình khoảng 110/ 70 mmHg đến 120/80mmHg. Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Nếu áp lực cao từ 140/90 mmHg trở đi xem như là huyết áp cao. Huyết áp động mạch tùy vào hai yếu tố là sức co bóp của cơ tim và sự cản trở của ngoại biên ( thể tích máu trong lòng mạch máu + sự cản trở của hệ động mạch ). Ở người già hệ động mạch có khuynh hướng cứng và co lại do lão hóa. Do đó sự cản trở của hệ động mạch cao hơn. Từ nguyên nhân này, tim cũng phải tăng co bóp để đẩy máu qua các chỗ hẹp . Cuối cùng là huyết áp có khuynh hướng tăng lên. Một số trường hợp tăng lên nhiều hơn bình thường gọi là cao huyết áp. Khi có tình trạng huyết áp tăng, áp lực trong máu càng cao, lúc đó toàn bộ hệ động mạch não như vô số quả bóng chứa máu đều căng lên! Những mạch máu não rất nhỏ có thể không chịu nổi áp lực của máu, vở ra gây tình trạng tai biến mạch máu não ( máu tràn vào nhu mô não ) gây chết hoặc liệt ½ người. Nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ đo huyết áp rất cao ( > 160/100 mmHg ) vẫn thản nhiên : “ Huyết áp của tôi như vậy là thường, nhiều khi còn cao hơn nữa, tôi vẫn thấy khõe như thường ! ” Vẫn như thường là do huyết áp cao đã kéo dài, cơ thể chịu đựng với tình trạng này đã quen, tuy nhiên sự nguy hiễm vẫn chực chờ vì toàn bộ hệ thống mạch máu não đều căng phồng lên. Trong hàng triệu mạch máu rất nhỏ ở não có thể vở ra lúc nào không thể biết được. Do đó theo tôi các bạn nên đo huyết áp thường xuyên và tuân thủ những gì bác sĩ hướng dẩn cho bạn
40) KIỂM TRA SỨC KHÕE ĐỊNH KỲ
clip_image381
Nhiều bệnh nhân đến khám một bệnh nào đó tình cờ bác sĩ cho đo huyết áp , xét nghiệm máu, chụp X quang, siêu âm bụng lại phát hiện ra nhiều bệnh như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường, khối u trong phổi hoặc trong các tạng ổ bụng ( gan, lách, dạ dày, tụy…). Những bệnh vừa tình cờ phát hiện có thể ở giai đoạn cuối ! Do đó chúng ta nên kiểm tra sức khõe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời nếu có bệnh. Những yêu cầu tối thiểu cần kiểm tra tổng quát là: chụp X quang phổi, đo điện tâm đồ, siêu âm bụng tổng quát, và các xét nghiệm đường trong máu, mỡ trong máu ( cholesterol, triglycerid ), chức năng thận ( ure, creatinin trong máu ), chức năng gan ( các men gan trong máu như SGOT, SGPT )
41) BÀI TẬP KHỚP CHÂN, TAY, HÔNG CỔ, GỐI, CỔ CHÂN TRÊN NỆM KIMDAN
clip_image383
Nệm không chỉ để nằm mà còn là một dụng cụ hổ trợ tốt trong việc phòng, chữa bệnh, duy trì sức khõe. Các bạn có thể xử dụng nệm cao 10cm trở lên. Mỗi ngày chỉ cần tập 10 đến 15 phút. Các bạn đứng lên nệm, hai chân luôn tiếp xúc với nệm. Đầu tiên là các bạn nhún từng chân một. Động tác nhún chân ( có thể là nghiêng phải, trái hoặc trước sau ) phải liên tục suốt buổi tập. Sau đó các bạn tập từng khớp từ cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, cột sống, eo… Các bạn nên chú ý trong tất cả những động tác liên quan đến cột sống cổ phải thật nhẹ nhàng. Chỉ riêng động tác nhún chân thôi các bạn sẽ thấy các khớp từ háng, khuỷu chân, gối, cổ chân, gân Achilles, và đến tận tất cả các khớp của 10 ngón chân cũng được vận động và chăm sóc thật nhịp nhàng ! Đặc biệt là các bạn có thể tự mình sáng chế ra nhiều động tác cho tất cả các khớp của bạn. Nếu trong khi tập, trước mặt các bạn là một cái gương lớn và có nhạc nền nữa thì thật tuyệt !
42) DÙNG VÒI SEN XỊT NƯỚC NÓNG ĐỒNG THỞI XOA BÓP CÁC KHỚP
clip_image385
Buổi sáng sau khi tắm, các bạn nên có thói quen là mở vòi sen xịt nước nóng ( vừa phải có thể chịu được ) trên các khớp ( cột sống, khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu, vai, khớp ngón chân cổ chân, gối, háng... Các bạn vẫn để vòi sen lên giá, di chuyển các khớp đến tia nước và đồng thời dùng tay xoa bóp lên khớp đang tiếp xúc với nước nóng. Nhiệt độ và áp lực xịt của nước rất tốt cho sự dinh dưởng khớp và ích lợi cho những bệnh nhân bị viêm khớp do thoái hóa. Sau mỗi lần xịt nước nóng khoảng 2 phút trên các khớp, các bạn có cảm giác rất dễ chịu
43) ĐỌC SÁCH TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG ĐŨ ÁNH SÁNG, KHOẢNG CÁCH MẮT VÀ SÁCH QUÁ GẦN, XEM TIVI, TIẾP XÚC VI TÍNH LÂU NGÀY LÀM KHÔ , MÕI MẮT VÀ DỄ GÂY TẬT KHÚC XẠ MẮT ( cận thị, viễn thị, loạn thị… )
clip_image387 clip_image389
44) NGẬM CAM THẢO TRỊ VIÊM HỌNG ( lại một “ tì nữ xuất sắc trong vai! ” )
clip_image391
Mỗi lần bị viêm họng tôi hay xử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Thường thì khoảng 2 ngày trở đi, viêm họng bớt dần rồi hết. Có một lần đau họng quá nặng, xử dụng kháng sinh ( dùng nhiều loại trong đó có cả kết hợp amoxilline và acid clavulanic, biệt dược là Augmentin ) 4 ngày mà không giảm đau họng chút nào. Tôi đổi sang cách điều trị rất đơn giản mà tôi nhớ mỗi lần cảm ho viêm họng, ba tôi hay cho ngậm cam thảo. Và thật kỳ diệu sau 2 ngày ngậm cam thảo liên tục, cơn đau họng giảm hơn 50% và hết ngày thứ ba là tình trạng đau họng biến mất! Về sau mỗi lần viêm họng, đau rát họng tôi chỉ ngậm cam thảo là hiệu quả rõ ràng. Xin nhắc các bạn là cam thảo có thể làm răng các bạn có màu vàng, do đó sau khi ngậm cần phải đánh răng thật sạch
45) GẶP BỆNH NHÂN NGẤT XỈU GIỮA ĐƯỜNG PHẢI LÀM SAO ĐỂ GIÚP HỌ???
clip_image393clip_image395
Bốn điểm ở đầu ngón tay út và áp út nhất là bên trái của bệnh nhân là 4 huyệt thần kỳ để chữa ngất xỉu ( do huyết áp thấp, tai biến mạch máu não, sốt cao co giật...). Tuy nhiên sau đó các bạn cần phải tìm nguyên nhân để chữa tận gốc. Nhiều trường hợp ngất xỉu, sau chỉ ba mươi giây, tối đa là hai phút sau bệnh nhân đã tỉnh lại. Tôi đã gặp nhiều trường hợp ngất xỉu hồi tỉnh một cách ngoạn mục. Bệnh nhân gần đây, cách 2 năm, sau buổi tập thể dục, tôi đang ngồi băng đá để phơi nắng sáng và nói chuyện phiếm cùng một người bạn. Chợt thấy cách đó khoảng 30m, nơi mỗi ngày có ông thày võ người Hoa dạy cho học của ông , có một đám đông người vây quanh. Tôi nghĩ chắc ông thày đang biểu diển tuyệt kỹ công phu gì chăng, bèn cùng anh bạn rảo bước đến xem. Đến nơi phải chen vào, trước mặt chúng tôi là ông thày võ người Hoa đang nằm ngữa thẳng người trên cỏ, mặt và tay chân ông trắng bệch. Theo phản xạ tự nhiên tôi bước thẳng vào nhưng một số người trong đó có đệ tử của ông không cho. Anh bạn của tôi cũng người Hoa, anh nói lớn cho ổng vào đi, ổng là bác sĩ đó. Lúc ấy họ mới đồng ý để tôi bước vào cạnh ông thày võ. Tôi sờ tay vào động mạch cổ tay rồi sờ vào động mạch cảnh ở hai bên cổ vẫn không thấy động đậy gì. Miệng của ông thày võ như nghiến chặt, nước miếng sùi ra hai bên khóe miệng. Thật là một trường hợp thập tử nhất sanh. Bàn tay trái tôi cầm bàn tay trái của ông, đồng thời hai ngón tay cái và trỏ bàn tay phải của tôi nắm ngay vào đầu ngón út và áp út của ông bóp, tập trung vào bốn huyệt, vê thật mạnh rồi buông, liên tiếp nhiều lần, mắt tôi quan sát vào mắt ông thày võ. Chưa đầy 30 giây, tôi thấy đầu ông động đậy ông bắt đầu nói “ bóp huyệt Thập tuyên đau quá ” và tay ông giựt mạnh về. Tôi kéo bàn tay của ông lại và tiếp tục bóp buông gần 30 giây nữa cho ông thật hồi tỉnh. Vài hôm sau, tôi vẫn đi bộ ngang qua chỗ ông thày võ và thấy ông đang hướng dẩn các đệ tử múa quyền! Cách cấp cứu đơn giản và kết quả thật hết sức thần kỳ. Bây giờ nếu gặp trường hợp như vậy bạn có thể giúp người bệnh rồi phải không các bạn?
Các bạn chỉ cần để ý một chút, khi bóp buông , lực cần tập trung ( khu trú ) vào 4 điểm theo hình minh họa. Và sau khi bệnh nhân tỉnh cần đến bệnh viện để chữa các bệnh gốc nằm dưới tình trạng ngất xỉu đó ( cao huyết áp, suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, viêm họng hoặc viêm phổi gây sốt cao… )
LỜI KẾT
Tôi rất thích đọc sách. Nhà tôi cách chợ Sài gòn hơn 10 cây số. Hồi còn bé cứ hay đi xe buýt từ nhà ra chợ sách cũ đường Đặng thị Nhu đối diện chợ Sài gòn để coi sách. Thấy quyển nào ưng ý, lại đi xe buýt về, khóc lóc ỉ ôi xin tiền má rồi đi xe buýt ra mua. Lúc đó nhà thật khó khăn. Đến lớn lên đi làm, thú đọc sách vẫn còn, nhưng bây giờ thì không phải xin tiền má nữa. Đồng thời sách và tài liệu trên Internet quá nhiều nên ít khi tôi phải mua.
Bản thân tôi từ nhỏ đã gầy yếu, nhiều bệnh, lại không có một chút kiến thức để giữ gìn sức khõe. Đến khi vào ngành y thì mới biết cách quan tâm đến cơ thể mình. Bây giờ khi con tôi ấm đầu, viêm họng. Vừa lo cho con, tôi lại nhớ đến gương mặt lo lắng của ba tôi, nhớ đến chén cháo hột gà hành lá và xịt tiêu thật cay, má tôi cho ăn mỗi lần tôi và các em bị bệnh. Cuộc đời của ba tôi cứ tần tảo làm việc, má tôi cứ lo việc nhà và chăm sóc con. Công ơn của cha mẹ, tôi không bao giờ quên được. Nếu thông tin trong quyển sách này có đem lại cho bạn một ích lợi nào về sức khõe, trên môi của bạn và người thân nở một nụ cười. Tôi xin phép bạn cho tôi được dâng những nụ cười và niềm vui của bạn như những lời cầu nguyện cho cha mẹ tôi ít bệnh và sống thọ hơn nữa. Tuy vẫn biết cuộc đời như giấc mộng. Nhưng mộng đẹp và dài thì vẫn hay hơn phải không?
hai_ha27@yahoo.com