Saturday, May 23, 2009

Thực phẩm "ảnh hưởng" tới não bộ

Các loại cảm xúc, tâm trạng của con người đếu có liên quan đến chức năng của não và nồng độ thực phẩm cao thấp trong não, ví dụ tâm trạng vui vẻ, khoan thai,, thoải mái vân vân đa phần là có liên quan đến hàm lượng Serotonin ở trong não có đầy đủ hay không; Những trạng thái không tốt như lo lắng, tức giận, bi thương, ủ rũ, lo sợ lại có liên quan đến Noradrenalin gia tăng trong não. GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Những thực phẩm có lợi cho nãoGOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Từ góc độ chế biến thực phẩm, bạn nên chọn những loại thực phẩm có chứa Vitamin A như sữa bò và các chế phẩm từ sữa, cà rốt, rau cải ngọt, rau cần, ớt xanh, hành tây, chuối, dưa vàng; vitamin C như cà chua, mướp đắng, măng, chanh, nho, sơn tra, cam, quýt, quả kiwi và vitamin E như yến mạch, đậu vàng, lạc, hạnh nhân, hồ đào, vừng, bột ngô, dầu thực vật). GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Những loại vitamin này có thể kích hoạt chất dung môi hoá học, làm chậm tiến độ ô xy hoá trong não. GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
GOODSMARTChất glucose trong cơ thể phần nhiều tích trữ trong gan và thận, thường lưu tồn khoảng 8 tiếng. Sau khi ăn cơm tối, trải qua một giấc ngủ ngon, sáng sớm mai tỉnh dậy thì hàm lượng glucose trong máu ở mức thấp nhất, các chức năng của não cũng kém nhất. Vì vậy, bạn nên hình thành một thói quen ăn sáng điều độ và có định lượng và đúng giờ, kịp thời bổ sung hàm lượng glucose trong máu, cũng là một cách rất hữu ích để nâng cao chức năng não bộ. GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Gần đây hiệp hội nha khoa Nhật đề xuất nên “ăn chậm, nhai kỹ”. Điều này không những có thể giúp cho tiêu hoá mà quan trọng hơn là cơ hàm nhai, thần kinh vị giác của lưỡi, thần kinh thính giác cũng sẽ “hưng phấn”, kích thích tế bào não, đẩy nhanh tuần hoàn máu não, kích thích hormone bài tiết, xúc tiến trao đổi chất trong não, giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng của não.GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Những thực phẩm có hại cho nãoGOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Có một số thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho trí nhớ của não, ví dụ như thức ăn nhanh (mỳ tôm, bánh hamberger, khoai tây chiên...). Những loại thực phẩm này dễ sản sinh ra chất béo gây ô xy hoá, làm phát sinh các gốc tự do, làm cho chức năng não bộ suy yếu. Chất béo ô xy và thành phần tự do là những chất cơ bản đẩy nhanh cơ thể suy nhược, nó sẽ đẩy nhanh chức năng não lão hoá và xơ cứng động mạch. GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Y học nghiên cứu chứng minh, con người sau khi bước vào tuổi 30 thì xơ cứng động mạch sẽ bắt đầu “tìm đến”, sẽ gây ra chướng ngại cho tuần hoàn máu trong não, biểu hiện rõ nhất là chứng hay quên. GOODSMART.COM.VN
GOODSMART.COM.VN
Thường xuyên ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo và ít cacbon hydrat thì sẽ gây ra tổn thương cho chức năng não bộ, làm cho trí nhớ kém đi.
GOODSMART.COM.VN

Làm đẹp và chữa bệnh bằng hoa

Hoa cúcGOODSMART.COM.VN

Trong “Bản thảo cang mục” viết: Hoa cúc dại thanh nhiệt giải độc, hạ hoả, sáng mắt, lợi họng, bổ gan. Khoa học hiện đại còn phát hiện hoa cúc dại “thông quan huyệt, lợi ích khí” vì trong hoa cúc chứa vi lượng long não và tinh dầu hoa cúc. GOODSMART.COM.VN

Cách dùng: Hoa cúc dại phơi khô, kết hợp cùng với cỏ huyên (hemerocallis flava) nhét vào trong gối và may kín lại. GOODSMART.COM.VN

Dùng gối làm bằng hoa cúc dại, sau khi ngủ dậy không những có tác dụng sáng mắt mà còn làm cho tâm trạng thoải mái, yêu đời. Cũng có thể làm một cái gối tựa bằng hoa cúc nhỏ đặt ở trong xe ô tô, như vậy có thể làm giảm bớt mệt mỏi trong khi lái xe và đồng thời thưởng thức được hương thơm dịu mát của hoa cúc.

Hoa cúc, hoa đào, hoa hồng… nếu biết cách dùng, sẽ giúp phụ nữ chữatrị được bệnh tật và đẹp hơn rất nhiều.GOODSMART.COM.VN

Hoa quế tươiGOODSMART.COM.VN

Hoa quế tươi không chỉ có hương thơm nồng nàn mà còn có giá trị dùng làmthuốc. Hoa quế được gia nhập vào loại thuốc chủ yếu là vì nó có tác dụng giải đờm, tan lạnh, vì vậy được dùng để trị các chứng như ho, kết đờm, đau răng, hôi miệng…

Cách dùng: Bỏ hoa quế tươi vào trong một cái bát, rắc thêm một ít muối, sẽ giúp hương hoa thêm nồng. Sau đó thêm đường vào ướp suốt cả buổi tối, như thế sẽ thành món tương hoa quế để ăn.GOODSMART.COM.VN

- Lấy 3g hạt hoa quế đun nước súc miệng mỗi ngày 3 lần, có tác dụng trừ bệnh hôi miệng.GOODSMART.COM.VN

- Lấy 50g vỏ cây hoa quế, thêm 20g đỗ trọng, nấu nước uống, sau 10 phút có thể ngăn chặn đau răng. GOODSMART.COM.VN

Hoa nhàiGOODSMART.COM.VN

Hoa nhài vị hắc tính nhu, có thể giúp dạ dày hấp thụ tiêu hoá, giảm đau dạ dày, có công dụng rất tốt đối với đau bụng hoặc đau bụng đi ngoài, vì vậy hoa nhài được mệnh danh là loài hoa bảo vệ dạ dày. GOODSMART.COM.VN

Ngoài ra hoa nhài còn có tác dụng an thần có thể làm cho con người trấn tĩnh tinh thần, giảm bớt mệt mỏi, tâm trạng thoải mái. GOODSMART.COM.VN

Cách dùng: Nếu cảm thấy chức năng tiêu hoá không tốt, có thể dùng sữa nóng ngâm với hoa, chế thành trà sữa hoa nhài để uống. GOODSMART.COM.VN

- Ngoài ra nếu mắt đỏ thâm quầng, gặp gió chảy nước mắt thì có thể lấy một lượng hoa nhài thích hợp đun với nước, để nguội và rửa mặt. GOODSMART.COM.VN

Hoa đàoGOODSMART.COM.VN

Hoa đào chứa nhiều hợp chất hữu cơ có thể làm lưu thông đường kinh nguyệt, cải thiện tuần hoàn máu, đẩy mạnh cung cấp khí và dinh dưỡng cho da làm cho da trơn, mềm mại. GOODSMART.COM.VN

Cách làm: Lấy 250g hoa đào, 30g bạch chỉ ngâm với 1000ml rượu trong vòng 30 ngày, mỗi ngày uống 15-30ml vào sáng sớm và buổi tối. Đồng thời rót một ít vào lòng bàn tay, để hai bàn tay vào nhau xoa cho đến khi tay nóng lên, xoa tay đều lên mặt, có tác dụng rất tốt đối để trị các nốt ban, tàn nhang, da ngả màu vàng hay sắc mặt u ám. GOODSMART.COM.VN

Hoa hồngGOODSMART.COM.VN

Hoa hồng có hương thơm nồng nàn, tác dụng của hoa hồng là làm tan máu tụ, lưu thông khí huyết, giải toả bực tức, giảm nhẹ chứng bệnh mỡ máu cao, các bệnh can khí ứ đọng không lưu thông, khí huyết không hoà, đầu ngực căng đau, kinh nguyệt không đều, hormon nữ bài tiết thấp… GOODSMART.COM.VN

Cách làm: Do hương hoa hồng toả ra rất mạnh nên rất thích hợp với dùng nước ấm tắm cùng hoa hồng. Cho nước vào trong bồn tắm, thả cánh hoa hồng vào, có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng cho cơ thể, cân bằng da mệt mỏi. GOODSMART.COM.VN

Nếu muốn giảm mỡ, giảm béo, da trơn mềm mại thì lấy 3-5g nụ hoa hồng đã gia công sạch, ngâm trong nước 5 phút, sau đó thêm đường hoặc mật ong và thêm vào một ít trà để uống. GOODSMART.COM.VN

Dân gian còn dùng nụ hoa hồng nấu cao cùng với đường đỏ. Cách làm: Lấy 100g nụ hoa hồng đổ vào khoảng 500g nước, đun khoảng 20 phút, lọc qua cặn và bã hoa, sau đó nấu thành nước đặc sền sệt, thêm vào 500 - 1000g đường đỏ, nấu thành cao là được. Cách này có tác dụng bổ máu dưỡng khí. GOODSMART.COM.VN

Hoa hườngGOODSMART.COM.VN

Hoa hường có tác dụng hoạt huyết điều kinh, chủ trị các chứng bệnh do tụ máu ứ đọng gây nên như: kinh nguyệt không đều, ngực bụng chướng đau, tâm trạng chán nản buồn nôn. Có thể trực tiếp dùng hoa tươi, cũng có thể ngắt hoa vào mùa hè và mùa thu, phơi khô hoặc sấy khô để dành sử dụng. GOODSMART.COM.VN

Cách làm: Lấy 100g cánh hoa hường, 400g bột mỳ, 3 quả trứng gà, 200g sữa bò, 100g đường trắng, một nhúm muối tinh, 50g dầu salat, một lượng bột lên men thích hợp. GOODSMART.COM.VN

Đập trứng tan, cho đường, sữa vào trong trứng, sau khi đánh đều thêm bột mỳ, dầu, muối và bột lên men, trộn thành tương mỳ. Cánh hoa thêm đường vào ngâm 30 phút rồi cho tương mỳ vào sau đó cho vào dầu nóng 50% rán giòn. Ăn món này trong một thời gian có thể thông gan giải toả trầm uất, hoạt huyết điều kinh, dùng trị do máu tụ đọng gây ra kinh nguyệt kéo dài.


Chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng bằng rau bắp cải




Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

GOODSMART.COM.VN

nuocepbapcai.jpg
Nước ép bắp cải chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng.

GOODSMART.COM.VN

Giảm đau nhức: Ép cải bắp lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.

GOODSMART.COM.VN

Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

GOODSMART.COM.VN

Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

GOODSMART.COM.VN

Đái tháo đường: Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.

GOODSMART.COM.VN

Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước. Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ đày, tá tràng khác.

GOODSMART.COM.VN

Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.

GOODSMART.COM.VN

Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.


Sống Tỉnh Thức Trong Cuộc Đời, Thích Nhuận Hải


Trong đạo Phật, tu học có nghĩa là làm cho bản thân mình mỗi ngày mỗi trở nên an lạc và thánh thiện hơn. Một ngày tu tập đúng pháp, thực hành đúng pháp sẽ giúp chúng ta thấy rõ mình hơn, thấy rõ những người xung quanh hơn và làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta tu tập có kết quả thì người khác sẽ cảm nhận được niềm an lạc, thanh thoát từ con người của ta.



Khi Đức Phật còn tại thế, trên đường hoằng pháp của Ngài, dân chúng mỗi khi nhìn thấy hình bóng của Ngài, bước đi từng bước chân an lạc, uy nghiêm và trầm tĩnh, đủ khiến họ sinh tâm tin tưởng và hoan hỷ. Cái hấp lực ấy toát ra từ đời sống tâm linh của Ngài.

Là người con Phật, nếu chúng ta học đúng pháp, chúng ta có thể làm được như Đức Phật. Chúng ta không nên nói: “Chỉ có Đức Phật mới làm được như vậy. Tôi là người phàm, phiền não chất đầy, thì khó mà làm được!” Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh có thể thành Phật.” Bất cứ lúc nào ta có sự tỉnh thức, biết trở về với chính mình, làm chủ chính mình, yêu thương mình, yêu thương mọi người, lúc đó, Đức Phật hiện diện trong mỗi chúng ta.

Phật tức là người tỉnh thức; tiếng Phạn là Buddha, tiếng Việt ngày xưa là Bụt. Vì vậy, đạo Phật gọi là đạo tỉnh thức. Tỉnh thức nghĩa là tâm tư của mình có mặt trọn vẹn trong hiện tại, có định tĩnh, có an lạc ngay bây giờ mà không bị phiền não, lo âu lôi kéo. Người có an lạc, có tự chủ, thì gọi là người tỉnh thức. Đức Phật đã thoát ly được những lo âu, phiền muộn, những trói buộc bởi tài, sắc, danh, lợi. Ngài trở thành một người tự tại, giải thoát nên được gọi là Phật, bậc Giác Ngộ Tỉnh Thức Vẹn Toàn.

Nếu chúng ta tu tập được lời dạy của Phật thì Đức Phật trong ta lớn dần lên, đến một ngày nào đó, hạt giống Phật trong ta bừng nở, ta có được niềm hạnh phúc tròn đầy, ta sẽ là một vị Phật. Mục đích của sự tu tập là làm cho đời sống của ta có an lạc, giải thoát và giúp cho những người xung quanh ta vơi bớt những khổ đau, phiền muộn. Sống như vậy gọi là sống tỉnh thức, sống theo hạnh của Đức Phật. Điều này không phải là mơ hồ, viễn tưởng. Chúng ta có thể thực hiện được ngay trong đời sống hàng ngày của mình. Ví dụ:

-Khi ăn cơm, chúng ta khoan thai, ăn trong sự im lặng, ý thức rằng: hạt cơm và thức ăn là tặng phẩm của trời đất, của công sức lao tác đã làm nên và ban cho ta. Ta ăn với tất cả tấm lòng tri ân sâu sắc, với niềm vui trọn vẹn của tâm và thân. Khi đó, ta là con người tỉnh thức trong lúc ăn.

-Khi đi, ta bước những bước chân nhẹ nhàng và vững chải có ý thức, và rũ bỏ được những phiền muộn, thì ta là con người tỉnh thức trong lúc đi.

-Khi đứng, khi ngồi,… ta cũng làm như vậy, thì đời sống của ta là một chuỗi dài tỉnh thức, an lạc. Sống như vậy tức là sống trong tỉnh thức, trong an lạc.

Chúng ta không sống được trong tỉnh thức an lạc vì chúng ta bị vọng niệm lôi kéo. Cho nên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Túy sinh, mộng tử,” nghĩa là sống như người say, chết như người đi trong mộng. Người đời không biết tu tập, họ sống như người say. Họ không chỉ say vì rượu, mà say vì những tham vọng, những dự tính mong cầu, lúc nào cũng sống trong lo toan, bồn chồn, sống mà không biết rằng mình đã phí hoài một cuộc đời. Của cải vật chất chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích của cuộc sống. Hạnh phúc chân thật không đòi hỏi phải có thật nhiều những điều kiện vật chất, mà nó xuất hiện thật đơn giản và bình lặng trong tâm ta. Lúc nào ta trở về với chính mình, dừng lại những ham muốn, chấm dứt được những cơn say, những cơn mộng, thì ta có được an lạc; nếu không, suốt đời ta chỉ là kẻ đi tìm kiếm. Chẳng hạn, khi chúng ta đang ngồi đây với nhau, nhưng lại ao ước: “Làm sao có tiền để đi du lịch nước Pháp một chuyến.” Ngay lúc ngồi đây mà khởi ý nghĩ như vậy là chúng ta đã đánh mất niềm an lạc của giây phút hiện tại rồi. Chúng ta đánh mất cõi thiên đàng ngay trong hiện tại để đi vào cõi địa đàng đau khổ. Thiên đàng là một cõi rất thật, không vượt quá tầm tay. Chỉ cần dừng lại những cơn say, những cơn mộng để ý thức được là ta đang sống và nhận biết những mầu nhiệm đang xảy ra xung quanh mình, ngay lúc đó ta liền có hạnh phúc. Vọng tưởng về một nơi ngoài thực tại, là ta đang đánh mất sự an lạc, thanh tịnh của tâm hồn ngay trong giây phút hiện tại.

Trong kinh Bhaddekaratta (Người Biết Sống Một Mình), Đức Phật dạy:

Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới.

Kẻ thức giả an trú

Đêm ngày trong chánh niệm

Vững chải và thảnh thơi

Trong phút giây hiện tại.

Những bậc đại trượng phu, những vị thiền sư đã sống được những giây phút đó trong cuộc đời của họ. Họ không thể tham đắm lôi kéo. Hai mươi bốn giờ trong một ngày, họ sản xuất năng lượng an lạc, năng lượng tỉnh thức, năng lượng của Từ-Bi-Hỷ-Xả. Cho nên, kinh Pháp cú nói: “Thà sống một ngày mà thấy được diệu pháp, còn hơn sống một trăm năm trong khổ đau, thất niệm.”

Nhiều người thường than: “Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo.” Nói như vậy vì quá khổ đau trong cuộc sống gia đình và vì không biết tu tập để vượt thoát. Nói vậy là không phải! Khi trước, hai người yêu nhau đâu có nói như vậy. Tại sao ta không nghĩ rằng: vợ, con, những người thân của ta là gia tài thiêng liêng quý báu mà ta nên gìn giữ và chăm sóc. Nhận thức được điều đó, ta sẽ có niềm tri ân và lòng thương yêu. Nếu cứ than thân trách phận, hằn học, ruồng rẫy, thì đó không phải là thái độ không ngoan của người tỉnh thức.

Sống tỉnh thức giúp ta biết rõ con đường đi của ta trong khi sống cũng như sau khi chết. Đức Phật dạy: “Đừng lo lắng khi chết sẽ đi về đâu. Hãy quán chiếu đời sống bây giờ của ta như thế nào, ta biết tương lai của ta sẽ ra sao.” Lúc còn sống, tâm hồn ta rộng mở yêu thương, đối xử nhân hậu với mọi người thỉ hẳn nhiên lúc chết ta sẽ ra đi theo nẻo chân, thiện, tươi sáng. Đó là cõi Tịnh Độ, Niết Bàn hay Cực Lạc.

Để đi vào cõi Tịnh Độ, chỉ có một cánh cửa duy nhất, đó là thực tập sống có ý thức minh mẫn và sống trọn vẹn với những gì mình đang có, với những gì đang xảy ra trong mỗi giây phút. Trong kinh Pháp Ấn, Đức Phật dạy: “Ai muốn được giải thoát, hãy sống với tâm vô trú, vô nguyện,” nghĩa là sống một cách an vui, không mong cầu, không vướng mắc gì cả. Đời sống quanh ta có biết bao điều kỳ diệu. Tiếp xúc với mỗi giây phút mầu nhiệm ấy, ta sẽ có an lạc. Đức Phật lại dạy: “Duy tâm Tịnh Độ,” nghĩa là cõi Tịnh Độ ở ngay trong tâm của ta. Tâm ta an lạc, không có những lo âu, mong cầu thì tự động cõi Tịnh Độ sẽ hiển bày.

Trong đời sống, Niết Bàn được ví như mặt trăng. Nhũng phiền muộn lo toan tựa như những đợt sóng. Trăng đẹp như thế đó, nhưng nếu có gió lớn, sóng làm cho mặt hồ bị xao động thì mặt trăng không thể nào hiện rõ ra được. Người tu tập giỏi có khả năng làm cho những đợt sóng đó lắng đi, làm cho năng lượng của sự thảnh thơi, vững chãi được tỏa rạng. Món quà quý báu nhất mà ta hiến tặng cho mọi người là sự bình an của tâm tư ta, và món quà quý báu nhất mà người mẹ có thể tặng cho con là trái tim thương yêu của mẹ, là sự an lạc, thanh thản trong tâm hồn mình. Đứa con đi học về mệt nhọc, bước vào nhà, mẹ đón con bằng một nụ cười thông cảm, âu yếm, người con cảm thấy sung sướng, hạnh phúc liền. Làm bậc cha mẹ, cho dù ta lo cho con cái áo quần, nhà cửa đầy đủ, đẹp đẽ, nhưng nếu ta phiền muộn, không có niềm an lạc, thì vật chất kia có nghĩa lý gì! Tương lai của giới trẻ như thế nào, phần lớn tùy thuộc vào các bậc cha mẹ và các thế hệ đi trước. Nếu ta truyền được cho con cái ta năng lượng của tình thương, sự hiểu biết, sự an lạc của ta thì con cái sẽ học hành giỏi hơn và sẽ trở nên người hữu dụng cho nhân quần xã hội sau này.

Chúng ta phải chế tác ra nguồn an lạc, niềm vui sống, sự hân hoan để trở nên những đóa hoa xinh đẹp, hiến tặng cho mọi người sự tươi mát và an vui của chính mình. nếu cứ mãi lo đến đời sống vật chất, mãi lo bon chen làm giàu, xây dựng nhà to cửa lớn mà quên chăm sóc đời sống tâm linh, chúng ta sẽ trở nên những người khô cằn, vô cảm, không biết yêu thương. Tương lai của thế kỷ 21 như thế nào, tùy thuộc vào sự tu tập của chúng ta. Đây là điều chúng ta cần thấy rõ để đừng dẫm vào những sai lầm mà bao người đi trước đã vấp phải.

Ngày nay, người Tây phương đã nhận ra những sai lầm từ chính bản thân và xã hội của họ. Do đó, họ hướng về đạo Phật và tìm đến đạo Phật để tu học. Họ tìm đến đời sống thiền tập của Phật giáo để mong xây dựng lại đời sống tâm linh đã đổ vỡ. Qua tu tập, họ tìm được con người của họ, tìm lại đời sống an lạc tỉnh thức.Họ nhận thấy rằng đời sống vật chất tuy đầy đủ, nhưng tinh thần vẫn luôn căng thẳng. Họ trở nên cô đơn. Họ thèm muốn có được một đời sống an lành, hạnh phúc thật sự.

Xã hội Tây phương quá tự do. Thanh niên nam nữ đến tuổi 18, tự do quyết định cuộc đời mình. Sống buông thả, muốn làm gì thì làm, không cần cha mẹ quản lý. Họ như con thiêu thân không định hướng tự lao vào cuộc sống, chỉ biết thỏa mãn những thôi thúc, những đòi hỏi thấp hèn. Họ đánh mất gốc rễ gia đình, những giá trị truyền thống giữa cha mẹ con cái cũng như tình bằng hữu. Họ trở nên một hòn đảo cô đơn, không có người Hiểu và Thương. Không có người thông cảm và chia sẽ những niềm thao thức, lo âu.Vì vậy nhiều người tìm đến với đạo Phật để giúp họ khôi phục lại con người của họ. Đạo Phật hướng dẫn cho họ một đời sống tinh thần mà trong đó nét nổi bật nhất là con đường thiền tập. Thực hành thiền giúp cho họ trầm tĩnh, an lạc, thấy được giá trị quý báu của Hiểu và Thương, của Từ - Bi - Hỷ - Xả, và họ trở nên con người mới, sống có ý chân thật cho mình và cho những người xung quanh. Đây là bài học mà người Tây phương đã trả giá qua bao năm tháng khổ đau, cô đơn, tìm kiếm, mà chúng ta cần học hỏi và ghi nhớ.

Chúng ta cần phải định hướng cho đường đi của mình và đường đi của thế hệ trẻ, chỉ bày cho họ nhìn thấy đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là hạnh phúc giả tạo. Đây là điều mà chúng ta cần nhận thức rõ và đặt mình cho một quyết tâm để sống an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Hạnh phúc, an lạc không nằm ở đâu xa, mà nằm ngay ở trong tâm hồn của ta. Chỉ cần chúng ta dang rộng vòng tay ra, mở rộng quả tim ra đón nhận thì hạnh phúc, an lạc sẽ đến ngay tức khắc chứ không đợi ngày mai, ngày mốt hay sau khi chết. Đây là điều mà Đức Phật muốn gởi gắm đến cho chúng ta. Chúng ta cần luôn sống tỉnh thức để thấy được tất cả những sự mầu nhiệm đang xảy ra với chúng ta, cũng như thấy được những nguyên nhân đưa đến khổ đau. Chỉ cần dừng tâm lại và sống một cách sâu sắc với hiện tại, tức khắc nguồn an lạc sẽ đến với chúng ta.

(Trích trong tác phẩm Sống Tỉnh Thức Trong Cuộc Đời của thầy Nhuận Hải)

Để thỉnh sách và băng giảng của Thầy Nhuận Hải, xin quý vị liên lạc về:
thichnhuanhai@yahoo.com

Địa chỉ bưu điện: Thích Nhuận Hải

Kim Sơn Monastery

P.O. Box 1983

Morgan Hill, CA 95038

ĐT: (408) 842-0764