Thế giới của chúng ta, môi trường bên ngoài này được hình thành bởi cộng nghiệp tốt lành của chúng sinh, với cấu trúc kiên cố và rắn chắc của nó bao gồm bốn đại lục, Núi Tu Di và các cõi trời, tồn tại trọn một kiếp. Tuy nhiên nó thì vô thường và sẽ không thoát khỏi sự huỷ diệt sau cùng bởi bảy giai đoạn của lửa và một giai đoạn của nước.
Bởi đại kiếp hiện tại lùi dần đến thời điểm của sự huỷ diệt, chúng sinh cư ngụ trong mỗi cõi ở dưới cõi trời của trạng thái thiền định đầu tiên sẽ từng cõi một dần dần biến mất cho tới lúc không còn sót một chúng sinh nào.
Rồi, cái này sau cái kia, bảy mặt trời sẽ mọc trong bầu trời. Mặt trời thứ nhất sẽ thiêu sạch tất cả các cây ăn trái và rừng rậm. Mặt trời thứ hai sẽ làm bốc hơi mọi giòng suối, vũng lạch, và ao hồ; mặt trời thứ ba sẽ làm khô cạn mọi con song; và mặt trời thứ tư làm khô cạn các hồ lớn, ngay cả hồ Manasarovar. Khi mặt trời thứ năm xuất hiện, các đại dương cũng sẽ dần dần bốc hơi, trước tiên tới bề sâu một trăm lý (một lý =4,8km), rồi hai trăm, bảy trăm, một ngàn, mười ngàn, và cuối cùng là tám mươi ngàn lý. Nước biển còn sót lại sẽ rút từ một lý xuống một tầm nghe, cho tới khi còn lại thậm chí không đầy một vết chân. Vào lúc cả sáu mặt trời cùng bốc cháy, toàn thể trái đất và các ngọn núi phủ tuyết của nó sẽ bốc cháy thành những ngọn lửa. Và khi mặt trời thứ bảy xuất hiện, chính Núi Tu di sẽ bốc cháy đồng thời với bốn đại lục, tám tiểu lục địa, bảy ngọn núi vàng, và vòng tường gồm các ngọn núi ngay nơi bờ mép trái đất. Mọi sự sẽ chảy ra thành một đống lửa khổng lồ. Khi lửa cháy xuống phiá dưới, nó sẽ thiêu đốt mọi cảnh giới địa ngục. Khi nó cháy lên trên, lửa sẽ nhận chìm thiên cung của Brahma, đã bị phế bỏ từ lâu. Trên thiên đường, các vị trời trẻ tuổi trong cảnh giới Tịnh Quang sẽ hoảng sợ thét lên: “Đám cháy lớn khủng khiếp!” Nhưng các vị trời lớn tuổi hơn sẽ trấn an họ và nói: “Đừng sợ! Khi lửa cháy đến thế giới của Brahma, nó sẽ tàn. Điều này đã từng xảy ra trước đây.”*
Sau bảy sự huỷ diệt bởi lửa như thế, các đám mây mưa sẽ hình thành trong cảnh giới của các vị trời thuộc sự thiền định thứ hai, và một trận mưa như thác có độ dầy bằng một cái ách sẽ đổ xuống, theo sau là một trận mưa dày bằng một cái cày. Giốn như muối hoà tan trong nước, mọi sư cho tới và kể cả cõi trời Tịnh Quang sẽ tan hoại.
Sau khi sự huỷ hoại thứ bảy bởi nước như thế qua đi, chày kim cang kép của gió ở đáy của thế giới sẽ nổi lên. Giống như bụi đất bị gió tung rải, mọi sự cho tới và kể cả cảnh giới cuả các vị trời của sự thiền định thứ ba sẽ hoàn toàn bị cuốn đi.
Hãy quán chiếu sâu xa và chân thành - nếu mỗi một trong hàng tỉ thế giới cấu tạo nên các vũ trụ - mỗi thế giới với Núi Tu di, bốn đại lục và các cõi trời của riêng nó - phải bị huỷ diệt đồng thời theo cách này, chỉ còn để lại không gian ở phiá sau, thì làm thế nào những thân người như chúng ta, giống như những con ruồi lúc cuối muà, có thể có được chút vĩnh cửu hay bền vững nào?