Monday, February 23, 2009

Mê và Giác

[15.05.2008 23:56]
Xem hình
HT. Thích Thanh Từ

Đạo Phật là đạo giác ngộ. Tiếng Phạn Buddha, Trung Hoa dịch âm là Phật Đà, dịch nghĩa là “người giác ngộ”. Cho nên đạo Phật là con đường đưa chúng ta tới giác ngộ, lấy giác gộ làm nền tảng, không giống như những tôn giác khác, lấy lòng tin làm căn bản.



Vì vậy đệ tử tu theo Phật gọi là Phật tử, chú không gọi “Tín đồ đạo Phật”. Phật là giác, tử là con, Phật tử là con Bậc Giác Ngộ. Không thể Cha giác ngộ mà Con mê muội được. Vì vậy Phật tử khi tu phải thấy lẽ thật, thấy chân lý Đức Phật đã dạy để được giác ngộ. Cho nên khi giác là tinh thần của Phật tử, còn mê là tinh thần của chúng sanh.

Trước tiên tôi nói về phần mê. Vì chúng sanh đang mê nên chu Phật mới thương xót chỉ dạy để được giác ngộ. Mê cái gì? Người thế gian nói mê là tối tăm mù mịt, giác là sáng suốt. Thấy biết sai sự thật, không đúng lẽ thật mà tưởng thật, gọi là mê. Như trắng mà thấy đen là mê, vì thấy trái lẽ thật.

Thí dụ hiện giờ ai lỡ xúc phạm tới danh dự mình một chút, quý vị có giận không ? Có. Giận nhiều hay ít ? Giận nhiều. Nhưng chúng ta thử hỏi lại "danh dự là gì, nó ra sao ?" Không ai biết hết. Nói chạm tới danh dự của tôi, khiến tôi nổi giận nhưng lại không biết danh dự là gì ? Đừng nói tới danh dự, chính tôi cũng không biết "tôi là gì" nữa! Những điều gì trái ý với ý nghĩ, trái với ý muốn của mình, ta nói nó sai quấy. Nhưng sự thật không biết ai sai?

Như Phật tử không phải là người xấu, mà có kẻ nói anh xấu hay chị xấu, quý vị có biến thành xấu liền không? Không. Họ nói ra rồi mất tiêu, không có gì hết, nổi giận làm chi. Nếu họ nói mà ta biến thành xấu thì nên giận. Đằng này họ nói xấu mình vẫn không thay đổi sắc diện, có gì sợ. Chỉ khi nổi giận ta sẽ trở thành xấu thật, cho nên không phải ta nói xấu mình thành xấu, mà tại nổi giận nên thành xấu. Phật tử phải xử sự thế nào cho đúng trong trường hợp đó? Người ta nói nhưng mình không chuyển đổi thân tâm thì có quan hệ chi đâu, như gió lùa qua tai rồi mất, có gì phải giận. Nhưng tại sao chúng ta giận? Vì muốn ai ai cũng phải khen ngợi, cũng phải tôn trọng mình. Cho nên nghe một lời khinh chê, thấy một hành động bất kính là tức giận liền.

Con người sống trong ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Vì vậy Phật nói chúng sanh si mê. Người đời vì mê mà tiêu tan hết sự nghiệp, vì mê mà bệnh hoạn, khổ đau. Như mê rượu chè, mê cờ bạc, mê đàn điếm, mê hút xách... Những cái mê đó đưa tới hư hại cả cuộc đời và làm liên lụy đến gia đình cha mẹ, anh em, rộng hơn nữa là xã hội. Càng mê nhiều càng khổ nhiều, nên nói mê là nhân của đau khổ. Hồi xưa những vị lớn tuổi ở Việt Nam hay dùng từ "tứ đổ tường" tức là rơi vào bốn bức vách. Bốn bức vách đó là gì? Là tửu sắc tài khí. Tửu là mê rượu sắc là mê sắc đẹp, tài là mê cờ bạc, khí là hút xách, á phiện. Nếu rơi vào bốn thứ đó là đụng vào bốn bức tường không có lối thoát vì bị bốn vách ấy vây kín cả rồi. Bị vây kín là bị tù hãm, khổ đau.

Ngày nay chúng ta thấy rõ ai kẹt trong những chuyện đó đều đau khổ. Nhưng khi đi vào con đường ấy, họ có nói đi tìm đau khổ đâu mà nói là tìm vui! Như vậy con người vì si mê nên khổ tưởng là vui. Càng đi sâu trong đó chừng nào, khổ đau càng đậm càng nhiều, chớ không vui được. Đó là nói cái mê ở ngoài da. Vậy mê hơi sâu trong thịt là mê gì? Mê danh, mê lợi. Mê ở trên chúng ta thấy rõ tai hại như vừa kể, còn mê ở đây không tai hại như thế, nhưng lại có tai hại khác. Người thích danh thích lợi muốn cho mình trở thành người có địa vị cao nhất trong xã hội, muốn trở thành người giàu nhất nước. Nhà Phật nói ham muốn như vậy là mê. Tại sao? Vì người ta nghĩ làm quan lớn sẽ sung sướng, có đầy quyền uy. Nhưng nếu nói đúng nghĩa của người làm quan, trách nhiệm lớn chừng nào thì khổ chừng ấy. Phải lo cho mấy triệu dân được bình an, được no cơm ấm áo, lo bù đầu rảnh đâu mà vui. Tinh thần căng thẳng luôn luôn tìm cách này, cách nọ làm cho dân hết nghèo, hết khổ. Đó là nỗi khổ lớn, chớ đâu phải vui. Nhưng chỉ vì một chút danh vị, được người ta chào đón hoan nghênh, mà biết bao người chìm trong nỗi khổ lớn ấy.

Đó là chưa kể trước khi được quan chức phải vận động. Vận động người này, vận động người kia bỏ thăm cho mình. Khi đắc cử rồi rất mừng. Như vậy chưa được cũng khổ, vì cầu cứu người này, xin xỏ người kia. Được rồi cũng khổ vì phải lo cho dân, cho nước. Còn một 1 khổ nữa, là sợ sơ suất bị người hất xuống, mất mặt. Hoặc mãn nhiệm kỳ rồi, không biết còn cái ghế nào để ngồi không? Tóm lại cả thời đều khổ: trước khổ, giữa khổ, sau khồ. Nói rõ hơn là chưa được khổ, đã được khổ, được rồi mất cũng khổ. Song đáng tiếc người đời lại cho là vui, nên suốt đời chạy theo danh vọng, để suốt đời phải lao đao lận đận vì danh vọng.

Người muốn làm giàu, giàu lớn, có khổ không? Chúng ta chưa ở địa vị giàu lớn, chắc không biết cái khổ đó đâu. Nguời ở địa vị đó mới thía được nỗi khổ nhà giàu. Vì muốn giàu nên phải tìm mọi cách để ra tiền, lúc đó đau đầu tính toán nên khổ. Khi có tiền nhiều rồi sợ mất, sợ người khác sang đoạt nên khổ. Chưa kể tới lúc già sắp chết, con cái giành của. Cha mẹ phải nằm đó nhìn thấy cảnh nồi da xáo thịt, thật là khổ.

Từ khi chưa làm giàu mình bao nhiêu tuổi, bắt đầu làm giàu được rồi bao nhiêu tuổi, khi thật giàu nhìn lại đầu bạc sắp ra đi. Như vậy tiền của nhiều mà chết thì không hưởng được càng khổ. Khổ vì tiếc bao nhiêu năm vắt kiệt lực mà bây giờ không được hưởng. Lúc chưa giàu, ngỡ khi tiền của nhiều sẽ vui, không ngờ giàu sang rồi rốt cuộc vẫn khổ. Vì vậy Phật nói ham mê danh lợi là khồ.

Bây giờ thử hỏi 1ại người ít danh ít lợi có khổ không? Hồi xưa đọc truyện Tàu, tôi nhớ câu chuyện Hứa Do với Sào Phủ. Một hôm vua Nghiêu đi dạo trong dân gian, nghe đồn có hai vị hiền triết là Hứa Do và Sào Phủ. Nhà vua mới tìm tới. Đầu tiên gặp Hứa Do, vua hỏi: "Nghe khanh là người hiền, vậy trẫm mời khanh về điều làm quan có được không?". Sau khi từ chối lời mời của vua, Hứa Do bịt tai đi tới dòng suối rửa tai. Khi ấy Sào Phủ dẫn trâu xuống suối uống nước Thấy Hứa Do rửa tai liền hỏi: ông làm sao mà rửa lỗ tai vậy?". Hứa Do nói: "Tôi nghe danh lợi dơ lỗ tai nên đến đây rửa". Sào Phủ liền giựt mũi trâu lên không cho uống Lước. Hứa Do hỏi: "Sao không cho trâu uống nước?". Sào Phủ nói : "Sợ trâu uống nước dơ miệng bởi mùi danh lợi".

Hai vị hiền triết, một người nghe Danh lợi rửa lỗ tai, một người sợ nước dính mùi danh lợi dơ mồm trâu nên không cho uống. Như vậy để thấy người xưa xem danh lợi đáng ghét tới mức nào. Vậy mà ngày nay người ta thèm khát danh lợi đến khổ cả tời vẫn không thấy chán. Đó là cái mê thứ hai, hơi sâu hơn một chút. Mê trong thịt.

Đến mê thứ ba thấm tận xương ủy Đó là sợ chết. Tại sao chúng ta sợ chết? Tại tham sống nên sợ chết tham sống là muốn sống lâu nên sợ chết. Nhưng con người ai cũng phải trải qua bốn giai đoạn sanh, già, bệnh, chết; không thể tránh khỏi. Nếu biết già bệnh chết là cái không ránh khỏi, mà sợ là thiếu sáng suốt hay nói cách khác là si mê.

Chúng ta sợ chết vì quý thân, muốn thân còn mãi. Nhưng nếu giữ được cũng nên giữ, giữ không được mà vẫn muốn giữ hoài, đó là chấp mê nên khổ. Người không muốn giữ thân, nghe nói sắp chết chỉ cười thôi, vì thấy đâu có gì quan trọng. Còn người muốn giữ nghe nó sắp mất hền hoảng hốt sợ sệt. Sợ vì mê chấp thân. Đó là nói về chấp thân.

Kế đến là mê chấp tâm. Chúng ta thường cho những suy nghĩ phải quấy, tốt xấu là tâm mình. Khi nổi giận lên thì nói tôi giận, vì chấp cái giận là tôi. Khi thương ai nói tôi thương người đó quá. Khi ghét ai nói tôi ghét người đó quá. Như vậy cái giận là tôi, cái thương là tôi, cái ghét là tôi. Nếu thương, giận, ghét, buồn, tức, oán, hờn v.v. . . cái nào cũng tôi hết, như vậy chúng ta có bao nhiêu cái tôi? Cả trăm ngàn thứ tôi. Vậy cái nào là tôi thật?

Chúng ta vì chấp những nghĩ suy phân biệt hơn thua, phải quấy là tôi rồi cứ theo đó mà tạo nghiệp. Giận thì muốn làm cho người ta khổ, thương thì muốn làm cho người ta vui v.v... đủ thứ chuyện trên thế gian. Đã chấp suy nghĩ là tâm mình, ai làm nguợc với suy nghĩ của mình thì ta chống đối, giận hờn, ai làm vừa ý mình thì có cảm tình.

Nhưng thử hỏi lại cái nghĩ của mình có đúng 100% không? Không. Tại sao? Nếu chúng ta nghĩ đúng 100% chắc bây giờ ai cũng là đại phú gia hết. Vì nghĩ đâu đúng đó nên làm ăn gì được nấy. Bởi nghĩ không đúng nên bây giờ chưa giàu to. Những suy nghĩ của chúng ta, có khi đúng, có khi sai. Nếu cho suy nghĩ là mình, khi nghĩ đúng là mình, khi nghĩ sai cũng mình nữa. Chẳng lẽ ta là hai thứ nghịch nhau.

Bây giờ xét kỹ lại, khi chúng ta buồn giận, mình nhìn lại xem cái buồn giận đó ở đâu ra? Tìm một hồi không thấy nó ở đâu. Tại sao? Vì nó là cái hư ảo, không thật làm sao tìm được. Ví dụ quý vị đang buồn vì làm ăn thất bại, bất thần có người bạn khá giả ở xa tới thăm. Nghe tâm sự của quý vị, người bạn cho mượn một số tiền lớn để trả nợ, lúc đó còn buồn không? Lúc đó lại cười. Nếu buồn là thật thì buồn hoài. Nhưng mới buồn đó, bây giờ gặp duyên tốt trở lại vui. Vậy cái buồn không thật, cái vui cũng không thật. Nó luôn luôn chuyển biến tùy duyên. Nghĩ tôi buồn tôi vui tức cho tôi là cái tạm bợ, giả dối rồi. Tâm lăng xăng lộn xộn khi thương, khi buồn, khi giận, khi ghét v.v. . . đủ hết mà cũng nói là tâm mình. Nó không thật mà nói nó thật nên gọi là si mê. Si mê này là si mê tận xương tủy người nâo cũng có hết, chớ không riêng cá nhân ai.

Bây giờ muốn hết si mê phải làm sao? Phải giác ngộ. Biết mình mê thì phải tìm con đường sáng, con đường giác ngộ. Cũng như biết mình đang ở chỗ tối thì tìm nên bật lên cho sáng. Như vậy mới hết tối, hết tối thì hết khồ. Biết ta đang si mê thì phải tìm con đường giác ngộ để được giác. Giác thì thoát khỏi si mê. Con đường giác ấy trong kinh Phật dạy nhiều lắm, ở đây tôi không dẫn hết, chỉ nêu gương tiêu biểu để chúng ta tu học theo.

Tuệ Trung Thượng Sĩ ở đời Trần, thế kỷ thứ XIII, ông ngộ đạo với Thiền sư Tiêu Dao và là thầy của vua Trần Nhân Tông. Được vua Thánh Tông ban cho một sở đẩt, ông lập gia trang ở đó và cất một cái am nhỏ đặt tên là Dưỡng chân trang. Khi sắp tịch ông ra nằm giữa bộ ngựa nhắm mắt. Thấy vậy thê thiếp khóc òa lên, ông mở mắt ngồi dậy bảo lấy nước xúc miệng rửa mặt, xong ông quở "Sống chết là lẽ thường, buồn thảm luyến tiếc làm gì, làm xao động chân tánh của ta". Quý bà nghe quở im lặng, không dám khóc nữa. Sau đó ông nằm xuống thở khì liền đi.

Chết như vậy vui không? Rất vui, không khổ sở như chúng ta ngày nay. Bởi ngài đã thấy đạo, tuy là cư sĩ mà khi đi rất tự tại. Trong lúc đang tu, muốn nhắc nhở người đời ông có làm bài thơ "Khuyên người đời tiến tu" bằng chữ Hán. ở đây tôi đọc bản dịch :

Ngày tháng xoay vần xuân lại thu,
Xăm xăm tóc bạc đáp lên đầu.
Giàu sanh nhìn lại một trường mộng,
Năm tháng mang theo vạn hộc sầu.
Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh,
Sông yêu chìm nổi tợ phù âu,
Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi,
Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi.

Ngày tháng xoay vần xuân lại thu. Chúng ta sống trên thế gian này cứ ngày qua tháng lại, hết xuân lại thu, cứ như vậy mà trôi qua trôi qua. Xăm xăm tóc bạc đáp lên đầu. Lâu lâu nhìn lại tóc bạc đã đáp trên đau rồi. Để thấy cuộc đời vô thường, theo dòng thời gian chuyển biến, con người chúng ta cũng chuyển biến theo. Ngày nào đó đầu xanh bây giờ tóc đã bạc .

Giàu sang nhìn lại một trường mộng. Tất cả giàu sang con nglrời tạo ra được, cuối cùng nhìn lại như một giấc mộng dài, chớ không có gì hết. Nên người xưa hay nói:

Công danh cái thế màn sươmg sớm,
Phú quý kinh nhân giấc mộng đài.

Chúng ta ngày nay cho công danh cái thế là sang tột bực, không phải màn sương sớm. Sự thật cái sang tột bực có hưởng mãi được không? Không hưởng mãi được, chỉ lúc nào thôi. Cho nên người xưa thức tỉnh thấy đó là màn sương, có đó rồi mất đó.

Phú quý kinh nhân là giàu đến nỗi người nghe phải giựt mình, nhưng chẳng qua cũng chỉ là giấc mộng dài thôi, ít chục năm qua rồi tiêu tan, còn gì đâu. Đây là lời nhắn nhủ cho chúng ta bớt mê đắm trong công danh, phú quý. Thấy như vậy là cái thấy của nguời giác.

Năm tháng mang theo vạn hộc sầu. Mỗi một năm, mỗi một tháng cứ chồng chất buồn bực, khổ sở. Như vậy cả đời mang bao nhiêu buồn khổ? Hồi bé buồn khổ ít, càng lớn chừng nào buồn khố càng nhiều chừng ấy. Lớn vừa vừa buồn khổ về chuyện gia đình, lớn khá nữa buồn khổ về con cái... Lớn có cái khổ của lớn, nhỏ có cái khổ của nhỏ. Càng già càng thấy cô đơn, những chuyện vui buồn của thời gian trước nhìn lại chồng chất tràn trề trong tâm, không biết bao nhiêu mà kể. Nhớ lại người mình thương bây giờ đâu mất rồi, còn ngươi mình ghét, cứ tới lui làm phiền hoài ... đủ thứ.

Do buồn khổ chồng chất, nên ngài nói: Năm tháng mang theo vạn hộc sầu. Cái buồn đong tới một vạn hộc. Hộc là đơn vị đo lường hồi xưa, bây giờ nói đơn giản như thùng lúa đi. Một vạn thùng sầu tràn trề trong tâm. Đây là lời nhắc nhở rất chí thiết.

Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh. Nẻo khổ luân hồi là con đường khổ đau luân hồi như chiếc xe lăn, cứ lăn mãi lăn mãi, lên xuống lên xuống không dừng. Chúng ta cũng vậy, hết tạo nghiệp này đến tạo nghiệp nọ, nổi lên chìm xuống luôn luôn không dừng. Khi đi xuống các đường dữ, khi được lên các cõi lành, cứ vậy tiếp nối không bao giờ cùng. Đó là luân hồi.

Sông yêu chìm nổi tợ phù âu. Ở đây Ngài nói sông yêu, chỗ khác gọi là biển ái. Chúng ta chìm trong sông yêu thương, trồi lên hụp xuống mãi không ngoi đầu lên được. Quý vị thương nhiều, ghét nhiều hay quân bình? Thương nhiều thì chết phải theo cái thương đó mà lên xuống. Ghét nhiều cũng thế. Chỉ có quân bình là ít lên xuống chìm nổi. Thương ghét đều là hai mối làm cho chúng ta phải luân hồi không dừng.

Như trong lòng mình thường nghĩ chuyện gì thì khó quên được. Cũng thế, người ta rất thương hoặc rất ghét có quên được không? Suốt đời không quên. Cho nên khi nhắm mắt những hình ảnh đó đi theo mình, đời sau gặp lại ớể thương để ghét nữa. Thương thì khổ theo thương, ghét thì khổ theo ghét. Bởi vậy có người sanh con dễ dạy làm sao, bảo đâu nghe đó đây là thương mà gặp nhau. Có người sanh con ngỗ nghịch, nói không thèm nghe, còn cự lại nữa. Đây là ghét mà gặp nhau. Cứ như vậy mà khổ . Người không thân thuộc chống đối ta khổ ít, nhưng con của mình mà chống đối cha mẹ nên rất buồn, rất tức. Buồn tức mà không bỏ được, nên rất khổ.

Vì vậy thương ghét càng nhiều gặp nhau càng lắm, chớ có ích gì. Muốn đừng gặp nhau hoài chúng ta phài làm sao? Bớt thương, bớt ghét đi. Có nhiều người nói: "tôi thù người đó không đội trời chung, tức muôn đời không muốn gặp lại". Càng không muốn gặp thì càng gặp lại, nên khổ muôn đời. Hiểu như vậy chúng ta phải thức tỉnh, không nên mê. Bời vì mê là gốc của đau khổ, thương ghét từ mê mà sanh. Bây giờ không thương ghét nữa thì hết mê.

Sông yêu chìm nổi tợ phù âu. Phù âu là bọt nước theo sóng vỡ tan liên tục. Chìm ở trong sông yêu rồi, ra không được. Tất cả quý vị sống trong cuộc đời này yêu nhiều hay ít? Yêu nhiều. Yêu nhiều thì chìm sâu, chớ chưa ra được.

Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi. Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi. Lỗ mũi chúng ta ở đâu? Trên mặt . Nhưng có thấy không? Không thấy, đợi soi gương mới thấy. Sờ thì đụng nhưng nhìn không thấy. Lỗ mũi là dụ cho thể tánh trong sạch của chúng ta. Nó sẵn như lỗ mũi ở trên mặt vậy, nhưng nhìn không thấy. Khi đủ duyên được thầy bạn nhắc nhở ta có lỗ mũi ngay trên mặt, mình phài chịu khó sờ lên mũi mới đúng. Lẽ thật đã sẵn chỉ cần ta sớm thức tỉnh, đừng đi trong mê nữa thì hợp chân. Nên nói Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi.

Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi. Duyên lành vô hạn chỉ là tự tỉnh, tự nhận cái chân thật cửa mình, như tự sờ lên lỗ mũi vậy. Còn tìm kiếm bên ngoài chỉ uồng công thôi. Do thấy đạo Ngài nhắc chúng ta biết đừng chìm trong biển ái nữa, để tránh đau khổ của cuộc đời.

Tóm lại, Phật Tồ dạy chúng ta phải thức tỉnh, nhận và sống với cái thật, bỏ cái giả. Người thì cứ lo sống chết. Người trí thấu suốt tất cả pháp tánh không, nên thảnh thơi, không lo sợ chi hết. Bởi vậy người giác thấy rõ đưọc lẽ thật nên bớt khổ. Người mê không thấy được lẽ thật nên khổ suốt đời. Đời này khổ đời sau cũng khổ, không biết bao nhiêu đời. Tu là cốt giải khổ. Muốn giải khồ thì phải tỉnh giác, chớ không nên chìm trong mê. Chìm trong mê thì muôn kiếp không bao giờ hết khổ .

Như vậy giữa mê và giác, chúng ta chọn cái nào? Giác. Tất cả đều đồng ý như vậy. Thế thì chúng ta phải ráng tu. Không ai cứu mình bằng chính trí tuệ giác ngộ của mình. Chỉ như thế chúng ta mới chẩm dứt khổ đau trong đời này và nhiều đời sau nữa. Mong tất cả đều được sống an vui trong sự tỉnh thức của chính mình.

HT. Thích Thanh Từ (Theo Giác Ngộ)

Sunday, February 22, 2009

Cánh cửa tới địa ngục

Địa danh này nằm gần một thị trấn nhỏ thuộc Darvaz của Uzbekistan, được người dân địa phương gọi là Cánh cửa tới địa ngục.

Câu chuyện về vùng đất này kéo dài những 35 năm. Trong một lần, khi đang khoan lỗ để tìm khí gas, một nhóm những nhà địa chất học tình cờ tìm thấy một hang động lớn nằm sâu dưới lòng đất.

Nó quá lớn so với suy nghĩ ban đầu của mọi người. Không ai đủ can đảm để đi sâu xuống bởi vì dưới hang có rất nhiều khí gas, vì thế họ đã đốt cháy nó nhằm không để lượng khí độc thoát ra ngoài miệng hố gây nguy hiểm. Từ đó tới nay, nó vẫn cháy (?!). Gần 35 năm, hang động khổng lồ cháy không ngừng nghỉ. Không ai biết rằng có đến hàng tấn khí đã cháy trong rất nhiều năm qua nhưng có vẻ nó sẽ không có giới hạn dừng.

Friday, February 20, 2009

Phát tâm bồ đề

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Nếu chúng ta muốn ngay trong một kiếp này thật sự thành tự được công phu niệm Phật, thì lúc sử thế tiếp xúc với người và vật, cái tâm duy nhứt mà chúng ta cần phải có đó là chân tâm.

Khi bị người khác lừa dối hiếp đáp, chúng ta phải nghĩ như vầy : Đó là chuyện của họ, không dính dáng gì tới tôi cả. Việc của tôi là phải dùng tâm chân thật để đối xử lại. Vì sao ? Bởi vì tôi quyết định trong một kiếp này cầu vãng sanh Tịnh độ. Làm thế nào để cầu sanh Tịnh độ ? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ : « Phát bồ đề tâm nhất hướng niệm Phật ». Nếu chúng ta không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không vãng sanh. Điều này chúng ta nên thận trọng.

Ngài Lý Bỉnh Nam nói : « Một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ có vài, ba người ». Vì sao số người vãng sanh quá ít như vậy ? Vì không phát tâm bồ đề, nên tâm không thanh tịnh. Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào. Tây phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư thượng thiện nhân, tức là chỗ của những người thiện lành bậc nhất. Cho dù chúng ta niệm Phật rất siêng năng đến đâu, hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của chúng ta không thiện, làm sao có thể lên Tây phương ở cùng chỗ của các bậc thượng thiện nhân ?

Do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất tâm chuyên niệm là như vậy. Người thật sự phát bồ đề tâm, khi lâm chung một niệm hoặc mười (10) niệm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì sao ? Vì họ đã là thượng thiện nhân rồi, đầy đủ phước đức rồi, chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được ngay.

Cho nên những lời nói trong kinh điển chúng ta phải hiểu lý, suy nghĩ kỹ lưỡng, tuyệt đối không nên tụng niệm một cách hàm hồ.

Đoạn văn trên, chúng ta nói đến chân tâm. Chân tâm là thể của bồ đề tâm. Kế tiếp nói đến thâm tín là dụng của bồ đề tâm. Tự dụng đối với chính mình là luôn giữ tâm hiền thiện hiếu đức, tức là thích làm điều thiện. Đối với chúng sanh thì đại từ đại bi, nhân từ hiền thiện. Hiếu đức là việc làm không thể miễn cưỡng, hoặc làm cho có hình thức bên ngoài, mà nó phải lưu xuất một cách tự nhiên từ bên trong. Cho nên người phát tâm bồ đề, mỗi khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh. Nghĩ đến việc giúp đỡ phá mê khai ngộ, thoát khỏi cảnh khổ, được an vui, không hề có một niệm nghĩ đến lợi ích cho cá nhân mình, Nếu còn một niệm ích kỷ tự lợi là còn ngã chấp nặng nề. Ngã chấp là gốc rễ của lục đạo luân hồi. Không bứng sạch gốc rễ này thì không cách nào ra khỏi lục đạo. Cho nên ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải buông xả. Phải nghĩ tới người khác, nghĩ tới chúng sanh, đến những người đang đau khổ, đang gặp nạn trên thế giới. Tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện lợi ích cho riêng cá nhân mình nữa.

Trong suốt thời gian thuyết pháp đã qua, tôi nhiều lần nhắc quý vị phải phát bồ đề tâm. Trong kinh điển, đức Thế Tôn cũng từng lập đi lập lại không biết bao nhiều ngàn lần, vì sao Thế Tôn không ngừng lập lại như vậy ? Bởi vì chúng sanh vẫn còn chưa thức tỉnh, vẫn còn u mê, cho nên Thế Tôn vẫn phải lập đi lập lại một cách không mệt mỏi để kêu gọi, thức tỉnh chúng ta. Một khi chúng ta phát khởi bồ đề tâm liền được chư Phật hộ trì, vì tâm của chư Phật là tâm bồ đề. Tóm lại, như vậy tâm của chúng ta, cùng tâm chư Phật, không hề khác nhau, và mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.

Hôm nay thì giờ đã hết, tôi xin giảng đến đây.

A Di Đà Phật.

Niệm Phật đối trị vọng tưởng

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Niệm Phật phải lấy kinh hành làm chính. Khi nào chúng ta mỏi thì ngồi xuống nghỉ ngơi. Giờ giấc ngủ nghỉ cố giảm thiểu tới mức tối đa, bởi vì ngủ là hôn trầm. Người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh, nhiều vọng tưởng, lạc vào trạo cử. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, khi làm việc mà hôn trầm, hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là : Hôn trầm và trạo cử.

Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối. Hôn trầm là u mê, không sáng suốt, ngủ gục.

Bình thường, ta không thấy có vọng niệm, nhưng khi ngồi yên xuống, vọng niệm mới nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật mà có. Thưa quý vị, không phải như thế ! Không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm đâu ! Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đó thôi. Khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại, mới phát giác rõ ràng như thế. Với loại chướng ngại này, Phật đã chỉ cho chúng ta hai phương pháp đối trị :
- Thứ nhất là dùng phương pháp chỉ tịnh để đối trị vọng tưởng, nghĩa là trụ ở một chỗ, hoặc trụ nơi danh hiệu Phật, hay niệm ở trong tâm cũng được, nếu không niệm thành tiếng. Cũng có thể nghe người khác niệm, chỉ cần dụng tâm chuyên nhất, vọng niệm tự nhiên tan biến. Tuyệt đối không nên tạo tác thêm vọng niệm, nghĩa là đừng nên có ý nghĩ miễn cưởng dập tắt vọng tưởng, nếu không sẽ có vọng tưởng tan theo vọng tưởng. Do đó dù có tưởng nhiều bao nhiêu cũng mặc kệ, đừng để ý đến làm gì. Hãy dồn hết tinh thần ý chí, tập trung vào câu danh hiệu Phật, hoặc tập trung vào quán tưởng, quán tượng. Quán tưởng điều gì đây ? Tưởng hình Phật. Hai mắt nhắm lại nghĩ đến hình ảnh của Phật, đến tướng hảo của Phật. Tóm lại cần phải tập trung tinh thần, ý chí mới có thể điều phục được vọng tưởng. Hầu hết tất cả các nguyên tắc dụng công vào nhằm một đích tiêu trừ vọng tưởng, hôn trầm, tạp niệm. để hồi phục lại bản tánh giác ngộ của mình. Nói chung, trong nhà Phật bất luận sự dụng công nào đều hy vọng đạt được 3 mục đích này.
- Phương pháp thứ hai là đối trị hôn trầm. Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật. Lạy Phật và kinh hành niệm Phật là phương pháp đối trị hôn trầm rất có hiệu quả. Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức. Trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối, bởi vì nghiệp chướng, tập khí của chúng ta rất là nặng nề. Cho nên trong niệm Phật đường, nhất là người sơ học nên mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi.

Chúng ta thường nghe trong đại thừa kinh điển nói rằng : « Tu hành trong thời mạt pháp, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhứt » . Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày nói 8 vạn 4 ngàn pháp môn, nói vô lượng pháp môn, đó không phải là bổn ý của ngài, chỉ vì ứng cơ thuyết pháp để dẫn độ chúng sanh mà thôi !