Thursday, May 21, 2009

Nước mắm ủ bằng đậu nành

Vật liệu:

- 1 kg đậu nành (mua dậu mới có màu trắng thì nước mới thơm)

- 7 lon sữa bò muối hột hay muối bọt

- 7 lít nước (21 lon sữa bò nước)

Cách làm:

Đợt 1:

- Đậu nành: rửa sạch, ngâm hơn 6 tiếng hay một đêm cho nở, nấu không cần mềm nhiều (mềm quá nước sẽ đục ko đẹp ko ngon), bóc tróc vỏ là được, đổ lên rá có thau ở dưới để hứng nước dậu.

- Để đậu lên rá, rổ hay thau, lấy lá chuối đậy lên, hay đổ đậu vào nồi đậy nắp lại, ủ 2 ngày 2 đêm (hay đổ vào hũ, khạp làm nước mắm đậy nắp cũng được) nghe mùi thúi.

- Lấy nước đậu nành lường 7 lít nếu thiếu lường thêm nước lạnh. Đổ 7 lon muối vào nấu sôi, lược kỹ, lóng trong, để nguội, đổ vào khạp trước.

- Chờ 2 ngày đêm lấy đậu đã ủ đổ ra khạp nước muối quậy đều, phơi ngoài nắng, không cần mở nắp. Trên 2 tháng ăn được. Để 3-6 tháng càng ngon.

Đợt 2:

- Nước mắm đã tới, rút ra 6 lít ăn, để lại 1 lít nước cốt (trên thực tế bị hao bớt ko còn đủ 7 lít, do dó khi nấu nước muối nên lường thêm nước để trừ hao).

- Nấu 6 lít nước + 6 lon muối, đổ vào hủ nước mắm, phơi nắng trên hai tháng.

Nước mắm để ăn sống:

- Nước mắm làm xong lấy ra, nấu với đường và bột ngọt cho dịu dể ăn sống.

- 1 lít nước mắm nguyên chất nấu với 100g đường cát và 100g bột ngọt.

- Nấu thêm với mắt thơm hoặc trái thơm xắt từng lát càng ngon. Muốn cho nước mắm thơm ngon nên xào thơm trước cho thấm rồi sẽ nấu sau.

Cách pha nước mắm tỏi ớt:

3 muỗng canh nước mắm (nếu xài Healthy Boy chỉ cần 1 muỗng thôi)

1 muỗng canh dấm

3 muỗng canh nước lọc

2 muỗng café duờng

1 miếng chanh

6 tép tỏi (optional)

1 trái ớt

Tỏi bầm nhỏ ngâm vào dấm trước, hoà với dấm. Nước mắm, nước lọc và dường cho tan, vắt chanh, ớt xắt miếng hay bầm nhỏ. Thả ớt sau mới nôi không bị chìm.

Nước Mắm Chay

Vật liệu

½ trái thơm

1 bịch nước dừa

nước màu

bột ngọt

Cách làm

Thơm: bằm nhỏ vắt lấy nước

Nước thơm + nước dừa + muối + đường + bột ngọt nêm vừa ăn bắc lên bếp nấu sôi

Wednesday, May 20, 2009

Khắc phục nỗi sợ hãi?


Hỏi: Chúng con là những sinh viên, hiện đang gặp nhiều bất hạn rất sợ hãi. Chúng con nghe một người bạn nói, giáo lý đạo chỉ cho con người cách thức giải quyết những nỗi sợ hãi bằng thần Bố thí Vô úy. Tuy có đọc qua một số kinh sách của Phật, nhưng con chưa hiểu rõ Bố thí Vô úy là gì?

Đáp: Sợ hãi là một hiệu ứng của tâm lý, một trạng thái tâm lý bất an, lo sợ, kinh hãi… xuất hiện và tồn tại nơi cuộc sống của mỗi chúng sinh từ khi lọt lòng cho đến lúc xuôi tay, nhắm mắt. Có những khi sức lực ta còn tràn đầy, tương lai rộng mở, cơ hội tốt nhất luôn kéo đến với ta; lúc ấy ta tưởng chừng như không còn sợ hãi nhưng kỳ thực nỗi sợ vẫn còn âm ỉ bên trong chúng ta, được ngụy trang dưới hình thức này hay hình thức khác. Có thể nói trong suốt cuộc đời, chúng ta phải đối diện với nhiều nỗi sợ hãi khác nhau và cấp độ của chúng cũng không như nhau.

Lúc còn bé, chúng ta sợ “ma”, sợ những sinh thể hình thù kỳ dị theo sự tưởng tượng của óc non nớt trẻ thơ. Khi lớn lên, có đôi chút hiểu biết thì những nỗi sợ này không còn ám ảnh ta nừa nhưng đồng thời có những nỗi sợ hãi lớn hơn phủ chụp lấy ta: sợ thiếu ăn, sợ mất việc làm, sợ gia đình ly tán, sợ bệnh tật, sợ chiến tranh, sợ chết… cùng Vô vàn những nỗi sợ hãi khác.
Từ đây có thể thấy, cuộc sống của con người vốn dĩ đã khổ đau lại càng đau khổ hơn thêm vì luôn chất ngất những nỗi sợ hãi, luôn sống trong sợ hãi. Cho nên, làm cho mọi người hết sợ chính là giúp họ vượt thoát một phần khổ đau và đây cũng là mục tiêu rốt cùng mà giáo lý Vô úy thí nhắm đến.

Vô úy là không sợ hãi, cũng còn gọi là Vô sở úy, Vô bố úy. Bố thí Vô úy tức là trang bị cho mọi người, cho chúng sinh năng lực không còn sợ hãi. Muốn thực hiện pháp thí này, yêu cầu trước hết là hành giả phải tự trang bị cho mình khả năng thắng vượt tất cả những nỗi sợ hãi. Muốn thoát khỏi lo sợ, điều đầu tiên là phải biết nguyên nhân, nguồn gốc các nỗi sợ và can đảm đối diện với chúng.

Theo giáo lý đạo Phật, căn nguyên của mọi khổ đau trong đó bao hàm những nỗi sợ hãi, đều bắt nguồn từ Vô minh (không hiểu biết, không nhận chân được thực tướng của mọi sự vật và hiện tượng). Vì Vô minh nên không nhận thức đúng đắn về cái Tôi, về chính ban thân mình. Cái Tôi hay Tự ngã thực ra chỉ là một tổ hợp của Ngũ uẩn. Chính năm yếu tố Thận thể( Sắc), Cảm giác (Thọ), Tri giác (Tưởng), Tư duy (Hành) và Nhận thức (Thức) kết hợp một cách hài hòa để tạo ra con người, cái Tôi. Một điều cần phải thấy rằng, cái thế giới được con người nhận thức được thông qua ngũ quan chỉ là một phần rất nhỏ của thế giới thực tại. Do đó, luôn tồn tại nơi con người một nhận thức cố hữu: Đây là Tôi và thế giới của Tôi. Nhưng thực chất không có cái Tôi trường tồn, bất diệt; không có cái Tự ngã thuần nhất, bất biến và càng không có cái thế giới vĩnh cửu, thường hằng.

Tất cả đều đang vận động, sinh diệt, trôi chảy và thay đổi trong từng phút, từng giây, thậm chí trong mỗi sát-na. Con người và thế giới luôn hiện hữu trong trạng thái Vô thường và Vô ngã. Tất cả mọi nỗi đau khổ và sợ hãi đều bắt nguồn từ sự nhận thức sai lầm về Tự ngã, về cái Tôi. Khi cái Tôi bị đe doạ, bị mất an ninh thì lập tức xuất hiện một cơ chế phản ứng tự tồn trong tâm lý, nhằm bảo vệ Tư ngã, và đây chính là nguồn cội của mọi sự lo sợ. Tu tập Vô úy là nỗ lực quán sát về Ngũ uẩn để thấy được thực chất của con người, bán chất của cái Tôi được cấu thành trên cơ sở là Vô thường và Vô ngã.

Do bị Vô thường chi phối nên cái Tôi và thế giới của ~rô; lUôn thay đổi, biến hoại và sinh diệt. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cái Tôi ấy không phải ngẫu nhiên, tùy tiện mà tuân theo quy luật. Đó là luật Nhân quả, một hiệu ứng của Nghiệp do chính cá nhân tác tạo. Nếu chúng ta tạo nghiệp lành sẽ được phước báo an vui, ngược lại nếu tạo ác nghiệp thì chắc chắn bị quả báo khổ đau. Do đó, dù sợ hãi hay không thì kết quả hạnh phúc hay khổ đau vẫn xay đến tùy theo nghiệp thiện hay ác. Nhận thức được quy luật này, người Phật tứ tu tập hạnh Vô úy luôn bình thản, không hề lo sợ hoặc kinh hãi trước bất kỳ biến cố nào, chỉ nỗ lực cải tạo nghiệp nhân của chính mình, dẫu cho thế sự thăng trầm, tình đời sáng nắng chiều mưa…, thậm chí xem thường cả cái chết.

Chúng ta thường sợ hãi những điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc lo sợ những bất hạnh sẽ ập đến đời mình trong tương lai. Có những nỗi sợ mông lung, mơ hồ, gần như không xác định nguyên nhân và thời gian cụ thế. Theo Tâm lý học Phật giáo, đây là dấu ấn của biến cố đã xảy ra trong quá khứ, những kinh nghiệm của biến cố này được lưu giữ trong A lại da. Chúng sẽ phát huy tác dụng khi hội đủ điều kiện làm cho chúng ta cảm thấy bất an, bồn chồn hoặc sợ hãi. Gần hơn là những bất hạnh xảy ra khi chúng ta còn nhỏ, vết hằn của sự khiếp đảm, tủi nhục in đậm trong tâm thức khiến ta mất niềm tin, luôn “đề cao cảnh giác”. Song song với những sợ hãi quá khứ, con người thường lo sợ về ngày mai. ý tưởng tương lai mình sẽ thế nào, mình sẽ đi về đâu luôn ám ảnh, đeo bám khiến cho con người luôn ray rứt, sợ sệt. Người Phật tử tu tập hạnh Vô úy luôn nhận thức được rằng: Quá khứ là những điều đã qua, tương lai là những điều chưa đến, hai phạm trù này không có thật. Chỉ có hiện tại, mà hiện tại thì đang trôi chảy. Trong sát na hiện tại thì chẳng có gì phải lo lắng hoặc sợ hãi cả vì tâm đã an trú vào chánh niệm.

Khi đã đạt được sự bình an, tĩnh lặng, không còn dao động, không còn sợ hãi, người Phật tử đã thành tựu Vô úy. Phát nguyện dấn thân, đem sự bình an, không sợ hãi đến với mọi người, đó là hạnh Vô úy thí. Bồ tát Quán Thế âm là một trong những vị Bồ tát thường đem sự Vô úy đến với những ai thành tâm niệm danh hiệu Ngài. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của chúng sinh mà Ngài thị hiện để che chở và giúp đỡ khiến họ được bình an. Vì hạnh nguyện bố thí Vô úy nên ngoài dạnh hiệu Quán Thế âm, Ngài được xưng tụng là Bố Thí Vô Úy Giả.

Hiện tại bạn đang gặp nhiều bất hạnh, bạn lo lắng, hoang mang về tương lai của mình. Tương lai được làm bằng chất liệu của hiện tại nhưng tương lai là điều chưa xảy đến, vốn không thật. Do đó, lo sợ về tương lai là vọng tuởng. Bạn hãy an trú vào hiện tại, ngay đây và bây giờ. Đối diện với sợ hãi, nhận diện nó một cách rõ ràng, bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân căn bản của mọi nỗi sợ và cách thức giải quyết chúng. Giải tỏa tâm lý sợ hãi, theo Đạo Phật, là một quá trình nỗ 1ực tu tập, chuyển hóa và khai phóng tâm thức, nhận ra bản chất của cái Tôi (tự ngã) vốn không thực. Nhờ sự duy trì tuệ quán thường trực về thân, tâm và thế giới là do duyên sinh, giả hợp, không có Tự ngã, không có cái Tôi thì tức khắc tất cả các thuộc tính của cái Tôi đều tan biến. Từ đây, hành giả dễ dàng giải thoát mọi khổ đau, lo lắng và sợ hãi.

(Theo Giác Ngộ online)

Sự hình thành một thai nhi, từ kinh điển đến khoa học hiện đại?

Hỏi: Nhân đọc kinh trong mùa Vu lan, thấy một bộ kinh (không nhớ tên gọi) mô tả về thể trạng của một sinh thể từ lúc hoài thai đến khi hình thành. Xin kính hỏi, quan điểm đó có phù hợp với những khám phá của khoa học hiện đại hay không? Một điều nữa, chúng tôi vẫn hiện còn phân vân, đó chính là khi người mẹ mang thai thì thần thức nhập thai vào lúc nào?

Đáp: Theo những dữ liệu mà bạn đã mô tả, thì chúng tôi xin xác quyết đó chính là kinh Báo Ân Cha Mẹ. Căn cứ vào kinh Báo Ân Cha Mẹ thì sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai như sau: “Thai mang một tháng mới như hạt sương rơi trên cỏ, tụ tán mong manh. Hai tháng mới như váng sữa. Ba tháng mới như huyết đọng. Bốn tháng mới tụ hình người. Năm tháng mới có đầu, hai tay và hai chân. Sáu tháng các giác quan mới khai tượng. Bảy tháng gân cốt lông da mới có. Tám tháng mới có lục phủ ngũ tạng. Chín tháng mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí của mẹ mà sống. Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh” (Kinh Báo Ân Cha Mẹ - HT. Thích Trí Quang dịch, 1994).

Trước hết, cần phải thấy rằng ngôn ngữ để chuyển tải chân lý của các sự vật, sự việc trong mỗi thời đại có những điểm khác biệt nhau. Cùng một vấn đề nhưng có thể có sự khác biệt trong cách trình bày, miễn làm sao người đọc có thể cảm nhận sâu sắc chân lý của sự vật. Sự mô tả về hình dạng thai nhi trong kinh văn vừa nêu nằm trong bối cảnh đó. Mặc dù cách xa thời đại hôm nay, dù không có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhưng với cái nhìn Tuệ giác, Đức Phật đã thấy rõ quá trình vận động và phát triển của mọi sinh linh trong quá trình sống, tồn tại và phát triển của mình. Khám phá thể hiện qua đoạn kinh vừa nêu đã phần nào minh chứng cho Tuệ giác vĩ đại của Đức Phật. Vì lẽ, phát kiến đó rất chính xác với những khám phá của khoa học kỹ thuật mà trước hết là của ngành y học hiện đại.

Theo tạp chí Thuốc và Sức Khỏe (số 43, trang 23 và số 52, tr. 27, 1995) vào ba tuần tuổi, phôi lớn cỡ 2mm, yếu tố vật chất được hình thành lúc đó rất giản đơn nhưng tinh tế, bao gồm ba cơ phận cực kỳ nhỏ mà thuật ngữ gọi là có 3 lá; từ cơ sở này, mọi loại mô sẽ được hình thành về sau. Lúc này, trên mặt của thai nhi vẫn còn phân hai do một rãnh thần kinh chia cắt. Một tuần sau, rãnh này sẽ khép lại. Mầm của các cơ quan chính từng bước phát triển. Có thể nghe tim phôi đập. Vào cuối tuần thứ tư, gò mắt tự động sụp xuống, không còn tiếp xúc với bề mặt nừa và biến thành một túi nhỏ : đó là thủy tinh Lhể tương lai. Lớp da bao phần phía trước sẽ biến thành giác mạc. Vào ngày thứ 20, phôi chỉ còn dính với một lớp vỏ thông qua một cuống nhỏ: cuống rốn. Qua đó, tạo nên sự trao đổi giữa thai và nhau. Vào khoảng tuần thứ năm, xuất hiện những cơ phận (nhú , mầm) có dạng bàn (hình lập thể) và được phân thành ba đoạn: cánh tay, cẳng tay và bàn tay cho chi trên; đùi, cẳng chân và bàn chân cho chi dưới. Vào tuần thứ bảy, các nhú bàn tay dẹt ra, hằn rõ bốn rãnh để hình thành năm ngón tay. Bàn chân cũng hình thành bằng cách ấy sau Ôó mấy ngày. Vào khoảng “tháng thứ năm của thai kỳ, những tế bào thần kinh sinh sản nhiều và định cư ở những nơi nhất định; còn sau “tuổi bản lề” này, tế bào thần kinh vẫn tiếp tục tăng trưởng và biệt hóa những phần tử định cư ấy cùng các tiếp hợp của chúng” (Thuốc và Sức Khỏe, 34, 24, 1985). Như vậy, với những phát kiến của khoa học đương đại cụ thể hơn là với những tiến bộ trong lĩnh vực y học, một lần nừa khẳng định giá trị vĩnh hằng từ những lời dạy của Đức Thế Tôn. Từ đây có thể thấy, về lĩnh vực y học, những quan điểm tương tự kể trên của Phật giáo có một tác dụng nhất định trong việc khơi gợi những bước chân khám phá của các nhà nghiên cứu, trong việc tìm kiếm lại những giá trị rất mực gần gũi và thân thiết trong đời sống của chúng ta. Trở lại vấn đề thứ hai mà bạn hỏi, theo chúng tôi đã gọi là “mang thai” thì đã có sự hiện diện của yếu tố “nghiệp thức” rồi. Theo Phật giáo, chúng ta được sinh ra từ cái bào thai hành động (kammayoni). Chính hành động hay Nghiệp của ta trong quá khứ là “cái bào thai nuôi dưỡng và tạo điều kiện” để tái sinh. Lúc thọ thai, chính Nghiệp tạo điều kiện cho thức đầu tiên làm nguồn sống cho thai bào. Chính Nghiệp lực được tác tạo từ những kiếp quá khứ đã kiến tạo những sắc thái tâm linh và sinh thể trong một hiện tượng vật lý sẵn có - tức tinh trùng và noãn sào của cha mẹ - đế cấu thành con người.

Đề cập đến vấn đề thọ thai, trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy: “Nơi nào có ba yếu tố ấy hợp lại là mầm sống khởi sinh. Nếu cha và mẹ gặp nhau mà không nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và không có một chủng từ (gandhabba) thì không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau trong thời kỳ thọ thai của mẹ mà không có sự phối hợp của một chủng tứ (gandhabba) thì cũng không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và có một chủng từ thì có mầm sống, do sự phối hợp của ba yếu tố”. Như vậy, đã gọi là “mang thai”, tức vếu tố nghiệp thức (từ bạn dùng là thần thức) đã có mặt.

(Theo Giác Ngộ online)