Saturday, July 11, 2015
Tại sao chúng ta lại cãi nhau ?
Cãi nhau kiểu dắt dây :
Cãi, nôm na là lời qua tiếng lại, xoay quanh những vấn đề bất đồng. Nếu cãi dừng lại ở duy nhất nội dung đang mâu thuẫn, bằng tinh thần xây dựng - có sự lắng nghe, thấu hiểu, nhìn nhận để thấy được ai đúng ai sai - thì cuộc cãi nào cũng đều cho kết quả tốt đẹp. Nhưng thực tế, các cuộc tranh cãi hầu hết đều rơi vào bế tắc vì chẳng ai nhường ai, vì mâu thuẫn liên tục bị mở rộng, đẩy đi xa quá. Dẫn dắt đến sự bế tắc này là do cái tôi không chịu hạ nhiệt của cả hai người. Cái tôi “to đùng” ấy, với sự giận hờn, bất bình có sẵn, đã xác tín một điều: tôi đúng - anh( cô ) sai.
Khi tranh cãi, thì thường “dắt dây” từ vấn đề này sang vấn đề khác; khiến chẳng những không giải quyết được “đề tài gốc” gây bất đồng, mà còn lôi thêm nhiều chuyện khác ra để tay đôi, nhằm quả quyết “tôi đúng”.
Kiểu cãi vã dắt dây hầu như là kịch bản chung thường gặp và khó tránh. Khi tâm trí bị lôi kéo bởi tâm lý muốn gây hấn và cái tôi sẵn sàng gào thét cho đã nư, thì chỉ có... hạ nhục, gây tổn thương lẫn nhau; bằng cách moi móc bất cứ câu chuyện/vấn đề gì nằm chung trong quỹ đạo liên đới đến nội dung cuộc cãi; nhằm bảo vệ quan điểm. Để rồi, như vết dầu loang, chỉ cần châm ngọn lửa - thêm câu nói khó nghe, là bùng phát thành cuộc chiến. Mà cuộc chiến nào chẳng gây thương tích cho cả hai bên!
“Chặn… họng”
“Cãi được còn mừng!” - câu nói nghe… lạ tai nhưng đầy hờn tủi . Không cãi được, đồng nghĩa với không có cơ hội bộc bạch, giãi bày, lắng nghe; người không được cãi chỉ còn biết… ôm cục tức! Tính áp đặt, cái tôi “bề trên”, sự coi thường là căn nguyên của những cuộc cãi vã rơi vào bế tắc này.
Hậu… họa
Cãi tới bến hay cấm cãi thì vấn đề đang gây bất hòa cũng rơi vào ngõ cụt. Tùy tính cách, nếp gia đình mà 2 người có kiểu ứng xử riêng khi cãi nhau. Tuy vậy, dạng thức nào thì kết cục vẫn mang tính bạo hành; hoặc thể xác hay tinh thần, hoặc vừa thể xác vừa tinh thần mà đã vô thức “tặng” cho nhau.
Nếu như cuộc cãi vã không có điểm dừng, xung đột nối xung đột, tạo nên cao trào của lời qua tiếng lại là lớn tiếng chỉ trích, mạt sát, chửi bới lẫn nhau; ai dám chắc một cuộc “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” không nằm trong “kịch bản”. Đó là lúc sự tức giận, bất bình choán ngự, như bóng ma thúc giục, bùng phát thành hành vi để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực. Tương tự, sau mệnh lệnh cấm cãi, tuy không thành cuộc chiến, nhưng thương tích lắm khi còn nặng nề gấp bội; với những tổn thương, tức tối, buồn tủi, cảm giác bị coi thường, rẻ rúng. Và, không ai dám chắc sự tích tụ của tức/tủi do mất quyền cãi đó không có một ngày sẽ bị trương phình, bung vỡ.
Chung sống đòi hỏi phải hiểu nhau. Ở đó, sự chia sẻ, giãi bày, lắng nghe trong mọi tình huống, kể cả tranh luận, cãi vã đều là chiếc cầu nối đi từ bất hòa sang thấu hiểu.
Nhưng, cãi nhau xem ra vẫn cứ lôi thôi, nhiễu sự. Bởi thế, nghe 2 người cãi nhau, người ta hay hình dung một kết thúc tiêu cực. Nghệ thuật cãi nhau, nhắc hoài mà mấy ai hiểu được!
Nói tóm lại , đa số sự cãi nhau là do hiểu lầm , do nghĩ xấu người đối phương , do sự đa nghi ....do thiếu sáng suốt , thiếu sự thông minh nhìn nhận ra vấn đề , nhưng điểm lớn nhất là do 2 người có 2 lối suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau , ví dụ như là 1 người thì nói đi hướng đông đúng , người thì nói là đi hướng tây đúng , thế là cãi nhau cho tới mình đúng mới chịu thôi :)) ..... hay là người thì nói tu theo tịnh độ thì đúng , người kia thì bảo tu thiền mới đúng vì Phật hồi xưa tu thiền mà , thế là cãi nhau chí choé , nhưng đâu biết Phật đã dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn để tu mà , vì ta chỉ biết có 2 pháp môn thôi :)) cho nên cứ cãi nhau chí choé cả ngày , cuối cùng chỉ là thiếu trí tuệ mới có sự cãi nhau mà thôi ......cho nên là "người trí " thì nhớ đừng cãi nhau nghe hihi (the end ) ...nhớ đừng cãi nhau , chỉ wánh nhau phù mỏ thôi ( just kidding )
Subscribe to:
Posts (Atom)