Friday, August 30, 2013

Cách làm bánh trung thu ngàn lớp cho mùa trung thu

Bánh trung thu ngàn lớp
Bánh trung thu ngàn lớp
Trước khi viết bài này mình đã làm tất cả là 4 mẻ bánh trung thu ngàn lớp này rồi. Rút ra khá nhiều kinh nghiệm nên hôm nay mới dám viết lại để bạn nào cần thì tham khảo nhé.
Bánh này thật ra là một dạng khác của bột ngàn lớp (puff pastry). Nếu như puff pastry của patechaud là cứ một lớp bột, một lớp bơ xen kẽ thì bánh này lại là 1 lớp bột nước xen kẽ một lớp bột dầu có nhuộm màu. Bánh này có thể nói tương tự như bánh pía (bánh lột da) nhưng trong khi vỏ bánh pía mềm thì vỏ bánh này giòn xốp hơn. Tuy nhiên nên ăn bánh này sau khi nướng trong vòng 3 ngày đổ lại thôi nhé, chứ để lâu vỏ hết giòn rồi ăn cũng hết thú vị.
Bánh này xuất phát từ bên China hay sao đó, dưng mà bánh trung thu truyền thống cũng từ China ra chứ nhỉ. Bánh trung thu này đặc biệt thích hợp cho những bạn ko mua được khuôn và ngại làm nhiều công đọan như bánh trung thu truyền thống và nhất là những bạn ko thích ăn nhân thập cẩm vì bánh này chỉ có thể đi chung với nhân ngọt (đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, khoai môn…)
Bánh có thể làm nhiều kích cỡ khác nhau nhưng theo kinh nghiệm, mình thấy làm bánh cỡ 70gr là chuẩn nhất.
I. Dụng cụ: vẫn những dụng cụ như lần trước nhưng có vài sự thay đổi nho nhỏ
- Đầu tiên là cái cân: bánh này nguyên vật liệu cần chính xác đến từng gram, nên một cái cân điện tử vẫn là cần thiết nhất nhé
- Cây cán bột.
- Màu thực phẩm, mình thích dùng màu dầu của Wilton. Bánh sau khi nướng lên màu rất đẹp mà mua chai wilton này cũng rất là tiếc tiền, 100k/lọ.
- Máy nhồi bột (cái này thì optional thôi hen) vì nếu ko có nhồi tay cũng được luôn.
II. Nguyên liệu
1. Phần bột nước:
- 115gr bột mỳ số 8.
- 20gr đường bột
- 40 gr bơ lạt để mềm ở nhiệt độ phòng
- 40 gr nước
2. Phần bột dầu:
- 98 gr bột mỳ
- 45 gr dầu ăn.
- khỏang 5 giọt màu tùy thích.
3. Phần nhân: nếu bột bánh màu xanh nên dùng nhân trà xanh, bột màu vàng dùng đậu xanh, bột màu đỏ dùng nhân đậu đỏ, bột màu tím dùng nhân khoai môn hoặc khoai lang tím. Còn nếu mà lười thì có thể làm nhân đậu xanh cho tất cả các màu lun.
Mình đã dùng nhân đậu đỏ rồi nhưng mà nhân sên xong ko được mịn như nhân đậu xanh vì đậu đỏ ko đãi vỏ được. Tuy nhiên ăn thì bùi hơn.
- 100gr đậu (xanh, đỏ, đen).
- 100 gr đường.
- 50gr dầu ăn chia làm hai phần. 25gr trộn với 30 gr bột bánh dẻo, 20 gr bột mỳ. 25gr còn lại bỏ vào chảo khi sên nhân.
- 1 thìa mạch nha.
Cách làm nhân: nấu đậu chín nhừ, nhão càng tốt. Xong xây nhuyễn với lượng đường trên. Sau đó, bỏ nhân lên chảo sên, cho 25gr dầu vào sên cho đến khi nào nhân ráo, tróc chảo. Cho tiếp lượng dầu ăn với bột vào, sên tiếp đến khi nhân đặc lại thì cho mạch nha vào rồi tắt bếp. Đợi nhân nguội rồi cân vo viên khỏang 35gr bao gồm cả 1/2 lòng đỏ trứng muối nha.
Với lượng nhân như trên mình làm được 10 viên nhân.
III. Cách làm vỏ bánh.
1. Trộn phần bột nước cho hòa quyện thành khối, không dính tay. Nếu có máy thì cứ cho nguyên liệu vào từ lỏng đến khô. Cái này phải canh nha,  nếu thấy nhão quá thì cho thêm ít bột. Nhưng nhìn chung là lượng này ok rồi ko nên cho thêm gì nữa nhé.
2. Phần bột màu thì cho dầu vào tô rồi cho vài giọt màu, trộn đều xong bỏ bột vào trộn đều là được.
Để bột nghỉ 10 phút
Bột nước rất dẻo vì có bơ. Bột màu không dẻo bằng vì chỉ có dầu ăn
3. Sau đó, chia bột nước và bột dầu ra làm 5 phần bằng nhau. Nhanh nhất là quăng từng cục bột lên cân xong rồi chia bột thành 5 phần.
4. Cán bột nước ra và bọc bột dầu vào trong. Nghĩa là bột dầu sau khi chia làm 5 thì vê tròn lại, rồi cán phần bột nước ra boc viên bột dầu lại, vê tròn –> Bây giờ chúng ta sẽ có 5 viên bột bự (bên ngòai là bột nước, bên trong là bột màu)
5. Cán cục bột bự ra theo chiều dọc rồi cuộn lại chặt tay. Xoay miếng bột 90 độ còn cán tiếp. Haizz, cái này hơi khó hình dung một chút nhưng mình ko biết dùng từ nào cho dễ hiểu hơn nữa. –> vậy ta được 5 viên bột đã cán xong lần 2 như này
6. Dùng dao sắc nhọn cắt đôi từng viên bột
7. Sau đó xoay mặt cắt xuống dưới, để mặt kia lên và cán bẹt ra thành hình tròn. Lần này cán nhẹ tay thôi để ko thì bột rách và ko tách lớp được. Chúng ta cán phần giữa dày hơn phần rìa chút xíu để còn bọc nhân.
8. Bỏ nhân vào bột, phần tâm xóay lên trên, phần vê nối phía dưới nhé. Nhớ đừng kéo bột mà vê tròn nâng niu như nâng trứng ấy. Chứ mạnh quá lại rách bột, đến khi nướng lòi cả nhân ra ngòai nhé.
9. Xếp bánh lên khay nướng, xịt nước vào lò và hâm lò trước 10 phút ở nhiệt độ 165 độ C.
10. Nướng bánh trong vòng 25 phút là bánh chín, lấy ra để trên giá cho nguội là có thể măm được rồi
Bonus: bánh trung thu ngàn lớp hình hoa ngũ sắc, cách làm tương tự nhưng cách nặn và tạo hình bánh khác chút xíu nhé
Tác giả: Leotina – World Cakes

Cách làm bánh nướng trung thu thật ngon

Bánh nướng trung thu có cách làm cầu kỳ hơn bánh dẻo, tuy nhiên, nếu kiên nhẫn, bạn sẽ làm được những chiếc bánh đặc biệt dành cho gia đình, bạn bè.
p
Bạn có thể làm bánh nướng với nhiều loại nhân, tùy theo sở thích của gia đình.
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- 300g bột mỳ đa dụng
- 40g dầu ăn
- 5 ml nước tro Tàu. Bạn có thể mua nước tro ở các cửa hàng bán hương liệu, nguyên vật liệu ở Hàng Buồm hoặc chợ Phùng Hưng, Cửa Nam.
- 200 ml nước đường đã sơ chế
Nguyên liệu để phết mặt bánh:
- 2 lòng đỏ trứng gà
- 10ml nước
Nguyên liệu để làm nhân thập cẩm bánh nướng cho 8 bánh nướng 150g:
- 100g hạt dưa tách vỏ, rang chín
- 100 hạnh nhân nguyên hạt rang chín, tách đôi
- 100g mứt sen, tách đôi
- 100g mứt bí
- 50g mứt gừng
- 100g vừng rang;
- Lá chanh thái chỉ
- 150g mỡ đường (mỡ luộc lên, thái hạt lựu ướp đường tỉ lệ 2:1, để trong khoảng 1 ngày
- 100g lạp xường
- 5 ml dầu mè
- Bột ngũ vị hương
- 10 ml nước cất hoa bưởi
- 1 ít muối
- Bột bánh dẻo để làm chất kết dính
- Nước đường
- Dầu ăn
Thực hiện:
Cách làm nước đường bánh dẻo để cho vào vỏ:
- Cho 1 kg đường cát vào 1 lít nước lọc rồi khuấy đều.
- Bắc lên bếp đun sôi thì tắt bếp, chú ý không quấy hoặc đảo trong quá trình nấu. Cách nấu nước đường dễ làm, nhưng nhược điểm là dùng cho bánh ăn ngay trong vài ngày.
- Nếu bạn muốn để bánh được lâu thì khi đun nước đường được 20 phút, bạn vắt nước cốt của 1 quả chanh vào nồi, để sôi lại 5 phút rồi tắt bếp.
Cách làm nhân:
- Trộn tất cả các nguyên liệu trong phần nhân với nhau.
- Bột bánh dẻo là chất kết dính nên sau khi trộn nhân xong, bạn cho vào sau cùng.
- Tiếp tục trộn, khi nào bạn có thể chia hỗn hợp thành những viên nhỏ, không rời tạc là được.
- Trứng muối đập lấy lòng đỏ, để vào rổ, rửa sạch dưới vòi nước rồi để ráo.
- Ngâm lòng đỏ trứng muối với rượu trắng và vài lát gừng.
- Vớt trứng muối ra để ráo, hấp trong vòng 10 – 15 phút.
Cách làm vỏ bánh:
- Cho bột mỳ vào một chiếc âu lớn, đồ dầu ăn, nước tro tàu và nước đường vào giữa.
- Trộn bột nhẹ nhàng, đều tay, rồi nhào từ từ đến khi bột mịn là được.
- Chia bột thành 8 viên nhỏ, đều.
- Cán mỏng bột rồi cho nhân vào giữa, túm bột lại, cho vào khuôn ấn chặt rồi gõ mạnh khuôn để lấy bánh ra.
Nướng bánh:
- Đánh tan 2 lòng đỏ trứng với 10 ml nước.
- Vặn lò nướng ở nhiệt độ khoảng 200 – 210 độ C.
- Xếp bánh lên khay đã quét qua dầu ăn.
- Nướng bánh trong 5 phút, khi bánh có mùi thơm và bắt đầu vàng là được.
- Lấy nhanh bánh ra khỏi lò, xịt một chút nước lọc lên bánh rồi để bánh nghỉ 5 phút.
- Sau đó lấy chổi quét hỗn hợp lòng đỏ trứng lên mặt bánh.
- Vặn lò nướng ở 220 độc C và nướng tiếp 3 phút.
- Khi bánh ngả màu vàng đậm thì tắt bếp, lấy bánh ra.
- Chú ý, nếu sau khi nướng lần 1, thấy bánh bị cứng thì nhúng bánh vào nước lạnh rồi vớt ra, để bánh nghỉ 10 phút mới nướng tiếp lần 2.
Linh Phạm

Wednesday, August 28, 2013

DEEP SINKHOLE SUDDENLY OPENS UP ON MAJOR NEW JERSEY HIGHWAY DAMAGING 18 CARS (FEB 22, 2013)





Khoảng 15 năm về trước , có ông kia ở VN coi bói rất hay , ông ấy nói với CN là xứ Mỹ là cái xứ mà " đất không có chân ", con cháu ông ấy mà muốn đi Mỹ là ông nhất định khg cho đi , cho nên đến giờ cả đám con cháu còn ở VN :) , hồi đó CN khg tin , nhưng giờ mới thấy nhiều nơi ở Mỹ tự nhiên bị lủng lổ thật sâu , có ông kia ở Florida đang ngủ trong nhà bị sụp đất mất tích ổng và cái phòng luôn , thấy ghê qúa , bởi Đức Phật nói mình đang sống ở đây như là ở trên nhà lửa , khg biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì nữa ? Vậy mà mình cứ nhởn nhơ lo chơi tối ngày , chả biết trời trăng chi cả , tới chừng nào bị trôi mất hẳn hay :)

Tuesday, August 27, 2013

Con cái và cha mẹ

   Ajahn Jayasaro Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ


Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tại Anh Quốc.  Năm 1979, ông tham dự khóa thiền tích cực với Sư Sumedho.Tháng 9, năm đó ông đến Thiền viện Wat Pa Pong ở miền Đông Bắc Thái Lan, nơi ông đã thọ giới xuất gia với vị Thiền sư trưởng lão nổi tiếng, ngài Ajahn Chah và tu học theo Truyền Thống Forest Tradition, là một truyền thống thuộc Phật giáo Nguyên Thủy.
Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin trích dịch một phần nhỏ trong quyển Daughters & Sons, của Sư Ajahn Jayasaro để tặng các bậc cha mẹ và con cái Việt Nam.

   Tôi nghĩ hẳn là mẹ tôi đã phải chịu bao khó nhọc khi mang thai tôi.  Lúc đầu bà bị hành buồn nôn mỗi sáng, thời gian sau thì đi đứng trở nên khó khăn.  Mọi chuyển động đều đau đớn và không thuận lợi.  Nhưng mẹ tôi đã chấp nhận cái khổ này vì bà tin rằng có điều gì đó rất đáng công, và điều gì đó chính là tôi.
   Khi còn nhỏ, việc gì tôi cũng phải nhờ đến cha mẹ, vậy mà không hiểu sao tôi coi chuyện đó là bình thường –phải đâu bổn phận của họ là phải cung cấp, cưu mang, còn tôi chỉ có quyền nhận?  Sau này, tôi có duyên được tu tập theo Phật giáo để phát triển một nơi nương tựa thực sự ở bên trong, vì cha mẹ tôi đã tạo cho tôi một chỗ nương tựa bền vững, đáng tin cậy ở bên ngoài khi tôi còn trẻ.  Họ đã thiết lập cho tôi một nền tảng vững bền để tôi có thể toàn tâm toàn trí tu tập, chiến đấu với uế nhiễm.
   Năm 20 tuổi, tôi đến Thái Lan để thọ giới xuất gia.  Cha mẹ tôi không phản đối vì họ muốn cho con trai có thể sống theo ý nó muốn và được hạnh phúc.  Cha mẹ tôi đã chấp nhận việc này và buông bỏ tất cả mọi kỳ vọng họ đã đặt vào tôi.  Năm ngoái, mẹ tôi đã thú nhận rằng ngày tôi ra đi là ngày buồn nhất trong đời của mẹ.  Nghe vậy tôi rất xúc động.  Điều gây ấn tượng ở tôi là mẹ đã rất chịu đựng và che giấu nỗi khổ đau này suốt hai mươi năm vì mẹ không muốn tôi phải bức rức vì chuyện này.
   Sau khi đã trở thành một tu sĩ, đôi khi tôi không thể không tự trách mình.  Khi còn sống bên cạnh mẹ cha, mỗi ngày tôi đều có cơ hội để làm điều gì đó,  hầu đáp lại chút tình thương mà họ đã dành cho tôi, nhưng tôi hầu như chẳng làm gì cả.  Giờ tôi ước muốn bày tỏ lòng biết ơn bằng trăm ngàn cách thì lại không thể vì tôi đã là tu sĩ và sống cách xa họ hàng ngàn dặm.  Thật đáng trách.  Tôi chỉ còn có thể làm những gì mà các vị tu sĩ vẫn làm hơn hai ngàn năm nay, là rải tâm từ đến cho họ mỗi ngày.
   Ở Thái Lan chúng tôi thường nghĩ tưởng đến ‘boon khoon’ (công ơn) cha mẹ.  Boon Khoon là niềm tin rằng mỗi khi ta nhận được sự giúp đỡ, lòng tử tế của ai đó –nhất là khi được ban tặng- là chúng ta đã mang một cái ơn.  Thiện nhân là người biết trọng ơn nghĩa, và ơn nghĩa sâu dày nhất trong tất cả mọi ơn nghĩa là ơn nghĩa đối với cha mẹ.  Đức Phật đã dạy chúng ta phát triển lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, và ý hướng đáp trả ơn cha mẹ bằng những phương cách tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện.
   Lúc nhỏ, tôi đã không được dạy dỗ về các giá trị này.  Dĩ nhiên, trong nền văn hóa phương Tây cũng có tình thương yêu, gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nhưng nói chung sự quan tâm, lòng biết ơn lẫn nhau thường ít được coi trọng.  Trong khi các giá trị khác như là tự do cá nhân, tính tự lập thì lại được chú trọng hơn.  Tình cảm thâm sâu, gắn bó giữa cha mẹ và con cái có thể cũng được nhiều người cảm nhận, nhưng nó không được truyền thông rộng rải như một đạo lý chung trong xã hội như trong văn hóa Phật giáo, thí dụ như ở Thái Lan.
   Việc chúng ta phải coi trọng công ơn cha mẹ có thể được tìm thấy trong giáo lý của Đức Phật về Chánh kiến trong đời sống thế tục, nền tảng giúp ta hiểu điều này điều nọ trong cuộc sống.  Trong kinh điển Pali, Đức Phật dạy rằng ta phải tin rằng cha ta là thật, mẹ ta là thật.  Có thể bạn sẽ bỡ ngỡ khi đọc điều này phải không?  Tại sao Đức Phật phải dạy chúng ta một điều quá hiển nhiên?  Có ai không biết rằng mình được sinh ra trong cõi đời này là vì cha mẹ mình thực sự có?
   Chúng ta cần phải hiểu rằng những lời dạy đó chỉ là ẩn dụ thôi.  Điều Đức Phật muốn dạy là chúng ta cần phải biết rằng có một ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, một ý nghĩa mà ta phải chấp nhận và tôn trọng.  Mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái thật sâu sắc và huyền bí.  Đức Phật dạy rằng không có nghiệp báo nào nặng hơn hành động giết cha hay mẹ.  Trong từ ngữ Pali đó là anantariya kamma –nghiệp này nặng nề đến nỗi người gây nghiệp không thể nào tránh khỏi những hậu quả gớm ghê, dầu người đó có thật tâm hối hận đến mức độ nào.  Như thế khi Angulimala có thể trở thành một vị A-la-hán dầu đã giết 999 người, thì điều đó sẽ không thể xảy ra nếu ông giết chỉ một người, mà người đó là cha hay mẹ ông.
   Đức Phật không dạy về mối liên hệ thâm sâu này như là một phương tiện thiện xảo để quảng bá các giá trị trong đời sống gia đình.  Nhưng đó là một chân lý vượt thời gian mà Ngài đã khám phá ra và sau đó truyền dạy lại vì lợi ích của chúng sanh.  Giáo lý quan trọng đó dạy rằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rất sâu dày và có thể đã diễn ra qua nhiều kiếp sống.  Do đó, chúng ta phải chấp nhận, tôn trọng, và gìn giữ mối liên hệ đó.
   Tóm lại, có thể nói rằng được sinh ra trong kiếp này là để chúng ta tiếp tục ‘bổn phận còn dang dở’ đối với mẹ cha.  Có khi công việc còn dang dở này được thể hiện ra một cách không tốt đẹp, như khi đứa bé bị cha mẹ bỏ rơi, hay bị cha mẹ bạo hành thân xác hay tâm hồn.  Có những hoàn cảnh như thế, và dường như ngày càng nhiều hơn.  Nhưng những điều tệ hại mà cha mẹ có thể mang đến cho con cái như thế cũng không xóa bỏ được mối liên hệ thâm sâu này.  Kiếp sống này chỉ như là một cảnh trong vở tuồng nhân sinh dài dẵng, chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trong những kiếp quá khứ.  Sống trong một xã hội nhân ái, dĩ nhiên chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm phạm.  Chúng ta phải tỏ rõ việc không thể chấp nhận những điều đó, và phải đối xử với các bậc cha mẹ phạm tội này đúng theo quy luật xã hội hiện hành.  Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải bảo vệ tâm khỏi sự sân hận và thất vọng bằng cách tự nhắc nhở rằng chúng ta chỉ thấy một phân cảnh ngắn của một vở trường kịch, mà phần lớn đều xa tầm mắt nhìn của ta.  Quán chiếu dựa trên chân lý này giúp nạn nhân của những việc bạo hành, xâm phạm có thể tìm được phương cách để tha thứ cho những người có liên quan.
   May thay, có rất ít các cha mẹ hoàn toàn nhẫn tâm với con cái. Phần đông, như các kinh điển đã nói, cha mẹ đều như các đấng Phạm Thiên đối với con cái, với tình thương yêu không lay chuyển, với tâm từ bi và niềm hoan hỷ.  Trong một số kinh, Đức Phật đã dạy chúng ta làm thế nào để đáp trả tấm lòng trời biển của cha mẹ. . . .
    Đức Phật thuyết rằng nếu có người muốn trả ơn cha mẹ bằng cách cõng cả hai lên vai, cả trăm năm, tận tụy phụng dưỡng họ, dầu họ có tiểu tiện trên vai; hoặc dâng tặng cho cha mẹ bao của cải, mang đến cho cha mẹ bao chức quyền, địa vị cao sang –dầu người con có thể làm tất cả những điều này cho cha mẹ, người đó vẫn chưa thể bù đắp cho những gì mà cha mẹ đã làm cho họ.
   Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có hoặc ít có lòng tin vào Phật pháp, thì  người con có thể khơi dậy lòng tin đó nơi cha mẹ, hoặc nếu cha mẹ không biết tuân giữ giới hoặc trì giới không nghiêm mật mà người con có thể giúp cha mẹ chuyển đổi, sống đạo đức: thí dụ người con có thể giúp cha mẹ keo kiệt tìm được niềm vui trong việc bố thí, giúp đỡ người khác hay giúp cha mẹ phát triển trí tuệ để chiến thắng tâm uế nhiễu, chấm dứt khổ đau, thì người con đó đã hoàn thành được những nhiệm vụ được coi là thực sự trả được công ơn mà người đó đã mang đối với cha mẹ. . . .
   Cách hành xử của con cái đối với cha mẹ thay đổi theo từng gia đình, vì điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố; thí dụ như số con cái trong gia đình, độ tuổi của con cái; con cái còn sống trong gia đình hay đã ra riêng, ở gần hay ở xa cha mẹ, vân vân.
  Khi cha mẹ già yếu, người con có hiếu phải chăm sóc họ.  Nếu thực sự điều này không khả thi (chứ không phải là viện lý do), thì họ phải thăm viếng cha mẹ thường xuyên, hay chí ít cũng phải gọi điện thoại hay viết thư thăm hỏi cha mẹ đều đặn, cũng như thông tin cho cha mẹ biết cuộc sống của mình thế nào.  Biết rằng con cái vẫn tưởng nhớ, quan tâm đến mình là liều thuốc có thể mang đến cho cha mẹ tâm bình an, liều thuốc này còn hiệu lực hơn cả các loại thuốc do bác sĩ kê toa.  Chúng ta phải giúp đỡ cha mẹ trong tất cả khả năng của mình.  Khi cha mẹ đau yếu, nếu ta có thể giúp tiền chữa bệnh thì quá tốt, nhưng nếu ta nghèo, không thể làm điều đó thì hãy mang đến cho cha mẹ những gì ta có –thí dụ như thời gian.  Hãy ngồi bên họ, đọc cho họ nghe hay chăm sóc họ theo cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm (thí dụ tắm rửa, làm vệ sinh, đút ăn hay bóp tay bóp chân cho họ) –những việc làm này đối với cha mẹ đôi khi còn giá trị hơn tiền bạc hay bất cứ món quà vật chất nào mà ta dành tặng cho họ.
Diệu Liên Lý Thu Linh
Vu Lan 2013