Thursday, March 29, 2012

Quên dạy con tự lập, mẹ lãnh đủ


Nhìn sàn nhà bừa bãi quần áo, bàn học của con vương vãi đồ dùng, trong khi cậu nhóc 7 tuổi thì luôn mồm réo mẹ cho uống nước, chị Dung nóng bừng mặt. Vừa mắng con chị vừa ân hận vì mình đã quá nuông chiều con nên ra nông nỗi này.
Cách dạy con "nhàn tênh" của người Pháp
3 điều bạn không bao giờ nên làm hộ con mình
Chị Dung (Thụy Khuê, Hà Nội) tâm sự, sau vài năm chữa hiếm muộn chị mới sinh được mụn con trai nên từ nhỏ chị rất nuông chiều cháu. Tất cả mọi việc cá nhân bé hầu như không phải tự làm bao giờ: từ xúc ăn tới rót nước uống, mặc đồ... Ngay cả việc nói năng, nếu thấy ai hỏi mà con ngại ngùng, chị thường trả lời thay vì nghĩ "trẻ con, ép nó nói phải tội".
Khi con lớn hơn chút, vào mẫu giáo lớn, nghe cô giáo góp ý bé ở lớp ăn rất chậm và không biết cách xúc, trong khi các bạn khác đã làm thành thạo, chị Dung cũng muốn rèn con cách tự ăn. Nhưng lúc thấy con ăn chậm và vương vãi, chị lại tặc lưỡi: "Ở lớp con đã không được chăm, về nhà lại thế nữa thì thể nào cũng yếu, còi".
Cũng vì lý do này, khi con vào lớp 1, cả hai mẹ con đều stress, không phải vì bé chậm đọc chậm viết mà bởi con không biết xin phép cô khi muốn đi vệ sinh, không thể tự ăn trong giờ nghỉ trưa... Ở nhà, cháu cũng không tự sắp xếp sách vở hay làm bất cứ việc gì.
"Có lúc mình muốn vỡ cái đầu. Giờ muốn bắt đầu dạy con tự lập mà không biết bắt đầu từ đâu, khi cháu đã quá quen được phục vụ mọi thứ rồi", chị Dung than thở.
Quen day con tu lap, me lanh du
Con gái chị Liên - một bà mẹ Việt hai con ở Thụy Sỹ - (lúc 9 tuổi) đang bê rổ quần áo vừa rút xuống từ dây phơi trong vườn vào nhà gấp. Ảnh: Blog của Mẹ Liên ròm.
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, bố mẹ nào cũng lo lắng cho con và muốn chăm sóc con tốt nhất, nhưng nuông chiều, làm thay con mọi việc chỉ tạo cho trẻ thói quen ỉ lại và gặp khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới.
Bà cho rằng, dạy con tự lập bắt đầu từ lúc trẻ còn rất nhỏ, và điều quan trọng là người mẹ phải vượt qua được chính mình. "Chỉ một việc nhỏ là rèn con ăn nhưng không phải ai cũng làm được. Người thì sợ con xúc lâu, làm đổ đồ ăn, người lại xót xa sợ con đói, ăn không đủ", nhà tâm lý chia sẻ.
Theo bà, trong việc này, nên cho trẻ ăn cùng bữa với các thành viên trong gia đình, hướng dẫn con cách xúc, ban đầu bé có ăn lâu hay làm rơi vãi đồ ăn thì cũng không cần quá bận tâm. Sau khi cả nhà đã ăn xong, cho con thêm 15-20 phút nữa, nếu trẻ không ăn hết cũng dọn đi, không cần ép bé hay tỏ ra sốt ruột, quát mắng. "Trẻ đói sẽ muốn ăn, đó là bản năng sinh tồn và bố mẹ đừng vô tình tước mất", bà nói.
Nhà tâm lý cho biết, trẻ con rất "nhạy", nếu thấy bố mẹ quá sốt sắng, nuông chiều, chúng sẽ sinh yêu sách, ỷ lại.
"Nếu rèn cho con vào nếp, sau này mẹ sẽ nhàn hơn và trẻ có ý thức tự lập, tự chịu trách nhiệm sẽ dễ thành đạt hơn trong cuộc sống", nhà tâm lý chia sẻ.
Chia sẻ trên Webtretho, thành viên có nicknam Jonhtom tâm sự, bé nhà chị mới 2 tuổi nhưng đã biết làm được nhiều việc: Tự đi vệ sinh, tự xúc cơm, chơi đồ chơi xong là cất vào chỗ quy định, khi ngã đau là tự đứng dậy ngay, không nhõng nhẽo hay đòi người khác đỡ dậy.
Để có được "thành quả" này, mẹ đã phải rèn bé từ khi con chưa tròn tuổi. Mỗi lần chơi xong, con thường vứt đồ lung tung thì mẹ nhắc, và hướng dẫn bé cất đồ chơi vào một chiếc rổ, thậm chí thực hiện nguyên tắc "nếu con không cất đồ gì thì lần sau không chơi". Mấy lần đầu, mẹ sẽ cùng làm với con và khen ngợi khi bé hoàn thành tốt. Dần dần, con quen nếp, không cần mẹ nhắc nữa.
Ngoài ra, lúc nhỏ, mỗi lần ngã, dù không đau, bé cũng không chịu đứng dậy mà cứ chổng mông lên kêu gào. Mẹ nhất định không đỡ lên mà chỉ khuyến khích: "con trai mẹ giỏi lắm, tự đứng lên được đấy", và bé làm ngay....
Chị Liên (một bà mẹ hai con đang sống ở Zurich, Thụy Sĩ) thì chia sẻ, nhiều mẹ dạy con nhưng không hướng dẫn cụ thể, và rồi lúc con lúng túng, làm không đúng thì lại la mắng, phàn nàn. Thực tế, muốn con biết tự làm nhiều việc, mẹ cần kiên nhẫn và cụ thể, từng bước một.
"Dạy con tự lập không có nghĩa là con phải làm hết mọi thứ trong khi mẹ đứng chỉ tay năm ngón. Tập cho con biết tự lập không dễ dàng, mà chính ra điều đó còn tập cho mình tính kiên nhẫn, không được la hét", chị nói.
Phó giáo sư Nguyễn Công Khanh, Đại học sư phạm Hà Nội cũng cho rằng, có thể để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể ngay khi trẻ 2-3 tuổi. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Cha mẹ hướng dẫn và giao cho trẻ tự lấy bô khi đi vệ sinh, tự rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo, tự gấp quần áo cất vào tủ, tự dọn dẹp đồ chơi…
Khi bé được 4-6 tuổi, bạn có thể dạy bé cách thu dọn phòng ngủ, gấp chăn màn, quần áo của bé, lau bàn ghế, giường tủ... thậm chí hướng dẫn bé rửa chậu, lau bồn rửa mặt và bồn tắm. Trẻ con rất thích được cọ rửa đồ. Những đứa trẻ 4 - 5 tuổi còn rất thích công việc phân loại quần áo sáng và tối màu để gấp, cất vào các ngăn tủ.
Khi bé 5–6 tuổi, bé có thể giúp việc rửa chén, bát. Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách làm từng công đoạn và giao từng phần việc cụ thể, chẳng hạn như gạt thức ăn thừa vào thùng rác, tráng bát bằng nước sạch... Khi trẻ 7-8 tuổi, chúng có thể tự mình chuẩn bị một bữa ăn...
Vương Linh
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Wednesday, March 28, 2012

BỎ ĐÓI PHIỀN NÃO


Viết bởi Thích Khánh Hỷ   
Những người mới bắt đầu hành thiền thường phân vân không biết hành thiền là gì.
 Hành thiền là cố gắng đối diện với phiền não, không nuôi dưỡng thói quen cũ.
 Nơi nào bất hòa và khó khăn, nơi đó là chỗ để hành thiền.
Khi hái nấm về ăn, không phải đụng thứ nấm nào bạn cũng hái. Phải hiểu loại nào
 ăn được,loại nào là nấm độc. Việc hành thiền cũng vậy, chúng ta phải biết mối
 nguy hiểm phải đương đầu khi hành thiền là phiền não. Phiền não chẳng khác
 nào rắn độc, phải biết nó để tránh nó.
Phiền não -- tham, sân, si -- nằm ở gốc rễ của sự đau khổ và tâm ích kỷ.
Chúng ta phải học cách chế ngự chúng, chiến thắng và thoát khỏi sự kiểm soát
 và điều khiển của chúng, để làm chủ tâm mình.
Dĩ nhiên cuộc chiến đấu này thật khó khăn. Khó khăn như phải xa rời người bạn
 thân đã sống với nhau  từ thời thơ ấu.
Phiền não chẳng khác nào một con mèo. Nếu cho nó ăn, nó sẽ quanh quẩn
bên ta. Đừng cho nó ăn, nó sẽ không quấy rầy nữa.
Lúc mới bắt đầu hành thiền không thể nào tránh khỏi nóng nực và
buồn chán. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ có phiền não nóng.
 Nhiều người nghĩ: "Tôi chưa bao giờ gặp phải sự khó khăn 
như vầy trước đây.
 Chắc có cái gì xẩy ra đây?" Chuyện này chẳng có gì lạ, vì trước đây
khi nuôi dưỡng phiền não,bạn đã đối xử nhẹ nhàng với chúng, vuốt ve,
 nuông chiều chúng. Như người bị thương bên trong mà chỉ đắp thuốc bên ngoài
 nên chẳng có cảm giác gì. Bây giờ mổ ra để trị tận gốc thì chắc chắn không
tránh khỏi đau đớn.
Muốn đề kháng lại phiền não thì bạn đừng cho chúng ăn, ngủ theo ý muốn
của chúng. Nhiều người cho làm như thế là tự hành hạ mình thái quá.
 Nhưng đó là điều cần thiết để có sức mạnh bên trong.
Bạn phải tự mình ý thức về mình. Luôn luôn theo dõi tâm, bạn có thể nghĩ rằng
 bạn chỉ nhìn vào kết quả mà không biết đến nguyên nhân. 
Giả sử cha mẹ có một đứa con, lớn lên nó không biết  kính trọng cha mẹ. 
Cha mẹ rất đau buồn và tự hỏi, "Không biết thằng này từ đâu đến đây?
" Thực ra, đau khổ của chúng ta đến từ sự hiểu biết sai lầm, từ sự dính mắc vào
 những hoạt động của tâm. Chúng ta phải huấn luyện tâm như huấn luyện một
 con trâu. Trâu là tư tưởng của chúng ta,và người chăn trâu là thiền sinh. 
Nuôi trâu và huấn luyện trâu là hành thiền. Với một con trâu được
huấn luyện thuần thục, chúng ta có thể thấy chân lý, chúng ta có thể hiểu
nguyên nhân của "tự ngã"của chúng ta và chỗ chấm dứt của nó, chỗ 
chấm dứt mọi sầu muộn. Nó không phức tạp đâu!
Mọi người đều có phiền não trong lúc hành thiền. Chúng ta phải hiểu chúng.
 Chiến đấu với chúng khi chúng hiện khởi. Đây không phải là chuyện suy nghĩ
 mà là chuyện thực hành. Cần phải có nhiều kiên nhẫn. Dần dần chúng ta sẽ 
thay đổi lối suy nghĩ và cảm giác theo thói quen của chúng ta.
 Chúng ta sẽ thấy biết bao đau khổ sinh ra khi chúng ta nghĩ đến danh từ
Ta và Của Ta.
Lúc ấy chúng ta sẽ không còn chấp nữa.
http://thienviendaidang.net/images/news/ngoithien1.jpg

Trích MẶT HỒ TĨNH LẶNG
Thiền sư Ajahn Chah
Tỳ kheo Khánh-Hỷ chuyển dịch
Nguyên tác: "A still forest pool -The insight meditation of Ajahn Chah", compiled and edited by Jack Kornfield and Paul Breiter

Tuesday, March 27, 2012

Bánh bò nướng – Thủy thực hiện


25032012 060[3]
Món bánh bò nướng này do một cô Phật tử thường làm để đãi mọi người ở chùa. Món này đắt hàng lắm, lần nào thấy cũng hết trước. Theo lời yêu cầu, DS đã xin được công thức, mến chia sẻ đến các bạn gần xa.
Nguyên liệu:
  • 6 trứng gà
  • 1 lon nước cốt dừa
  • 2 chén đường (nếu không muốn ngọt quá thì không đong 2 chén đầy)
  • 2 gói bột nổi hiệu Alsa
  • 1 bịt bột năng
  • 1 ống va ni
  • 1/3 muỗng cà phê muối
Cách làm:
1. Cho trứng và đường vào tô, đánh cho nổi. 
2. Trút nước dừa vào hỗn hợp trứng đường. Đánh tiếp cho đều. 
3. Tiếp đến cho hết nguyên liệu còn lại vào tô, đánh cho mịn.
Cách nướng:
1. Vặn lò 400 độ F (204 độ C) cho nóng lò trước (preheat). 
2. Cho bột vào khay nướng 20 phút. 
3. Vặn lò xuống 300 độ F (149 độ C), nướng thêm 30 phút hay cho đến khi vàng là được.
Chúc các bạn làm bánh bò nướng thành công.
Nam mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương

Bài học cho tình bạn

Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu . Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:

-Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:

-Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:

-Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:

-Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...

sưu tầm /