Monday, November 7, 2011

56. Vậy sự liên hệ giữa cảm thọ và tâm như thế nào?



Đức Phật dạy, cảm thọ chính là thức ăn của tâm thức. Cảm thọ nuôi dưỡng và phát triển tâm thức. Do đó, tùy theo từng loại cảm thọ khác nhau (như vui, buồn, khổ, lạc) mà tâm sẽ phát triển. Ví dụ, cảm thọ đau buồn sẽ làm cho tâm phát triển theo hướng đau buồn; trái lại, cảm thọ hỷ lạc sẽ phát triển tâm theo hướng hỷ lạc. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là, chính cảm thọ là cái nhân đưa đến các loại tham ái. Khi cảm thọ được điều phục một cách chủ động, thì tâm thức trở nên bình thản, tự tại. Nhưng nếu bạn không điều phục được các cảm thọ của mình và trôi lăn theo nó, thì tâm thức của bạn sẽ trở nên nao núng, bức bách; đấy là trạng thái bị thiêu đốt bởi sự ham muốn, khát khao đối với các dục. Trên thực tế, các loại cảm thọ duyên theo sự tiếp xúc của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức) và sáu trần (hình sắc, âm thanh, hương khí, mùi bị, xúc chạm, và các đối tượng của ý thức) mà sinh khởi. Đấy là lý do tại sao, cảm thọ là một trong bốn niệm xứ.



47. Sám hối có được tiêu nghiệp không?


Khi bạn chí thành sám hối những lỗi lầm của mình theo đúng cách, bạn có thể chuyển hoá nghiệp lực của mình qua hai lĩnh vực: không tạo thêm các nghiệp xấu ác và vun trồng các công đức lành. Còn những gì bạn đã gieo trồng trong quá khứ, khi đến thời dị thục (chín muồi) nó vẫn trổ quả. Tuy nhiên, với tâm an tịnh, điều chế, và xả ly, (tâm thức giải thoát) thì tác dụng của quả, dù khổ hay lạc, không còn đủ sức mạnh để chi phối cuộc sống an tịnh của bạn nữa. Cho đến khi nào tâm của bạn đã thực thụ trong sạch như băng tuyết, tội lỗi đã không còn, ý niệm về ăn năn cũng không còn, lúc ấy bạn đã siêu việt mọi đối đãi tương quan trong dòng sinh tử; với một tâm thức như thế, vấn đề nhân qủa và nghiệp báo không còn được bàn đến ở đây nữa.


Cẩm Nang của Người Phật Tử

(Buddhism 101 – Questions and Answers)
Khải Thiên










26. Điểm căn bản trong thực hành theo đạo Phật là gì?



Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā). Tu tập giới là để ngăn ngừa các việc làm xấu ác, ngăn ngừa các khả năng tạo nghiệp xấu ác đang còn tiềm ẩn trong tâm thức, và phát triển nhân phẩm đạo đức của con người. Nói cách khác, tu giới có nghĩa là rèn luyện đời sống đạo đức và xây dựng nhân phẩm cao qúy cho chính bản thân mình. Tu định, hay còn gọi là thiền định, là để gội rửa các phiền não nhiễm ô trong tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, an tịnh, và sáng suốt. Tu tuệ là để phát huy trí tuệ, nhận thức chân lý, hiểu rõ sự thật của cuộc đời, và sau cùng giác ngộ. Ba lĩnh vực của con đường tu tập này luôn bổ sung cho nhau. Ví dụ, người có đời sống đạo đức và nhân phẩm cao đẹp, thì tâm hồn luôn an lạc, tự tin, và không sợ hãi; người phát triển về định thì tâm luôn tĩnh lặng, an nhiên; và người phát triển về tuệ thì tâm luôn sáng suốt, tự tại dù hoàn cảnh có như thế nào. Tùy theo từng cấp độ tu tập mà bạn gặt hái được những kết quả khác nhau. Ba lĩnh vực tu tập căn bản này, đạo Phật gọi là ba vô lậu (anāsrava), có nghĩa là không còn rơi rớt vào dòng sinh tử, giải thoát tất cả triền phược của thế gian.


Trích trong Cẩm Nang của Người Phật Tử

(Buddhism 101 – Questions and Answers)
Khải Thiên

Bánh mì nóng dòn làm theo kiểu Việt Nam đây !


Vẫn là công thức của Baguette, có chăng lần này mẹ cháu thay đổi cách tạo hình một chút. Cho nó giống bánh mì VN, vì đang hết bột chua nên thay thế bằng sữa chua. Thay vì dùng hoàn toàn bằng bột cái cân thì lần này cho một nửa bột cái cân, một nửa bột bông hồng xanh. Bánh vỏ giòn, ruột mềm xốp. Ăn rất ngon!

Bột mì cái cân: 250 gr

Bông hồng xanh: 250gr

Bơ mềm: 70gr

Sữa chua Ba Vì có đường: 1 hộp

Men bánh mì: 8gr

Muối: 5gr

Nước: 220gr



Cách làm từng bước tương tự như Baguette, chỉ có khâu định hình là vê bánh khác đi một chút thôi.






















http://my.opera.com/mybibo/blog/?id=3082736