Mình copy lại bài này chỉ vì có 1 câu mà mình kết thui : Ví dụ ta thấy người con gái kia rất béo thì có thể nói rằng: “Cô thật béo và giảm béo đi” thì phải nói là “Ngày trước cô nhất định là người thon thả”. .... gặp mình nhớ nói dzậy nhá nhá nhá .... hix ....
Nói là một nghệ thuật đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng. Cũng cùng một sự việc, một nội dung nói nhưng chỉ cần thay đổi cách nói hiệu quả đã là khác biệt. Vậy làm sao nói chuyện hiệu quả nhất?
(1) Đừng đứng trên quan điểm cá nhân phán đúng hay sai
Trong cuộc sống, mỗi người có một quan điểm khác nhau nên khó có thể nói ai đúng ai sai. Trong tâm trí của ta luôn hình thành một bộ quy tắc đánh giá của bản thân về các sự vật và sự việc. Chính điều đó là ta luôn mong muốn phán đoán. Tuy nhiên, hoàn cảnh người ta không thể nắm rõ, chuyện người ta không thể hiểu sâu. Nếu đi đâu ta cũng giữ thói quen phán đoán thì dễ gây ấn tượng xấu với người khác. Lần sau khi gặp khó có thể tránh những cảm xúc thiếu tích cực ngôn ngữ sẽ tỏ ra không có thiện cảm.
(2) Hãy lắng nghe chân thành và tôn trọng người nói
Khổng Tử từng dạy: “3 người cùng đi và 2 người kia đều là thầy ta”. Trên thế giới này chẳng thể tìm được 2 người giống hoàn toàn nhau. CŨng như chẳng thể tìm được 2 phương pháp giải quyết công việc giống nhau hoàn toàn. Vậy nên, hãy tôn trọng đối phương.
Tôn trọng giúp bạn có thái độ tốt trong giao lưu, trao đổi thông tin.Tôn trọng giúp đối tác của bạn biết bạn là người chân thành.Tôn trọng có thể làm đối tác của bạn nhận ra nội tâm của bạn sâu sắc ra sao và chân thành thế nào.Hãy tự tôn trọng mình và người khác trước khi yêu cầu họ tôn trọng mình.
2. Tránh dùng từ thiếu tích cực
Theo các kết quả nghiêm cứu các nhà tâm lý học đã nhận ra: sử dụng từ người tích cực sẽ có kết quả tốt hơn việc sử dụng từ thiếu tích cực.
Vì từ ngữ tiêu cực tạo cảm giác khó chịu, lệch lạc còn từ ngữ tích cực có sức mạnh truyền cảm hứng, giúp người nghe hứng thú và dễ dàng tiếp nhận.
VD: “Mẹ không đồng ý con đi chơi” thì có thể thay bằng “Con nên suy nghĩ về việc ở nhà và giúp mẹ việc nhà”.
3. Thay đổi thái độ biểu đạt
Cùng một quan điểm nhưng thái độ khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Ví dụ ta thấy người con gái kia rất béo thì có thể nói rằng: “Cô thật béo và giảm béo đi” hoặc “Ngày trước cô nhất định là người thon thả”.
Cách biểu đạt có rất nhiều. Tuy nhiên, nếu xét tình huống trên thì người nghe thích bạn nói cách nào hơn? Chắc là thứ 2 phải không.
Trước khi ta bầy tỏ một quan điểm nào đó hãy nghĩ trước 3 giây. Có thể bạn sẽ tạo ra những ngôn từ thú vị hơn khi đã nghĩ kỹ.
4. Sử dụng phi ngôn từ
Phi ngôn từ là vũ khí mạnh của chính bạn. Nó gồm những chuyển động trên cơ thể, âm điệu, từ ngữ,… tạo thành một hệ thống nói lên quan điểm của người nói. Chỉ cần phối hợp một cách ăn ý các phi ngôn từ mới tăng khả năng diễ đạt tốt nhất.
Một nghiêm cứu từng chỉ ra: phi ngôn từ chiến tới 55% trong diễn đạt, giọng nói chiếm 38% và ngôn ngữ chỉ chiến 7% những gì bạn định nói mà thôi.
Nhưng nếu một người con trai nói với người con gái cộng thêm tay nắm chặt lấy cô ấy bạn sẽ hiểu người con trai tỏ tình với con gái
Nhưng nếu câu trên nói từ một người con gái cộng thêm ánh mắt nghi ngờ, miệng nhếc mép thì chứng tỏ người con gái đang nghi ngờ tình yêu của người con trai.
5. Gửi gắm tình yêu hy vọng tốt hơn ra mệnh lệnh
Ngôn ngữ mệnh lệnh làm người ta có thể chấp hành ngay nhưng tạo cảm xúc khó chịu cho người phải thực hiện.
Ví dụ thay vì nói: “Con phải dọn dẹp nhà cửa” thì hãy nói “Con đã lớn rồi và con là đứa con ngoan. Mẹ hy vọng phòng con sẽ luôn sạch sẽ”
Điều này sẽ tạo cảm xúc tích cực và tăng hiệu quả cho công việc. Thay vì ép một ai đó làm gì đó thì ta chỉ dẫn ra con đường để ai đó họ tự nguyện đi theo ta. Đây là điều vô cùng đặc biệt và hiệu quả tại nơi làm việc, trong gia đình, cuộc sống hàng ngày.
6. Lời nói dễ làm tổn thương người
Trong mọi câu chuyện, tùy việc mà ta có nhận xét đúng mực. Nhưng khi lúc. Tuy nhiên, chúng ta hay có thói quen khếch đại kết quả và làm nghiêm trọng hóa, quy chụp cho vấn đề.
Ví dụ: khi con làm vỡ cốc thì người gia trưởng sẽ nói: “Mày là đứa con vô dụng, trời sinh ra mày thật vô nghĩa, phá gia chi tử”
Suy nghĩ một cách thấu đáo một chút bạn sẽ thấy làm vỡ 1 chiếc cốc mà gọi đứa trẻ là vô dụng, phá gia chi tử thì cũng hơi quá đáng,
Thay vì nói thế sao bạn không nói: “Con có sao không. Lần sau cầm cốc cẩn thận hơn nhé. Con lớn rồi, bố mẹ vui khi con biết cẩn thận hơn”
Hãy ghi nhớ, luôn nói những điều tích cực. Không kết luận bất cứ việc gì, vật gì. Bất cứ cái gì trên đời này đều có thể thay đổi được hết. Đừng có quy chụp giới hạn suy nghĩ của bạn.
7. Cảm xúc không tốt thì nên dừng nói chuyện
Khi buồn, mệt, ốm, tức giận thì trí tuệ bạn sẽ giảm xúc. Các nhà tâm lý đã chứng minh, khi cảm xúc con người không tốt thì trí tuệ chỉ bằng một đứa trẻ.
8. Hài hước đúng lúc đúng chỗ
Chuyện hài giúp thư giãn, vui vẻ. Nhưng nó phải dùng đúng nơi, đúng chỗ.
Có câu chuyện thời xưa kể lại rằng: Lý Thế Dân cả đời ông là minh quân. Nhưng chỉ vì một câu nói bông đùa của đại thần mà ông đã giết nhầm một tướng quân.
Có lần, Lý Thế Dân nhận được tin tướng Vương Hòa ở biên quan muốn làm phản. Ông liền cho quân thần vào trong cung bàn bạc.
Lúc này, một viên đại thần tên Lý Triển vì đau bụng buồn đi đại tiện nên xin ra ngoài.
Lý Thế Dân cùng các đại thần đều căng thẳng bàn kế sách. Ai ai cũng có chủ kiến bất định chưa rõ quyết định cuối cùng.
Khi Lý Triển đi vệ sinh về, ông thấy vẻ mặt đăm chiêu của nhà vua cùng các đại thần nên muốn làm không khí vui lên một chút.
– Ác tật chi tổn thương thân ngộ quốc trảm chi tối giai (Gặp ác bệnh, hại thân, lỡ quốc sự, trảm là tốt nhất.
Ý ông lúc đó đang nhắc bệnh tiêu chảy của mình đã làm tổn hại thân thể mà lỡ quốc sự vậy mà vẫn chưa khỏi. Nhưng Lý Thế Dân thì chẳng hiểu vậy mà ông cho rằng Lý Triển bảo vua giết Vương Hòa. Ông nói:
– Vậy làm như ý khanh nhé
– Hoàng thượng thánh minh – Lý Triển trả lời.
9. Nhường thành tích là một nghệ thuật
Ai trong cuộc sống cũng thích được khen và khích lệ. Do vậy, nhường thành tích cho người cũng là một cách ta tự khích lệ mình.
Chẳng hạn khi chúng ta cùng nghiêm cứu tìm ra phương án giải quyết. Lúc nào đó chẳng may ta gợi ý người ta nghĩ ra thì ta nên nói: “Phương án của bạn rất sáng tạo, ta có thể làm thử” thay vì nói: “Tôi đã nghĩ ra giúp bạn”.
Nói điều khiến người ta yêu thích là cách biểu đạt khéo léo đòi ta phải tu tập hàng ngày. Tập quan sát, tập rèn luyện phát triển mình. Thường xuyên nghĩ lại những gì mình đã làm và tự ngộ ra mới sự trở thành chính mình vậy.
Nói lời hay với tâm thiện là điều đáng quý mà là người ai cũng nên có.
Hoàng Sâm, dịch từ Cmoney.tw