Showing posts with label Thích Trí Giải. Show all posts
Showing posts with label Thích Trí Giải. Show all posts

Saturday, October 6, 2012

Thuốc trị các bịnh gan: chai gan, cứng gan...

images_1

Nay xin gởi những kinh nghiệm Mẹ tôi bị bệnh chai gan hay gọi là cứng gan.
Mẹ tôi bị hai thứ bệnh cùng lúc. Cứng gan hay chai gan và bị thủng (hay gọi là xưng chân có nước).


Cách trị bệnh xưng chân, bụng có nước hoặc gọi là thủng. Mẹ tôi nhờ người ở bên Việt Nam hay Hawaii có Dứa dại. Lấy cuống xắc nhỏ sao vàng hạ thổ.
Bốc một nắm lớn, cho vào siêu thuốc bắc, độ ba chén nước, dun lửa nhỏ cho đến khi còn lại một chén, để ấm và uống làm ba lần trong ngày.
Tối sẽ đi tiểu rất nhiều, sẽ thấy kết quả trong vòng ba ngày thì tất cả sẽ không còn thủng và không còn nước trong chân nữa.
Sau đây là phương cách trị Cứng gan:
Mẹ tôi uống Wheat grass có bán ở Whole Foods hay Jamba Juice.  (xin xem phần dưới)
Uống một ngày chừng 3 ounces sẽ trị được vàng da, lòng trắng của mắt cũng màu vàng, gan cũng không còn hoạt động nữa theo như bác sĩ gia đình của Mẹ tôi cho tôi biết.   ( hãy về lo hậu sự cho bà trong vòng sáu tháng bà cụ sẽ đi.)
Thế là tôi cho Mẹ tôi uống Wheat grass (Bạn tôi giới thiệu). kiên trì uống 3 ounces mỗi ngày trong vòng sáu tháng cũng như khi qua khỏi thời gian bác sĩ cho biết Mẹ tôi sẽ ra đi trong vòng sáu tháng.
Sự tin tưởng, kiên trì uống wheat grass này của Mẹ tôi đã kéo dài cho Mẹ tôi còn sống trong vòng sáu (6) năm.
Mẹ tôi đã trồng loại wheat grass này tại nhà , cũng như đã giới thiệu cho nhiều người khác. Và những người này bị tương tự như Mẹ tôi tất cả đều khỏi. Mọi người đều thoát khỏi những hiểm nguy. Và nay họ đã còn sống.
Nay tôi viết lên đây để cho mọi người biết với sự khuyến khích của bạn tôi nên tôi mới nêu ra trên đây để cho mọi người biết.
Có những thắc mắc như thế nào xin liên lạc với tôi.
frank95133@comcast.net.
Cầu chúc cho những ai bị bệnh này nếu tin tưởng thì sẽ khỏi.
Frank

-----------------------------------------------------

Ghi chú của Pháp Khánh:

Quý vị có thể tìm mua wheat grass, hạt trồng và máy xay wheat grass tại:  www.wheatgrasskits.com

Hoặc tại tiệm whole foods: www.wholefoods.com

Hoặc mua uống tươi tại tiệm Jamba juice

Có một số vị gọi cho biết họ đã bị kết quả khám nghiệm viêm gan, họ đã ăn chay từ một ngày trong tuần, sau đó tăng lên hai ngày rồi trường chaỵ

Và uống Aloe Vera (Hai đến ba lần trong ngày, mỗi lần 2 oz, uống lúc sáng ngủ dậy và trước bữa ăn 40 phút) Quý vị có thể mua Aloe Vera trên mạng internet

Và uống nhiều trà A Ti Sô (Artichoke) trong ngày. Trong vòng 4 tháng họ thử máu lại với kết quả bình thường và đã lành bịnh, đồng thời bịnh tiểu đường cũng lành.

Cũng có nhiều vị chữa lành bịnh gan bằng cách uống nước gạo lức rang tại trang sau đây: Uống nước gạo lức

--End---

www.QuanTheAmBoTat.com

Thursday, August 23, 2012

14 cái tâm của đời người

Trong chúng ta ai cũng có một cuộc sống. Có người rất hài lòng, có người rất bất mãn nhưng mọi người đã sống ra sao? Bạn có những cái “tâm” này không?

Tâm báo ân

images962428_14tam

(ảnh minh họa)

Người có ân đối với bạn, không thể quên ân phụ nghĩa, cần phải biết đền đáp. Đối với tất cả chúng sinh, chúng ta đều cần phải có tâm báo ân, có những chúng sinh đời này tuy chưa có ân nghĩa gì, nhưng đời trước chắc chắn có ân nghĩa.

Bởi tất cả chúng sinh đều từng làm cha mẹ của bạn, cho nên tất cả chúng sinh đối với chúng ta đều có ân, dù là người đã từng làm tổn thương chúng ta, vì thế cần phải báo ân.

Tâm cung kính

Đối với cha mẹ, thầy cô, thế hệ trước đều cần phải có tâm hiếu thuận và cung kính. Ngoài ra, những bậc có tuổi tác lớn hơn bạn, học vấn cao hơn bạn, hoặc người có những cống hiến cho nhân loại và xã hội, những người có tâm thiện, đều nên khởi lên tâm cung kính.

Tâm cung kính không có sự phân biệt thân sơ, đối với hết thảy con người đều cần phải cung kính, bạn cung kính người khác, người khác sẽ cung kính bạn, cho nên tâm cung kính là pháp thù thắng tăng thêm phước báo cho mình.

Tâm tôn trọng

Trước tiên cần phải tôn trọng chính mình, tiếp đến tôn trọng những thành viên trong gia đình, và sau cùng tôn trọng tất cả người khác, thường xuyên nở nụ cười trên môi, ăn nói lễ độ, khiêm nhường, có tâm tôn trọng lẫn nhau.

Đối với kẻ thù cũng nên tôn trọng, tôn trọng thiện ý của họ, tôn trọng học vấn, hành vi, chính kiến của họ…

Tâm vô chấp

Cội nguồn của bể khổ ở đời là phiền não, căn nguyên của phiền não là chấp trước, gốc rễ của chấp trước là ngã chấp (chấp có cái tôi), ngọn nguồn của ngã chấp là vô minh.

Có tư tưởng của “ngã” (cái tôi), nhất định sẽ có mặt ngã chấp và tâm tự tư tự lợi (ích kỷ), tâm ích kỷ mang đến sự phân biệt giữa bạn và ta, đã có tâm phân biệt nhất định sẽ có các phiền não tâm tham và tâm sân hận.

Tâm vô cầu

Người không có trí tuệ thì tham tâm và dục vọng tương đối nhiều, cho nên không có niềm vui và hạnh phúc. Bạn càng tham cầu và chấp thủ, thì khổ não từ đó cũng ngày một trở nên nhiều thêm. Người thật sự có trí tuệ là vô dục vô cầu, tâm vô tham sẽ có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhõm và an vui.

Tâm tri túc

Phải có tâm hài lòng mới có thể có tâm tri túc (biết đủ). Mỗi một con người chúng ta dù cuộc sống nghèo khó, hoàn cảnh tồi tệ hay giàu có, tốt đẹp, tất cả đều cần có tâm tri túc.

Bởi vì so với một số người tử vong ngoài ý muốn, chúng ta vẫn đang còn sống, chính là nhờ có phước, thì càng phải tỏ ra tri túc, có tâm tri túc mới có thể có được niềm vui, tục ngữ nói rất hay, rằng: “tri túc thường lạc” (biết đủ thường vui), kinh Phật nói: “Tri túc nhân thị thánh hiền” (người biết đủ là thánh hiền).

Tâm khiêm tốn

Tục ngữ: “Hư tâm sử nhân tiến bộ, kiêu ngạo sử nhân lạc hậu” (khiêm tốn làm người ta tiến bộ, kiêu ngạo làm người ta lạc hậu).

Thất bại lớn nhất đời người là kiêu ngạo và tự cao tự đại. Cho nên chúng ta làm bất cứ việc gì đều cần phải khiêm tốn, không nên tự đại, kiêu ngạo.

Tâm nhẫn nhục

Tâm nhẫn nhục chính là tâm thái có thể tiếp nhận sự sỉ nhục và phê bình của người khác, trong cuộc sống chúng ta cần phải có khả năng tiếp nhận sự phê bình và chỉ trích của người khác.

Người có thể tiếp nhận người khác chỉ trích, mới có cơ hội cải chính khuyết điểm, một người có khả năng nhẫn nhục, khó nhẫn có thể nhẫn, khó làm có thể làm được, chính là người có trí tuệ nhất.

Tâm sám hối

Nếu bạn làm việc sai quấy, trước tiên phải biết lỗi lầm, sau đó sám hối (ăn năn hối cải), sám hối sau này không tái phạm những lỗi lầm tương tự.

Mỗi ngày làm thêm chút việc tốt, giảm thiểu chút việc xấu, lúc nào cũng có tâm sám hối, ắt thiện niệm (ý nghĩ tốt) của bạn ngày một tăng thêm, ác niệm (ý nghĩ xấu) ngày một giảm bớt, thì phước báo của bạn sẽ mau chóng trở lại, tai vạ liền rời xa bạn.

Tâm hành thiện

Chúng ta trước tiên nhận biết điểm khác biệt giữa thiện và ác, việc có ích lợi và đem đến niềm vui cho dù là trực tiếp hay gián tiếp đối với chúng sinh thì gọi là “thiện”, việc có tổn hại và đau khổ gián tiếp hay trực tiếp cho chúng sinh thì gọi là “ác”.

Chúng ta bất cứ lúc nào cũng cần phải dùng ái tâm vô điều kiện, từ tâm rộng lớn, thiện niệm vô tư đi giúp đỡ người khác, quan tâm người khác, chăm sóc người khác, hãy nhớ rằng muốn làm việc tốt không thể tồn tại tư tưởng và hành vi ích kỷ “vị ngã”.

Tâm tinh tấn

Nỗi xót xa, buồn đau lớn nhất đời người là tự chà đạp mình, tự khinh thường mình, tự ruồng bỏ bản thân mình.

Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng cần phải có tâm tinh tấn (cần mẫn chăm chỉ), nếu bạn không có tâm tinh tấn, cho dù có cơ hội tốt lần nữa, cũng sẽ tuột khỏi tầm tay, cho nên người có trí tuệ sẽ lấy tâm tinh tấn, khéo nắm bắt gìn giữ nhân duyên, không lười biếng, buông thả.

Tâm bác ái

Cần có tâm bác ái đối với hết thảy chúng sinh, tâm bác ái chính là tâm Bồ-tát, buông bỏ tâm ích kỷ và tự ái, coi trọng người khác, yêu thương người khác, quý mến người khác, vì thương yêu người khác có thể mất đi tính mạng chính là tình yêu bao la cao cả.

Tâm quý mình

Trước khi yêu người khác bạn nên học cách yêu thương bản thân mình trước. Yêu bản thân mình như thế nào? Quý trọng sinh mệnh của mình, tôn trọng đạo đức của mình, giữ gìn sức khỏe của mình, yêu quý cuộc sống của mình, có mục tiêu nhân sinh của mình, có sở thích của mình.

Trên thế giới không có người thập toàn thập mỹ, không nên miễn cưỡng mình, không nên làm tổn thương tâm hồn của mình.

Tâm tự tin

Trong cả cuộc đời, không có nỗi đau thương nào tồn tại mãi mãi, nỗi đau đớn dù sâu đến đâu, vết thương dần dần cũng sẽ khỏi.

Trong đời người không có vận rủi, cảnh khốn cùng nào không thể bước qua được, bạn không thể ngồi bên nó đợi nó tan biến hoặc bỏ mạng, bạn chỉ có thể nghĩ cách vượt qua nó.

Trong đời người không có sự thập toàn thập mỹ nào vĩnh cửu, chung cục sẽ phải có một ngày kết thúc. Bạn đã có lòng tin của bản thân, thì đã có sự kiên cường, tức cũng sẽ có kỳ tích sáng tạo.

Nguyễn Phước Tâm
(Bộ môn Ngoại ngữ, trường Đại học Trà Vinh)
Theo Zgnhzx

Thursday, August 16, 2012

Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC LỂ VU LAN HAY VU LAN BỒN

images959154_Y_nghia_le_Vu_Lan_bao_hieu_2

“Trung Nguyên ngày hội vong Vu Lan,
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Mùa của chư Tăng ngừng tưởng niệm,
Bảy đời cha mẹ thoát u quan.”
(Trúc Diệp)
Posted Image
“Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là gì? “Vu Lan Bồn” là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana (chữ cổ dùng để viết trong Kinh Phật). Ý dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ"
Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Bắt nguồn từ tích ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, chứng được 6 phép thần thông, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha mẹ - không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển - đã dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đang ăn đi đến chỗ mẹ ở mà dâng mẹ. Bà mẹ đang đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước của bà quá nặng, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật.
Ngài dạy : Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được
Nghe vậy
Ngài Mục Kiền Liên thưa với đức Phật : Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được?
Đức Phật dạy rằng : Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhơn gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ,
Rồi Ngài Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát được cảnh ngạ quỷ mà về cõi cực lạc.
Do vậy, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có người nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân (như cha mẹ, ông bà…) trong ngày Tăng Tự tứ gọi là lễ VU LAN.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là Tết Trung nguyên, đã trở thành ngày truyền thống trong dân gian, ngày của những người con hiếu thuận hướng về các đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà cha mẹ tổ tiên của mình. Riêng người Phật tử lại là ngày hội lớn của mùa báo hiếu. Ngày "Vu Lan thắng hội". Ngày noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên.
Posted Image
NGÀY XƯA CÓ MẸ
tac gia : Thanh Nguyên
Khi con biết đòi ăn
MẸ là người đút cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tâu
MẸ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc MẸ ngày thêm sợi bạc
MẸ đã thành hiển nhiên như Trời Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài MẸ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên.
MẸ là người đã cho con cái tên
Trước cả khi con cất lên tiếng MẸ.
MẸ,
Cái tiếng gọi từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
MẸ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc.
MẸ,
Có nghĩa là duy nhất.
Một bầu trời.
Một mặt đất.
Một vầng trăng.
MẸ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và nước mắt.
Chỉ có một lần MẸ không ngăn con khóc
Là khi MẸ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi MẸ không còn.
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng
Rồi những đứa trẻ lại chào đời, và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm MẸ trong ngày
Tiếng trẻ con gọi MẸ ngân nga khắp mặt đất này
Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng.
MẸ,
có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Một đóm lửa thiêng liêng cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối
MẸ,
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ
Cổ tích của những ai còn mẹ là
Ngày xưa có một ông vua,ngày xưa có một nàng công chúa
Cổ tích của con là
Ngày xưa có MẸ…
Posted Image
DẤU LẶNG
Tác giả : Quế Lâm
Ngày xưa còn ngây dại
Con không hiểu tại sao
Chữ mẹ có dấu nặng
Con thường hay hỏi nắng
Nắng cũng chỉ lặng yên
Con thường hay hỏi mưa
Mưa lạnh lùng không nói
Ngày nối ngày trôi qua
Tóc mẹ ngày thêm bạc
Một vài vết chân chim
Chập chờn nơi khóe mắt
Tuổi xuân mẹ vụt tắt
Theo từng ngày con khôn
Dấu nặng như lòng mẹ
Nuôi con lớn từng ngày
Vai mẹ nhiều vết chai
Vì nặng đôi quang gánh
Áo mẹ sờn bạc lắm
Vì mưa nắng trên đồng
Trên đường đời mênh mông
Con luôn luôn có mẹ
Posted Image
MẸ
Đỗ Trung Quân
Con không đợi
một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy ngẩn ngơ
Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?
Con mỗi ngày một lớn thêm
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài lên áo cho con
Một nụ hồng bạch
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài cho con những bông hồng
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không ?
Nghìn bài thơ chất ngập cả tâm hồn
Đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc


Trích từ blog (Cọng rơm cuối mùa)

Wednesday, August 15, 2012

Ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu

images959154_Y_nghia_le_Vu_Lan_bao_hieu_2

Vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, là ngày lễ Vu Lan. Ngày này các chùa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ.

Dâng hoa cúng dường chư Phật trong lễ Vu Lan

Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam.

Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”. Giải có nghĩa là gỡ ra cho khỏi vướng mắc, cởi trói buộc, giải mê lầm.

Ngài Mục Kiền Liên dâng cơm cho mẹ nhưng bà không nhận được (ảnh Internet)

Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân, thì thấy bà đang ở cõi ngạ quỷ vô cùng đói khổ.

Ngài đem cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ ngài khi được cơm thì lòng tham nổi lên, sợ người khác trông thấy mà đến giành giựt hay xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm đưa vào miệng liền biến thành than hồng không ăn được.

Ngài vô cùng thương xót mà không biết làm sao cứu, bèn trở về thưa với Phật, xin ngài từ bi chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ. Phật dạy rằng vào ngày trăng tròn tháng bảy, tức là ngày lễ Tự Tứ của chư Tăng, sau ba tháng an cư kết hạ thanh tịnh, hãy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng để cúng dường, nhờ sự chú nguyện của chúng Tăng thì mẹ Ngài sẽ được giải thoát. Ngài Mục Kiền Liên tuân theo lời Phật dạy, thỉnh chúng Tăng chú nguyện và nhờ đó mẹ ngài, bà Thanh Ðề đã được sanh về cõi trời.

Phật tử cúng dường chư tăng để tăng phước đức trong quá trình tu tập (ảnh Internet)

Ngày xá tội vong nhân được dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa vào thời Đường và được truyền sang nước Việt từ năm 1302, sau đó lễ này rất thịnh hành vào thời đại Phật Giáo nhà Trần qua việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” có nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói.

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Dần dà về sau tại miền Nam Việt Nam, tập tục cúng cô hồn này biến thể từ hình thức đến nội dung, chuyển từ khuôn viên chùa ra ngoài dân gian và được lan rộng tổ chức tại các xí nghiệp thương mại và tại các công ty tư lập theo truyền tụng rằng, ngày này cửa địa ngục rộng mở, ngạ quỷ được phóng thích, nên cúng tế chúng để được buôn may bán đắt, tai qua nạn khỏi.

Ngày xưa cúng cháo hoa và vàng mã cho cô hồn, canh ốc nhồi nấu với chuối xanh cho người sống; ngày nay giết gà, mổ bò, mổ heo làm cỗ linh đình gọi là cúng cô hồn nhưng thực là cúng cho người sống. Là Phật tử chúng ta không nên đi theo vết mòn xưa cũ, chỉ nên cúng chay theo truyền thống mà không nên giết hại súc vật và nên phát tâm bố thí đến những người nghèo khổ cùng là phóng sinh để báo hiếu cho cha mẹ ông bà quá vãng.

Theo Tuvienhuequang

Wednesday, June 13, 2012

Chuyện lá đu đủ chữa khỏi ung thư

gshien4_jpg

Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.

Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.
Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.

7/15 người uống có kết quả?
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).

Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?
Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.

Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết.

Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...
Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh "tứ chứng nan y" vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

GS Nguyễn Xuân Hiền.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Chưa được khoa học công nhận
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

Không nên lẫn lộn "paw paw đu đủ" và "paw paw Bắc Mỹ". Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.
GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.
Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.

Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.

Thông tin những bệnh nhân được cứu sống từ lá đu đủ

Theo danh sách GS Nguyễn Xuân Hiền cung cấp, PV đã trực tiếp trao đổi với các bệnh nhân và đơn vị nghiên cứu lá đu đủ chữa ung thư tại Việt Nam để thông tin rõ vấn đề.

Những cái chết...  hồi sinh?
Lần theo số điện thoại còn lưu lại của GS Nguyễn Xuân Hiền, chị Nguyễn Thị Hạnh (45 tuổi ở 36 đường Giải Phóng, Hà Nội) cho biết, chị không rõ mình khỏi bệnh do nước lá đu đủ hay các loại thuốc mà chị đã uống.
Chị Hạnh kể, năm 2004, chị phát hiện bị ung thư buồng trứng và đã phẫu thuật cắt hết buồng trứng cùng cổ tử cung, sau đó truyền hóa chất và xạ trị. Ở bệnh viện về chị rất suy sụp và đã tìm đến bài thuốc uống nước sắc lá đu đủ của GS Nguyễn Xuân Hiền.
Thực tế, ngoài lá đu đủ chị còn uống nhiều loại thuốc từ thuốc ung thư đến phục hồi gan (hỏng gan do hóa chất)... được mua từ Mỹ về. Có thời điểm, riêng tiền thuốc của chị 1 ngày trị giá cả một cây vàng. Chị kiên trì điều trị như vậy rồi bệnh lui lúc nào không biết. Năm 2008 thì chị khỏi hẳn.
Riêng về lá đu đủ, theo chị rất cần các nhà khoa học nghiên cứu xem có chất gì bởi chị thấy: Nước sắc lá đu đủ nếu để bên ngoài, chỉ 1 vài tiếng là rất thối. Cho vào tủ lạnh ngày hôm trước đến hôm sau mà nước cũng biến đổi từ màu xanh đục sang trong veo.
Bác Nguyễn Trường Thế (68 tuổi ở số 10/8 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) đã uống bài thuốc của GS Nguyễn Xuân Hiền một năm thì khoẻ mạnh. Trao đổi với chúng tôi, vợ bác Thế cho biết, đầu năm 2010, chồng bác ăn không ngon, ngủ không yên, chiều đến thường xuất hiện những cơn đau tức ngực. Đi khám ở Bệnh viện Đống Đa cho kết luận có khối u ở phổi, bác Thế được chuyển đến Bệnh viện U bướu Hà Nội điều trị.
Sau một thời gian nằm viện, bác Thế được trả về. Vô tình nghe người ta mách uống nước lá đu đủ chữa khỏi bệnh, bác tìm đến GS Nguyễn Xuân Hiền và uống cho đến giờ. Hiện, sức khoẻ của bác Thế đã dần được hồi phục. Hằng ngày, bác vẫn đưa đón cháu đi học, phụ giúp vợ con việc nhà.

GS Nguyễn Xuân Hiền đang tư vấn bài thuốc chữa ung thư bằng lá đu đủ cho bệnh nhân qua điện thoại.

Khỏi ung thư phổi nhưng chết vì di căn xương
Trao đổi với gia đình bệnh nhân Lê Văn Sang (71 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội), bị ung thư phổi sau 5 tháng kiểm tra lại khối u xơ hóa hết, chị Thu con gái bệnh nhân cho biết, ông đã kéo dài được gần chục năm và mất do di căn xương. Theo chị Thu, bố chị bị ung thư phổi giai đoạn muộn không thể phẫu thuật, tia xạ 40 lần kiểm tra lại khối u vẫn không bé đi. Gia đình đã cho cụ uống lá đu đủ theo hướng dẫn của GS Nguyễn Xuân Hiền cùng với tam thất sống. Kết quả kiểm tra lại khối u teo đi, chỉ còn lại một đốm mờ nhưng cụ lại rất đau xương, bệnh viện kết luận di căn ung thư xương và cụ mất vì bệnh này.
Chị Nghiêm Thị Lanh (48 tuổi ở khu 10 xã Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, chị bị đau tức ngực và âm ỉ khắp nơi, đi khám bác sĩ kết luận u vú và chuyển Bệnh viện K xét nghiệm kết luận ung thư. Chị sợ ung thư động dao kéo nhanh chết nên về nhà và được họ hàng mách cho ở xã bên có người bị ung thư não uống nước lá đu đủ tới nay khỏi bệnh.

Chị đến hỏi và biết được do GS Nguyễn Xuân Hiền hướng dẫn nên gọi điện để xin bài thuốc. Uống hơn 10 ngày thấy đỡ, chị tìm đến tận nhà GS hỏi kỹ hơn. Cho đến nay, sau khi uống thuốc được 1 tháng 12 ngày, chị cho biết bệnh đại tràng mạn tính của chị không còn, cũng không còn cảm giác đau râm ran khắp người, chỉ còn tức ngực. Khối u của chị nhỏ nên chị vẫn không thấy. Chị cho biết, chị sẽ uống hết 3 tháng rồi đi xét nghiệm mới biết lá đu đủ có tác dụng chữa được ung thư hay không. Trước mắt uống nước lá đu đủ chị thấy mình khoẻ mạnh và giảm rất nhiều đau nhức.

Khảo sát hoạt tính chống ung thư của nước lá đu đủ

"Dù kết quả nghiên cứu cho thấy lá đu đủ có hoạt tính ức chế tế bào ung thư nhưng khi bị ung thư vẫn nên đến Tây y điều trị, chỉ nên dùng lá đu đủ để hỗ trợ".

PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên

Theo giới thiệu của GS Nguyễn Xuân Hiền, chúng tôi đã gặp và trao đổi với PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - người đang cùng một số đồng nghiệp và học viên, sinh viên nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính chống ung thư của dịch chiết nước lá đu đủ.
PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên cho biết, lý do nhóm nghiên cứu tiến hành các đề tài này là vì tình trạng ung thư ngày càng nhiều, Tây y chữa trị có nhiều tác dụng phụ khiến có nhiều bệnh nhân không chịu đựng được. Đông y có thế mạnh khai thác dược thảo, lấy các hợp chất từ thiên nhiên để điều trị. Đặc biệt, thế giới có nhiều công bố về tác dụng của lá đu đủ chữa khỏi ung thư nên nhóm muốn nghiên cứu các hoạt chất sinh học và thử nghiệm xem có tác dụng thực sự hay không.
Hơn nữa, ngoài công bố về bài thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ đã được ông Stan Sheldon ở vùng Gold Cost, Australia sử dụng để chữa lành bệnh ung thư phổi cho chính bản thân ông và 16 người khác, các bác sĩ Australia đã thử nghiệm và công nhận công hiệu của lá đu đủ trong điều trị ung thư.
Gần đây, một số nhà khoa học ở Phòng Thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, Nhật Bản đã hợp tác với nhau để nghiên cứu về khả năng phòng chống ung thư của lá đu đủ. Kết quả nghiên cứu của họ công bố vào đầu năm 2010 đã chỉ ra rằng, dịch chiết nước của lá đu đủ có khả năng ức chế sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư thử nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tuỵ... Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với dịch chiết trên, 24 giờ sau có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt.
Trong một thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học còn phát hiện ra các hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy sự sản sinh ra tế bào lympho Th1 - tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của người. Kết quả này gợi mở khả năng điều trị và ngăn chặn bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn dị ứng ở người của các hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ, cũng như khả năng sử dụng chúng như là chất hỗ trợ miễn dịch. Cũng trong nghiên cứu này, các tác giả đã công bố rằng, những hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng kháng ung thư, nhưng không gây độc đối với các tế bào lành tính khác. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật và người.
“Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về tác dụng chống ung thư của lá đu đủ, kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các mẫu thí nghiệm đều có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với vitamin C ở cùng một nồng độ thử nghiệm và đều có hoạt tính ức chế một số dòng tế bào ung thư mà chúng tôi đã khảo sát", PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên thông báo.

Theo các nhà nghiên cứu, lá đu đủ có chứa các alcaloid như carpaine, pseudocarpaine, dehydrocarpaine và choline. Ngoài ra, trong lá đu đủ còn có saponin, carposide, myrosin, rutin, resin, tannins, flavonols, benzylglucosinolate, linalool, malic acid, methyl salicylate, enzym papain và chymopapain, calci, sắt, magne, mangan, photpho, kali, kẽm, beta-caroten, các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E và vitamin C (trong lá cao hơn trong quả). Năm 2007, một nhóm nhà khoa học ở Italia đã công bố rằng, trong dịch chiết methanol của lá đu đủ có chứa các phenolic acid như caffeic acid (0,25mg/g lá khô), coumaric acid (0,33mg/g), protocatechuic acid (0,11mg/g), kaempferol (0,03mg/g), quercetin (0,04mg/g), 5,7-dimethoxycoumarin (0,14mg/g).

Theo Thúy Nga - KTO

Wednesday, January 25, 2012

Lạy Phật Quan Thế Âm rất hay và đẹp kính mời xem phổ biến mọi người trong dịp tết

326365_198766196863866_100001914622858_479281_575403473_o
RẤT HAY, KÍNH MỜI XEM VÀ PHỔ BIẾN
Click chuột vào đây xem LẠY PHẬT QUÁN THẾ ÂM 
 (Người gởi: Snowy Nguyen)
Xem hay dở nhớ gởi lời cảm tưởng nhé quý vị

Tuesday, January 24, 2012

Thơ Khai Bút Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012

395886_2809485570029_1645433897_2521974_1365213658_n
Khai Bút Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012
Nhâm Thìn năm mới ước mơ
Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời
Cầu cho thế giới, muôn loài
Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
Chiến tranh chấm dứt đao binh
Loài người hãy sống đậm tình vị tha
Tài lộc ban phúc mọi nhà
An khang thịnh vượng, chan hòa nghĩa nhân
Năm Châu bốn bể xa gần
Nối vòng tay lớn vui xuân một nhà
Oán thù xin hãy bỏ qua
Cuộc đời tươi đẹp cho ta cho người
Chắp tay khấn nguyện đất Trời
Thiên tai địa chấn khắp nơi không còn
Chúc mừng năm mới con rồng
Cầu cho nước Việt ấm lòng ngày xuân
Giọt hồng đẹp chữ thi nhân
Đầu năm khai bút thành tâm nguyện cầu
Cầu cho Cha, Mẹ sống lâu
Chúng sinh an lạc, sang giàu ấm no
Nước Việt hưng thịnh tự do
Nhân quyền tôn trọng, ước mơ mọi người
Đạo mầu tỏa sáng muôn nơi
Đưa người thoát khỏi luân hồi khổ đau

BBT THƯ VIỆN PHẬT HỌC
2868664fmkidcq1qf

Monday, January 23, 2012

Chào đón giao thừa năm mới Nhâm Thìn 2012

thiep xuan 2012 51325037519 

 pds-vector-banner-tet-2012

Trong giờ phút thiêng liêng năm cũ Tân Mão bước qua, năm Nhâm Thìn bước đến,

Biên Tập Viên Thư Viện Phật Học

Thích Đức Hải

Chơn Ngọc

Quản trị

Minh Triết: Tuệ Minh

Chúng con kính đảnh lễ chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni mừng tuổi và kính chúc chư Tôn Thiền Đức, Tăng Ni năm mới pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ, Phật sự viên thành

Mến gởi lời chúc xuân năm mới đến quý Phật tử, pháp hữu, và  quý đọc giả THƯ VIỆN PHẬT HỌC, một năm mới an khang thịnh vượng, vô lượng an lạc, vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, hạnh phút từng giờ, dồi dào sức khỏe, xuân luôn tươi trẻ, thấm nhuần Phật pháp, thành đạt công danh, tu hành mau chứng quả

Thay mặt ban điều hành website THƯ VIỆN PHẬT HỌC

CHƠN NGỌC

Sunday, January 22, 2012

Vài dòng giới thiệu về cây Nêu xứ Việt

images Vài dòng giới thiệu về cây Nêu xứ Việt

Hai câu này ít nghe ai hát ru con, nhưng lại là hình ảnh nhắc người chuẩn bị lo ăn Tết:

"Cu kêu ba tiếng cu kêu,

Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè."

Ba tiếng cu kêu là sự nhắc nhở cho Tết sắp về. Mọi người nên mau chuẩn bị mọi việc để đón xuân. Tết mang tính linh thiêng và là một lễ truyền thống rất quan trọng đượm tính gia đình đối với những người con xứ Việt đang ở khắp nơi. Mong chờ háo hức Tết đến để ăn chè là niềm ước mơ đơn giản, dễ thương của những ai đã từng trãi qua cái tuổi thơ ấu này. Tết đã trở thành một phong tục truyền thống với đủ thứ lễ nghi để ăn chơi như mọi người đều biết.

Huyền thoại dùng gậy cắm xuống đất, lấy nón úp lên để hóa phép làm nơi trú ngụ và cứu nhân độ thế, của Chử Đồng Tử và Tiên Dung, được dân gian nhắc nhở qua hình ảnh cây tre dựng nêu trong dịp Tết.

Cái Nón úp trên và cây Gậy cắm xuống là biểu trưng của sự giao hòa giữa Đất và Trời mà con người ý thức được về cái biến hoá siêu nhiên của vũ trụ. Từ đó việc khám phá vũ trụ và cải thiện đời sống nhân sinh của con Rồng cháu Tiên tiến dần phát triễn theo chiều dài lịch sử của Việt Nam.

Hồng Bàng là thuỷ tổ của dân tộc Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là biểu trưng cho nguồn gốc của người Việt. Cây nêu ngày tết Việt được xem như là cây nối liền đất với trời. Nó biểu hiện cho sự thay đổi thời gian giữa năm cũ và năm mới với niềm mong muốn mang lại hạnh phúc an bình cho mọi gia đình.

Cây nêu của xứ Việt mang triết lý âm dương, được biết qua hai chữ Càn và Khôn nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh.

Theo truyền thuyết cây Nêu được dựng trước nhà vào những ngày Tết Nguyên đán, không ngoài mục đích gì hơn là ngăn ngừa Quỷ từ biển Đông vào đất liền xâm phạm đến người, qua hình ảnh đức Phật hóa phép cho cây Nêu cao thêm và cái bóng của chiếc áo cà sa lan ra càng xa. Cây nêu thường được làm bằng tre, bởi vì cây tre có tính kiên định, dẻo dai, chịu đựng…và cũng là một trong những đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt. Cây nêu ngày tết của xứ Việt mang nhiều ý nghĩa có tính chất biểu tượng tùy theo các phong tục địa phương, trên mãnh đất hình chữ S.

Trên ngọn nêu có đeo một vòng tròn nhỏ và các đồ lễ treo, mang dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, xua đuổi những cái xui năm cũ và đem lại điều may mắn cho năm mới.

Ngày xưa, cây nêu cũng là biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. Ngày nay, tục lệ dựng nêu ngày Tết đã dần mất đi, chỉ còn thấy ở những nơi đền, chùa, đình, miễu. Tuy nhiên nơi nào thấy có cây Nêu là nơi đó có đàn con Việt.

Câu chuyện huyền thoại về cây Nêu, hay bánh Dày, bánh Chưng… là một điều minh chứng cho một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của Họ Hồng Bàng, người dựng nên đất nước Văn Lang.

Kính bút

TS Huệ Dân

Người gởi bài: TS HUỆ DÂN

Saturday, January 21, 2012

Nghi Cúng Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ đã quá vãng trong ba ngày tết tại tư gia

banthogiatien2 
Ảnh minh họa (sưu tầm)

Ý nghĩa cúng linh Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ quá vãng (đã mất) trong ngày tết
Vấn đề Cúng là một cung cách rất thiết yếu của người có Tín Ngỡng đối với Tổ Tiên, đối với Hiền Thánh mà bổn phận làm người không thể thiếu trong việc cải tiến bản thân, cũng như xây dựng xã hội an lạc thật sự về phương diện Tâm Linh. Cúng là một hành động tri ân và báo ân Tiền Nhân với mọi hình thức biểu tượng mà con người ý niệm đợc thâm ân không thể thiếu nghĩa vụ. Cúng cũng là một phương thức giáo dục con người ý thức Truyền Thống Tổ Tiên, lý tưởng Giống Nòi và Tín Ngưỡng để họ làm tròn bổn phận làm người. Nhất là ngời Phật Tử, chúng ta phải cúng, nhằm thể hiện tâm linh để bất cẩu giao cảm với chư Phật, mong nhờ Tam Bảo gia hộ cho mình  được an lành trên con đường Giác Ngộ và Giải Thoát. Đây là ý nghĩa và giá trị của Cúng Dường. Ý nghĩa và giá trị Cúng Dường được trình bày qua Sự cũng như qua Lý để làm quy cách căn bản cho Phật Tử chánh tín hành trì, ngõ hầu giúp đỡ họ sớm kết duyên lành với chư Phật trong mười phương.
I.- KHI THỨC CÚNG ÔNG BÀ, TỔ TIÊN
Khi cúng ông Bà, con cháu phải tập họp đầy đủ trước bàn thờ Tổ Tiên và ăn mặc chỉnh tề, im lặng. Gia Chủ đại diện lên đèn va đọc thầm bài Kệ Đốt Dèn:
user49_pic2611_1278561531
KỆ ĐỐT ĐÈN:
Đốt sáng đèn Tâm,
Nguyện cho chúng sanh,
Chiếu tỏa mười phương,
Tẩy trừ mê ám.
Nam Mô Nhiên Đăng vương Bồ Tát. (3 lần)
Tiếp theo Gia Chủ đốt ba cây hương và đọc thầm Thần Chú Đốt hương:
148348a7ceb62f3a0
CHÚ ĐỐT HƯƠNG:
Tinh Hương kết vần mây thể,
Thơm khắp ba cõi mười phương,
Năm Uẩn biến thành trong sạch,
Trần ai ba độc thanh lương.
Án Phóng Ba Tra Tá Ha. (3 lần)
Tới cả con cháu đều quỳ xuống và Gia Chủ đại diện nguyện hương.
user11_pic2437_1277062962
KỆ NGUYỆN HƯƠNG:
Đem tất lòng thành kính,
Nguyện kết đài Mây-hương,
Dâng lên khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Cúng cửu Huyền Thất Tổ,
Nội Ngoại cả hai bên,
Niệm ơn trên hiển linh,
Ứng lòng Từ chứng giám,
Gia hộ đàn con cháu,
Sớm lập Đức bồi Tâm,
Khiến tỏ rạng Tông Môn,
lưu danh thơm kim cổ.
Nam Mô hương Cúng dường Bồ Tát. (3 lần)
user11_pic1137_1263490600
Kế đến cầu nguyện:
Hôm nay ngày lành tháng tốt, chính là ngày kỷ niệm (Kể tên họ, tuổi và năm, tháng, ngày, giờ tạ thế của ngời mình cúng kỵ). Để tỏ lòng tưởng niệm, nhớ nghĩa thâm ân, gia đình chúng con gồm có........... (liệt kê tên họ) thành tâm sắm sửa trai nghi, hương hoa, quả phẩm thanh khiết dâng lên, trước hết cúng dường Cửu Huyền Thất Tổ, Thất Thế Phụ Mẫu, đa sanh Phụ Mẫu, Lục Thân Quyến Thuộc, Nội Ngoại Hương Linh, trên đến Cao Tằng Tổ Khảo, dưới đến Tử Tôn Tằng Huyền, và tiếp theo cúng dường hương Linh (Tên họ người mình cúng kỵ).
Duy nguyện, chư hương Linh quang lâm án Tiền chứng minh công đức, gia hộ con cháu chúng con, tai chướng tiêu trừ, thân tâm hương thới, mạng vị bình an căn lành tăng trưởng, bốn mùa không còn chút tai ­ương, tám tiết phước lớn như đông hải. Gia đình hưng thịnh, quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, cầu chi đều nh ý, nguyện tất cả đợc tùng tâm.
Nam Mô Linh Tự Tại Bồ Tát. (3 lần)
thaytutungkinh
Tụng chú biến thực biến thủy:
Biến cơm, biến nước Chơn Ngôn thành tâm trì tụng:
1. Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đa Phạ Lồ Chỉ Đế, Án, Tam Bạt Ra, Tam Bạt Ra, Hồng. (3 lần)
2. Nam Mô Tố Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Diệt Tha, Án, Tố Rô Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Ta Bà Ha. (3 lần)
3. Án, Nga Nga Nẳng Tam Bà, Phạ Phiệt Nhựt Ra, Hồng. (3 lần)
(Lạy ba lễ là xong)
hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, Hương Linh lắng nghe, Cuộc đời dâu bể, sớm còn tối mất tợ chiêm bao, Sống gởi thác về, mau quay đầu trở lại đường xa bến cũ, Hương Linh giờ đây tỉnh ngộ, Nghe lời triệu thỉnh quang lâm, An tọa trước bạn hương án trang nghiêm, Xin chứng giám lòng thành của Gia Chủ. U Minh Giáo Chủ, Bồ Tát hiện thân, Hóa độ khắp chốn cùng nơi, Tiếp dẫn ba đường sáu nẻo, Lòng từ thương xót, Chí nguyện kiên cường: “Địa Ngục chưa hết chúng sanh, Ngài thệ không thành Phật quả. Đến khi Địa Ngục không còn, Chừng đó lên ngôi Chánh Giác”. Đại Bi Đại Nguyện Đại Thánh Đại Từ Bổn Tôn Địa Tạng vương Bồ Tát, Thương vì Gia Chủ.......... (Kể tên họ con cháu) Tiếp độ hương Linh. (Đọc tên người quá vãng), Về nơi Đạo Tràng, Chứng minh công đức.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, hương Linh lắng nghe, Năm Uẩn giả hợp nên người, Bốn Đại duyên sanh thành vóc, Bản chất vô thường, Hình hài biến đổi, Chốn phù sinh mang thân gởi tạm, đường tội lỗi mình lỡ tạo nên, Hôm nào còn đó, Bữa nay mất rồi, Thân cát bụi trả về cát bụi, Mượn Ấm Thân nhờ chuyển kiếp sau, Phiền não trầm luân khổ lụy, Sông mê lặn hụp triền miên, hương Linh nên tỉnh ngộ, Thuyền Bát Nhã đợi chờ, Nơi bến Giác mau về cập bến, Nhờ Hào Quang dẫn lối soi đờng, An nhàn nơi đất Phật, Tĩnh tọa trên tòa Sen, Quan âm, Thế Chí hộ trì, Giáo chủ Di Đà thọ ký, Liền trở về đây nơi chốn dương trần, Sớm gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức, Tai chớng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ­ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia dình hng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Linh Tự Tại Bồ Tát. (3 lần)
4352tea180
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Tang Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thành, hương Linh lắng nghe, Nay riêng mình, Giờ đây bụi trần phủi sạch, Còn gia quyến, âm dương hai ngã cách đôi, Tỏ lòng đạo nghĩa thâm ân, Con cháu chí thành tưởng niệm, Trước tiên dâng hiến nước Cam Lồ, Chất liệu tươi nhuận khắp mười phương, Thiền trà Pháp Nhũ, Thiền vị ngát hương, Gia chủ mong nhờ Thiền Đức, Chuyển lời triệu thỉnh hương Linh, Khởi hành từ chốn U Minh, Nương tòa Sen về dương thế, Tĩnh tọa trước Đạo Tràng Hương án, Nghe kinh và thọ lãnh cúng dường, Do Gia Quyến chí thành dâng hiến, Xin nguyện hương Linh (kể tên) hết lòng gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức, Tai chướng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ­ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia đình hưng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát. (3 lần)
4352tea180
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Gia Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
hương Hoa thỉnh Nhứt Tâm triệu thỉnh, hương Linh lắng nghe, nương Từ Bi vô lượng, Nhờ Phật Pháp nhiệm mầu, Bao nhiêu quả phẩm Cam Lồ, lương thực thiết đầy hương án, Pháp nhũ mỹ vị tịnh chay, Biến khắp hư không Pháp Giới, Con cháu chí thành, Hiến dâng cúng bái, hương Linh nghe lời triệu thỉnh, Về đây thọ lãnh cúng dường, Đó là món ăn tinh thần, Thanh tịnh huơng thơm Pháp Vị, Xin nguyện hương Linh........(kể tên) Sớm được ấm no đầy đủ, Hết lòng gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức Tai chướng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia đình hưng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Mỹ Hương Trai Bồ Tát. (3 lần)
4352tea180
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Gia Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
Tụng Chú Biến Thực Biến Thủy:
Biến thực, biến thủy Chơn Ngôn thành tâm trì tụng:
1. Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đa Phạ Lồ Chỉ Đế, Án, Tam Bạt Ra, Tam Bạt Ra, Hồng. (3 lần)
2. Nam Mô Tố Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Diệt Tha, Án, Tố Rô Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Ta Bà Ha. (3 lần)
3. Án, Nga Nga Nẳng Tam Bà, Pha Phiệt Nhựt Ra, Hồng. (3 lần)
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, hương Linh lắng nghe, Tâm giác ngộ vốn thanh tịnh, Dứt si mê chứng quả ngay, Có thân có khổ, Có nghiệp chướng có luân hồi, Không sanh không tử, Không nghiệp chướng không đến đi, Sanh tử đến đi như giấc mộng, Cuộc đời dâu bể tợ chiêm bao. hơng Linh đừng luyến tiếc kiếp phù sinh, Mau thoát khỏi bể khổ đau ái dục, âm dương tuy hai đường ngăn cách, Nhưng Thể Tánh chỉ có một Pháp Thân, Mong hương Linh được nhẹ nhàng, Sanh sang nước Cực Lạc, của đức Phật A Di Đà, Hiện đang làm Giáo Chủ, Thuyết Pháp độ chúng sanh, hương Linh ngồi trên tòa Sen báu, Chí thành chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, Ngưỡng mong đức Phật Từ Bi, Duỗi lòng phóng quang tiếp độ , hơng Linh siêu sanh Tịnh Độ, Chứng quả Niết Bàn Vô Dư.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát. (3 lần)
Tất cả con cháu đồng lạy  4 lạy (xong nghi cúng linh)
user49_pic3705_1306527543

BBT THƯ VIỆN PHẬT HỌC
(Sưu Tầm)

A Di Đà Phật BBT THƯ VIỆN PHẬT HỌC XIN GIỚI THIỆU ĐẾN QUÝ ĐỌC GIẢ NHỮNG BỘ SƯU TẬP THIỆP MỪNG XUÂN NHÂM THÌN 2012
Qúy vị bấm vào những link sau: Để tìm thêm những tấm thiệp Xuân Nhâm Thìn thật đẹp
Thiệp hình rồng thật đẹp mừng xuân Nhâm Thìn
Thiệp Happy New Year 2012 wallpaper
Thiệp Happy New Year 2012, thiệp mừng Xuân Nhâm Thìn tuyệt đẹp
Bộ Thiệp Happy New Year 2012, Mừng Xuân Nhâm Thìn (thật đẹp)
Thiệp Mừng Xuân Di Lặc Năm Nhâm Thìn (2012) (Thiệp Phật Di Lặc thật đẹp)
Happy New Year 2012
Bộ ảnh Banner Xuân Nhâm Thìn 2012 thật đẹp cho website
Thiệp Tết Nhâm Thìn 2012 (thật đẹp)

Friday, January 20, 2012

LỜI CHÚC ĐẦU NĂM: LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI

Lời chúc năm mới nào cũng là chúc nhau hạnh phúc. Đông thì Vạn Sự Như Ý, Tây thì Happy New Year.

Chúc nhau hạnh phúc thì phải rồi. Bởi vì hạnh phúc là điều chúng ta đi tìm kiếm, thực hiện suốt cả năm. Và cả đời.

Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.

Lợi ích ấy nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua thì hạnh phúc nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua. Lợi ích ấy lớn lao, sâu xa, bền vững thì hạnh phúc lớn lao, sâu xa, bền vững.

Nhưng lợi ích cho chính mình là gì? Ai mà chẳng thương mình và tìm lợi ích, nghĩa là hạnh phúc, cho mình? Nhưng quả thật, biết thật sự thương mình là khó, biết tìm lợi ích đích thực cho mình là khó, biết tạo dựng hạnh phúc đích thực cho mình là khó. Biết bao nhiêu lần chúng ta không thương mình, tự hại mình; biết bao nhiêu lần lợi ích, hạnh phúc hôm trước trở thành tai hại, bất hạnh hôm sau. Hơn nữa, tự lợi cho mình mà gây hại cho người khác thì thân tâm có yên ổn không. Làm sao mà có hạnh phúc đích thực được?

Phiền não, khổ đau là kết quả của việc không biết thương mình, không biết làm lợi ích cho mình, không biết gây dựng hạnh phúc cho mình.

Thế nên kinh Pháp Cú nói:

Nếu biết thương lấy mình Hãy khéo bảo vệ mình Người trí trong ba thời Phải luôn luôn tỉnh giác. Dễ làm việc bất lợi Gây tai hại cho mình Nhưng quả khó làm thay Việc lợi ích tốt đẹp. (Phẩm Tự ngã câu 1, câu 7)

Một khi chúng ta có quan niệm đúng, cái nhìn đúng về đời sống (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy), hành động đúng (chánh nghiệp) và làm ăn đúng (chánh mạng) thì đó là lúc chúng ta biết thương mình, biết làm lợi ích cho mình, biết tạo hạnh phúc cho mình. Khi ấy, mỗi ngày là một ngày biết thương mình, một ngày làm lợi ích cho mình, một ngày gieo và gặt hạnh phúc cho mình. Một ngày biết thương mình, làm lợi ích cho mình, tạo và hưởng hạnh phúc của mình, đó là lời chúc tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể chúc, có thể cầu nguyện cho một người.

Hạnh phúc ấy có thể nhân lên cho nhiều người. Nhiều người biết thương lấy chính họ, biết làm lợi ích cho chính họ, biết tạo dựng hạnh phúc cho chính họ, thì hạnh phúc của chính chúng ta phải được nhân lên nhiều lắm lắm. Chẳng phải làm cho người khác được lợi ích, được hạnh phúc thì cái gia tài “lợi ích và hạnh phúc” của chính chúng ta càng lớn thêm sao? Có phải sự chia sẻ làm cho một sự vật nhỏ bé trở thành lớn thêm ra? Và cái nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua khi được chia sẻ mà còn nẩy nở ra thế; huống hồ cái lớn lao, sâu xa, bền vững muôn đời thì khi được chia sẻ ắt phải là một niềm vui không thể nói.

Lợi được mình là hạnh phúc thì lợi được người hạnh phúc càng lớn hơn. Người khác đã cho chúng ta cơ hội lợi được mình – không có người khác hỗ trợ, chúng ta rất khó lợi được mình – và cũng cho chúng ta cơ hội lợi được người. Người khác là ân nhân của chúng ta trong cuộc tìm cầu hạnh phúc chân thật. Thành tâm chúc thọ cho ai, tâm chúng ta hoan hỷ, hẳn nhờ thế mà chúng ta thọ được thêm vài ngày. Làm lợi ích cho ai cũng tức là tự làm lợi cho mình vậy.

Cho nên người có trí thì có thể hài hòa, thậm chí hợp nhất hai công việc: khi lợi mình cũng là lợi người, khi lợi người cũng là lợi mình. Nếu chúng ta làm được như vậy thì lúc ấy chúng ta có được sự biết thương mình lớn nhất, sự lợi ích lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất. Khi ấy phước lộc thọ (theo truyền thống đời thường ở Á châu) hay phước đức, từ bi và trí huệ (theo Phật giáo) của chúng ta là của rất nhiều người, thậm chí của mọi người. Khi ấy phước của chúng ta là phước của tất cả mọi người, lộc của chúng ta là lộc của tất cả mọi người, thọ của chúng ta là thọ của tất cả mọi người.

Một “cái tôi và cái của tôi” được chia sẻ đến vô hạn thì “cái tôi và cái của tôi” ấy trở thành vô hạn. Lợi ích, hạnh phúc của một cá nhân được chia sẻ tới vô hạn thì khi ấy lợi ích, hạnh phúc của cá nhân ấy và cả cá nhân ấy đã trở thành vô hạn. Sự cho là vô tận thì người cho và cái được cho cũng là vô tận. Khi ấy chúng ta bắt đầu tin lời của Đức Phật: “Cánh cửa bất tử đã mở ra...”.

Thế nên lời chúc đầu năm “Lợi mình lợi người” có thể dùng cho bất cứ năm nào, có thể dùng cho bất cứ đời nào, có thể vĩnh viễn được dùng.

Đó là một lời chúc vĩnh cửu. Dưới lời chúc vĩnh cửu ấy của đạo Phật, chúng ta đi, trên con đường vĩnh cửu của tự do, hạnh phúc và an vui.

Văn hóa Phật Giáo 121 + 122

Người đánh máy và gửi bài: Võ Thanh Xuân

(theo: thuvienhoasen)

Ý Nghĩa, Nét Đẹp Văn Hóa Tết Cổ Truyền Việt Nam – Thích Trí Giải

23

1. Tưởng nhớ công ơn và chúc phúc

Theo văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, ngày tết là một ngày để gia đình đoàn tụ, sum vầy. Để gia đình cả nhà Ông bà, cha mẹ con cháu gặp nhau, xem lại thành quả một năm làm ăn ra sao, sức khỏe như thế nào. Mỗi thành viên trong gia đình con cháu quỳ mừng tuổi ông bà, cha mẹ để tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành, và cùng nhau chúc phúc cho nhau, gặp nhau may mắn, vạn sự an lành, làm ăn phát tài, phúc lộc đầy nhà.

Với trẻ em thì món quà được người lớn tặng chính là bao lì xì, mục đích để chúc cho các em mau ăn chóng lớn học hành tiến bộ,…Đó là một nét đẹp văn hóa trong ngày tết Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay

2. Nhắc nhở, khuyên răn

Theo văn hóa Việt Nam ngày tết là ngày ông bà thường nhắc nhở con cháu trong gia đình làm những việc lành, và rất kiêng cữ nhiều điều dữ, xấu xa, anh em phải biết sống đoàn kết, bảo vệ cho nhau tình máu mủ, vợ chồng biết yêu thương sống chung thủy, hòa thuận, con cháu cố gắng học hành, không làm những việc trái đạo lý, trái lương tâm để mang lại cuộc sống tốt đẹp bình an và hạnh phúc…Sau đó chúc phúc cho nhau…

3. Thể hiện tấm lòng biết ơn

-Trong ngày tết của người Á Đông, thường thì những người cùng trong một sở, công ty tặng quà cáp trong dịp tết để tỏ lòng biết ơn những người ân nhân đã giúp đỡ trong công việc làm ăn buôn bán, hoặc bạn bè tặng quà nhau để thể hiện cái tình bạn, người ta thường nói: “của ít lòng nhiều” món quà được gởi gắm tình cảm, yêu thương trong tình bạn để tặng cho nhau, để biết rằng tình bạn vẫn luôn bền vững với thời gian. “Món quà” có tính chất “tượng trưng,”

Trong dịp tết các hoạt động từ thiện (chùa) tặng quà bà con nghèo trong dịp tết thể hiện tấm lòng từ bi, chia sẻ tình thương trang trải cho nhau lá lành đùm lá rách…tinh thần vị tha, khi thấy mọi người khổ cũng chính là nỗi khổ của chính mình…Nhưng cái quan trọng trong ngày tết thể hiện tinh thần chính là lời chúc tốt đẹp cho nhau ao ước người khác được hạnh phúc, sống bình an vô sự, năm mới được dồi dào sức khỏe….Đó là nét đẹp văn hóa Tết của con người Việt Nam.

4. Sự đổi mới

-Văn hóa tết của người Việt Nam cũng ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Cho nên trong ngày tết hầu hết mọi gia đình trang trí sửa sang nhà cửa cho đẹp với ý nghĩa bỏ những cái gì xấu xa, xui xẻo, những việc buồn, những điều không tốt đẹp sửa đổi gia đình lại tốt đẹp hạnh phúc hơn, may mắn hơn…trong năm mới.

5. Cầu Phúc

-Tết là để thể hiện cái gì trang trọng và tốt đẹp cho cuộc sống, luôn cầu sự may mắn trong năm mới, thì hầu hết trên những tấm lịch, liễn đối, bao lì xì, bánh, mứt…đều được người Việt trang trí bằng chữ Hán như từ 福 phúc, 祿 lộc, 壽 thọ, 富 貴 phú quý, 榮 華 vinh hoa, 大 吉 đại cát, 大 利 đại lợi… hay các chữ có kết cấu và cách dùng như một thành ngữ như:

萬 事 如 意 vạn sự như ý,

福 祿 安 康 phúc lộc an khang,

富 貴 安 康 phú quý an khang,

新 春 如 意 tân xuân như ý,

新 春 得 意 tân xuân đắc ý,

如 意 吉 祥 như ý cát tường,

如 意 發 財 như ý phát tài,

春 日 平 安 xuân nhật bình an,

金 玉 滿 堂 kim ngọc mãn đường.

Ngoài ra cũng có rất nhiều gia đình treo những tấm liễn trên cửa chính bước vô nhà như:

進 財 進 祿 tấn tài tấn lộc,

成 功 美 滿 thành công mỹ mãn,

格 財 進 寶 cách tài tiến bảo,

五 福 臨 門 ngũ phúc* lâm môn

Những câu liễn này theo quan niệm của người Á Đông, trong năm mới cầu sự may mắn, cầu tài, cầu lợi…Mặc dù chữ Hán văn hóa của người Hoa, nhưng Việt Nam bị ảnh hưởng sự đô hộ hơn 1.000 năm lịch sử, chữ Hán cũng gắn liền với nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam, ngày tết không thể thiếu.

Trong các chữ viết thì chữ Hán được nhiều người yêu chuộng nhất trong văn hóa tết ở Việt Nam, vì chữ Hán nó toát lên một dáng vẻ rất trang trọng, uyển chuyển, nhìn vào bức tranh chữ Hán rất có hồn để tô điểm mùa xuân thêm đẹp, và nó mang một cái gì đó thiêng liêng trong tâm thức người Việt

-Những câu đối thể hiện sự ước mơ cầu hạnh phúc, cầu tài, cầu lộc họ mua những câu đối liễn đối từ những ông Đồ về để treo cầu phúc, và trang điểm cho ngày tết được sang trọng và vui tươi với những liễn đối sau:

天 增 歲 月 人 增 壽 Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ

春 滿 乾 坤 福 滿 堂 Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường,

新 年 幸 福 平 安 進 Tân niên hạnh phúc bình an tiến

春 日 榮 華 富 貴 來 Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

福 深 似 海 Phúc thâm tự hải

祿 高 如 山 Lộc cao như sơn

福 如 東 海 Phúc như đông hải

壽 比 南 山 Thọ tỷ nam sơn**

-Trong ngày tết khi người Việt Nam đọc những câu đối viết theo lối chữ Hán thảo, nó đập vào mắt người xem tạo nên sự thích thú kỳ lạ, và có sự trang nghiêm, sang trọng trong ngày tết cổ truyền….

-Ngoài ra còn có những câu đối tiếng Việt dạng tuyên truyền, cổ động, hài hước, vui tươi, thể hiên ước mơ chung của người Việt hiện đại như:

Tiễn Tân Mão, xua mây đen khủng hoảng, vận đời như mèo vờn chuột;

Đón Nhâm Nhìn, tiếp hào khí Thăng Long, thế nước như rồng cởi mây.

Tiễn năm Mão, dẹp tan trò mèo xảo quyệt, hồng trần hết thiên tai, khủng hoảng;

Đón xuân Thìn, hiên ngang thế rồng lượn bay, vận nước ngời dân chủ, công bằng.

Tiễn năm Tân Mão, nên nhớ “mèo nhỏ bắt chuột con,” cầu tiến bộ, tâm-đức-tài hội đủ;

Vui xuân Nhâm Thìn, phải tin “rồng thiêng hơn quỹ dữ,” muốn thăng hoa, bi-trí-dũng vẹn toàn. 

Tiễn năm Mão, mèo dữ rút lui, thế giới qua rồi cơn bỉ cực;

Đón xuân Thìn, rồng thiêng xuất hiện, quê hương đẹp mãi cảnh thanh bình.

Năm cũ qua, hết mèo vờn chuột, bốn biển vui hòa bình, phát triển;

Xuân mới về, thêm rồng nhả mây, năm châu mừng hạnh phúc, âu ca. 

Mèo mửa chạy, nước thịnh, dân yên, vui trăm phúc;

Rồng thiêng bay, trời quang, mây tạnh, hưởng thái bình.

Tết đến, vận hội rồng bay, sơn thủy hữu tình, ngàn dặm đẹp;

Xuân về, thế đời phượng múa, xã tắc xương minh, bốn mùa xuân. 

Đón xuân mới, trăm hoa nở sân rồng, mừng hòa bình, thịnh vượng;

Tiễn năm cũ, bốn phương vui bệ ngọc, cầu hạnh phúc, an khang.

Ăn tết, không rượu, không đỏ đen, dâng mâm ngũ quả thơm hương dân tộc;

Đón xuân, có tâm, có phước lộc, trưng mai bốn mùa đẹp nét quê hương. [1]

Mặc dù những câu đối tiếng Việt này không toát lên sự trang nghiêm bằng liễn đối chữ Hán, nhưng nó chứa đựng tâm hồn ước mơ của người Việt trong xã hội hiện đại, trong ngày tết để cầu Phúc, cầu sự an lành trong năm mới

6. Ý nghĩa chữ Phúc trong ngày tết cổ truyền Việt Nam

-Ngày nay, người Việt Nam ảnh hưởng theo văn hóa Trung Quốc, cho nên chúng ta thấy rất nhiều nhà treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới.

images629859_1

Nhưng chữ “Phúc” lại dán ngược, chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến,

Chữ Phúc nghĩa là: Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc*: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. [2]

Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh

- Đây là một niềm ước mơ của người dân Việt Nam trong mùa xuân về, Phúc đến thì ai chẳng thích. Chữ “Phúc” cấu tạo từ: (Thị) 礻+ (nhất) 一 + 口 (khẩu) + (điền) 田= (Phúc) 福. 示  âm là thị cũng gọi là bộ kỳ. nghĩa bảo cho biết, mách bảo. Nay thường viết là 礻一 chữ nhất nghĩa một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là nhất cả. 口 khẩu cái miệng, lời nói. 田 (điền) đám ruộng.

Đối lại chữ “phúc” là chữ “họa.” Vì thế nếu ngày tết chúng ta không biết tu thì tai họa sẽ đến gia đình: Họa từ đâu mà có?

-Ðức Phật dạy:

đời đã biết bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa... Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng.

Vì vậy “họa tùng khẩu xuất” Trong dịp tết thì gia đình đoàn tụ bà con, anh chị, con cháu đông đảo…ăn nói phải cẩn thận,...một lời nói ra có thể mang phúc lại cho mọi người, như lời chúc tết năm mới, hoặc lời nói giúp đỡ người khác, tránh khỏi sự khổ đau, nghèo nàn, có công ăn việc làm…

Tuy nhiên cũng từ lời nói sẽ mang họa vào thân như: Nói dối, nói ác khẩu, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều…sinh ra thị phi, tranh chấp đấu đá lẫn nhau mang họa vào thân. Đặc biệt là trong dịp tết, khi rượu vào không còn tâm trí để kiểm soát lời nói của mình buông lời nói bậy, chửi thề, nói dối…tai họa sẽ ập đến…Vì vậy muốn có “phúc” không có họa thì phải nói một lời chân thật (chữ nhất trên chữ khẩu:福) khi chúng ta nói một lời chân thật thì có phúc cho mình, cho gia đình, cho xã hội, đó là gieo phước trên đất tâm (nhất khẩu thượng điền)

-Trong Luật, Đức Phật cấm nói dối, hãy nói lời chân thật (ái ngữ) mang lại hạnh phúc an lạc cuộc đời vui vẻ như ngày xuân. Cũng một lời nói, nếu chúng ta nói dối, nói ác khẩu, nói lưỡi hai chiều, nói thêu dệt (ít nói thêm nhiều) gây tổn thương người khác, mang lại thị phi tranh chấp, chia rẽ mất đoàn kết, và hạnh phúc người khác…thì họa ắt sẽ ập đến

Từ một lời nói cũng có thể dẫn đến giết người. Cho nên Đức Phật dạy:

"Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn", nghĩa là: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác” [3] Vì thế trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần tránh tai họa.

-Họa cũng từ khẩu mà ra: đó là miệng uống rượu sẽ gây ra tai họa trong dịp xuân, nhất là trong lễ tất niên, ngày mừng tuổi. Con người không kiềm chế được, rượu uống vào say xỉn gây tai nạn chết chóc bỏ cha mẹ, gia đình vợ con đau khổ..

Vì thế trong Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigālaka Sutta or Sigālovāda) của Trường Bộ Kinh (Dīgha-nikāya) nói rằng:

uống rượu có sáu điều tác hại: tài sản bị tổn thất, đấu tranh (tranh cãi) tăng trưởng, dễ gây bệnh tật, tổn thương danh dự, mất oai nghi tiếp xúc của con người, trí lực bị tổn hại” [4]

Trong luật Sa-di, Đức Phật có dạy: "Thà uống nước đồng sôi, cẩn thận chớ phạm đến rượu" [5]

Nuớc đồng sôi tan rã thân, rượu chết mất thân huệ mạng, nên thà tan rã thân xác thịt, để còn giữ thân huệ mạng (tinh thần, trí tuệ). Vì sao Phật ngăn cấm giới uống rượu, bởi vì phạm giới uống rượu thì bốn trọng giới cũng phạm theo.

Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Nhật Bản:

sử dụng những loại đồ uống có nồng độ cồn cao có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ đối với cả nam giới và phụ nữ. Uống rượu, 1.628 trường hợp tử vong do đột quỵ và 736 người chết vì bệnh tim mạch”.

Đối với nam giới, việc sử dụng những loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng 48% nguy cơ tử vong do đột quỵ, 67% do đứt mạch máu não và 35% do tình trạng thiếu máu lên não gây ra. Trong khi đó, bạn lại có thể giảm được 19% nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch, tuy nhiên, nếu chọn những loại đồ uống nhẹ và vừa, nguy cơ này sẽ giảm 12%.” [6]

Theo thống kê Cơ quan chức năng cũng cho biết khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông - tương đương với 11% số người tử vong có liên quan đến rượu, bia [7]

-Người uống rượu vào say mất tư cách, tâm sân hận, nói lời ác khẩu, đánh đập vợ con. Uống rượu vào thì dục vọng dễ phát sinh, hiếp dâm, tà dâm, làm mất đi hạnh phúc gia đình…

Trong kinh Thiện ác sở khởi chép uống rượu có 36 lỗi:

“1- Của cải tán mất. 2- Hiện đời thường đau ốm. 3- Bởi rượu mà đấu tranh. 4- Thêm lớn điều sát hại. 5- Thêm lớn tánh sân khuể. 6-Nhiều điều chẳng toại ý. 7- Trí huệ dần ít. 8- Phước đức chẳng thêm. 9- Phước đức lần giảm. 10- Rõ bày sự bí mật. 11- Sự nghiệp chẳng thành. 12- Thêm nhiều ưu khổ. 13- Các căn mờ tối. 14- Hủy nhục cha mẹ. 15- Chẳng kính Sa -môn. 16- Chẳng tín Bà -la-môn. 17- Chẳng kính Phật. 18- Chẳng kính Pháp Tăng. 19- ưa gần bạn ác. 20- Xa lìa bạn lành. 21- Bỏ việc ăn uống. 22- Hình không giấu kín. 23- Dâm dục lừng lẫy. 24- Chúng nhơn chẳng ưa. 25- Thêm nhiều nói cười. 26- Cha mẹ chẳng mừng. 27- Quyến thuộc ghét bỏ. 28- Chịu giữ điều quấy. 29- Xa lìa chánh pháp. 30- Chẳng kính người hiền thiện. 31- Trái phạm quấy lỗi. 32- Xa lìa Niết -bàn. 33-Điên cuồng càng thêm. 34- Thân tâm tán loạn. 35- Làm ác buông lung. 36- Thân hoại mạng chung, đọa địa ngục lớn, chịu khổ không cùng!”

Thế nên, ngày Tết là ngày có cơ hội chúng ta đến chùa lạy Phật mừng tuổi Phật và chư Tăng là để noi theo công hạnh của quý Ngài để tu hành thì Phúc đức mới lâm môn. Nếu chúng ta không biết tu hành làm lành lánh dữ, thì cho dù có treo, dán, hàng vạn chữ Phúc cũng chỉ là số 0 bằng thừa, vô ích

Ngoài ra để cho gia đạo được bình yên, khoẻ mạnh, con cái thành đạt nên người thì chính mỗi người trong gia đình cố gắng tu học và trưởng dưỡng đạo tâm mang niềm vui và hỉ xả đến cho mọi người, giữ tam nghiệp thanh tịnh, không sát hại sinh vật cúng tế Thần linh, ông bà, cha mẹ… không giết người trộm của, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu thì chắc chắn thiện tâm của quý vị sẽ chuyển hóa những vọng tâm tham sân si thành trí tuệ thức tỉnh quý vị sẽ tận hưởng một mùa xuân vui tươi trong cuộc đời.

Nếu mỗi người tự tu được hạnh hoan hỉ thức tỉnh, thì thế giới này thật an vui hạnh phúc, “tâm bình thế giới bình”, “nhất nhơn tác phước thiên nhân hưởng” Thì quả sẽ được ngũ phúc lâm môn, mỗi người sẽ là mỗi đóa hoa tươi trang nghiêm cõi nhân gian tịnh độ này, là một đóa hoa hiện thể tô thắm một mùa xuân đầy ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc.

“Hãy nguyện làm một đóa hoa hiện thể

Cho vườn đời tươi ngát mãi thêm xanh

Một loài hoa dù nở giữa phong trần

Vẫn tô thắm màu vô ưu rực rỡ”

Thích Trí Giải

Chú Thích:

*Nam sơn: núi Nam, tức Tần Lĩnh Chung Nam Sơn. Kinh thi, phần Tiểu nhã, bài Thiên bảo có câu: “Như nam sơn chi thọ, bất khiêm bất băng” (Thọ như núi nam, không lệch không đổ), sau nhân đó mà từ này trở thành câu chúc thọ

[1] Câu đối: Thích Nhật Từ

[2] Hán Việt Thiều Chửu:

[3] 夫士處世斧在口中 所以斬身由其惡言 T24n1471, p. 926c19:

[4]Dīgha-Nikāya, III 183. M. Walshe (tr) The Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publication 1995. p. 462

[5] 寧飮洋銅。愼無犯酒 T24n1471 tr. 926c24:

[6] Theo bác sĩ Hiroyasu Iso từ trường ĐH Osaka

[7] Theo báo mới

A Di Đà Phật BBT THƯ VIỆN PHẬT HỌC XIN GIỚI THIỆU ĐẾN QUÝ ĐỌC GIẢ NHỮNG BỘ SƯU TẬP THIỆP MỪNG XUÂN NHÂM THÌN 2012

Qúy vị bấm vào những link sau: Để tìm thêm những tấm thiệp Xuân Nhâm Thìn thật đẹp

Thiệp hình rồng thật đẹp mừng xuân Nhâm Thìn

Thiệp Happy New Year 2012 wallpaper

Thiệp Happy New Year 2012, thiệp mừng Xuân Nhâm Thìn tuyệt đẹp

Bộ Thiệp Happy New Year 2012, Mừng Xuân Nhâm Thìn (thật đẹp)

Thiệp Mừng Xuân Di Lặc Năm Nhâm Thìn (2012) (Thiệp Phật Di Lặc thật đẹp)

Happy New Year 2012

Bộ ảnh Banner Xuân Nhâm Thìn 2012 thật đẹp cho website

Thiệp Tết Nhâm Thìn 2012 (thật đẹp)