Thursday, February 27, 2014

3 năm bắn chim bị "báo oán" 18 năm đau đớn

3 năm bắn chim bị "báo oán" 18 năm đau đớn

3 năm bắn chim bị "báo oán" 18 năm đau đớn

 .
Khi còn nhỏ, tôi sống ở tỉnh Quảng Đông. Thời gian đó và ở nơi đó, tôi đã gặp chuyện nhân quả báo ứng mà chính bản thân tôi bị. Trải qua hơn 20 năm vở kịch kinh hoàng nầy mới được diễn xong, máu và nước mắt đã làm tôi tỉnh ngộ, nhận thức của tôi thay đổi 360 đô.
Vì không muốn ai dẫm lên vết xe đổ của tôi, tôi xin viết câu chuyện có thật của bản thân mình, để mọi người đừng làm cái việc như tôi đã từng làm, và đây cũng là cũng cách sám hối mà tôi đã thực hành bao năm nay.

Năm 1960 vì hoàn cảnh khó khăn, tôi buộc phải nghỉ học khi đang học trung học phổ thông. Từ Quảng Xuyên, tôi trở về quê hương để phụ gia đình làm rẫy. Do còn quá trẻ, nhận thức kém, tôi suốt ngày sống buông lung không có mục đích. Lúc bấy giờ đang là thời kỳ ‘Cách Mạng Văn Hoá’, ở thôn quê gần 10 năm thì mọi tín ngưởng tôn giáo đã bị dẹp sạch hoàn toàn. Thanh thiếu niên lớn lên chỉ tin khoa học, tuyệt đối không được tin Phật, tin Nhân-Quả. Đương nhiên tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Do cuộc sống quá vô vị, tẻ nhạt, tôi nghĩ phải tìm cách giải trí gì đó để kích thích cuộc sống. Vả lại lúc đó vật chất, thực phẩm vô cùng thiếu thốn, thèm thịt còn hơn thèm á phiện nữa, do đó tôi tích cóp tiền trong nhiều năm mua được cây súng hơi. Từ khi có súng, tôi lấy việc bắn chim làm thú vui, bắn được chim tôi liền đem về làm thịt, ăn cho có thêm chất dinh dưỡng.

Hai ba năm sau, nhờ bắn chim nhiều nên kinh nghiệm càng dày dạn, tôi trở thành xạ thủ bắn chim có tiếng, Tôi thường nấp vào những đám ruộng hoang, bên rừng cây, hoặc vào trong núi để tìm chim bắn. Chỉ cần nghe thấy chim hót trên cây, tôi liền mò đến và giương súng bắn; trong nháy mắt viên đạn trong nòng súng của tôi đã ghim vào con chim. Máu nó tuôn chảy, nhỏ thấm vào lá cây, một lúc sau mới rớt xuống, nhưng mắt của nó vẫn giương to không chịu nhắm lại. Hình như nó còn luyến tiếc bầu trời trong xanh, cánh rừng tươi mát, đàn con dại trong tổ đang chờ mẹ, cha đi kiếm mồi về, hay là nó không nhắm mắt vì thù hận tôi?

Có nhiều khi con chim bị bắn trúng, rơi xuống đất, vẫy cánh yếu ớt vài cái rồi mới chết, lông mao bay tứ tung, máu chảy nhầy nhụa. Có những con chim chỉ bị thương, nó cố dùng chút hơi tàn để chạy trốn; thì tôi đuổi theo ngay, quyết không để nó trốn thoát. Có khi đuổi mệt quá, tôi liền cho nó ăn thêm một viên đạn nữa. Cũng có khi tôi lần mò theo vết máu để tìm, rất nhiều con chim khôn lắm, biết trốn vào cỏ, khi tôi phát hiện ra thì thấy nó đang giẫy giụa, miệng há hốc, máu trong miệng túa ra... Thế mà tôi nào biết thương nỗi thống khổ của nó? Lúc ấy tôi chẳng mảy may động lòng hành động tàn nhẫn của mình, cũng không hề có cảm giác tội lỗi, mà còn cho đó là thú vui nhất trên đời, nên càng ra sức bắn giết. Tôi có thể bỏ cả ngày đi săn lùng chúng mà không thấy mệt mỏi.

Vì đã giết quá nhiều chim, cho nên bất luận tôi đi đến đâu, trên tay có cầm súng hay không, tất cả chim muông vừa thấy tôi là tự dưng chúng đều bay mất dạng. Thậm chí, có những đàn chim rất lớn, chúng đang tìm mồi, vừa thấy bóng dáng tôi từ xa là chúng lập tức bay ngay; động tác của chúng vô cùng vội vàng, chẳng những vậy mà chúng còn hốt hoảng kêu la nữa.

Do vô minh, tôi không biết rằng do sát khí của mình quá nặng khiến chim muông vừa thấy bóng tôi liền chạy trốn vì quá sợ hãi. Thời gian tôi bắn chim không lâu, chỉ trong khoảng ba năm, từ năm 18 tuổi cho đến năm 20 tuổi, nhưng vì là tay thiện xạ, lại rất say mê, nên số lượng chim trời bị tôi bắn rất nhiều, có ngày bắn được mấy chục con. Không có người thân bên cạnh, người trong làng cũng không ai khuyên bảo, tôi lại càng dấn thân sâu vào tội lỗi. Mãi sau, tôi dần nhận thấy hành động của mình quá tàn nhẫn, tôi mới bỏ việc bắn chim.

Một lần nọ, tôi tình cờ gặp được một người bị dân trong làng cho là "gàn dở mê tín" và "côn đồ". Tôi và ông ta cùng đi chung một đoạn đường. ông kể cho nghe một chuyện có liên quan đến báo ứng. Thú thật, lúc ấy những tư tưởng được nhồi sọ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã ăn sâu trong trí nên tôi không một chút tin tưởng vào lời ông. Nhưng, sâu trong tâm khảm tôi, vẫn còn lắng đọng âm hưởng những gì ông nói, tôi thường thấy bất an vì những hành động trước kia của mình. Tôi bắt đầu đi tìm người để thỉnh giáo. Nhưng những người trong làng họ đâu có tin tội phước, đâu có tin Nhân-Quả Báo-Ứng, biết hỏi ai bây giờ?

May sao, giữa cánh đồng có một ngôi miếu bị bỏ hoang, trong ngôi miếu ấy có một ông lão ngày ngày lo việc hương khói, tôi liền đến thỉnh giáo.

Sau khi nghe tôi kể về những hành động tội ác trước kia của mình, ông suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Theo chỗ tôi được biết, vấn đề của anh thì nếu đã biết sợ tội ác, thì phải mau chóng quyết tâm sửa lổi lầm, lúc nào anh cũng phải có tâm nguyện: thà chết chớ không làm việc ác nữa, thì mới mong cứu vản bớt việc ác báo sau nầy.

Đó chỉ là lý thuyết, nhưng thực tế chẳng hề dể dàng, đơn giản như vậy.

Hai năm sau, tôi phát hiện ở hậu môn của mình có năm sáu cục trĩ, nó thường làm cho tôi đau đớn thống khổ vô cùng, nhất là những lúc đi vệ sinh. Trước giờ bệnh trĩ là căn bệnh mà mọi người thường gặp, chỉ cần tìm một vị bác sĩ chuyên khoa thì sẽ chữa bớt ngay. Tôi liền đi mời một vị bác sĩ giỏi về bệnh trĩ đến chữa bệnh.

Cách trị liệu của ông ta là dùng một loại thuốc nước có mùi rất thối xoa vào những cục trĩ đó, mục đích để cho thuốc nầy ăn mòn dần dần những cục trĩ. Hàm lượng thạch tín trong thuốc nước của ông rất cao (thạch tín là hợp chất Arsenium, ký hiệu As, màu vàng, vị đắng, rất độc). Mỗi ngày ông đến nhà để thoa thuốc, sau đó mỗi cục trĩ ông châm một cây kim. Nhiều năm lão luyện, tay nghề ông rất giỏi, cộng thêm ông dùng thuốc tê, vì vậy khi châm kim vào tôi không có một chút cảm giác đau đớn. Nhưng khoảng năm giây sau khi châm, tôi thấy trong tim hồi hộp khó chịu, hô hấp bắt đầu khó khăn, thấy trời tối sầm, tình hình không mấy khả quan.

- Không được rồi! Bác sĩ!...

Tôi dùng hết sức mới nói được mấy tiếng đó, nói xong tôi không còn sức để thở nữa. Lúc ấy trước mắt chỉ là màn đen tối mịt, dù tôi cố mở to mắt cũng không thấy được gì hết, tay chân run rẩy, rung lắc giống như thây ma treo cổ bị gió lùa; tiếp theo là co giật giống như người mắc bệnh kinh phong, cảm giác như bay lơ lửng trong không trung; tâm tôi tuy vẫn tỉnh táo sáng suốt, nhớ rõ từng hành động cử chỉ của mình, nhưng vô cùng khó chịu. Tôi nghe rất rõ tiếng hô hoán của bạn tôi đang đứng bên cạnh để chăm sóc:

- Bác sĩ! Không ổn rồi! Anh ta sẽ chết mất! Không cần thoa thuốc nữa! Hãy mau rút kim ra đi!

Anh ta la tiếp:
- Máu chảy ra nhiều quá kìa, Bác sĩ! Chất độc trong thuốc nước của ông đã xâm nhập vào máu của bạn tôi rồi...

Rồi anh ta làm náo động cả lên, cảm giác của tôi lúc đó rất lạ kỳ, tôi thấy hình như có người rót nước vào miệng cho tôi uống... Khoảng nửa giờ sau, tôi dần dần tỉnh lại. Kiểm tra lại, thì đâu có ai cho tôi uống nước lúc đó , và nguyên nhân là do vì muốn bệnh mau lành nên ông bác sĩ đã bỏ hàm lượng thạch tín vào trong nước thuốc khá cao, chất thạch tín theo cục trĩ xâm nhập vào mạch máu, mà mạch máu thì thông với tim, vì vậy mới khó thở khi thoa thuốc . Nhờ phước duyên, tôi đã trở lại từ cõi chết, đây là lần thứ nhất tôi nếm sơ mùi vị của cái chết.

Những lỗ kim châm lần này lại là nguyên nhân chính khiến cho sau nầy càng khó chữa trị. Trải qua 18 năm, những lỗ kim vẫn không lành, do trĩ ngoại liền với mạch máu nên những lỗ kim nầy giống như cái ống dẫn máu ra ngoài, do đó máu cứ liên tục chảy ra nhưng chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.

Do lần chữa trị đầu tiên đã mắc sai lầm, nên máu càng ngày càng ra nhiều, lúc bình thường thấy ít ra máu, lâu lâu mới chảy ra vài giọt. Nhưng khi đi đại tiện thì thật kinh hồn. Vừa ngồi xuống, thấy máu chảy ra như nước từ trong người chảy ra qua đường tiểu tiện, máu chảy mạnh giống như lúc bác sĩ châm kim vào. Máu chảy xong , tiếp theo là huyết tương chảy ra thành vòi (huyết tương là chất nước màu vàng của máu sau khi loại bỏ hết huyết cầu). Mỗi ngày tôi phải đi đại tiện một lần, mỗi lần như vậy đồng nghĩa là tôi mất cả một bô huyết tương.

Chỉ vài tháng sau, da tôi trắng bạch, tay chân run rẫy, mắt bắt đầu mờ dần. Nhiều người thấy tình cảnh như vậy họ thương quá, ai cũng bảo tôi đi mời bác sĩ về chữa, bằng không hậu quả khó lường được.
Tôi lại đi mời một vị bác sĩ giỏi về bệnh trĩ, ông ta là bác sĩ chuyên khoa rất nổi tiếng ở một bệnh viện lớn. ông bảo tôi hãy yên tâm, ông chữa mau và đặc biệt không đau, vì không tiêm chích chỉ thoa thôi. Ông dùng thuốc giã nhuyễn, mỗi ngày thoa lên cục trĩ, cục trĩ sẽ khô và tự rụng. Ông còn bảo đảm chỉ sau một tuần toàn bộ những cục trĩ của tôi đều rụng hết, mà vĩnh viễn không còn chảy máu nữa. Đương nhiên khi nghe vị bác sĩ nổi tiếng hứa như thế, tôi vô cùng vui mừng, đặt hết hy vọng vào ông.

Ngờ đâu, ngay đêm hôm đó, tôi rất muốn đi đại tiện. Nó thúc giục giống như bị tiêu chảy vậy. Tôi nhờ người bạn dìu đến nhà vệ sinh, mà hơn nữa tiếng không ra được một chút phân. Trải qua mấy tiếng, càng ngồi lại càng mắc. Tôi cố nhẫn nại ngồi, cho đến khi hai chân không còn cảm giác, đến nỗi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Anh bạn chờ lâu quá đã vào phòng ngủ một giấc, giật mình dậy mới dìu tôi vào phòng ngủ. Nhưng chưa kịp leo lên giường, tôi lại trở ra đi cầu tiếp... Cứ như thế , suốt đêm tôi cứ chạy đi chạy lại liên tục. Thống khổ đến mức chảy nước mắt, toàn thân run lên. Vậy mà sự thống khổ nầy kéo dài liên tục suốt 7 ngày đêm, mà thống khổ của đêm sau lại hơn đêm trước.

Trong lúc thống khổ cực độ, tôi ngước mặt lên hỏi ông trời:

- Ông trời ơi! Tôi đã phạm tội gì mà phải chịu thống khổ như thế nầy?

Dẫu bị như vậy, tôi vẫn chưa tỉnh ngộ đấy là lúc quả báo đến, sự trừng phạt giống như ở địa ngục.

Nhưng qua bảy ngày, tôi bỗng dưng dần dần khỏe trở lại, những búi trĩ cũng khô và rụng từ từ, máu không còn chảy nữa, tôi hết sức vui mừng.

Nhưng, chỉ 6 tháng sau, bệnh trĩ lại tái phát trở lại, chẳng những thế mà còn phát rất mau, máu cũng bắt đầu chảy ra như trước. Bi kịch tiếp tục tái diễn, tôi lại phải tiếp tục tốn kém tiền bạc để chữa trị
Ngày nào cũng chảy máu, thân thể tôi suy nhược đi hẳn, dẫn đến chứng mất máu kinh niên. Các búi trĩ làm tôi vô cùng khó chịu giống như bị lửa thiêu, dao cắt, tôi đau đớn trong từng giây từng phút không lúc nào yên. Biết bao nhiêu vị bác sĩ giỏi, nổi tiếng đều bó tay đành giương mắt nhìn tôi quằn quại trên giường mà không còn biết làm gì cả. Riết tôi cũng bị hội chứng sợ hãi bác sĩ, vì bao nhiêu người chữa thì bệnh cũng không bớt mà còn đau đớn đủ kiểu nên tôi quyết định không chữa trị theo y học nữa.

Cũng chính vì quyết định đó nên tôi lại bị điều tiếng thị phi trong làng là trốn tránh lao động (kỳ thực lúc này tôi cũng chẳng còn chút hơi sức để làm việc chi nữa). Thời đó là còn thời kỳ bao cấp, ai nấy cũng phải lao động sản xuất làm ruộng, rẫy nên việc tôi không chịu chữa chạy bác sĩ dấy lên mối nghi hoặc của người dân trong làng. Người thì nói: “Có bác sĩ mà không chịu chữa, vậy rốt cuộc nó bị bệnh thật hay giả?”, người khác thì bồi thêm: “Bệnh trĩ của nó là giả, trốn tránh lao động mới là thật!”

Sau đó, trưởng thôn, phó thôn, gọi bác sĩ lấy cớ cùng đến thăm tôi nhưng thật ra để dò la, điều tra. Biết mục đích của họ, tôi vào nhà vệ sinh đại tiện, giống như thường ngày, máu chảy ra cả một đống lớn rồi tôi gọi mọi người vào xem. Trưởng thôn vốn không tin tôi bị bệnh thật, nên vào xem ngay. Vừa nhìn thấy, ông vô cùng kinh hãi thốt lên: “Ôi máu ra nhiều thế này à!”

Sau đó, nể lời mọi người khuyên bảo tôi quyết định để ông bác sĩ, được cho là ‘thần tiên giáng thế’, chữa trị thêm một lần nữa. Than ôi, lại thêm một lần nữa, máu vẫn chảy, đau đớn vẫn còn nguyên, ông bác sĩ ‘thân tiên’ cũng đành bó tay rồi lặng lẽ bỏ đi.

Có lúc tôi chịu đựng đau đớn hết nổi, tôi khóc than rên la thảm thiết. Trên gò má, nước mắt trộn lẫn mồ hôi chảy ròng ròng, tóc tai bù xù. Tôi bấu chặt quần áo, mền mùng có lúc xé rách, hai chân đạp tấm nệm đến mức rách bươm, chẳng khác chi người điên là mấy. Ai thấy cũng đều lắc đầu thở dài, có nhiều người đã rơi nước mắt khi thấy cảnh thống khổ của tôi.

Trong lúc quằn quại trên giường chịu đựng đau khổ, tôi chợt phát hiện ra nếu để mông cao hơn đầu thì sự đau đớn sẽ giảm đi một ít, tức là nằm theo tư thế treo ngược. Tôi nhờ bạn tôi lấy mền gối chồng lên nhau, để lài lài giống như mái nhà,rồi tôi leo lên đó, đầu thấp xuống và nâng cao mông, như thế trồng cây chuối. Tôi không nhớ rõ mình trải qua bao nhiêu ngày đêm như vậy, tôi chỉ nhớ trừ lúc ăn cơm. đi vệ sinh ra, còn suốt ngày luôn sống với tư thế treo ngược kể cả lúc ngủ nghỉ.

Rồi đến một ngày, khi đang ở tư thế ‘treo ngược’ như thế, khi máu chảy ra đọng thành vũng rồi thấm vào mền chiếu, nằm trên vũng máu đỏ tươi, tôi thảng thốt nhận ra cảnh tượng đó rất giống những con chim trước kia bị tôi bắn giết, máu của chúng nó cũng chảy rớt xuống những cành, lá cây. Trời ơi! tư thế "treo ngược" của mình với tư thế những con chim bị tôi bắn trước đây không hai không khác. Đây không phải là quả báo nhãn tiền đó sao? Đúng là "Nợ máu phải trả bằng máu, Nhân-Quả công bằng, một sợi tơ cũng không sót ". Cái cảnh tôi đang chịu đựng trong đau đớn đó không phải là hình phạt trong địa ngục đó sao?

Tôi bắt đầu tỉnh ngộ ra rằng : Tất cả những nỗi đau khổ của con người chẳng phải do ông trời làm ra mà chính là những tư tưởng xấu, hành động ác mà con người đã tạo trong đời này hoặc trong đời trước mới là nguyên nhân con người phải chịu mọi thống khổ trong hiện kiếp. Muốn cải đổi vận mệnh chỉ có một con đường duy nhất là năng làm việc lành, tích chứa âm đức mà thôi.
Khi được thấu suốt, tôi đã không còn oán hận những vị bác sĩ đã ‘hại’ mình nữa, ngược lại, tôi lại vô cùng biết ơn họ, vì họ đã giúp tôi sớm trả xong món nợ máu. Nếu họ không chữa sai, có lẽ tôi còn mang bệnh tới già hoặc tiếp đến đời sau tiếp tục trả.

Sau khi có nhận thức đứng đắn về cuộc đời, tôi luôn luôn sám hối trong tâm, có lúc sám hối cho đến khi chịu không nổi khóc rống lên mới thôi. Tôi quyết tâm "lấy công chuộc tội". tự nhủ tranh thủ lúc còn trẻ, gấp rút lo tu hành để cải thiện vận mệnh đời mình. Sau đó tôi thường nhờ bạn bè đi mua động vật để phóng sinh, hằng ngày gặp những cơ hội phóng sinh cứu sinh vật là tôi đều không bỏ qua, đồng thời tôi cũng dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ người bệnh tật, nghèo đói. Tôi cũng thường ráng hết sức lực để bí mật đến ngôi đền giữa cánh đồng, lễ bái và cúng thí cho các oan hồn uổng tử ở mười phương, giúp họ được ấm no...

Nói ra cũng thật kỳ lạ, từ sau khi tôi bố thí phóng sinh, cơn thống khổ của bệnh trĩ của tôi dần dần giảm thiểu một cách rõ ràng, máu cũng chảy ít hơn, dần dần cách hai ba ngày, rồi đến một tuần mới phát một lần mà không cần tới thuốc men chi cả.
Nửa năm sau, bệnh bắt đầu bình phục, người tôi có da thịt trở lại, có thể đi lại mà không cần người dìu như suốt mười mấy năm qua. Tôi càng vui mừng nên ra sức làm việc thiện quanh năm suốt tháng như vậy. Bệnh trĩ từ tám, rồi mười ngày, một tháng, hai tháng mới phát một lần. Đến mùa xuân năm trước nó hết còn chảy máu và cơn đau hết hẳn. Tính ra từ khi phát bệnh cho đến khi lành hẳn hết cả thảy là 18 năm.

Bảy năm trước, tôi may mắn được đến Hồng Kông, nhưng còn may mắn hơn nữa là gặp được Phật Pháp. Từ đó niềm tin của tôi đối với Nhân-Quả báo ứng càng thêm kiên cố.

Tôi giác ngộ sâu sắc rằng: "Mục đích đời người, chẳng phải là tiền rừng bạc biển, nhà cao cửa rộng, hoặc danh cao chức trọng mới làm rạng rỡ tông phong. Chỉ cần siêng năng làm thiện pháp, tích chứa âm đức, không sát sinh, làm lợi vật lợi người, cửu huyền thất tổ nhờ đó mà được siêu thăng thì ta sẽ không thấy hổ thẹn một đời"


Lưu Tâm Bình
(Hồng Kông)

Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu.

Nhân loại thời nay hầu hết đều thích ăn thịt, dẫn đến xuất hiện tràn lan các bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường sỏi thận, bệnh tim, xơ cứng mạch máu. Ngạn ngữ có câu:
                     “Xưa nay trong một bát canh 
                     Oán sâu như bể hận thành non cao
                     Muốn hay nguồn gốc binh đao 
                     Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao? Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua  thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như thế mới cứu vãn được tai kiếp cho tương lai.
   

1. ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu
Thứ nhất: thức ăn chay không độc, thịt có độc
   Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả, sinh trưởng lớn lên từ đất, hoặc rong biển… đã nhiều dinh dưỡng lại không có độc tố. Những thực vật này giúp máu giữ được chất kiềm – đây muốn chỉ máu ấy trong sạch. Y học gọi là kiềm tính thực vật. Thực phẩm có thịt ăn vào có thể khiến cho máu mang tính chua – đây muốn chỉ máu ấy dơ, do đó thịt được gọi là thực phẩm mang tính chua. Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu. Như Hòa thượng Triệu Châu, một cao tăng Phật giáo đời Đường sống đến 150 tuổi. Hòa thượng Hư Vân thời cận đại sống được 120 tuổi. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Loan, nhờ nhiều năm trường trai, 95 tuổi mà vẫn sáng suốt. Những điều này đều là hiện thực chứng minh ăn chay mạnh khỏe, sống lâu. Lại như quán quân bơi lội Mậu-lâm-la-tư của thế vận hội Olimpic, lần đầu tiên, tốc độ của anh ta thật kinh người. Là vận động viên nổi tiếng nhất, anh ta là một người ăn chay. Theo báo cáo của Kiện Đức, một nhà hóa học trứ danh Pháp quốc, ông ta phát hiện thực phẩm thịt là một loại thực phẩm trúng độc mang tính chậm. Bởi vì xuất xứ của thịt là từ heo, dê, gà, vịt… mà động vật lúc vội vàng, giận dữ hoặc sợ hãi thì trong cơ thể sản sinh một vật tiết ra độc tố, độc tố ấy nhanh chóng truyền khắp các mạch máu vi tế và thịt trong toàn thân. Vật tiết độc chất này thông thường đều đầy trong cơ thể, tác dụng “cái mới thay đổi cái cũ” bài xuất ra ngoài, hoặc ra bằng đường đại tiểu tiện. Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào. Cho nên lúc nấu nướng, nên bỏ vào một ít gừng tươi, ớt hoặc rau xanh, đậu hủ, sẽ hóa giải bớt độc tố của thịt. Nếu nấu chỉ toàn thịt, không bỏ gừng, tỏi, rau... thì độc tố của thịt không được hóa giải, ăn vào sẽ có hại, lâu dài tất sẽ trúng độc mà chết.
  
Năm 1954, viện liệu dưỡng bệnh phổi Gia Nghĩa, Đài Loan có một bệnh nhân tên Quảng. Lúc rút quân khỏi Đại Lục, anh ta theo quân đội đến Đài Loan. Do suy dinh dưỡng, anh ta mắc bệnh phổi. Anh trai anh ta làm ăn buôn bán ở Hồng Kông. Mới đầu đến Đài Loan, không liên hệ được với anh mình. Sau liên lạc được, viết thư báo mắc trọng bệnh. Anh trai gởi đến cho một món tiền lớn. Có tiền, anh liền nghĩ đến bồi bổ. Bồi bổ bằng gì? Ăn gà! Thịt gà là bổ nhất! Ban đầu, hai ngày ăn một con. Ăn liền mấy ngày không thấy khởi sắc. Bồi bổ nữa. Mỗi ngày ăn một con. Ăn liền mấy ngày, sức khỏe lại càng suy nhược. Lại bồi bổ nữa. Một ngày ăn ba con. Phương pháp ẩm thực của anh ta thật đặc thù. Sợ dinh dưỡng của gà theo máu ra hết, vì thế anh nhét gà vào ống tre cho ngột chết, rồi bỏ vào nồi áp suất hầm, sau đó uống hết nước cốt. Uống một ngày ba lần như thế. Uống chưa được mấy ngày thì ôi thôi! Nguyên nhân đưa đến cái chết này của anh ta, lúc đó tôi chẳng hiểu gì cả. Về sau học Phật, nghiên cứu phương pháp ăn chay, mới hiểu được ông Quảng do ăn thịt trúng độc mang tính chậm mà chết. Không những súc sinh mà con người cũng thế. Con người lúc giận dữ, sợ hãi, sắc mặt bỗng chốc đỏ mặt tía tai hoặc nhợt nhạt, điều này đều do tinh thần bị kích động mà sản sinh độc tố, hiện tượng biến hóa trong máu. Độc tố này đối với phụ nữ còn phát sinh cả trong sữa nữa, nếu cho con bú sẽ nguy hiểm tính mạng. Trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao có kể câu chuyện thế này: có một phụ nữ người Âu, sau khi chăm chú nghe Ấn Quang đại sư khai thị lý giới sát ăn chay, bèn khóc rống lên. Bà ta đau xót cho hai đứa con trai của mình, chết do độc của sữa. Vốn là hai vợ chồng bà thường hay xảy ra bất hòa, cãi vã. Mỗi khi hai vợ chồng gầm thét như sấm, đứa bé sợ khóc thét lên. Là người làm mẹ, để con thôi khóc, lập tức vạch áo đút ngay núm vú vào miệng đứa trẻ, tuy đứa trẻ đã thôi khóc, nhưng từ đó cơ thể suy nhược dần, không bao lâu thì chết. Từ sự thật của hai câu chuyện này, có thể thấy: ăn chay không độc, thịt có độc. Tất nhiên, cần phải tức tốc giới sát ăn chay.

Thứ hai: Nhân loại nên ăn chay, chớ nên ăn thịt
   Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của trường đại học Ca-luân-tỷ-á Mỹ quốc, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống. Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”.

Thứ ba: Thức ăn thịt dễ dẫn đến bệnh tật
   Sự nguy hại lớn nhất đến sức khỏe của người già, trung niên là colesterin, mà hàm lượng colesterin tương đối có nhiều trong não, thần kinh, máu, nước mật, lòng vàng trứng và mỡ… của động vật. Colesterin là chủ thể cấu thành hocmon của tuyến thượng thận và vitamin D. Tố chất dinh dưỡng này, thanh niên, trung niên hấp thu một lượng vừa phải rất là hữu ích. Nếu trong máu của một người chứa colesterin quá nhiều, sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch, bệnh tim, bệnh cao huyết áp… Tuổi trung niên trở lên thì cơ thể, sinh lý có chiều hướng suy dần. Tất nhiên, cần phải tránh ăn nhiều thực phẩm thịt hàm chứa phong phú chất colesterin để giữ sức khỏe cơ thể.
Hiện tại, nguyên nhân tử vong đứng đầu ở Đài Loan là bệnh tim, huyết áp. Thống kê từ bệnh chứng, chứng tỏ người Đài Loan ăn thịt quá nhiều. Trong các cuộc báo cáo từ nhiều nghiên cứu khác nhau, đều đưa ra thịt có thể dẫn đến ung thư. Bởi vì thịt lúc chiên nướng, sẽ sản sinh ra một chất hóa học – chất dẫn đến bệnh ung thư nghiêm trọng này. Giả sử ăn thịt chiên nướng, một miếng bít-tết có thể tương đương với chất hóa học – khói của 600 cây nhang. Cho nên, ăn bít tết và thịt quay còn đáng sợ hơn hút cả một khối lượng lớn thuốc thơm. Kế đó, nếu heo bò mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh tương tự, ăn thịt của những con vật này, rất có khả năng sẽ bị truyền nhiễm. Lại nữa, có một số nhà chăn nuôi, để phòng súc vật nuôi như heo, bò, gà, vịt không bị truyền nhiễm bệnh dịch, đã bỏ thuốc kháng sinh trong thức ăn gia súc. Điều này khiến cho người ăn thịt cũng bị hấp thu rất nhiều chất kháng sinh. Về sau những người này mắc bệnh, thì kháng sinh và thuốc đặc hiệu của y bác sĩ dùng đều trở thành thuốc mang tính chống kháng vô hiệu hóa, làm cho không thuốc nào chữa được, bó tay chịu chết. Sinh mạng của những người này do thường ngày ăn thịt làm chủ.
Nguyên nhân tử vong lớn thứ hai ở Đài Loan chính là ung thư. Cồn có thể gây nên bệnh ung thư. Người uống rượu thường bị ác tính niêm mạc khí quản và phế nang tế bào, ung thư thực quản và khối u ác tính dạ dày gián tiếp gây nên ung thư gan, xơ gan cổ trướng. Giữa rượu và ung thư kết tràng, ung thư trực tràng có sự liên quan mật thiết. Cho nên, háo ăn thịt cá, lại thêm tham rượu, bằng với lửa đổ thêm dầu, nguy hiểm vô cùng. Có rất nhiều thực vật phòng chống khối u. Hễ những thực vật giàu vitamin A, C đều có thể dự phòng ung thư. Ví như xúp lơ, dưa bở, khoai lang, cà chua, hạnh tử, trái đào, bí rợ, rau chân vịt, bí đao, bắp cải, su hào, rau cải hoa, bưởi, ớt tươi, chanh, lê, quýt, đậu hà lan, dứa, dâu tây, cam đường, cà rốt, sữa bột… giảm mập. Người ăn chay không cần kiêng kỵ thứ nào. Người Mỹ đã từng điều tra thống kê, vi trùng bệnh trong cơ thể con người, hết 8 phần 10 là do truyền nhiễm từ thịt bò, và người bị bệnh phổi cũng có người do ăn thịt bò. Lại trong dịch Hổ Liệt La, có một loại tên gọi là Đồn Hổ Liệt La, đó chính là bệnh truyền nhiễm từ heo. Đan Mạch sau thế chiến thứ hai, để tái tạo lại đất nước, chính phủ nghiêm cấm nhân dân giết động vật làm thực phẩm. Qua năm thứ hai kinh tế phục hồi mới bỏ lệnh cấm. Ngờ đâu sau khi giải cấm, người dân trong nước mắc bệnh ngược lại cao hơn nhiều so với khi cấm lệnh sát sinh. Có thể thấy, ăn chay có ích, ăn thịt có hại. Lại nữa, trước thế chiến thứ hai, nước Bungari ở Châu Âu được gọi là “đất nước của trường thọ”. Trong 6.000.000 nhân khẩu của toàn đất nước, có đến 160 người thọ trên 100 tuổi. Nguyên nhân trường thọ ấy, qua kết quả của các nhà y học, 95% là ăn chay trường. Đây chính là ăn chay có thể khỏe mạnh, sống lâu.
Lại một chứng minh nữa: nhà dinh dưỡng học Kha-lâm-tư, Mỹ quốc nói: “Nhân loại nếu có thể bỏ ăn thịt, thì sẽ thu được lợi ích vô cùng”. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại, đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ lão hóa. Nay lấy ba cái này làm chuẩn, so sánh giữa ăn chay và ăn mặn, nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói: “Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, có thể làm cho máu mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao lượng lớn. Lượng canxi mất, tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mỏi mệt không sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôn ám và suy yếu. Còn ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực vật mang tính kiềm này, có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.
Trên đây, đã đối chiếu sức khỏe và tinh thần của người ăn chay và người ăn mặn, rõ ràng đã thấy: một giữ được vẻ thanh xuân, một suy yếu lão hóa. Sự láng mịn và xù xì của da, chỉ nhìn qua ta có cảm giác ngay là già hay trẻ. Cho nên, da thịt mịn màng là điều kiện chính của sự trẻ mãi. Ăn chay làm sao giữ được nước da mịn màng? Điều này cần phải nói từ thực phẩm dầu mỡ nào mà người ăn chay đã ăn. Giá trị dinh dưỡng của mỡ là: thứ nhất, cung cấp nhiệt năng. Thứ hai, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ nội tạng và làm tươi nhuận da. Thứ ba, giúp đỡ hấp thu vitamin. Chất mỡ quá nhiều làm cho người ta mập, dễ mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu não cho đến các bệnh tim, gan, phổi, thận… Nếu mỡ quá ít khiến cho người ta gầy gò, dễ mắc các chứng suy nhược cho đến các bệnh về da. Có hai nguồn mỡ: một là mỡ từ động vật, như mỡ của heo, dê và thịt mỡ, gọi là mỡ động vật. Hai là mỡ từ nhân thực vật, như dầu phụng, dầu đậu nành, gọi là dầu thực vật. Sự hơn thiệt của hai loại dầu mỡ này khác nhau rất lớn. Mỡ động vật là mỡ bão hòa, nhiều colesterin, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, cũng có lợi cho việc sinh sản ung thư tế bào. Dầu thực vật không phải là dầu bão hòa, có thể thúc đẩy tăng gia bài tiết tính chua của nước mật, làm cho colesterin xuống thấp, tránh được bệnh tim và các chứng huyết quản khác. Từ đó có thể thấy, người ăn chay sử dụng dầu thực vật, quả thật là một yếu tố lớn để khỏe mạnh tươi da. Hàm lượng dầu trong thực vật, nhiều nhất là ở hồ đào, chứa 66.90%. Thứ hai là đậu phụng, chứa 48.70%. Thứ ba là mè trắng, chứa 48.23%. Thứ tư là đậu nành, chứa 20.20%. Những dầu này đều không phải là dầu bão hòa, ăn vào có ích không hại. Hàm lượng mỡ trong động vật, nhiều nhất là ở thịt heo, chứa 57.80%. Thứ hai là thịt dê, chứa 25.00%. Thịt bò chứa 13.50%. Nhưng những loại mỡ này đều thuộc mỡ bão hòa, chứa rất nhiều colesterin, dễ dẫn đến bệnh tim, bệnh huyết quản. Nghe nói, ngày xưa nữ minh tinh điện ảnh Hồ Điệp, nhờ ăn chay trường, tuy đã ở tuổi “bảy mươi xưa nay hiếm”, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ xinh đẹp thuở thiếu thời. Đây là một chứng cứ ăn chay có thể không già.

2. ăn chay có thể phát triển trí tuệ
   Đại Đái Lễ Ký nói: “Ăn thịt dũng cảm nhưng hung hãn, ăn chay thông minh mà hiền hậu”. Đây là thuyết “ăn chay có thể phát triển trí tuệ”, thấy ở những sách tịch cổ đại Trung Quốc. Điều này cực kỳ quan trọng đối với thành phần tri thức trẻ. Rất tiếc những người đề xướng ăn chay sau này, phần lớn chỉ lập luận trên nhân quả nghiệp báo, giới sát hộ sinh, rất ít người lao vào nghiên cứu nguyên lý “ăn chay có trí”, làm lỡ cơ duyên ăn chay cho biết bao người.
Gần đây, tiến sĩ Bình Sơn Hùng của Viện Vệ Sinh Lập Công Chúng, Nhật Bản, với con mắt của nhà nghiên cứu học thuật, đã thấy được người ăn chay tham dục ít, người ăn mặn tham dục nhiều; người ăn chay tinh thần sáng suốt, người ăn mặn thần chí lơ mơ. Người ăn chay đầu óc nhạy bén, người ăn mặn tinh thần chậm chạp. Phát giác này của ông ta hợp với thuyết “ăn chay đa trí” của người xưa. Hiện tại, có cuốn sách nói về ăn chay, có nói y học gia hiện đại, không ngừng nghiên cứu khảo chứng, đã phát hiện được ăn chay có hai lợi ích lớn. Thứ nhất là ăn chay có thể phát triển trí tuệ và sức phán đoán. Ông ta nói: “Theo sự minh chứng trên, vấn đề sinh lý, sức hoạt động não bộ của con người, là do trong tế bào não có hai lực lượng chính phản tác dụng lẫn nhau, xung kích không ngừng trong bộ óc của con người, hình thành nên cái mà người ta gọi là “suy nghĩ”. Xung đột đến cuối cùng, có một phía giành được thắng lợi, đây chính là cái mà chúng ta gọi là “quyết định”. Nhưng muốn làm cho não bộ phát huy hết được hai tác dụng chính phản, thì cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho tế bào não. Thành phần dinh dưỡng này chủ yếu là phu toan, kế đó là vitamin B và dưỡng khí. Và trong thực vật thì ngũ cốc và các loại đậu chứa phu toan và các loại vitamin B phong phú nhất. Thịt đứng thứ hai và phân lượng rất ít, cho nên chỉ có người ăn chay mới có được năng lực não kiện toàn, mới có thể nâng cao trí huệ và sức phán đoán. Nhớ lại 40 năm trước, lúc chúng tôi còn ngồi ghế nhà trường, y học gia thời đó cho rằng, muốn phát triển trí huệ, cần phải ăn nhiều thực vật có chất phốt pho và sắt”. Căn cứ khoa học của ông ta là tế bào da của não thiếu chất phốt pho, nên ảnh hưởng đến năng lực của não. Thần kinh thiếu phốt pho sẽ truyền đạt chậm chạp. Thậm chí chất sắt, cũng là nhân tố chủ yếu nâng cao trí tuệ. Cơ thể con người nếu như thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, phát sinh các chứng bệnh chóng mặt, hồi hộp, hay quên, thân thể mỏi mệt. Những người như vậy thành tích học tập chắc chắn sẽ yếu. Thực phẩm có quan hệ mật thiết với việc học như vậy, nên giới học sinh trẻ không thể không biết lợi ích của ăn chay và vấn đề dinh dưỡng thường thức. Mỗi người đều mong muốn mình là người có trí tuệ bậc nhất trên đời, đặc biệt đang là thời học sinh, ai cũng muốn đọc qua một lần là nhớ, vì muốn làm bậc trí siêu cấp, thế là phải bổ não, bổ thận. Người Trung Quốc cổ đại luôn tương truyền một quan niệm sai lầm là: cơ thể suy nhược thì dùng thịt để bồi bổ. Lại cho rằng ăn gan bổ gan, ăn não tất có thể bổ não. Trước đây khoa học chưa phát triển, mọi người không ai biết trong não của heo, dê, trâu, bò có colesterin. Với quan niệm sai lầm rằng ăn não bổ não, làm cho rất nhiều con em nhà quan đầu óc lú lẫn. Trái lại, những con em nhà nghèo khó, cả đời chưa từng ăn bữa cá lại được thông minh, trí tuệ. Cho nên, trong xã hội thường nghe câu ngạn ngữ khuyên con em nhà nghèo khó thế này: “Làm tướng không có dòng, nam nhi nên gắng sức”, hoặc là “Sống được đời cơ hàn, mới là trang nam tử”. Thậm chí có lời khen: “Biết bao tay trắng rốt nên danh”. Nhưng lại có mấy ai biết được đạo lý “ăn chay đa trí” đâu!
Giới Phật giáo nước ta, hàng tăng ni xuất gia phụng hành Phật pháp Đại thừa nhất loạt đều ăn chay. Từ xưa đến nay, nước ta cao tăng Phật giáo ồ ạt xuất hiện. Có người trí tuệ siêu quần, có người biện tài vô ngại. Nổi danh thiên hạ như Thích Đạo An. Tài cao ngũ ấn Đường Huyền Trang. Bậc trí như ngài Đạo Sinh. 90 ngày thuyết kinh Pháp Hoa đến đá cũng gật đầu. Thanh Lương nhờ đạo đức văn chương làm thầy bảy đời vua. Liên Trì đại sư nhờ ngôn hành  hợp nhất làm tổ thứ tám. Những cao tăng đại đức như vậy tính không thể hết. Tuy nói họ nhờ tu trì Phật pháp mà được phước trí tăng trưởng, nhưng vâng lời Phật dạy trường trai, đối với vấn đề nâng cao trí tuệ cũng là một nhân duyên lớn. Hiện tại, y cứ theo sách sinh dưỡng của trường đại học y, trích lục thực phẩm và cách dinh dưỡng có liên quan đến nâng cao trí tuệ phổ thông nhất, để cung cấp cho những ai có chí ăn chay tham khảo. Đọc kỹ sách này, nội dung đối chiếu thức ăn mặn và thức ăn chay, thấy được khoáng chất có trong thực phẩm chay, cho đến vitamin B cao hơn nhiều so với thực phẩm thịt. Vả lại, chủng loại thực phẩm chay nhiều, nguồn cung cấp phong phú lại không có độc tố, có thể an tâm sử dụng, đủ để chứng minh ăn chay hơn ăn mặn.  
Nãy giờ là bàn lợi ích ăn chay bằng thế gian pháp. Lợi ích của nó còn có thể dùng ngôn từ, số lượng để biểu đạt. Dưới đây luận ăn chay bằng Phật pháp, lợi ích của nó càng không thể nghĩ lường.
Sát kiếp còn gọi là đao binh kiếp, cũng chính là chiến tranh xảy ra khắp nơi. Binh sĩ thời xưa tác chiến, dùng đao, kiếm làm vũ khí, cho nên chiến tranh xảy ra khắp nơi gọi là đao binh kiếp. Nguyên nhân xảy ra đao binh kiếp này, phàm phu không rõ nhân quả, ngộ nhận rằng chính kẻ xâm lược chủ nghĩa đế quốc gây ra, hoặc những kẻ chính trị dã tâm trong nước gây nên. Nói theo nhân quả nghiệp báo trong Phật pháp, đó không phải là nguyên nhân chính, đó chỉ là một trợ duyên mà thôi. Nguyên nhân chính là do sát sinh ăn thịt mà ra. Bây giờ, đơn cử bài kệ của thiền sư Từ Thọ ra để thuyết minh:

                  “Thế gian đa sát chúng sinh, 
            Trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua; 
                  Nợ mạng tức quyết báo ra,
            Thiếu tiền không trả nhà liền ra tro;
                  Đời nay con vợ thăm dò, 
            Quyết rằng kiếp trước phá gia rẽ bầy; 
                  Nhân quả thật đúng khôn tầy, 
            Rửa tai nghe Phật thuyết rồi tin vâng”.
Câu thứ nhất của bài kệ “Thế gian đa sát chúng sinh” là nhân, “trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua” chính là quả. Đời trước anh giết nó là nhân, đời nay nó giết lại anh là quả; đời trước anh cướp của nó là nhân, đời nay nó đốt nhà anh là quả. Vì sao nó làm cho vợ con anh ly tán? Vì đời trước anh đã từng đào hang, phá ổ của chúng, cũng chính là bắt chim lấy trứng, cho nên đời nay nó ly tán vợ con anh. Nhân quả báo ứng là “ăn tám lạng trả nửa cân”, một chút cũng không sai lệch. Cho nên, muốn không bị quả báo, phải lập tức quy y cửa Phật, tin lý nhân quả không tạo ác nghiệp.
Tôi đưa ra thêm một sự thật lịch sử để chứng minh: ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ. Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc hòa đàm không thành, Phật bèn bảo dòng họ Thích Ca phòng thủ tự vệ không nên chống trả. Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết loạn xạ. Lúc đó tôn giả Mục Liên thần thông quảng đại, dùng thần thông hút 500 người dòng Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Đợi đến khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu. Tôn giả Mục Liên thỉnh thị đức Phật nguyên nhân. Phật kể vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái. Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là ta. Ta vì không ăn cá nên không bị giết, nhưng gõ đầu cá ba cái nên bây giờ ta bị đau đầu ba ngày. Câu chuyện trên gọi là nhân quả báo ứng, tự làm phải tự chịu, người khác không thay thế được.
Năm 1927, hội ăn chay Âu Mỹ đại hội vạn quốc ăn chay lần thứ nhất tại Luân Đôn. Những học giả nổi tiếng tham gia phát tâm ăn chay có đến mấy ngàn người. Về sau tại thành phố Tân-la-ngoã, Tiệp Khắc đại hội quốc tế ăn chay lần thứ 7. Đại hội lần này có 23 nước như Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Áo... tham dự. Đại diện Trung Quốc đến đại hội là cư sĩ nổi tiếng Lữ Bích Thành. Trong đại hội này, tiến sĩ Hoa-nhĩ-tự, Anh quốc nói: “Muốn tránh nhân loại đổ máu, cần phải bắt đầu từ trên bàn ăn”. Ý của câu này vô cùng sâu sắc, đề xướng mọi người ăn chay có thể tiêu trừ sát kiếp, đáng cho các nhà chính trị có lòng cứu đời thâm thiết thể hội.

3.Người ăn chay không bị quả báo
Sát sinh và ăn thịt, hai nghiệp này đều là ác nghiệp. Có người chỉ tạo một tội, như người ăn thịt nhưng không sát sinh; người sát sinh không thích ăn thịt. Có người lại kiêm cả hai, như kẻ đồ tể thích ăn thịt. Có một số người lém lĩnh, luôn muốn đẩy trách nhiệm cho kẻ khác, làm nghề đồ tể mà đẩy tội sát cho người ăn thịt. Mỗi lần giết heo, miệng luôn nói: “Heo này! Heo này! Mày chớ hận tao, mày là thức ăn của nhân loại, mọi người không ăn tao không giết, mày hãy đòi tội người ăn thịt ấy!”. Còn người ăn thịt lại đổ tội cho người giết thì nói gì? “Họ không bán tao không mua, họ không giết tao không ăn, họ không phải vì tao mà giết mày”. Người ăn người giết đẩy tội cho nhau. Công bằng mà nói tất cả đều là tự biện hộ cho mình.
   Kinh “Lăng Nghiêm” nói rất hay:

                     “Vì lợi giết chúng sinh, 
                     Vì tài giăng bủa lưới; 
                     Cả hai đều ác nghiệp, 
                     Chết đọa ngục kêu la; 
                     Nếu không, bảo, nghĩ, cầu, 
                     Thì không tam tịnh nhục; 
                     Nó hữu nhân mà có, 
                     Vì thế không nên ăn”.
Tội báo của sát sinh, theo kinh Hoa Nghiêm nói, chắc chắn đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu khổ ba đường. Khi chuyển sinh làm người lại phải bị hai ác báo: một đoản mạng, hai nhiều bệnh. Tam đồ là chánh báo, làm người là dư báo.

                     “Luân hồi sáu đường khổ 
                     Cháu trai đám cưới bà 
                     Trâu, dê ngồi bàn tiệc 
                     Bà con nấu trong nồi”.
Đây là một đám cưới vợ mà đại sư Hàn Sơn vào thời triều Đường thấy được. Cô dâu chính là bà nội của chú rể chuyển kiếp. Đồng thời lại thấy tân khách ngồi ăn thịt uống rượu trên bàn, vốn là gia súc trâu bò trước đây được nuôi trong nhà, và heo dê nấu trong nồi đều là bà con nội ngoại chuyển thế. Đại sư thấy vậy thương cho chúng sinh phàm phu trong sáu đường, điên đảo không rõ nhân quả, không ngăn được thương tâm ôm mặt khóc òa. Nghe xong bài kệ trên đây, nếu mọi người đều giới sát ăn chay, thì sẽ không có tuần hoàn nhân quả “người chết làm dê, dê chết làm người”, nhân thế cũng vĩnh viễn không còn nghiệp báo “bà con nội ngoại nấu trong nồi”.

4. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi
Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi. Nghĩa là sao? Đại Trí Độ Luận nói: từ bi là gốc của Phật đạo. Nói rõ hơn một chút, người có lòng từ bi khả vọng thành Phật, làm pháp vương vô thượng cho tam thiên đại thiên thế giới, cho nên nói lợi ích lớn nhất của ăn chay là tăng trưởng lòng từ bi. Nghĩa của từ bi là cho vui cứu khổ. Từ bi đến cực điểm. Đại từ đại bi tức đồng Như lai. Kinh Phạm Võng nói: “Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa”. Người ăn thịt sát sinh tự phì, đây chính là hành vi tàn nhẫn. Khuếch đại tâm tàn nhẫn này, có thể lợi kỷ hại tha, không việc ác nào mà không làm. Người ăn thịt, súc sinh thấy dáng, nghe mùi đều trốn chạy xa. Ví như kẻ đồ tể vào trong xóm, chó sủa giật hồi. Người ăn chay lòng nhân từ ngày một tăng trưởng, khuếch đại lòng từ, hết thảy chúng sinh tất đều yêu mến, đều muốn cho vui cứu khổ. Đây chính là nguyên lý từ bi căn bản của Phật đạo.
   Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp. Sơ lược cho mọi người nghe tôi trải qua việc thọ báo ăn thịt như thế nào.
Năm 18 tuổi, vì chống Nhật cứu nước, tôi đã rời ghế nhà trường, không hề do dự gia nhập hàng ngũ kháng chiến. Nhờ phước đức ông bà, chỉ làm thượng sĩ văn thư nửa năm đã được thăng quan. Từ đó, xa xỉ trong lương bổng. Trước khi tôi thoái hưu xuất gia, lương của tôi thuộc lương nghiệp vụ. Tục ngữ có câu: “Ở núi thì sống vào núi, ở nước thì sống vào nước”. Tôi tuy không đáng được một chữ, nhưng “làm quan được ăn lộc vua”, rốt cuộc tôi tiêu tiền như nước. Có tiền, tôi bèn ăn thịt uống rượu, tạo biết bao sát nghiệp, để rồi cả đêm trằn trọc bất an, do đó cảm thấy chán ớn tiền bạc. Sau xuất gia, không muốn thấy tiền, không muốn giữ tiền, quả thật chính do nguyên nhân này. Nhắc đến bản lĩnh ăn thịt uống rượu của tôi, tuy không nhiều lắm nhưng thật không vừa. Nói đến tửu lượng, đế trắng uống lần một hai chai chẳng ăn nhằm gì, ăn cá ăn thịt càng kinh người hơn. Hễ ngồi xuống là làm liền hai tiếng đồng hồ, ăn một hai cân thịt mỡ không thấy ớn. Tôi thích ăn thịt gà, thịt vịt nhất. Bữa ăn nào cũng có, nhưng ăn thế nào cũng không thấy ngán. Một năm ăn hết bao nhiêu sinh mạng chúng sinh, tôi không hề tính thử. Nhưng có một lần, chúng tôi đóng quân ở Khê Khẩu Áo, Định Hải, Chiết Giang. Lúc mới đến, các nơi phụ cận thôn trang này, đâu đâu cũng thấy gà vịt từng đàn. Mỗi ngày tôi đều nhờ cô chủ đi mua gà vịt giúp, bảo lính cần vụ giết thịt. Nhiều thì năm ba con, ít thì một hai con. Đóng quân ba tháng, mà gà vịt chu vi 5 dặm vuông bị chúng tôi ăn sạch. Có một chiều gió Đông Bắc lớn, tôi lại nhờ cô chủ đi mua gà giúp. Cô ta nói: “Ông còn muốn ăn nữa à! Gà vịt trong vòng 5 dặm vuông gần đây đều bị các ông ăn hết rồi, ông còn muốn ăn sao?”. Tôi nghĩ cô ta chắc vì sợ lạnh nên không muốn đi mua, do đó mới nói như vậy để trách tôi. Thế là tôi đích thân dẫn theo thằng lính cần vụ, đảo một vòng qua các làng xung quanh, quả thật chẳng còn thấy con gà con vịt nào, tôi mới biết rằng mình đã ăn gà vịt nhiều như thế, bất giác giật mình, tôi đã tạo nghiệp sát quá lớn. Năm 1953, tôi quy y Phật. Sau khi đọc kinh hiểu rõ nhân quả, tôi cấp tốc ăn chay muốn chuộc tội trước. Theo tôi biết, tin Phật, ăn chay công khai ngay trong quân đội thì chỉ có mình tôi, nhưng trong lòng lại có cảm giác “hối hận không còn kịp”. Vì cầu một lòng sám hối và hoằng pháp lợi sinh, lấy công chuộc tội nên tôi quyết chí xuất gia. Có lẽ cũng nhờ niệm thiện ấy, mà sát nghiệp tôi tạo đời nay, may ra trọng báo trở thành khinh báo, hậu báo trở thành hiện báo. Hai ngày trước lễ Đoan Ngọ năm 1974, trong thất Vô Lượng Thọ ở chùa Liên Quang, Nam Đầu. 8 giờ sáng điểm chuông bắt đầu lạy Tịnh độ sám. Lúc đó tôi đã bế quan hơn ba năm rồi, lạy Tịnh độ sám cũng đã hơn 9 tháng. Lạy xuống lạy thứ nhất, tôi cảm thấy thân bỗng nhẹ hững. Đi về hướng Tây, đi chưa được mấy bước thì nghe sau lưng có rất nhiều tiếng gà vịt kêu, ngoái đầu lại nhìn chợt thấy gà vịt hàng ngàn con xếp thành ba hàng đuổi theo tôi. Nhìn theo hàng của chúng, ước phải hơn hai dặm mới thấy được điểm tụ tập của chúng. Trên quảng trường trạm Cổ Xa ở Nam Đầu, ở đó còn có cả heo, bò... sắp ngay hàng thẳng lối lên đường, nhìn ngược lại vào mình, trước ngực đang ôm một con vịt đang cạp cạp inh ỏi, những chúng sinh ấy một kêu một đáp. Thấy tình hình này, tôi nghĩ chúng đến tìm mình tính sổ rồi đây, bất giác thất kinh như tỉnh cơn mê. Sau khi tiếp tục lạy xong Tịnh độ sám, sợ quá tôi lâm trọng bệnh, bèn gõ chuông gọi cư sĩ hộ thất Lưu Văn Vũ kể hết tự sự, nhờ ông ta chu đáo cho tôi hơn, trong thời gian gần đây không đi đâu xa. Đâu ngờ ngay tối hôm đó, trược té gãy chân trái ngay trong thất. Tuy mời Đông tây y trị liệu, tốn biết bao tiền của tín chúng, bản thân vẫn đau đớn nói không nên lời, chữa trị thế nào cũng không công hiệu, đến nỗi trở thành “pháp sư một cẳng”. Đây chính là nghiệp báo của tôi sát sinh ăn thịt. Tôi nay nói hết sự thật cho mọi người nghe. Tôi tuy hối hận đã quá muộn, nhưng mong mọi người lấy việc này của tôi làm gương. Mỗi người tự cảnh giác, những ai chưa ăn chay, hãy nhanh chóng giới sát ăn chay để tránh dẫm lên vết xe cũ của tôi.
Cuối cùng, ngoài khuyến cáo các vị phát tâm giới sát ăn chay, các vị còn nên tu tập pháp môn Tịnh độ nữa, niệm Phật cầu sinh Tây phương, mới được rốt ráo lìa khổ được vui. Trì trai và niệm Phật, cả hai song hành thì lưỡng phần trọn vẹn, nếu chỉ hành một phía cả hai đều thất. Vì sao? Bởi nếu ăn chay không niệm Phật, đời sau nhờ nhân trì trai quá khứ, được giàu sang vinh hiển. Tục ngữ nói: “Một ngày ăn chay, thiên hạ sát sinh không có ta”, huống hồ cả đời trường chay, phước báo ấy làm sao tính đếm? Có phước báo đương nhiên là điều tốt. Nhưng những kẻ giàu sang, hết 9 phần 10 không muốn tu hành, gọi là “giàu sang học đạo khó”. Người phú quý không biết tu tập, tất nhiên cuộc sống của họ chỉ hướng đến hưởng thụ sắc dục, ăn uống, vui chơi. Ăn thì một bữa ngàn mạng chúng sinh, sắc thì gian dâm nữ tú, vui chơi thì nhảy múa ca hò. Những ai sống cuộc sống này, chắc chắn đời sau đọa lạc trong ba đường dữ, sang đời thứ ba tất phải chịu khổ. Lại nếu những người niệm Phật không ăn chay, thì lúc lâm chung bị nghiệp lực chướng tế không được vãng sinh, lưu nhập vào trong bát bộ quỷ thần. Đây chính là sự tổn hại giữa ăn chay và niệm Phật chỉ hành một phía. Nếu đã ăn chay lại niệm Phật, tức hiện tiền thân tâm được kiện khang an lạc, lâm chung vãng sinh Tây phương, thấy Phật nghe pháp chứng tam bất thoái, cuối cùng viên chứng Vô thượng Bồ đề. Lợi ích của công đức ấy rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, vô lượng vô biên không thể nghĩ nghì.
                    “Máu thịt tràn trề khen hợp miệng, 
                     Đâu hay oán tắng sánh bằng non! 
                     Thân ta chốn đó đang tâm nghĩ, 
                     Ai dám cầm dao cắt thịt mình. 
                     Xưa nay trong một bát canh, 
                     Oán sâu như bể hận thành non cao, 
                     Muốn hay nguồn gốc binh đao, 
                     Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.


Wednesday, February 26, 2014

Imagine Dragons - Demons (Official)





Hồi sáng này giật mình thức dậy bằng bài hát này , nghe những lời trong bài hát mình cũng thấy hơi tức cười , ông này đã nhận ra "tâm ma" của mình :)

 He did sang :

When the days are cold and the cards all fold
And the saints we see are all made of gold
When your dreams all fail and the ones we hail
Are the worst of all
 and the blood’s run stale


When you feel my heat, look into my eyes
It’s where my demons hide, it’s where my demons hide
Don’t get too close, it’s dark inside
It’s where my demons hide, it’s where my demons hide .

 Bảo đảm trong tâm mỗi người đều có tâm ma , nó trốn bên trong , khi bị chèn ép và bị ai chơi trên đầu cổ coi là tâm ma mình nổi dậy liền à ...hic... chỉ có ai chứng qủa A La Hán thì khg còn tâm ma thôi .... :)

 Khi ngồi im tâm tỉnh lặng là mình sẽ nhận ra tâm ma của mình liền  :)

Tuesday, February 25, 2014

Khi biết tu thì trả nghiệp rất nhẹ

  Có 1 thời gian mình nghe băng giảng nhiều qúa cho nên nhiều lúc lộn xộn hết , khi thì nghe vị này giảng tu là nghiệp giảm trả nhẹ lại , rồi có khi nghe vị Thầy khác giảng là Phật tu đắc đạo còn phải bị trả nghiệp huống chi là phàm phu mình , hay những vị Tổ hồi xưa khi tu chứng đắc rồi mà khi  nghiệp tới  còn phải bị chặt đầu , mình nghe xong hết biết đường luôn , tự hỏi vậy nếu tu mà vẫn còn bị trả nghiệp thì tội tình gì mình tu làm chi cho cực khổ thế này ?  Tối ngày đi chơi và ở ngoài ăn thua đủ với oan gia có phải khoẻ hơn khg , chứ nhịn xong rồi bị nhục qúa trời , chi cho đau khổ thế này ...hic...( nói chơi chứ nhịn người khg có bị nhục đâu nhé , đó là mình chơi cao hơn người ta 1 nước cờ đó  :) , nhẫn được chứng tỏ mình là chúng sanh cấp cao , là cao thủ võ lâm đó , chứ khg có bị nhục  hay bị ngu đâu )

   Thế là mình hỏi Sư Phụ thì SP bảo khi biết tu và biết làm nhiều việc phước thiện th2 giải bớt nghiệp chứ , như Đức Phật hồi xưa bị cái nạn " kim thương " nghĩa là tự nhiên có cây đao từ trên trời bay xuống đâm vào chân Phật , lý do là do hồi tiền kiếp Đức Phật vì cứu rất nhiều người mà đã giết chết 500 tên cướp , thay vì Phật phải tái sanh lại 500 kiếp đền mạng nhưng vì đã tu thành Phật cho nên chỉ bị 1 cây đao bay xuống đâm trúng chân bị thương thôi , có nhiều phước đức thì trả nghiệp vậy qúa nhẹ rồi ...... còn như những vị Tổ tu chứng đắc rồi , nhưng vì kiếp trước lỡ chặt đầu vị vua kia nên kiếp này khi gặp lại ông vua đó thì bị ổng chặt đầu lại , nhưng khi tu đắc đạo thì vị Tổ đó đã xuất hồn ra khỏi xác khi bị chặt đầu , nên Tổ đâu có đau đớn gì đâu , trên hình thức thì trả nghiệp nhưng khg bị đau đớn , tuy cái xác bị chặt đầu , nhưng Tổ khg bị đau .....nếu giờ ai biết tu cũng vậy , hồi xưa khi chưa hiểu đạo , khi nghe ai chửi thì mình như bị kim đâm muối xác vào tim , đau tới khg chịu nổi rất là lâu , nhưng khi biết tu thì đỡ chút , mức đau nhẹ lại hơn , mà rất mau hết , còn tu giỏi thì nghe tiếng chửi như giọng hát êm dịu của Lâm Nhật Tiến hay của Đan Nguyên vậy ( giai đoạn này chắc là sắp thành A La Hán rồi ...hic..) , ai mà tu tới giai đoạn này nhớ báo cho CN biết để mình theo học hỏi nhé  :) Chúc các bạn tu đạt tới cảnh giới này  :)