Wednesday, October 2, 2013

Thích Trí Siêu - Oan Gia (Kỳ 6)



Cái luật của oan gia là làm cho mình đau khổ , mình càng đau khổ thì oan gia 

càng khoái  , cho nên đừng bao giờ ngu dại mà trông chờ oan gia thương mình và 

lo lắng cho mình . Nếu người ta mắc nợ mình thì tự động người ta tìm đến lo lắng 

khg cần mình lên tiếng ..... CN nghĩ nếu mình thương ai là mình mắc nợ 

người đó đó , oan gia của mình đó , cho nên phải cẩn thận .....


Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn (Thiên đường có lối vào, nhưng không ai tới) 
 Địa ngục vô môn, hữu khách tầm (Địa ngục không cửa nhưng lại có người tìm đến.)

 Đi nghe Thầy giảng live ở ngoài vui lắm , kỳ đó CN có duyên đi vào Chùa nghe Thầy giảng 2 ngày , cả ngày cười muốn lộn ruột , gặp mấy Cô , Chú Phật tử ngồi ở dưới nói này kia nữa , cười tới chết đi được , gặp mình lại nhậy cười nữa  :)

Thượng Tọa Thích Trí Siêu thuyết pháp tại NJ. "Đối trị phiền não" ( mới nhất )




http://www.youtube.com/watch?v=CeNEs86eRgg&list=PLQRp9jSgPY8uOQfjwiY7470GR46rOWFa2

 Thầy nói  nhiều người rửa chén trong nhà hàng ở Mỹ nhưng khi về VN thì " nổ " nói mình làm , làm gì ?  Có chú  nào ở dưới la lên : làm phi hành gia , Thầy ......háhá.....

  Đi nghe Thầy giảng live ở ngoài vui lắm , kỳ đó CN có duyên đi vào Chùa nghe Thầy giảng 2 ngày , cả ngày cười muốn lộn ruột , gặp mấy Cô , Chú Phật tử ngồi ở dưới nói này kia nữa , cười tới chết đi được , gặp mình lại nhậy cười nữa  :)

Phương pháp chữa bịnh ung thư

Chúng tôi đã gặp trực tiếp các vị được hồi phục từ các bịnh ung thư để ghi chép lại những kinh nghiệm chia sẻ và phương cách trị bịnh, hầu phổ truyền để cứu giúp các bịnh nhân đang lâm bịnh.
Phương pháp gồm 4 yếu tố như sau:
Thứ nhất:
Là NIỀM TIN,CẦU NGUYỆN,  thành kính, thiết tha tin tưởng đến Phật, Bồ Tát, các bịnh nhân thường thành tâm niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" hoặc "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát". Đồng thời hướng tâm Quy Y Phật, Pháp, Tăng, cầu xin tha lực, Phật lực cứu độ. Thường niệm liên tục bất cứ lúc nào trong ngàỵ.
Quý vị có thể đọc theo Bài Khấn Nguyện. Nếu khác Tôn Giáo, các vị có thể niệm tên vị tối thượng trong Tôn Giáo của mình.
Một số bịnh nhân đã thành tâm trì tụng CHÚ ĐẠI BI mỗi ngày và đã chứng nghiệm được sự linh ứng. Nếu quý vị muốn tìm phương pháp hành trì, xin xem bên trang "Phật Học, Tu Học"
Thứ nhì:
TÌNH THƯƠNG YÊU, TÂM TỪ, các bịnh nhân cảm nhận được tình thương yêu là một nhân tố rất quan trọng giúp họ trong việc điều trị và bình phục. Họ đã cảm nhận được tình thương yêu từ tâm linh, từ sự hiện hữu, chia sẻ, giúp đỡ của những người thân, bạn hữu.....
Thứ ba:
 DINH DƯỠNG, cơm gạo lức với muối mè, cộng với các món luộc, rau tươi. Tránh thịt, cá, đồ ăn dầu mỡ, cay. Đa số các bịnh nhân đều ăn chay. Có nhiều người nghĩ rằng ăn chay sợ không đủ chất bổ, không đủ sức chống lại bịnh, nhưng thực tế không phải như vậy, một điển hình là bác Châu Phố, hiện đang cư ngụ tại Quận Cam, bác đã ăn chay trường khoảng 15 năm nay, từ lúc bác bắt đầu chữa trị bịnh ung Thư Phổi vào thời kỳ cuối mà các Bác Sĩ đã lắc đầu bó tay, đến nay bác rất khỏe mạnh và yêu đời. Món ăn chính của bác là gạo lức muối mè.
Quý vị có thể tham khảo chi tiết về phương pháp ăn dưỡng sinh chữa bịnh bằng gạo lức muối mè tại trang web:http://chualonghuongtthai.com.vn/Home.html   ở mục "Dưỡng Sinh"
Bác Châu Phố cũng là một tấm gương về niềm tin, tình thương giúp người và đời sống tâm linh, sau khi lành bịnh bác đã chia sẻ và đã giúp rất nhiều bịnh nhân ung thư khác. Cũng nhân đây xin cám ơn bác đã chia sẻ và cung cấp những bài vở, tài liệu trong trang nhà nàỵ
THUỐC LÀM TỪ CÂY LÔ HỘI (ALOE VERA). Các bịnh nhân đã uống đều đặn mỗi ngày.
THUỐC LÀM TỪ CÂY BÁN CHỈ LIÊN: (PDF file) Quý vị hãy in ra và theo toa mà uống
THUỐC "CÂU KỶ TỬ" TRỊ UNG THƯ,
Thứ tư:
TẬP LUYỆN, Dịch Cân Kinh, một phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư, giúp thân thể, khí huyết điều hòa, tăng cường sức lực, giúp tâm được ổn định, tăng trưởng định lực. Ở phần "Tài liệu chữa bịnh" sẽ có đính kèm bản Dịch Cân Kinh để quý vị có thể in ra và  tập luyện.
Chúng tôi đã trực tiếp gặp gỡ các bịnh nhân thực hành theo phương pháp trên, họ đã chiến thắng và thoát khỏi hiểm bịnh. Theo kinh nghiệm cho thấy, tất cả lệ thuộc vào Niềm Tin, ý chí thực hành và Duyên Nghiệp của mỗi người.
"Thân người khó đặng, Phật Pháp khó gặp". Xin cầu nguyện cho bất cứ ai đang mang bịnh, đều được khỏi bịnh, được cơ hội tu học, và cho mọi chúng sanh được thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi ./.

(nguồn: http://quangduc.com)

Năm Chướng Ngại Tâm

Tâm con người luôn luôn bị ảnh hưởng bởi ba loại phiền não: (1) phiền não tác động (2) phiền não tư tưởng và (3) phiền não ngủ ngầm.
(1) phiền não tác động xuất hiện qua hành động và lời nói, được diệt tận bằng Giới Học,
(2) phiền não tư tưởng xuất hiện dưới ý nghĩ muốn chiếm đoạt, mưu hại .. được diệt tận bằng Định Học.
(3) phiền não ngủ ngầm ẩn tàng trong tâm con người từ nhiều kiếp là gốc rễ của phiền não tư tưởng và phiền não tác động. Loại phiền não này chỉ được diệt tận bằng Tuệ Học.
Ba loại phiền não này được diệt tận bằng Tam Học: Giới-Định-Tuệ.
Giới học loại bỏ được phiền não tác động nhờ sự giữ giới. Định học chế ngự được phiền não tư tưởng nhờ thực hành thiền định. Tuệ học diệt tận được phiền não ngủ ngầm nhờ Minh Sát tuệ và Thánh Tuệ.
Do sự giữ gìn thân khẩu và nhờ tạo thành thói quen không làm điều bất thiện, hành động và lời nói trở nên hòa nhã và dễ mến. Thiện nghiệp tạo nên bởi giới hạnh trong sạch có năng lực rất lớn và có hiệu quả hơn so với thiện nghiệp tạo nên từ sự bố thí. Nhờ giới hạnh, bạn không bị khổ vì nuông chịu lòng ham muốn làm ảnh hưởng đến thân khẩu.
Tuy nhiên, đối với phiền não tư tưởng xuất hiện qua ý nghĩ không thể chế ngự bằng giới vì bạn không thể bằng cách đơn giản nói là “Tôi không ham muốn”. Loại phiền não xuất hiện trong tâm này chỉ được chế ngự bằng sự thực hành chánh niệm. Phiền não tư tưởng xuất hiện dưới ý nghĩ chiếm đoạt, tà hạnh khi có sự tham lam thái quá, hay ý nghĩ mưu hại, muốn giết, khi có sự sân hận quá mức, hoặc có sự cố ý dối trá để hãm hại hay lường gạt. Tất cả các tư tưởng bất thiện nảy phát xuất từ tham lam, sân hận và si mê. Do đó, phiền não tư tưởng không thể chế ngự bằng phương cách thông thường. Chỉ với chánh niệm mới có khả năng bảo vệ được tâm. Chánh niệm chỉ có được qua sự tu tập bằng sự tham thiền.
Khi tâm chưa phát triển, tâm mang đầy ô nhiễm. Tâm không bị kiểm soát, buông lung chạy theo những gì ưa ghét, như khi tâm ước muốn thấy vật đẹp hay nghe âm thanh hay, sự ham thích thái quá khiến phát sinh ý muốn chiếm đoạt, hay trở nên ích kỷ. Một tâm như vậy được xem là chưa phát triển. Tâm còn mang những loại tâm sở thấp kém khác như dã dượi buồn ngủ, không năng lực, hối tiếc, giao động, hay hoài nghi. Chúng ta không muốn có một cái tâm không trong sạch chất chứa các loại tâm thấp kém, bất thiện như vậy. Các loại tâm này tự phát sinh khi tâm ta buông lung, thiếu kiểm soát. Với chánh niệm bảo vệ cho tâm không bị các loại tâm bất thiện chi phối, nếu chúng xuất hiện, bạn ghi nhận và khắc phục được chúng bằng chánh niệm. Tâm của người thường không biết thiền tập thường bị chế ngự bằng các tâm bất thiện. Các tâm bất thiện này cỏn được xem là chướng ngại cho sự phát triển trí tuệ. Chúng ngăn trở không cho trí tuệ phát triển, hoặc làm suy yếu trí tuệ khi mới vừa sinh trưởng.
Các chướng ngại như ái dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ, trạo hối, và hoài nghi làm cản trở không cho trí tuệ phát sinh. Một khi chúng xâm nhập vào tâm, chúng làm cho tâm suy yếu như cơ thể suy yếu khi bị vi trùng xâm nhập. Muốn không bị vi trùng xâm nhập, cần phải phòng ngừa. Nếu bị nhiễm bệnh, cần phải dùng phương pháp điều trị hiệu quả. Cũng giống như vậy, tâm bị suy yếu khi bị các chướng ngại xâm nhập. Cần phải dùng chánh niệm để đề kháng lại các chướng ngại này. Muốn cho tâm khỏe mạnh cần phải có phương pháp phòng ngừa. Đó là sự thực hành chánh niệm. Nếu không tu tập bằng thiền minh sát, tâm không bao giờ được khỏe mạnh để có khả năng chống lại các chướng ngại. Khi tâm tiếp xúc vật gì đó, tâm sẽ bị các chướng ngại khống chế ngay lập tức giống như một người yếu đánh vật với một người mạnh sẽ luôn luôn thua người mạnh. Tâm cần phải tu tập phát triển sức mạnh để có khả năng chống trả lại các chướng ngại. Nếu không hành thiền sẽ không thể làm tâm phát triển. Nếu không thực hành thiền định hay thiền Minh Sát, hay thiền Tứ Niệm Xứ, tâm sẽ vĩnh viễn suy yếu.
Do đó cần phải phát triển tâm để làm cho tâm có khả năng đề kháng các ô nhiễm. Danh từ bhāvanā, trong aquiditi bhāvanā, là sự phát triển tâm thiện phi thường, atikusala, một tâm thiện vượt trội tâm thiện thông thường. Bố thí vật chất bằng tâm từ bi là loại thiện nghiệp thông thường, một công việc xã hội mà ai cũng có thể làm được, nên bố thí không thể được coi là loại thiện nghiệp phi thường. Giữ gìn giới hạnh, với tâm từ bi không muốn làm hại người khác, không muốn gây đau khổ cho người khác, đồng thời bảo vệ được mình và bảo vệ cho người khác 1à một loại thiện nghiệp có năng lực mạnh mẽ hơn thiện nghiệp do bố thí. Giữ giới chưa phải là loại thiện nghiệp phi thường vì không có liên quan với sự phát triển tâm. Phát triển tâm khó khăn hơn đòi hỏi can đảm, nỗ lực mới tu sửa làm cho tâm được trong sạch. Do đó sự phát triển tâm được xem là thiện nghiệp phi thường. 
 Giới học chỉ có khả năng chế ngự tham sân si biểu hiện một cách thái quá, như khi quá tham làm phát sinh sự ích kỷ, khiến cho bạn mất sự nhẫn nhục, tha thứ, bỏ qua, hoặc khi quá sân cũng làm cho mê muội gây nên những hành động sai trái. Nhưng đối với loại tham sân si thông thường không thể chế ngự bằng giới 
Tham thiền là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại loại tham sân si thông thường, loại ô nhiễm thường chiếm ngự tâm. Có hai phương pháp phát triển tâm: thiên vắng lặng, samatha, và thiền minh sát.
Thiền vắng lặng làm cho tâm an tịnh thoát khỏi ảnh hưởng của tham sân si. Thiền Minh Sát phát triển được sự hiểu biết về tâm và vật chất cùng ba đặc tướng vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Sự hiểu biết này làm tâm thoát khỏi tham sân si.
Khi tâm chưa được tu tập, tâm thường bị giao động bởi ái dục như thích thấy vật đẹp, nghe âm thanh hay, là điều tự nhiên của con người sống trong cõi dục giới. Sân hận phát sinh khi kinh nghiệm điều không ưa thích. Dã dượi buồn ngủ làm cho tâm buông xuôi chiều tinh tấn, hoặc nếu ráng cố gắng chú tâm thì mau cảm thấy mệt mõi, đặc biệt thường phát sinh trong khi hành thiền. Phóng dật làm cho tâm không ở yên trên đối tượng đang quan sát, tâm trượt khỏi đối tượng, phóng chạy đây đó. Hối tiếc điều tội lỗi đã làm trong quá khứ, hay điều tốt chưa thực hiện được, làm cho tâm bất an giao động không ở yên trên đề mục. Hoài nghi không tin nơi pháp hành, nghi ngờ nhân quả, phân vân không biết đúng sai. Các loại tâm bất thiện này là những chướng ngại cho tâm, đối nghịch lại các loại tâm thiện phát sinh do sự tu tập cao thượng hơn. Chúng là kẻ thù bên trong chúng ta. Sự định tâm phát triển qua sự tham thiền có khả năng chế ngự được các chướng ngại và làm cho tâm an tịnh. Thiền vắng lặng và thiền định giúp chúng ta đạt được mục đích này. Đây là loại thiền thuộc thế tục, theo đó hành giả gom tâm tập trung vào đề mục thuộc tục đế. Thiền tâm từ thuộc về loại thiền thế tục. Hành giả nghĩ về người thân của mình, hướng tâm về người này, đặt sự chú tâm vào ý muốn mong cho người này được an vui hạnh phúc. Sự hướng tâm về người được rãi tâm từ làm phát triển chi thiền Tầm, vitakka, một loại tâm thiện có hiệu quả làm cho tâm an tịnh do sự hướng tâm trên đề mục được duy trì lâu dài. Nhờ giữ tâm an trụ được lâu dài, tâm thoát khỏi các chướng ngại như ái dục, sân hận, v.v... Một tâm thiện khác là chi thiền Tứ, viccāra, cũng được phát triển, khi tâm chà sát trên đề mục. Hai chi thiền này làm cho tâm tạm thời được an tịnh, đây là sự thực hành thiền vắng lặng, samatha bhāvanā. Khi tâm an tịnh, tham sân vắng mặt, chỉ có tâm vô tham và vô sân là hai loại tâm thiện phi thường. Sự an tịnh làm cho hành giả cảm thấy phấn khởi, vui thích, phát sinh hỉ, piti, qua nhiều giai đoạn. Hành giả cảm thấy hạnh phúc, an lạc. Thiền vắng lặng, samatha bhāvanā, làm cho tâm an tịnh khi tâm vắng bóng phiền não. Thiền định, samādhi bhāvanā, làm cho tâm an trụ chìm sâu trong đề mục.
Hành thiền vắng lặng hay thiền định đưa tâm phát triển qua bốn tầng thiền. Khi đến tứ thiền, tâm ở trạng thái rất an tịnh. 
Tâm không bị ảnh hưởng bởi tham sân cũng như các tâm chướng ngại khác. Thực hành thiền vắng lặng làm cho tâm an tịnh. Nếu biết hành thiền vắng lặng, bạn cũng biết hành thiền định. Hai loại thiền này thuộc về loại thiền tục thế.