Sunday, September 11, 2011

Amazing home remedy using turmeric root and a sandalwood stone






This is something that my mother and grandmother has been using since a long time. This is a simple home recipe that you can prepare, it does not take much time.

Take a raw turmeric root, take a sandalwood stone, now put few drops of water on the stone and rub the turmeric root against it until it dissolves. Just add few drops of fresh milk to the paste and the mixture is ready.

Apply it to your face and neck, you can even use it on your legs and hands. Wait for 15 - 20 minutes and wash off with water. This is so natural, there are no side effects, it can be used almost everyday.

Turmeric is widely famous for it’s properties, it's anti-oxidant, it's antiseptic and anti aging, it's a miracle spice, it makes your skin glow.

Milk is a natural skin moisturizer, it soothes your skin. If you have brown or tanned skin, this mixture will naturally lighten the skin and it’s perfect for anti aging. When used regularly, it will make you look years younger.

Always use raw turmeric and not the processed ready made powder since this will leave a tint of yellow on your skin.

Củ nghệ và gừng uống mỗi ngày sẽ không bị bệnh


                                                                    Củ   ngh (  tumeric root   )            




Name: m4dsmu4f
Country: Australia
fresh tumeric root and ginger, peeled, then finely sliced and steeped in boiling water. you can add a crushed clove of garlic to this as well. i drink this every morning before i do meditation. i never get sick, my digestion is efficient and my skin .. more than youthful. maybe it's the tumeric,... maybe meditation, maybe both... (the western-medical-paradigm, including pharmaceuticals and cosmetics is toxic and will not provide you with long-term results. we are human-animals in the natural world, with natural medicines. cure the disease, not the symptom.

Saturday, September 10, 2011

Vịt quay chay


Cách làm:

-Rửa tàu hủ ky tươi trong nước cho sạch để ráo rồi bỏ vào một ca'i dĩa cho tất cả thành phần gia vị vào ướp qua đêm trong tủ lạnh. Không bọc saran wrap lại.
-Bắt chảo lên bếp, cho tí dầu ăn vào khi chảo nóng. Rồi từ từ thả miếng tàu hủ ky này vào chiên với lửa vừa. Khi mặt bên kia chín vàng thì mình trở sang bên kia. Khi chín lấy ra để lên dĩa có lót giấy napkins để cho thấm bớt dầu. Khi nguôi thì cắt xéo giống kk làm trong hình nè.

***chiên rất nhanh cho nên ace nhớ canh chừng nghen chớ hông sẽ cháy




 Sưu tầm từ net .

3.NIỆM PHẬT GIỐNG NHƯ ĐIỆN THOẠI ( HT Tuyên Hoá )


Mỗi niệm chân thành mỗi niệm thông

Tịch lặng cảm ứng tịch lặng trong

Cho đến non cao nước cùng tận

Rong choi pháp giới khắp Tây Đông
Có ai trong pháp hội hiểu ý nghĩa bài kệ này không? Chữ “niệm” thứ nhất là niệm phải từ nơi tâm phát ra, chữ “niệm” thứ hai là từ nơi miệng phát ra, niệm phải từ nơi tâm rồi phát ra nơi miệng. Nếu chỉ “niệm” bằng miệng thì chẳng phải chân thành niệm Phật. Cho nên, niệm Phật hoặc niệm danh hiệu Bồ tát tâm miệng phải tương ưng, thiết tha chân thành. Quý vị niệm đến tâm-khẩu hợp nhất, một mà chẳng thấy hai, cũng chẳng phải niệm theo kiểu tùy hứng, cũng không phải tán loạn mà niệm, lại cũng chẳng phải xen tạp vọng tưởng mà niệm. Làm được những điều trên, mới gọi là niệm Phật “chân thành”.
Niệm một cách chân thành mới có sự cảm ứng. Cảm ứng này như thế nào? Chính là tâm phàm phu cùng với ánh quang minh của Phật và Bồ tát tương thông, nên nói “Quang quang tương chiếu, khổng khổng tương thông”, tức là ánh sáng quang minh của Phật, Bồ tát hòa với bản tâm sáng suốt xưa nay của bạn, đến từng lỗ chân lông trên toàn thân thể của bạn. Sao lại có cảm ứng này? Giống như gọi điện thoại, khi gọi đúng số thì bên kia “Alô!”, bắt đầu giao tiếp liên lạc với nhau. Niệm Phật, niệm Bồ tát cũng giống như gọi điện thoại, khi làn sóng bạn phát đi thì bắt gặp làn sóng của Bồ tát và ở bên kia các Ngài cũng hỏi bạn: “Người nam lành, người nữ lành kia, bạn muốn cầu gì nào?” Thì biết, lúc đó bạn có sự cảm ứng rất mầu nhiệm.
Niệm Phật mà chẳng thành tâm thành ý thì giống như điện thoại có năm số mà bạn chỉ bấm gọi ba số, thế làm sao gọi được? Niệm Phật và Bồ tát cũng như thế. Nếu như bạn niệm một lúc rồi không niệm nữa, thiếu sự chuyên tâm thành ý thì nhất định chẳng thông được. Khi quý vị tu tập thành tâm thành ý, thì trong người quý vị sẽ phát ra một loại ánh sáng, ánh sáng đó giao cảm với ánh sáng quang minh của chư Phật và Bồ tát. Muốn được điều này, mỗi vị trong chúng ta phải cố gắng tu tập. Giống như gọi điện thoại thì biết rõ ràng tiếng nói của đầu dây bên kia, mắt thịt phàm phu không thể nhìn và nghe xa được, cho nên nói “Lặng lặng cảm ứng lặng lặng trong” là vậy.
Câu “Cho đến non cao nước cùng tận” nghĩa là đạt đến trình độ “Trăm đầu sào chỉ một bước chân, giơ tay nắm hết cả càn khôn”. Khi niệm đến chỗ “Sơn cùng thủy tận”, đó thật là niệm mà chẳng phải niệm, kết thành một khối, niệm thành một phiến. Đến đó quý vị “Rong chơi pháp giới dạo Tây Đông”. Nếu như quý vị muốn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc thì ứng một niệm là lập tức đi ngay, muốn giương thuyền từ để cứu độ chúng sanh thì từ thế giới Tây phương Cực lạc chỉ ứng một niệm là bạn đến ngay thế giới Ta bà và khắp tất cả pháp giới. Chỉ cần bạn ứng một niệm là đi ngay. Nên nói “Rong chơi khắp Đông Tây”, tức là dạo khắp tất cả. Hoặc “Nhất như ý nhất thiết như ý, nhất tự tại nhất thiết tự tại” tức là bạn đại tự do đại tự tại rồi.
Do đó, chúng ta là người học Phật, mỗi nơi mỗi chỗ đều phải chân thành, không hư ngụy. Hư ngụy thì như “Hoa không nở, quả không kết”. Người học Phật phải ghi nhớ điều này, đừng bao giờ lừa dối với chính mình. Kế nữa, người xưa nói: “Quân tử cầu nơi mình, tiểu nhơn cầu nơi người”. Chúng ta không quan tâm ỷ lại, nên biết cảm ứng là tự mình nỗ lực chứ chẳng phải tự nhiên đến được.
Có người nói: “Niệm Phật được sanh về Tịnh độ, phải nương nhờ vào Phật lực tiếp dẫn”. Câu nói này, nếu không khéo hiểu, sẽ bị sai lầm, vì sao vậy? Bởi vì câu nói là đối cơ mà nói, tức đối với người chưa hiểu biết gì cả. Chư Tổ phương tiện tạo ra sự ham thích cho chúng sanh khởi tâm niệm Phật, hy vọng có thể dụng công ít mà thu hoạch lại lớn, giống như buôn bán kinh doanh, bỏ vốn ra ít mà thu vào thì nhiều. Vì vậy chư Tổ tùy cơ ứng biến, nói có Phật lực tiếp dẫn, mục đích là khích lệ cho chúng sanh nỗ lực niệm Phật.
Thực ra, người niệm danh hiệu Phật và Bồ tát mà được vãng sanh Tịnh độ, hoàn toàn có niềm tin rất lớn nơi chính mình. Vì sao vậy? Có phải niệm Phật là Phật niệm thay bạn được không? Niệm một câu danh hiệu Bồ tát là Bồ tát hiện ra không? Nếu nói không phải, sao nói nương dựa vào tha lực của các Ngài? Giống như Phật và Bồ tát phóng ánh hào quang gia hộ cho bạn, đó là do công đức của chính bạn đã trì niệm danh hiệu Phật Bồ tát, cho nên mới có cảm ứng như thế. Thí dụ như điện thoại, nếu như bạn chẳng gọi, thì có ai đầu dây bên kia nói chuyện với bạn được không? Cho nên người niệm Phật cũng như gọi điện thoại là vậy. Lý lẽ ở chỗ này. Tâm hy vọng trông mong nương tựa vào năng lực của Phật để tiếp dẫn mình vãng sanh Tịnh độ, thật ra đó chính là tâm tham, tâm ỷ lại, không thể được. Chúng ta tu hành, chính yếu là phải tự lực, tinh thần phải mạnh mẽ dũng khí, tinh tấn, được kết quả chẳng phải tự dưng do người khác ban tặng cho. Niệm Phật, có thể nói không nên trông mong và nương tựa vào sự tiếp dẫn của Phật.
Cổ nhân nói: “Làm tướng vốn không phải là cha truyền con nối, nam nhi nên tự cường”. Chúng ta là người học Phật nên có ý thức câu nói này: “Làm Phật vốn không phải Phật ban cho thành Phật, chúng sanh nên tự cường”. Nếu chẳng được như thế, thì cả ngày cứ ỷ lại Phật lực tiếp dẫn, giống như con em nhà giàu ỷ lại sản nghiệp của cha mẹ, rốt cuộc tự làm hại chính mình. Mọi người nên tỉnh giác chỗ này!