Namo A Di Đà Phật __()__
Có một số đồng tu hỏi:
- Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn khởi vọng tưởng, một mặt đọc kinh, một mặt vẫn là vọng tưởng, hỏi tôi làm cách nào đây?
- Công phu chưa đắc lực. Cũng có thể là do quý vị chẳng dụng công nên công phu chẳng khởi tác dụng.
- Người biết dụng công thì niệm Phật hiệu theo cách nào?
Tu học các pháp môn khác, nói trên phương diện lý luận thì chẳng lầm bởi pháp môn bình đẳng chẳng có cao, thấp; nhưng vì chúng sanh căn tánh bất đồng, phiền não tập khí sai khác, học những pháp môn khác, chưa chắc đoạn được phiền não.
Pháp môn Niệm Phật này chẳng cần phải đoạn phiền não, thật rất thuận tiện, chỉ cần một câu Phật hiệu, niệm cho đạt công phu, chế phục được phiền não, như vậy sẽ có thể vãng sanh.
Có một số đồng tu đến hỏi tôi: Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn khởi vọng tưởng, một mặt đọc kinh, một mặt vẫn là vọng tưởng, hỏi tôi làm cách nào đây? Tôi nói:
- Quý vị học lâu chưa?
- Hai ba năm rồi, là do nguyên nhân nào?
- Công phu chưa đắc lực. Cũng có thể là do quý vị chẳng dụng công nên công phu chẳng khởi tác dụng.
Người biết dụng công thì niệm Phật hiệu theo cách nào?
Quý vị chẳng nhất định mỗi ngày phải niệm mấy vạn tiếng. Ý niệm vừa khởi lên bèn A Di Đà Phật. Cổ đức nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm”.
Có phiền não tập khí, đương nhiên quý vị phải khởi niệm. Quý vị chẳng khởi niệm đâu còn là phàm phu nữa, mà là Bồ Tát rồi! Lục đạo phàm phu nhất định phải khởi ý niệm, bởi thế, chẳng sợ ý niệm khởi, chỉ sợ quý vị nhận biết quá chậm.
Trong pháp môn chúng ta, thế nào là giác?
A Di Đà Phật là giác.
Một niệm khởi lên, chẳng cần biết đó là thiện niệm hay ác niệm; ác niệm là vọng niệm, mà thiện niệm cũng là vọng niệm, vô niệm cũng chẳng được. Có niệm là vọng tưởng, vô niệm là vô minh, đều chẳng đúng cả!
Bởi thế một niệm khởi lên, A Di Đà Phật! Chuyển biến ý niệm ngay lập tức thì gọi là “biết niệm Phật”.
Quý vị chú ý điều này, dụng công ngay tại đó, ắt hai, ba năm vọng niệm tự nhiên giảm thiểu, có lúc công phu đắc lực.
---------
Đương nhiên, trong đây có một nguyên tắc rất trọng yếu, tức là như phần trên đã nói, phải phá mê, khai ngộ!
Ngộ điều gì?
Ngộ các thứ trong nhân gian đều là giả, chẳng phải thật.
Nếu quý vị thật sự giác ngộ minh bạch, ắt sẽ buông xuống.
Những lo buồn, vướng víu trong tâm đều buông xuống hết, điều này giúp cho công phu đắc lực rất nhiều.
Bởi thế, nhất định phải hiểu thân tâm, thế giới đều là chẳng thể được.
Kinh Kim Cang dạy như “mộng, huyễn, bọt nước, ảnh” chính là dạy quý vị thấy thấu suốt.
Đó là chân tướng của sự thật: “Chẳng có gì là thật hết!”
“Vạn pháp đều bỏ hết, chỉ mỗi nghiệp tùy thân”.
Lẽ nào đành vì vọng niệm, phiền não mà tạo tác ác nghiệp ư? Như thế là thật ngu si, thật chẳng đáng vậy.
Bởi thế, nhất định phải thấy thấu suốt, phải buông xuống, sẽ dùng được Phật hiệu đắc lực.
Có được công phu như thế là tốt, hai ba năm bèn vãng sanh là chuyện cầm chắc, thật sự muốn đi lúc nào sẽ đi lúc ấy là chuyện cầm chắc.
(Hòa Thượng Tịnh Không
Trích từ 'Lược giảng kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo, phần 4'
Nguồn:
http://www.niemphat.net/Lu
an/phatkhoibotat/phatkhoib
otat4.htm)
Có một số đồng tu hỏi:
- Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn khởi vọng tưởng, một mặt đọc kinh, một mặt vẫn là vọng tưởng, hỏi tôi làm cách nào đây?
- Công phu chưa đắc lực. Cũng có thể là do quý vị chẳng dụng công nên công phu chẳng khởi tác dụng.
- Người biết dụng công thì niệm Phật hiệu theo cách nào?
Tu học các pháp môn khác, nói trên phương diện lý luận thì chẳng lầm bởi pháp môn bình đẳng chẳng có cao, thấp; nhưng vì chúng sanh căn tánh bất đồng, phiền não tập khí sai khác, học những pháp môn khác, chưa chắc đoạn được phiền não.
Pháp môn Niệm Phật này chẳng cần phải đoạn phiền não, thật rất thuận tiện, chỉ cần một câu Phật hiệu, niệm cho đạt công phu, chế phục được phiền não, như vậy sẽ có thể vãng sanh.
Có một số đồng tu đến hỏi tôi: Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn khởi vọng tưởng, một mặt đọc kinh, một mặt vẫn là vọng tưởng, hỏi tôi làm cách nào đây? Tôi nói:
- Quý vị học lâu chưa?
- Hai ba năm rồi, là do nguyên nhân nào?
- Công phu chưa đắc lực. Cũng có thể là do quý vị chẳng dụng công nên công phu chẳng khởi tác dụng.
Người biết dụng công thì niệm Phật hiệu theo cách nào?
Quý vị chẳng nhất định mỗi ngày phải niệm mấy vạn tiếng. Ý niệm vừa khởi lên bèn A Di Đà Phật. Cổ đức nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm”.
Có phiền não tập khí, đương nhiên quý vị phải khởi niệm. Quý vị chẳng khởi niệm đâu còn là phàm phu nữa, mà là Bồ Tát rồi! Lục đạo phàm phu nhất định phải khởi ý niệm, bởi thế, chẳng sợ ý niệm khởi, chỉ sợ quý vị nhận biết quá chậm.
Trong pháp môn chúng ta, thế nào là giác?
A Di Đà Phật là giác.
Một niệm khởi lên, chẳng cần biết đó là thiện niệm hay ác niệm; ác niệm là vọng niệm, mà thiện niệm cũng là vọng niệm, vô niệm cũng chẳng được. Có niệm là vọng tưởng, vô niệm là vô minh, đều chẳng đúng cả!
Bởi thế một niệm khởi lên, A Di Đà Phật! Chuyển biến ý niệm ngay lập tức thì gọi là “biết niệm Phật”.
Quý vị chú ý điều này, dụng công ngay tại đó, ắt hai, ba năm vọng niệm tự nhiên giảm thiểu, có lúc công phu đắc lực.
---------
Đương nhiên, trong đây có một nguyên tắc rất trọng yếu, tức là như phần trên đã nói, phải phá mê, khai ngộ!
Ngộ điều gì?
Ngộ các thứ trong nhân gian đều là giả, chẳng phải thật.
Nếu quý vị thật sự giác ngộ minh bạch, ắt sẽ buông xuống.
Những lo buồn, vướng víu trong tâm đều buông xuống hết, điều này giúp cho công phu đắc lực rất nhiều.
Bởi thế, nhất định phải hiểu thân tâm, thế giới đều là chẳng thể được.
Kinh Kim Cang dạy như “mộng, huyễn, bọt nước, ảnh” chính là dạy quý vị thấy thấu suốt.
Đó là chân tướng của sự thật: “Chẳng có gì là thật hết!”
“Vạn pháp đều bỏ hết, chỉ mỗi nghiệp tùy thân”.
Lẽ nào đành vì vọng niệm, phiền não mà tạo tác ác nghiệp ư? Như thế là thật ngu si, thật chẳng đáng vậy.
Bởi thế, nhất định phải thấy thấu suốt, phải buông xuống, sẽ dùng được Phật hiệu đắc lực.
Có được công phu như thế là tốt, hai ba năm bèn vãng sanh là chuyện cầm chắc, thật sự muốn đi lúc nào sẽ đi lúc ấy là chuyện cầm chắc.
(Hòa Thượng Tịnh Không
Trích từ 'Lược giảng kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo, phần 4'
Nguồn:
http://www.niemphat.net/Lu
an/phatkhoibotat/phatkhoib
otat4.htm)