Tuesday, November 12, 2013

Khai thị - HT Tuyên Hóa

"Ta có họa lớn vì có thân này,
Thân ta chẳng có thì họa sao còn?" 

Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong chuồng Ngũ Uẩn. Vì không thoát đặng nên ở trong vòng Ngũ ấợm này mà phát sinh đủ thứ chấp trước, đủ thứ phân biệt, đủ thứ vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được.
Trong Phật Giáo nói về Khổ thì khi trước tôi đã nói về Tam khổ rồi; bây giờ nói về Bát khổ. Bát khổ này bao quát tám loại; thực tế không phải chỉ có tám khổ thôi, mà có vô lượng vô biên nỗi khổ.
Bát khổ là gì? Ðó là: Sinh, lão, bịnh, tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấợm xí thạnh khổ, Cầu bất đắc khổ. Tám cái khổ này làm hại con người trên thế gian nhiều lắm.
1. Sanh khổ: Con người sinh ra là đã chịu khổ nạn vô cùng rồi. Khi còn trong bụng mẹ, mẹ ăn đồ lạnh thì con cảm giác như là ở trong núi tuyết vậy; mẹ ăn đồ nóng thì con tưởng như ở trong núi lửa vậy. Rồi đủ chuyện không như ý phát sinh. Ðến lúc sinh ra thì cũng như bi ép giữa hai hòn núi vậy; nên con nít sinh ra là khóc oa oa: "Khổ quá! Khổ quá!" Ðó là vì con nít muốn than khổ nhưng không biết nói nên chỉ khóc.
Nếu con người không có thân thể thì không có cảm giác đau khổ gì cả, nhưng khi có thân thể thì có đủ thứ cảm giác thống khổ. Nên lúc sinh ra cũng giống như lúc con rùa bị rứt khỏi mu vậy. Thống khổ khó mà nhẫn nại được.
2. Tử khổ: Có sinh thì phải có chết. Lúc chết thì Tứ Ðại phân tán, bị gió nghiệp thổi đi. Ðau khổ đó thật khó mà diễn bày được.
3. Bịnh khổ: Thân thể con người do đất, nước, gió, lửa giả hợp mà thành. Nếu lửa nhiều thì nước ít, nếu gió nhiều thì đất ít, nếu nước nhiều thì lửa ít. Tứ Ðại không điều hợp, không quân bình thì tự nhiên sinh bịnh; có bịnh thì có đau đớn.
Con người mà đầu đau, chân nhức hoặc là tay, lưng, tỳ, vị, thận,... sanh bịnh đều có nguyên nhân của nó. Nếu kẻ nào mà hiếu sắc thì thận dễ bị bịnh; kẻ tham tài thì tim dễ bịnh, kẻ thích nóng giận thì gan rất dễ bịnh, kẻ nào buồn phiền thì phổi dễ sinh bịnh, kẻ nào lòng chứa oán ghét thì tỳ dễ sinh bịnh. Tâm, can, tỳ, phế, thận có bịnh đều do hận, oán, não, nộ, phiền sinh ra. Người có tâm sân hận thì hại trái tim, người có tâm oán nặng thì hại tỳ, người có lòng buồn rầu lo lắng thì hại phổi, người có lòng nóng giận nhiều thì hại gan, người có lòng phiền nhiều thì hại thận. Nên Bốn Ðại không điều hợp thì do hận, oán, não, nộ, phiền, và thất tình tác quái. Nếu vui nhiều quá, oán hận nhiều quá, buồn bã rầu rĩ nhiều quá, sợ hãi nhiều quá, hoặc là dục vọng nhiều quá đều làm cho Tứ Ðại không điều hợp, sinh ra đủ thứ bịnh hoạn. Có bịnh thì rất dễ già, nên sau khi bịnh rồi thì tới lão.
4. Lão khổ: Khi già thì mắt hoa, tai điếc, răng rụng, chân run, thân thể đứng không vững nữa.
Sinh, lão, bịnh, tử, là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, phát sinh ra đủ thứ phiền não.
5. Ái biệt ly khổ: Vì sao mình làm người? Bởi vì mình có ái, có yêu nên mới tới thế giới Ngũ Trược này. Nếu yêu đương mà ít thì mình không sinh vào thế giới này đâu, mà sẽ sinh về Cực Lạc Thế Giới, Lưu Ly Thế Giới, hoặc những thế giới khác.
Cổ nhân nói rằng: "Ái bất trọng bất sanh Ta Bà, Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc." (Ái tình không nặng đâu sinh Ta Bà, Nghiệp chướng chẳng hết sao về Cực Lạc?) Nghiệp hết, tình không, thì thành Phật; nghiệp nặng, tình nhiều, tức là phàm phu. Kẻ phàm phu thì bị tình ái làm mê loạn, không phá thủng nổi lưới tình, lại cho rằng ái tình là cao quý nhất. Người đời cho rằng ái tình trai gái là chuyện hết sức quý giá. Kỳ thật, ái càng nặng thì tình càng thâm, càng hãm mình vào vòng ngu si mê muội. Có kẻ biết là bẫy rập nhưng rồi cũng chui vào lưới tình. Con trai, con gái khi trưởng thành rồi thì chỉ nghĩ tới chuyện mau mau mà kết hôn. Thật là quen đường cũ quá rồi! "Ái" là thứ tình cảm quyến luyến. Có người thì yêu tiền, có người thì yêu sắc. Tiền tài là vật ở ngoài thân, sắc đẹp thì cảm nhận ở trong lòng. Tình cảm quyến luyến cũng là do yêu thương mà ra.
Tinh thần đau khổ thì tâm không tự tại, đủ thứ khó chịu là cũng vì có ái tình này. Ái biệt ly khổ là cái khổ chia ly khi hai người đang thương yêu nhau. Hai kẻ yêu nhau như keo sơn, như cá với nước, thì đột nhiên có chuyện xảy ra khiến họ bất đắc dĩ phải chia tay. Họ lâm vào tình cảnh thật khó ly biệt, khó chia tay; còn có nỗi khổ nào bằng không dễ khống chế được, cho nên gọi là Ái biệt ly khổ.
6. Oán tăng hội khổ: Khi mình gặp mặt nói chuyện với người có nhân duyên thì cảm thấy rất dung hợp, làm việc với nhau rất dễ dàng, không có xung đột. Nhưng có những người khi mình mới gặp mặt thì cảm thấy không có nhân duyên, muốn ghét họ liền, nên mới tìm cách tránh mặt đối phương, tìm chỗ khác để đi. Nào ngờ tới chỗ khác cũng lại gặp kẻ đó! Mình càng ghét họ bao nhiêu thì càng đối đầu với họ bấy nhiêu. Ðó cũng là một nỗi khổ.
7. Cầu bất đắc khổ: Có mong cầu là bởi có lòng tham. Tham mà không thỏa thì sinh phiền não, cho nên đó cũng là khổ. Cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu sắc mà không được thì khổ, vì chẳng thỏa mãn tâm nguyện mình muốn.
Cầu mà được cũng chưa kể là sung sướng. Thí dụ như khi chưa kiếm được tiền thì sợ là không kiếm được; khi kiếm được thì lại sợ sẽ mất đi, cho nên ngày đêm đề phòng. Bởi vậy, cầu được đã là khổ, mà cầu chẳng được lại càng khổ hơn! Do đó đối với việc khác, cứ theo đây mà suy ra. Chưa có thì sợ không kiếm được, có rồi thì lại sợ mất. Ðó đều là trạng thái lòng không bình thản, không tự tại, không an lạc.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấợm tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; cũng gọi là Ngũ Uẩn. Nó là thứ rất khó hàng phục, rất khó có thể thấy nó là không. Ngũ ấợm này phừng phừng phát hiện giống như lửa vậy, thiêu đốt tâm thần của mình, làm mình thống khổ vô vàn. Nếu mình có pháp An tâm, pháp An thân thì tám cái khổ này chẳng thể động chạm tới mình đặng; nên nói: 
"Lão Tăng tự hữu An thân pháp,
Bát Khổ giao tiên dã vô phòng."
Dịch là: 
"Sư già vốn có phép An thân,
Tám khổ chằng chịt chẳng nhằm gì."

Không có ai là hoàn hảo .....


Monday, November 11, 2013

Cha bất lực nhìn con bị siêu bão Haiyan cuốn trôi

Khi nhìn thấy những cảnh khổ đau này , mình hết dám sân, si  , lúc nào cũng dán chữ tử trên trán mà ráng niệm Phật lo tu , những vị tu thiền định lâu năm bảo sau này sẽ khổ lắm , thiên tai , chiến tranh rất nhiều , chết 1 lần là chết có chùm , chính vì thấy nhiều cái chết thê thảm qúa nên con người ta mới bỏ ác làm lành thì từ từ mới bớt thiên tai . Có gặp bất cứ  gì nhớ niệm Ngài Quán Thế Âm nha các bạn , Ngài rất linh , như hôm qua mình đi nghe pháp , trên đường về vì vượt đèn đỏ nên bị xe cảnh sát  rượt theo , hoảng qúa mình niệm Ngài Quán Thế Âm cầu cứu , mà linh ứng thật , tự nhiên ông cảnh sát khg phạt mình gì cả , mình sợ nhất là bị trừ điểm bằng lái tội vượt đèn đỏ , rất nặng . Mình cám ơn rối rít ông cảnh sát , mà nhiều lần cái mạng này cũng được Ngài Quán Thế Âm cứu , cho nên mình phải sống và tu để trả ơn cho Ngài chứ , Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát .

Cha bất lực nhìn con bị siêu bão Haiyan cuốn trôi ( phải lúc đó người cha này biết niệm Ngài Quán Thế Âm thì có lẽ sẽ cứu được con mình )
Có lẽ suốt cả đời này Marvin Isanan sẽ không thể nào quên được giây phút cả ba cô con gái, trong đó đứa nhỏ nhất mới 8 tuổi, bị bão cướp khỏi tay anh. Thi thể của hai đứa út đã được tìm thấy, còn cô con đầu vẫn không biết còn sống hay đã chết.
 -image-1384065697175
Người sống sót đi qua những xác người và rác thải ngổn ngang trên đường phố Tacloban. Ảnh: CNN
Không có ngôi nhà nào ở thành phố ven biển Tacloban, Philippines, với 200.000 dân này thoát được sức cuồng phá của siêu bão Haiyan. Những người sống sót lội qua biển nước cao ngang thắt lưng trong một khung cảnh tiêu điều, xe cộ bị lật ngửa, các cột điện và cây cối ngổn ngang.
Hôm qua, các con đường đều không thể đi qua được, tất cả mạng lưới liên lạc, ngoại trừ điện thoại vệ tinh, đều bị cắt đứt, thực phẩm, nước uống và thuốc men đều hiếm hoi, và đã có những báo cáo về nạn cướp bóc.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những gì tồi tệ nhất sau khi cơn bão mạnh nhất năm đi qua Tacloban. Những người dân đi bộ hàng tiếng đồng hồ đến các điểm cứu trợ ở sân bay thành phố đã kể những câu chuyện xót xa hơn.
Marvin Isanan cho biết ba cô con gái 8, 13 và 15 tuổi, đều bị cuốn trôi khỏi tay anh khi nước lũ ào đến. Anh và vợ, Loretta Isanan, chỉ mới tìm thấy thi thể của hai con gái nhỏ tuổi.  
"Con gái đầu vẫn mất tích". Isanan nói trong nước mắt. "Tôi hy vọng con bé vẫn còn sống". 
Một phụ nữ tại sân bay kể rằng cô đã thoát chết bằng cách trèo lên mái nhà. Và cũng từ vị trí này, cô phải chứng kiến biết bao thi thể đồng bào của mình trôi qua trước mắt.
Gwendolyn Pang, Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Philippines, ước tính khoảng 1.000 người đã mất mạng ở Tacloban và thêm 200 người nữa ở đảo Samar gần đó.
Sân bay thành phố phải lập một nhà xác tạm thời. Ở bên trong có một nhà nguyện nhỏ cũng đang chứa 9 thi thể bị phủ kín. 5 người trong số này là trẻ em.
Tỉnh Samar và thành phố Tacloban, thuộc tỉnh Leyte, thuộc các đảo phía đông Philippines là khu vực đông dân cư đầu tiên hứng chịu sự tàn phá của cơn bão Haiyan hôm 8/11. 
Hàng triệu người sống dọc bờ biển, nhiều người chỉ sống trong các ngôi lều thô sơ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cơn bão tấn công thành phố đúng vào thời điểm mạnh nhất với tốc độ hủy diệt.
Theo CNN, sân bay Tacloban hiện chưa sẵn sàng để tiếp nhận các máy bay cứu trợ, dù các trực thăng quân sự đã bắt đầu công tác cứu hộ từ hôm qua. Cây đổ, rác thải chắn hết các con đường đến sân bay, khiến việc cứu hộ tiếp tục bị trì hoãn.
Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết đang cân nhắc việc dùng thuyền, nhưng cũng phải mất ít nhất một ngày rưỡi mới tiếp cận được khu vực này.
Người dân Tacloban hiện vẫn tạm thời xếp hàng ở sân bay để nhận thực phẩm. Tuy nhiên, các nguồn lực có sẵn đang được phân phát không đủ với nhu cầu lớn của người dân. Một số người lùng sục trong các đống rác bên đường để tìm thức ăn, nước uống hoặc thậm chí là người thân mất tích.
"Lần cuối cùng tôi nhìn thấy cảnh tượng này là sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004", Sebastian Rhodes Stampa, Trưởng nhóm Điều phối viên Đánh giá Thiên tai của Liên Hợp Quốc được cử đến Tacloban nói. "Đây là một sự hủy diệt trên diện rộng".