Thanh sắc tài danh thế lợi trêu Bể trần chìm nổi kiếp vô liêu Giai nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng Dấu sử nghìn xưa để hận nhiều
Hươu Tần tranh đuổi khắp giang sơn Cỏ xót mây thương cuộc thảm tàn Lầu Hán vui trăng ai đó mấy Hơn thua thù hận thuở nào tan
ĐK: May gặp Như Lai ánh huệ không Nước dương quyết rữa sạch mê lòng Đã lên non pháp quên tìm báu Lần lựa đi về tiếc uổng công
Vượt hết non cao vực thẳm rồi Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi Mới hay siêu đoạ do mình cả Mà cõi mười phương cùng huyễn mộng.
Khi mới vào chùa, bút giả nghe được một truyền thuyết bao hàm ẩn ý, mà không biết có đúng với nguyên ngữ chăng, và phát xuất từ đâu? Câu ấy là: “Phật cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng, Phật cao nhứt trượng, ma cao quá trượng đầu, Phật cao siêu quá trượng đầu, ma quy hàng Phật.” Ý nghĩa câu này là: “Phật cao một thước, ma cao một trượng. Phật cao một trượng , ma cao khỏi đầu trượng; nếu Phật cao vượt khỏi đầu trượng nữa, ma sẽ quy hàng Phật.” Suy gẫm theo câu trên, người tu phải làm sao cho ông Phật của mình cao hơn con ma, nếu chẳng thế tất bị ma chướng đánh đổ. Cho nên trong làng tu, những kẻ bị thối bại không nên đổ cho hoàn cảnh, hoặc phiền trách ai, chỉ trách tại ông Phật của mình thua con ma mà thôi. Nếu cố gắng giữ vững chí nguyện, ma chướng sẽ tiêu trừ. Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, khi xưa đức Đạt Ma Tổ Sư đã nói bốn hạnh để làm phương châm tiến đạo cho hàng đệ tử. Bốn hạnh ấy là: Báo Oan Hạnh, Tùy Duyên Hạnh, Xứng Pháp Hạnh và Vô Sở Cầu Hạnh.
1. Sao gọi là Báo Oan Hạnh?
– Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập tiêu trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả. Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đã tạo nghiệp sát sanh. Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đã tạo nghiệp hủy báng. Người bị nghèo khổ thiếu hụt, do kiếp trước không có lòng xót thương tu hạnh bố thí. Người bị gông cùm tra khảo tù đày, do kiếp trước hay trói buộc, đánh đập, giam nhốt chúng sanh. Kẻ bị cô độc lẻ loi thiếu người phụ trợ, do kiếp trước không hoan hỷ kết duyên với mọi người. Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tu hành khi bị oan trái đến, phải an lòng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền. Nơi kiếp luân hồi, chúng sanh đều có ăn uống cùng gia đình đôi bạn, nên trong các nghiệp duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhứt. Cổ đức đã than: “Bể nghiệp mênh mang, khó đoạn không chi hơn ái dục. Cõi trần man mác, dễ phạm duy chỉ có sát sanh!”
- Bút giả từng nghe một Phật tử Bắc Việt thuật lại câu chuyện, vì lâu quá chỉ nhớ phần đại khái, quên mất tên họ địa chỉ của người trong cuộc. Phật tử ấy nói: “Có một vị sư nguyên là thầy giáo, vì tỉnh ngộ cảnh thế phù du, nên lên tịnh tu trên núi. Trải một thời gian, vị sư được chư thần mách bảo rằng: Ông có duyên nợ mười chín năm với một cô tên họ là thế, nay tuy đã tu hành không nên kết duyên chồng vợ, nhưng phải xuống núi dạy dỗ giác ngộ cô kia, trả xong mối nợ tiền khiên đúng như thời hạn ấy, rồi trở lên núi tu hành mới có thể thành công. Vị sư y lời xuống núi, quả nhiên gặp một cô tên họ đúng như chư thần đã bảo, cảm mến đeo đuổi. Sư khuyên nhủ dạy đạo cho cô, trả xong y theo thời hạn rồi lên núi. Lúc lâm biệt cô ấy vẫn còn quyến luyến khóc lóc.” Đây là sự trả nợ nần về nghiệp ái.
Nơi truyện Quần Tiên, nhân tiết trung thu chàng văn sĩ Vân Tiêu lên núi chơi. Trong đêm rằm, chàng mục kích chư tiên nương mây cởi hạt giáng xuống một tòa thạch bàn, bày tiệc trái ngon rượu quí, vừa đàn ngâm hát rằng:
Đêm thu một khắc một chầy Vầng trăng khéo rọi cảnh này sơn âm! Nghiêng bầu hỏi bạn đồng tâm Hằng Nga khuất bóng biết tìm nơi đâu?
Bên tiên nữ có một nàng tên là Thái Loan, sắc đẹp dịu dàng, ca ngâm hay nhất, làm cho Vân Tiêu tuy ẩn bóng rình nghe, cũng bàng hoàng xúc động. Giây lát sau, một vị lão tiên uống rượu xong, ca rằng:
Hữu duyên tương hội tại tiên đàn Ưng đắc Vân Tiêu giá Thái Loan!
Nghe hai câu ấy, Vân Tiêu phải chường mặt ra dự vào đàn tiên. Chư tiên bảo Thái Loan tiên nữ còn trần duyên với Vân Tiêu mười ba năm, truyền đồng tử đem sổ ra xóa bỏ tiên tịch. Và sau mười ba năm sống với Vân Tiêu, trần duyên đã mãn, Thái Loan dùng phép ẩn thân bay về non tu lại. Cho nên chư tiên vẫn còn ở trong vòng nhân duyên kiếp quả.
Về nghiệp sát, như Sư Tử tôn giả bên „n Độ và Thần Quang nhị tổ ở Trung Hoa tuy đều đắc đạo, nhưng ngày kết liểu vẫn phải an nhiên chịu chém để đền nợ mạng. Lại như ngài Mục Kiền Liên tuy đắc quả A La Hán, thần thông bậc nhất trong hàng Thanh Văn, nhưng vì muốn trả túc nghiệp, nên để bọn hung đồ dùng đá gậy liệng đánh cho đến chết, thi hài lại bị vùi trong hầm phẩn. Đức Phật thấy thế thương xót, sai đệ tử đem thây Ngài lên tắm rửa sạch sẽ, xoa ướp dầu thơm, rồi đem đi trà tỳ thâu lấy xá lợi. Và như thái tử nước An Tức xuất gia tu hành đắc đạo, dùng Túc Mạng Trí thấy mình còn nghiệp trái sát sanh, nên ba phen chuyển kiếp đến xứ Lạc Dương ở Trung Hoa trả nợ mạng ba lần. Kiếp sau rốt, ngài là sa môn An Thế Cao.
Cho nên trên đường tu đâu biết ai là toàn vẹn, ta không nên tự mãn mà khinh thường người. Bởi nghiệp trái của chúng sanh rất nhiều, có khi đền trả hết lớp này lại đến lớp khác. Nhiều vị xem dường rảnh rang không oan trái, nhưng chưa hẳn là không có, chỉ vì chưa đến thời tiết nhân duyên đền trả đó thôi. Muốn dứt oan khiên ta phải an nhẫn sám hối và cố gắng tu hành để diệt trừ. Thi sĩ Nguyễn Du có lẽ đã tin sâu về thuyết nghiệp báo và sự cải tạo nhân quả của nhà Phật, nên mới có câu:
Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Có trời mà cũng có ta…
Lời này đã được nhiều bậc thức giả công nhận.
2. Thế nào là Tùy Duyên Hạnh?
– Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu cảnh nào sống theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh man rợ tùy theo man rợ, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn, cho đến cảnh thạnh suy, họa phước, đắc thất, thị phi… cũng đều như thế. An phận tùy duyên đây, là giàu sang mà không tự đắc kiêu căn, nghèo hèn hoạn nạn mà không buồn rầu đổi chí. Tại sao thế? Vì tất cả cảnh thạnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ tùy nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn?
Khi xưa, đức Khổng Tử và đồ đệ bị giặc vây giữa nước Trần nước Thái, thầy trò tuyệt lương đã bảy ngày, song Ngài vẫn khảy đàn tươi cười. Tử Cống hỏi: “Tại sao gặp hoàn cảnh sống chết không định ngày, mà phu tử hãy còn vui cười được?” Ngài đáp: “Việc gì ta đã cố gắng làm hết sức ta mà xảy ra như vậy, là mạng trời, buồn rầu thương khóc nào có ích chi?” Như đức Khổng Tử có thể gọi là bậc thánh tri mạng, luôn luôn bình tĩnh sáng suốt, không bị bối rối đổi thay trước mọi hoàn cảnh. Người tu nên như thế, phải xem ruộng vườn, nhà cửa, quyến thuộc, tài sản đều là duyên giả tạm, không vì nó mà quyến luyến bận tâm, mới có thể tiến lên đường giải thoát.
3. Sao gọi là Xứng Pháp Hạnh?
– “Pháp” đây là Chân Như pháp, đối với người tu Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp Chân Như, như nước hòa nước, tợ hư không hợp với hư không. Hành giả tu Tịnh Độ cũng thế, tâm lúc nào cũng trụ nơi câu niệm Phật. Cổ đức bảo: “Nếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đã chết.” Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, thì pháp thân huệ mạng không còn. Cho nên người tu Tịnh Độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, thì tâm địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được vãng sanh.
4. Thế nào là Vô Sở Cầu Hạnh?
– Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chân thật để mong cầu? Vả lại pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, nên người trí vẫn bình thản, ở cảnh thạnh suy họa phước đều không động tâm. Thí dụ: một tăng sĩ khi ẩn tu nơi am tranh vắng vẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, duyên đời tuy suy nhưng đạo lại thạnh. Ít lâu sau, nếu có người đạo tâm hay biết tới cúng dường, lần lần lập nên chùa lớn, tăng chúng tập trung về đông đảo, chừng ấy phước duyên tuy thạnh nhưng phần giải thoát lại suy, bởi vị ấy mắc bận tâm lo ứng phó công việc bên ngoài. Lẽ họa phước ẩn nương nhau cũng như thế. Cho nên tâm hạnh của người tu là không cầu việc ác, hay cầu làm chúng sanh, cũng không cầu điều thiện, hoặc cầu thành Phật. Có người hỏi: “Nếu niệm Phật không cầu vãng sanh, không cầu phước huệ viên mãn để thành Phật, thì làm sao tu tiến?” Đáp: “Bởi Phật là chơn không, càng cầu lại càng xa càng mất.” Vì thế Kinh Pháp Hoa nói: “Giả sử có vô số bậc Thanh Văn, Duyên Giác cho đến hàng Bất Thối Bồ Tát, trong vô lượng kiếp suy nghĩ tìm cầu, cũng không thấy hiểu được thật trí của Phật.” Về sự vãng sanh, thì lối cầu của người tu là cầu mà không cầu, không cầu mà cầu. Sự ứng dụng ấy như mặt gương sáng trong, khi hình đến thì chiếu soi, hình đi, lại lặng yên rỗng suốt. Giữ sự thấy biết tìm cầu thì lạc vào vọng tưởng, không thấy biết tìm cầu nào khác gì gỗ đá vô tri!” Nói rộng ra, hạnh Vô Sở Cầu đây gồm cả ba môn: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện vậy.
Nếu người tu giữ theo bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư đã dạy, thì có thể bình thản trước mọi chướng duyên.
Thời gian trước khi Chơn Ngọc gặp phiền não là mình ráng niệm Phật thật nhiều. Nhưng miệng niệm vậy chứ trong tâm thì đánh lô tô, tu 1 hồi muốn tẩu hoả luôn ... Thời gian sau này Chơn Ngọc tự nghiệm ra một điều là niệm Phật chỉ làm mình định tâm lại thôi (là lúc không có chuyện kìa), chứ khi buông câu niệm Phật ra là cỏ dại (phiền não) trong tâm vẫn còn nguyên .....
Vậy cách nào mới nhổ cỏ tận gốc đây? ....Thế rồi....suy nghĩ 1 hồi lâu, thôi quay qua quán chiếu thử xem có nhổ sạch được cỏ hoang (phiền não) này không ? .... Chẳng hạn như mình không thể nào chịu nổi cái người đó, mình không muốn deal bất cứ business gì với người này cả, mình muốn người đó mãi mãi biến mất đừng để mình gặp lại mặt. Nhưng khổ nỗi họ cứ bám riết theo mình hoài, hết nhờ chuyện này lại đến nhờ chuyện khác, mà mình biết họ nhờ xong là phản, phản mình thẳng cẳng ....bực kinh khủng, không biết làm sao hoá giải đây ta ....không phải mình không có chiêu hạ độc thủ đâu, nhưng nghĩ lại giờ mình biết tu rồi, biết đâu người này là Bồ Tát hóa thân đến thử đạo lực của ta đây, nhưng mà mỗi lần nghe giọng nói hay gặp mặt là mình muốn ói máu từng ngụm rồi .....thật tình là oan gia thứ dữ mà ....nhưng không riêng gì Chơn Ngọc, phỏng vấn nhiều người khác, họ cũng muốn ói máu y chang Chơn Ngọc vậy đó .....Chơn Ngọc không sợ người hung dữ chỉ sợ loại người mà chỉ biết mình mình thôi, thiên hạ chết hết chỉ mình mình sống ....sợ nhất là hạng người này ....anyway bây giờ cách deal với người này sau, no deal, done deal với hạng người này, có nhờ ông thiên lôi cầm cái búa tổ chảng xuống hù cũng không đổi tánh họ được, vì cái tánh chơi trên đầu trên cổ người ta họ quen rồi ....Sau mấy chục năm chiến đấu mệt mỏi, nhiều người cùng mệt mỏi .....
Cuối cùng mình dơ cờ trắng lên đầu hàng vô điều kiện luôn ....hihi...nhưng nhờ đầu hàng vậy mà giờ mình khỏe mạnh, vui tươi vô cùng .....Đó là nhờ cách quán chiếu, quán chiếu một ngày không ra, thì ngày mai quán chiếu tiếp, quán chiếu tới chừng nào cỏ dại (phiền não) cháy hết thì mình khỏe re....
Cách quán chiếu sau đây? Thì họ leo lên đầu mình ngồi cho leo luôn, mình đóng trang thờ luôn, mỗi ngày thắp ba nén nhang với một nải chuối, để xem họ ngồi vững trên đầu mình được bao lâu .....híhí .... chấm hết ...hết fin .... Nói giỡn chứ khi mình biết họ phản quá trời, nhưng mình nghĩ lại, rà rà xem.... à, thì ra cái ông ấy phản nhưng bà vợ thì tốt lắm, đã từng giúp mình nhiều lần, thôi! đời này làm gì có chuyện hoàn hảo, đặng vợ mất chồng, đặng chồng mất vợ, thôi kệ, mình xem như là trả ơn cho người vợ đi, cho dù cái ông đó cà chớn với mình ....thế là xong, nhổ một phát sạch cỏ dại liền ....hết sân si liền .... Còn như hai vợ chồng xấu hết, phản hết .....thì mình quán chiếu lại .....uhmmm, Thầy Trí Siêu đã giảng là khi mình giúp ai thì tự nhiên mình có tiền trong bank công đức, Thầy đã nói tại sao khi đụng chuyện có người vái Phật Quán Âm thì Phật giúp liền, còn có người van vái thấy mồ tổ luôn cũng không có ai giúp .....
Bởi vì khi mình réo Ngài Quán Thế Âm thì Ngài lật sổ bank công đức của mình xem. À! con nhỏ này có 1000 đô trong bank công đức, rút ra cứu cho nó hết khổ .....còn nhỏ kia, lật ra $0 đô trong bank công đức, có khi còn thiếu nợ mấy tỉ đô luôn ,rồi lấy gì cứu nổi. Ngài cũng phải theo luật nhân quả chứ, làm ẩu đâu được .....
Cho nên đối với mấy người phản phúc thì mình quán chiếu là mỗi khi giúp xong mình phủi tay bỏ đi liền, trong lòng nghĩ rằng: ta đã có 2000 đô trong bank công đức rồi, khỏi cần nhà ngươi biết ơn ta đâu, có chửi ta cũng không buồn .....haha...thế là thỏng tay vào túi, tự tại đi vào chốn đông người, mặc cho mọi người thị phi, điên đảo, lòng ta tự tại, vui tươi .........
Chơn Ngọc phải mất cả tháng quán chiếu đó vấn đề này đó, vì bị khảo mấy chục năm nay muốn điên rồi. Hôm nay tìm được đáp số nên post lên chia sẻ với mọi người, có gì sai sót các bạn chỉnh sửa thêm cho Chơn Ngọc nha ....
“Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh….
Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác , bởi vì bạn có thể giành chiến thắng , nhưng hậu qủa là bạn sẽ chắc chắn mất đi người đó trong suốt cuộc đời - William Shakespeare.
Thời gian khg chỉ làm người ta xoa dịu những nổi đau nhưng củng làm người ta trở thành 1 người khác .....
Bạn bè giúp lời chứ không giúp của , giúp đũa chứ người ta không có giúp cơm , người ta chỉ nói rất hay , nhưng mà đụng chuyện thì gọi không bắt máy , gặp mặt thì làm lơ ....
“Tình người như chim cùng ở trong một rừng
Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”.
Thất Phật diệt tội chơn ngôn : ( ai đang xui xẻo qúa thì tụng thần chú này cho thật nhiều sẽ qua khỏi tai nạn , còn ai có người thân đang nằm hấp hối trên giường bệnh cầu sống khg được cầu chết cũng khg xong thì tụng thần chú này sẽ được ra đi nhẹ nhàng , khg hành thân , hành xác) :
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần )
Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú :
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. A bát ra để hạ đa xá ,ta nẵng nẫm. Ðát điệt tha. Án, khư khư, khư hê ,khư hê ,hồng hồng, nhập phạ ra ,nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,để sắt xá ,đ
ể sắt xá,sắc trí rị , sắc trí rị ,ta phấn tra,ta phấn tra ,phiến để ca. thất rị duệ ,ta bà ha. (3 lần )
•Biết cách tu rất dễ , chỉ cần mở máy niệm Phật ngày đêm trong nhà và niệm theo , bảo đảm tâm mình rất an lạc và nhà cửa cũng bớt xào xáo và rất bình an .
"...Tu theo đạo Phật mà không đặt nặng vấn đề giác ngộ, không đặt nặng mở sáng con mắt trí tuệ, thì chưa phải đạo Phật."
•Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người _ Lời khai thị của Tổ Ấn Quang Đại Sư . • Mỗi người , mỗi sự vật cho ta 1 bài pháp rất hay . •Hãy giúp người khi có thể. Bằng không, thì ít ra cũng đừng làm ai tổn thương. DaLai Lama
•Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
Chọn bạn thân nên lựa đầu tròn , mặt tròn , những người vậy có tánh thật thà , tốt tánh ...hic...