Monday, September 12, 2011

Phong Tục Ăn Chay Ấn Độ Và Món Ăn Đề Hồ Trong Kinh Phật – Bánh Chapati

                                                        

Tối qua sau khi Pháp Đạt sắp xếp quần áo để chuẩn bị cho chuyến đi Trung Quốc trong thời gian tới của mình thì vô tình thấy được cái đĩa “Về thăm đất Phật” của Chùa Hoằng Pháp do GĐPT Thiện Hoa 3 tặng trong dịp Chu Niên 18 vừa qua.




Phải nói thật là ngạc nhiên khi xem những cái đĩa này, trước giờ Pháp Đạt vẫn biết Ấn Độ là một nước đang phát triển với trình độ cộng nghệ thông tin đang đứng vị trí cao và theo thống kê hiện Ấn Độ là một nước có nền kinh tế mà sức mua ngang giá đứng hàng thứ 4 trên thế giới, và đứng hàng thứ 12 với GPD tính theo đô la Mỹ. nhưng sao xã hội của họ trong phim lại nghèo thế, thật không thể tin vào mắt của mình. Nhà cửa nghèo nàn, dân chúng lam lũ, trẻ con thất học, sống trong hoàn cảnh ngay cả những việc vệ sinh tối thiểu cũng không có như đánh răng cây, đi chân đất, phân bò thì được nắn lại và ốp lên bất cứ thứ gì có thể ốp như trường tường nhà, thân cây, bất cứ thứ gì dơ hay sạch đều cũng được đội lên đầu, một xã hội Ấn Độ hiện nay đem so với xã hội Việt Nam thời những năm 80 đôi khi Pháp Đạt vẫn cảm thấy Ấn Độ thời nay chưa thể bằng được xã hội thời xưa của mình, đó là cái ngạc nhiên thú vị thứ nhất của Pháp Đạt.



Cái thú vị thứ hai mà đã làm Pháp Đạt ngạc nhiên là khi nghe và thấy cảnh một cái chợ tại Ấn không bán đồ ăn mặc như thịt, cá v.v.. tất cả chỉ là rau, đậu và củ … Một xã hội gần như con người tại đây đã và đang ăn chay toàn diện. Thật không thể tin nổi. Và sau khi tìm hiểu thì được biết rằng ở xã hội Ấn Độ thì có đến hơn 80% dân số theo Ấn Độ giáo và một điều ngạc nhiên là đạo này cũng khuyến khích con người ta ăn chay, chính vì thế nên thật không khó để kiếm một món ăn chay ở xứ Ấn Độ và các anh chị em cũng sẽ đừng ngạc nhiên khi đi dạo vào một chợ nào đó mà không thấy có một ai bán cho các anh chị em một thứ gì mà liên quan đến thức ăn mặn nhé.







Và đây là cái mà Pháp Đạt muốn gửi đến trong bài viết đó là món ăn Đề Hồ và Bánh Chapati trong xã hội Ấn Độ. Đã từ lâu mình đã biết khi xưa Vua cha của A Xà Thế bị giam trong ngục và được Thái Hậu nuôi dưỡng mỗi ngày bằng món Đề Hồ, nhưng sự thật món Đề Hố đó làm bằng gì, hình dáng ra sao. Nhân dịp này mình sẽ cùng tất cả anh chị em áo lam tìm hiểu nhé.



Món Ăn Đề Hồ hay còn gọi là Kheer:



Như chúng ta đã biết từ vài nghìn năm qua ở xứ Ấn Độ, bò sữa được xem là Mẹ của Quá Khứ và Tương Lai nên chăng vì lý lẽ đó mà có những món ăn cực kỳ sang quý đã được làm từ Sữa Bò, trong các món ăn đó đã có món Kheer hay còn gọi là Đề Hồ, món ăn này được chế biến từ Sữa và Gạo thơm, trong kinh đức Phật dạy, nó đã từng được ví như diệu pháp tối thượng, ngon ngọt như nước cam lồ. Vì thế nếu anh chị em nào đã có duyên đến với Ấn Độ thì đừng bao giờ bỏ qua món ăn vô cùng bổ dưỡng và sang quý này nhé.







Món bánh Chapati:



Đây là món bánh được làm bằng bột, rồi dùng tay hoặc chày cán dẹp ra cho thật mõng y như cách làm bánh tiêu của bên mình, chính vì y như cách làm bánh tiêu của mình nên khi đưa vào chảo chiên nó cũng phồng ra y như vậy, tuy nhiên nó lại không ngọt như bên mình vì bánh này không có bỏ thêm những thứ nguyên liệu như đường và bột mè như bánh tiêu Việt Nam





Bánh Chapati được chiên phồng lên như bánh tiêu Việt Nam



Ngoài ra bánh Chapati còn được làm bằng cách khác đó là nướng, chúng ta sẽ thấy họ dùng một cái lu (cái lu mà người Việt Nam vùng quê thường dùng để đựng nước), sau khi người ta nặn bánh xong, họ sẽ ốp chăt vào thành bên trong cái lu, chờ khoảng 3-5 phút họ sẽ dùng một cây xiên bằng sắt để móc nó ra ngoài. Tuy nhiên có một việc mà Pháp Đạt cũng hơi rợn người đó là bên trong cái lu lửa dùng để nướng bánh được họ lấy từ phân bò phơi khô để nướng bánh (xã hội Ấn Độ dùng phân bò làm chất đốt giống như Việt Nam chúng ta thương hay dùng than vậy).





Bánh Chapati sau khi nướng



Bánh Chapati đã được đại đa số người dân Ấn Độ (dù giàu có hay nghèo hèn, dù giai cấp cao hay đến giai cấp thấp) dùng làm món ăn chính hằng ngày (nó được ví như cơm ở Việt Nam). Món bánh này thường được họ chấm ăn với nước cà ri được làm từ đậu (vàng hay đen) và khoai tây



Đặc trưng của xứ Ấn Độ là ăn bằng tay, nên tất cả các món đều được làm hơi sánh lại chứ không lỏng bỏng nước như ở Việt Nam, vì thế nếu các anh chị em nào đã từng đến Ấn Độ thì nên thử qua món ăn Đề Hồ và Bánh Chapati với nước cà ri nhé. Và các anh chị em sẽ tự cảm nhận và hiểu được người Ấn sống và ăn uống lạ lùng đến thế nào !

Pháp Đạt

http://gdpttunghiem.com/2011/06/07/phong-tuc-an-chay-an-do-va-mon-an-de-ho-trong-kinh-phat-banh-chapati.html

Sunday, September 11, 2011

Tha thứ





Bài sưu tầm 
Lời giới thiệu: 


Nội dung: 


Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.


Một nghiên cứu tại Đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi. Các nhà khoa học tại Đại học Stanford cũng tìm thấy những ai biết thứ tha có các cơn giận dữ và triệu chứng stress ít hơn rất nhiều so với những người giữ mãi mối hận. 


Để vết thương mau lành, hãy làm theo những lời khuyên sau:


Đừng đợi nhận được lời xin lỗi


Thông thường chúng ta rất biết cách bảo vệ lẽ phải của mình: “Không lý gì tôi phải tha thứ cho hắn trước trừ phi hắn thừa nhận sai phạm và xin lỗi tôi.” 


Nhưng nếu chúng ta chấp nhận tha thứ trước khi nhận được lời xin lỗi thì chúng ta sẽ tránh được tình trạng tâm trí bị đeo đẳng bởi cơn giận dữ trong khoảng thời gian dài. Thường thì chính chúng ta mới là người gánh chịu các thiệt hại do sự tức giận gây ra. Điều này có khác gì bạn tự mình đặt niềm vui, sự thanh thản dễ chịu của bản thân vào tay người khác? 


Tìm cách thông cảm với sự xúc phạm


Người ta có thể đã hành động vì sự vô tâm, nỗi lo sợ hoặc niềm đau của chính họ. Có một câu nói rằng: Đằng sau bất kỳ hành động thô lỗ nào, thường là một chuyện đau lòng. 


Hãy tự đặt mình vào vị trí của người lầm lỗi, hoặc viết một bức thư cho chính mình dưới quan điểm của họ.


Đừng quên bản thân cũng từng gây ra không ít lỗi lầm


Thường sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi chính mình phải suy ngẫm về lỗi lầm của mình. Nhưng cần phải làm thế để tìm lại sự cân bằng. Nhìn vào sự thật này để thấy rằng người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể làm điều này nhỉ? 


Làm mới sự tha thứ


Những cảm giác đau đớn sẽ vẫn tồn tại cho dù bạn đã bỏ qua chuyện cũ. Có những lúc bạn sẽ cần phải làm mới lại sự tha thứ của mình. Nhưng vượt qua sự hận thù sẽ làm bạn thảnh thơi bước tiếp. Nghiên cứu cũng cho thấy những ai tha thứ sẽ cảm thấy nỗi đau không còn nặng nề như trước.


Cuối cùng, đưa bản thân vào danh sách tha thứ


Tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho bản thân. 




Sưu tầm từ net