Sunday, November 10, 2013

Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy

 
 
image 
Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)
Alison Kaplan Sommer April 02, 2006
Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi chụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.
Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường.Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.
Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis)
 
image.
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).
Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.
Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.
Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.
Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.
Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.
Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.
Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.
Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).
Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về
dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.
Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.

Saturday, November 9, 2013

Phước là vị thần phù trì thế gian _ HT Thích Giác Tây

HẠNH LẮNG NGHE

Hạnh lắng nghe là một phương pháp thực tập quan trọng, có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Nếu một người biết lắng nghe thì người ấy có thể hiểu và mang lại hạnh phúc cho chính mình cùng mọi người. 

Đức Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát luôn lắng nghe: nghe đến cùng tận âm ba vô thanh của tự tánh, siêu việt lên tất cả (phản văn văn tự tánh) và nghe hết thảy niềm đau của chúng sanh để cứu độ (tầm thanh cứu khổ). Học theo hạnh Ngài là nguyện luôn lắng nghe. “Kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ…”.
     Trong tâm thức của mọi người, Bồ tát Quán Thế Âm là người mẹ hiền, thương chúng sanh như con đỏ. Đa phần chúng ta niệm danh hiệu để cầu cứu Ngài gia hộ trong những khi nguy cấp mà ít ai chịu thực tập theo hạnh nguyện của Ngài trong đời sống thường nhật là biết lắng nghe, nghe chính mình và mọi người để hiểu, để thương và chứng đạt hạnh phúc. 
"Đôi khi ta lắng nghe ta” (Trịnh Công Sơn) cần nhưng chưa đủ, không chỉ đôi khi mà phải luôn lắng nghe ta. Bởi thỉnh thoảng mới "lắng nghe ta” mà họ Trịnh đã phát hiện ra "đêm thấy ta là thác đổ”. Không chỉ đêm thác mới đổ mà thác tâm đã đổ ầm ào từ vô lượng kiếp đến tận bây giờ. Lắng nghe ta có hai cấp độ cạn và sâu. Nghe cạn là nghe tất cả những tuôn trào và âm ỉ của nội tâm. Tâm ta là một dòng sông dài, khi êm ả hiền hòa, lúc thác ghềnh gào thét. Nghe ta để hiểu chính ta. Trong sân khấu cuộc đời, con người luôn phải mang những chiếc mặt nạ, mải mê với nhiều vai diễn thuần thục đến độ quên cả chính mình. Nghe ta để tìm lại chính mình. Ngay đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngoài những biểu hiện trong đời sống hàng ngày, trong ta còn nhiều góc khuất với những mảng màu sáng tối thiện ác đan xen, đôi khi kỳ quái đến huyền hoặc. Ai đã từng nghe được tiếng lòng với tất cả các cung bậc của nó mới chợt giật mình. Thì ra, ta phức tạp hơn ta thường nghĩ về ta rất nhiều. Tuy nghe cạn nhưng nghe được như vậy là một bước tiến rất xa trên lộ trình tâm, một sự nhận diện về thân tâm đầy đủ và trung thực để bước lên cấp độ cao hơn.
Lắng nghe ta ở cấp độ sâu là nghe tự tánh. Nương nơi tánh nghe trở về tự tánh là yếu chỉ của Lăng Nghiêm đồng thời là con đường thể nghiệm hạnh lắng nghe siêu việt của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Tự tánh là thể của tâm, vốn không sanh không diệt, và ngay đây chủ thể và đối tượng nghe đều không tồn tại. Nghe được tự tánh tức nghe đến tận cùng sâu thẳm của vô thanh, nghe ra cái tịch nhiên im lặng sấm sét. Ngay đây, phiền não rơi rụng, tuệ giác hiện tiền, thực tại hiển bày “vượt ngoài thế gian và xuất thế gian, sáng suốt cùng khắp mười phương, trên thì hợp với bản giác diệu tâm mười phương chư Phật đồng một từ lực với Như Lai, dưới hợp với tất cả chúng sanh đồng với chúng sanh một lòng bi ngưỡng” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Viên thông về nhĩ căn).
     Không chỉ lắng nghe chính mình mà còn biết lắng nghe mọi người. Bồ tát Quán Thế Âm luôn lắng nghe tất cả những nỗi lòng của mọi loài, nhất là những niềm đau, nỗi khổ của chúng sanh để tìm cách cứu độ (Kinh Pháp Hoa, Phổ môn). Vì thế, Ngài được xưng tán là vị Bồ tát tầm thanh cứu khổ và chúng ta, trong những lúc nguy khốn thường niệm hồng danh "Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát". 
Học theo hạnh Ngài, chúng ta thực tập lắng nghe người khác. Chỉ cần lắng nghe thôi thì chúng ta đã “cứu khổ” cho người rất nhiều. Ai trong chúng ta mà không có những niềm đau! Rồi niềm đau ấy ngày một tích tụ và lớn dần lên khi không tìm ra người hiểu mình để sẻ chia, đồng cảm. Đến khi niềm đau vượt ngưỡng chịu đựng cho phép sẽ bùng vỡ thành tai họa. Vì vậy, được một người lắng nghe tâm sự, thấu hiểu nỗi lòng của mình là một niềm hạnh phúc. Mọi người cần được lắng nghe để thấu hiểu và yêu thương nên tu tập hạnh lắng nghe là việc cần làm của mỗi người con Phật.

     Lắng nghe mình và người khác để hiểu và thương nhằm xây dựng hạnh phúc chính là từ bi, ban vui cứu khổ, là học theo hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Cuộc sống với các đặc điểm của xã hội hiện đại đã biến con người thành những ốc đảo. Dù có thể kết nối, liên lạc với mọi người ở khắp nơi trên thế giới, song con người ngày càng cô đơn hơn bởi sự bế tắc, không hiểu được nhau giữa những người thân trong gia đình và thế hệ khác nhau trong xã hội. Những “hội chứng” nổi loạn, phá phách của tuổi trẻ hay buồn bã, bi quan của tuổi già cùng tất cả những biểu hiện suy đồi, thực dụng, tiêu cực v.v… của đời sống hiện đại phải chăng là phản ứng quẫy đạp khi không thiết lập được cảm thông? Theo Phật giáo, thực tập hạnh lắng nghe có thể hóa giải và trị liệu những “hội chứng” này, giúp con người xích lại gần nhau, hiểu và thương nhau hơn và đó cũng chính là quà tặng “cam lộ” của Đức Bồ tát Quán Thế Âm đến với mọi người.


*Phước Viên

Biết tu là bớt khổ - TT. Thích Thông Phổ