Friday, March 28, 2014
CHÂN THÀNH LÀ SỰ KHÔN NGOAN CAO CẤP
Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt…
Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng “Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”
Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.
Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.
Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ”khôn” để cầu lợi.
Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.
Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng “Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”
Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.
Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.
Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ”khôn” để cầu lợi.
Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.
Hãy điều khiển cảm xúc của mình
Trong cuộc sống, khi bạn bị đau đớn, bị phê phán hay bị hạ nhục bởi hành động của kẻ khác, bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Bạn mất bình tĩnh và trả thù một cách giận dữ hay nuốt hận mà giữ kín trong lòng? Sau đó, bạn có thấy bực mình mỗi khi nghĩ về chuyện ấy và nó gây ảnh hưởng xấu đến tâm tính của bạn? Nếu là một người bình thường thì rất khó kiểm soát tốt những cảm xúc dưới loại hoàn cảnh này. Tuy nhiên, với một người tu tập tốt, người ấy sẽ có khả năng giáp mặt nỗi khổ cực một cách ung dung và xử sự với sự bình tĩnh lớn trước cơn khủng hoảng.
Có một câu chuyện như thế này: Một ngày nọ, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ, và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích Ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: “Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói, xin đến lần nữa. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.
Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”
Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta.
Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc. Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói “cám ơn” với ông kia.
Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi :”Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à ?”.
- “Đúng”.
- “Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?”Anh này trả lời: “Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ ?”
Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình và để cho những cảm xúc mình bị chế ngự.
Có một câu chuyện như thế này: Một ngày nọ, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ, và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích Ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: “Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói, xin đến lần nữa. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.
Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”
Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta.
Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc. Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói “cám ơn” với ông kia.
Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi :”Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à ?”.
- “Đúng”.
- “Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?”Anh này trả lời: “Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ ?”
Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình và để cho những cảm xúc mình bị chế ngự.
Buông tay
Một cô nàng lên núi gặp nhà sư. Cô nói:
- Thưa Thầy, con muốn buông vài thứ mà không thể.
Nhà sư đưa cô gái cầm 1 cái cốc rồi liên tục rót nước sôi vào đó. Khi nước nóng đầy cốc, tràn cả ra tay, cô gái thả ngay cốc nước xuống. Nhà sư từ tốn :
- Đau rồi tự khắc sẽ buông. Vấn đề là, buông rồi thì tay vẫn đau và vết bỏng vấn lên sẹo. Vậy tại sao cứ phải chờ tổn thương thật sâu rồi mới buông ?!
- Thưa Thầy, con muốn buông vài thứ mà không thể.
Nhà sư đưa cô gái cầm 1 cái cốc rồi liên tục rót nước sôi vào đó. Khi nước nóng đầy cốc, tràn cả ra tay, cô gái thả ngay cốc nước xuống. Nhà sư từ tốn :
- Đau rồi tự khắc sẽ buông. Vấn đề là, buông rồi thì tay vẫn đau và vết bỏng vấn lên sẹo. Vậy tại sao cứ phải chờ tổn thương thật sâu rồi mới buông ?!
Subscribe to:
Posts (Atom)