Saturday, November 19, 2016

Hỏi Sư Phụ về phương pháp niệm Phật



  Hôm nay mình gọi hỏi ông Sư Phụ về phương pháp niệm Phật thì được SP khai thị rất là hay .

    Mình hỏi SP là con có nghe vị Hòa Thượng kia giảng là khi niệm Phật thì phải ngồi yên và niệm , còn nếu đang làm việc nhà thì chỉ chăm chú mà làm thôi , chứ vừa làm mà vừa niệm Phật thì cái tâm nó phân phối ra nhiều vậy thì khg thể nhất tâm niệm Phật được .  SP mới bảo : con là Phật tử thì đâu có nhiều thời gian mà ngồi yên niệm hoài , vì vậy khi làm việc nhà hay nấu ăn này kia thì vừa niệm Phật củng được , niệm như vậy tuy là kết qủa khg bằng là ngồi yên 1 chổ niệm nhưng củng có phước có thể thoát được những nghiệp báo mà đáng lẽ hiện giờ phải gặp và trả . Còn ngồi yên tu niệm là giành cho những vị Thầy Cô tu trong Chùa , họ có thời khoá tu niệm nhiều hơn .

  Mình hỏi SP thêm nữa là con có nghe  Ni Sư kia nói là khi mà mở nhạc niệm Phật ra và niệm theo thì khi mất thân này sẽ tái sanh về cõi trời , vì tâm tuy là niệm Phật nhưng củng còn vướng mắc mê đắm theo tiếng nhạc . SP mới nói là đúng vậy , vì tâm còn vướng mắc theo tiếng nhạc nên sẽ tái sanh về cõi trời . Mình mới nói nhưng mà khi con khg có cái máy niệm Phật và con tự niệm lớn hay niệm thầm thì con bị vọng tưởng nhiều lắm , con khg cách nào tập trung vào câu niệm Phật nổi ? SP mới khai thị :  hiện giờ con giống như 1 người cần cây gậy chống đi qua sông , nếu bỏ cây gậy đó ra là con sẽ lọt dưới sông liền , vì vậy mà con cứ niệm theo máy niệm đi , tới khi nào thuần thục gom tâm về 1 chỗ rồi thì lúc đó có thể buông cây gậy ra mà khg bị ngã , lúc đó là có thể tự niệm mà khg cần có máy niệm theo .

    Mà niệm Phật này lạ lắm nha , nếu mà mình cố gắng niệm tới hết mức luôn , nghĩa là niệm ngày niệm đêm , niệm liên tục khg ngừng nghỉ thì khoảng 1 tháng là mình cảm thấy tâm gom về 1 chổ liền đó , hay lắm , khi có thực hành theo lời trong Kinh Phật đã dạy thì mình mới biết được sự vi diệu của câu niệm Phật . Nhớ hồi xưa có 1 thời gian tự nhiên mình thích tu thiền hơn là niệm Phật nên mình cứ hay cãi nhau với người bạn ( nói cãi thì củng khg đúng lắm mà phải nói là bàn luận với nhau :) ) người bạn thì  cứ nói là câu niệm Phật rất là nhiệm mầu , nếu ráng niệm nhiều thì khi mất thân này sẽ được về cõi Cực Lạc và lên đó tu tiếp tục , còn tu thiền là phải tái sanh lại cõi này , nhiều lúc quên tới già mới nhớ lại để tu thì  lúc đó đã qúa trễ rồi , tu củng khg kịp . Thế là mình củng cãi qua cãi lại nói này nói kia với người bạn tới khi có 1 lần mình nằm mơ thấy bị ai đó rượt giết mình , vì lúc đó đang tu thiền mà nên mình đâu có nhớ niệm Phật , thế là chạy gần chết trong mơ í , thức dậy mệt muốn chết , mồ hôi đầm đìa , sau đó mới suy nghĩ lại kiểu này khg ổn rồi , vì hồi xưa khi nằm mơ thấy cái gì sợ là mình niệm Phật liền và tỉnh lại rất nhanh , còn trận này thấy chạy có cờ trong mơ , mệt muốn tắt thở luôn ..... cho nên qua ngày sau đổi qua tu niệm Phật liền , nghĩ tu thiền luôn tới giờ  hihi ..... mà nói vậy chứ mỗi người tùy hạp với pháp môn nào thì cứ tu theo , tu sao mà thấy thoải mái trong tâm được nhiều an lạc và thanh tịnh thì cứ bám theo pháp môn đó mà tu , giống như leo lên đỉnh núi vậy đó , ai muốn đi bộ thì đi , ai muốn chạy xe lên thì chạy , ai muốn đi máy bay thì đi , miễn sao lên tới đỉnh núi là ok . Hoặc như là đi kiếm tiền , mỗi người đi làm ngành nghề khác nhau , nhưng tới cuối cùng thì có tiền đem về nhà thôi , người nào lựa đúng ngành nghề thì làm nhiều tiền , khg đúng ngành thì làm tiền ít chút , nhưng tới cuối cùng là có tiền đem về nhà thôi  :)  That's all folks :)

 PS : sẵn mình hỏi ông SP thêm  1 câu nữa , mình hỏi : sao con thấy SP đi tới đâu ai củng thích SP hết còn con thấy có 1 vài người già đi tới đâu ai củng muốn bỏ chạy hết , vậy bí quyết của SP là gì vậy ? Giùm chỉ cho con với ?  :)  SP cười và nói : SP tu biết bao lâu củng ráng mài dũa góc cạnh nhiều  rồi , và SP cứ xem tất cả mọi người cho dù là những người trẻ tuổi hơn SP thì SP củng coi họ như anh như chị của SP , còn những người ngoài đời họ khg biết tu , đi tới đâu củng cứ muốn làm ông cố nội , bà cố nội người ta khg à ,  đó là lí do mà mọi người khg dám ở gần là vậy , ở gần mắc công văng miễn và ăn đạn sao ...... háhá .... à thì ra là vậy , giờ này mình mới hết théc méc caí vụ này á nghen !  

KHÔNG NÓI DỐI - HT. THANH TỪ giảng



Nói dối có tánh cách đảo ngược sự thật để thu lợi về mình, hoặc làm hại người. Tâm tham và ác là động cơ thúc đẩy nói dối. Nếu nói thật sẽ mất quyền lợi, hoặc không hại được người, nên họ nói dối. Phật tử rất yêu chuộng sự thật, không có tâm tham ác, nên không nói dối. Nói dối như thế sẽ làm tổn hại giá trị của mình, vì sự thật khó bề giấu được. Khi giá trị mình mất, đâu có thể lấy tài sản, danh vị gì mua lại được. Để bảo vệ giá trị của mình, cũng không làm đau khổ cho người, Phật tử không nói dối và không tán thành nói dối. Nói đùa nghịch nhau chơi, không nằm trong phạm vi nói dối. Tuy nhiên, có khi Phật tử bất đắc dĩ phải nói dối, nhưng do động cơ từ bi vì cứu nguy cho người và vật.
Đã không nói dối, người Phật tử nói lời chân thật, khuyên dạy người nói lời chân thật. Cuộc đời đã điên đảo lắm rồi, chúng ta đừng làm cho nó điên đảo thêm. Sự thật thế nào, chúng ta trình bày như thế, may ra người ta còn tìm được lẽ phải, tránh khỏi oan trái cho kẻ khác. Mỗi người đều nói đảo ngược sự thật, tức xã hội này thành xã hội điêu ngoa, người sống ở đây không
còn ai tin được ai nữa. Sống mà xung quanh mình không tin được một người, thử hỏi cuộc sống ấy đau khổ đến ngần nào? Vì thế, người Phật tử cương quyết nói thật, giáo hóa người nói thật.

KHÔNG ÁC KHẨU - HT. THANH TỪ giảng



Ác khẩu là mắng nhiếc, chửi rủa, dùng những lời thô lỗ sỉ nhục người. Do tâm nóng giận xúi miệng nói những lời ác khẩu. Khi nói những lời nói ấy, khiến người ta đau khổ, tủi nhục, hận thù. Nếu chúng ta bị ai dùng một câu thô bỉ mắng nhiếc giữa đông người, không thể trả thù liền tại chỗ, về nhà suốt đêm không tài nào ngủ được. Mối hận ấy ôm giữ mãi, cho đến bao giờ trả thù xong mới hả dạ. Xét chúng ta như thế, suy người cũng vậy. Một câu nói ác khẩu gây đau khổ cho người, chuốc thù hận về mình, nên Phật tử nhất định không nói ác khẩu, cũng không xúi người và tán thành người nói ác khẩu.
Biết người đời ghét nói thô ác, chịu nghe nói mềm mỏng, chúng ta vừa tránh nói thô ác, vừa tập nói mềm mỏng. Lời nói mềm mỏng khiến người ta có cảm tình, khuyên dạy điều gì họ cũng nghe. Tập nói lời mềm mỏng thu hút cảm tình mọi người, để dìu dắt họ lần về đường đạo đức. Chỉ chịu khó tập lời nói mềm mỏng, tạo nên lợi mình, lợi người một cách hữu hiệu, thử hỏi còn tiếc gì chúng ta không cố gắng? Chẳng những mình cố gắng tập nói mềm mỏng, cũng khuyên dạy người nói mềm mỏng.

KỆ NIỆM PHẬT - ĐẠI LÃO HT. TRÍ TỊNH





Một câu A Di Đà
Không gấp cũng không hưỡn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ.
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ.
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội Sự thành tựu.
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng Lý Pháp thân hiện.
Nam-mô A Di Đà
Nam-mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm.