Showing posts with label Truyện Ngắn. Show all posts
Showing posts with label Truyện Ngắn. Show all posts

Wednesday, August 17, 2011

Trang Nhật Ký Của Mẹ

Mẹ tôi qua đời tròn 15 năm (1997), trước khi lâm chung mẹ tôi đã trao cho tôi một chiếc họp và bảo rằng:


“Con à! Tất cả gia tài của mẹ đựng trong này, khi nào con đủ lớn khôn mới dùng đến nó.”

Rồi mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng, tôi nhận chiếc họp gia tài ấy trong sự ngẹn ngào ra đi của mẹ. Tôi đã cất giữa nó trong tủ 15 năm trời.



Hôm nay ngày sinh nhật tròn 60 năm của mẹ, tôi mở chiếc họp ra xem mẹ đã trao cho tôi vật gì mà mẹ bảo đó “gia tài của mẹ chỉ tặng riêng con.” Khi tôi mở chiếc họp ra nhìn thấy trang nhật ký mẹ viết với những dòng chữ ngoằn ngoèo. Tôi cầm trang nhật kí của mẹ trên tay, Tôi khóc nấc, lòng ngẹn ngào, trào dâng một cảm giác tình mẫu tử quá thiêng liêng, mẹ đã ban cho tôi cả hình hài và sự sống.

Hôm nay tôi xin dùng những nút phím gõ lại trang nhật ký của mẹ để chia sẻ cùng các bạn.

Trang nhật ký ngày sinh của con 17-09-1976

Con yêu của mẹ! Con à! Có thể trên thế giới này có muôn vàn quyển nhật ký của những người mẹ ghi lại kỷ niệm về đứa con thân yêu của mình. Trong số đó, trang nhật ký mẹ ghi lại cho con rất đặc biệt. Những dòng chữ ngoằn ngoèo vì trong lúc mẹ lâm bệnh. Trang nhật ký này không chỉ đơn thuần là kỷ niệm, là ký ức, mà còn là sự đấu tranh với bệnh tật để hoàn thành thiên chức người mẹ thiêng liêng của mình đối với con. Trang nhật ký này như là một gia tài sự sống của mẹ tặng cho con, khi nào con đủ lớn khôn con mở nó ra xem. Con mới cảm nhận được cái giá trị của trang nhật ký này: Con biết không? Vào 17-09-1976 là ngày mẹ sinh con ra. Đêm hôm ấy mẹ bị ói, bố con hốt hoảng nhờ bà con đưa mẹ vào bệnh viện. Mẹ biết mẹ phải sinh, cảm giác lúc ấy thật khó tả, mẹ hồi hộp vì sắp gặp con, không biết khuôn mặt của con như thế nào. Đến giờ mẹ đi siêu âm, một tin buồn ập lên cuộc đời của bố mẹ. Bác sĩ bảo rằng: “Mẹ mắc phải chứng bệnh kỳ lạ.” Bác sĩ lắc đầu không cho mẹ biết mắc phải chứng bệnh gì. Bác sĩ chỉ bảo mẹ không thể sinh con ra được, bắt buộc phải mổ bỏ đứa con này mới giữ được mạng sống của mẹ. Quá bất ngờ hung tin này mẹ rất đau buồn, và khóc suốt đêm đó vì mẹ không thể nào giữ được sinh linh bé bỏng đang ở trong bụng mẹ. Bố mẹ đến van xin bác sĩ tìm mọi cách để sinh con ra. Dù cho hy sinh cả tính mạng mẹ vẫn chấp nhận. Nhưng rồi sau đó tất cả bác sĩ họp lại đưa ra quyết định bảo với bố mẹ rằng: Bố mẹ sẽ có hai cách lựa chọn: "Một là mổ bỏ đứa con này thì mạng sống của người mẹ được an toàn, hai là tiêm mũi thuốc này vào để khắc phụ căn bệnh thì mới được mẹ tròn con vuông. Nhưng loại thuốc này sẽ phản tác dụng ảnh hưởng đến máu huyết và sự mạng sống của người mẹ chỉ kéo dài khoản 10 năm. Sau đó sẽ phát bệnh ung thư đường máu không ảnh hưởng di truyền đến con cái.” Bấy giờ bố mẹ đã quyết định chọn phương án thứ hai không một chút do dự đắn đo. Mẹ không dám khóc sợ không đủ sức sinh con. Mẹ đã đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo, hít từng hơi thở để lấy ôxi truyền vào cho con thở. Khi bác sĩ tiêm thuốc vào, mẹ mê mang ngất đi, khi tỉnh giấc dậy. Mẹ đã vượt qua những con đau, khi nghe tiếng con khóc oe oe, con nặng 2,5 kg. Mẹ nhìn thấy hình hài của con nhỏ bé như một thiên thần, lúc bấy giờ nghe tiếng khóc đầu đời của con cất lên, đôi mắt mẹ lệ nhòa, con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ. Dù cho mẹ có mang chứng bệnh hiểm nghèo gì đi nữa, mẹ vẫn vui và mãn nguyện với quyết định của mẹ. Con chính là sự kết nối sự sống của mẹ, bởi vì trong thân thể của con đang chảy là dòng máu của mẹ, sự sống của con cũng chính là sự sống của mẹ. Con à! Lần đầu tiên mẹ được ôm con vào lòng cho bú cảm giác hạnh phúc và sung sướng trào nước mắt. khi mẹ nhìn khuôn mặt, đôi mắt đen láy, nụ cười của con, mẹ thật sự hạnh phúc không sao nói nổi. Mẹ đã cảm ơn trời Phật đã ban tặng con cho mẹ. Dù thân xác mẹ đang mang chứng bệnh hiểm nghèo đớn đau xót xa, mẹ đã có một báu vật để nâng niu. Nhưng rồi cảm giác hạnh ấy càng nhiều khiến cho mẹ phải phập phồng âu lo, 10 năm sau mẹ phải xa đứa con thân yêu này. Lúc sinh con mẹ đã khấn nguyện trời Phật, mẹ sinh đứa con này không chỉ hạnh phúc riêng cho bản thân cho bố mẹ. Mà bố mẹ muốn dâng đứa con này cho Phật để mai này giúp ích cho đời, cho Đạo pháp. Đó là tâm nguyện của bố mẹ. Mai sau con khôn lớn nên người, mẹ tin chắc rằng con sẽ là một đứa con hiếu thảo. Con sẽ xuất gia để hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ. Trong thế gian này sự hy sinh nào cũng có giá trị và ý nghĩa của nó. Nếu con hoàn thành tâm nguyện của mẹ, thì sự hy sinh của mẹ cũng có ý nghĩa lắm chứ. Mẹ cũng tin chắc rằng khi con lớn lên sẽ có tinh thần dũng cảm và sức sống mạnh mẽ để vượt qua chướng ngại chông gai của cuộc đời, như mẹ đã dũng cảm, kiên cường chống lại bệnh tật để hoàn thành Thiên chức của người mẹ.

Thích Trí Giải

http://trigiai.blogspot.com/2011/08/trang-nhat-ky-cua-me-toi.html#more

Câu chuyện người mẹ lượm lon

Đây là một câu chuyện có thật về một người mẹ vĩ đại, đến bây giờ mới kể, chia sẻ với mọi người. Sáng nay, một người bạn đã kể cho tôi nghe về cuộc đời người mẹ vĩ đại đối với cô


Vào những thập niên bảy mươi tại miền Trung, có một người thiếu nữ tên Lan, sắc nước hương trời, thùy mỵ, nết na, đức hạnh nhất trong làng.

Lan được nhiều người con trai để ý và thương mến. Lan chưa từng nghĩ đến việc lập gia đình, vì muốn ở vậy phụng dưỡng, báo hiếu công ơn của mẹ cha. Nhưng sự thật phũ phàng và nghiệt ngã đã đến với Lan

Bấy giờ, trong làng lại xuất hiện một chàng trai tên Cảnh, người con trai tuấn tú, hiền lành và thật thà đang công tác tại ngôi làng này, Cảnh thấy Lan là người con gái tài sắc vẹn toàn, đầy đủ công, ngôn, dung, hạnh, và cầm kỳ thi họa

Cảnh đã dùng lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ làm cho Lan phải xiêu lòng, đã chấp nhận mối tình đầu đời của mình. Lan cứ nghĩ hạnh phúc đang mang lại với mình. Cho nên đặt trọn niềm tin vào Cảnh. Lan tưởng chừng như một đóa hoa đang tươi nở giữa mùa xuân, Lan cảm thấy tràn đầy hạnh phúc

Hai tháng sau, Lan đã mang giọt máu của Cảnh trong bụng. Lan cứ nghĩ sẽ được hạnh phúc vui vẻ hơn sau khi có con. Khi Cảnh hay tin Lan đã có mang, nên đã lừa dối với Lan rằng:

- “Quân đội đã tiến cử Anh đi công tác nơi xa, khoảng vài tháng Anh sẽ quay về để lo ngày em lâm bồn khai hoa nở nhụy, đón đứa con đầu lòng của mình chào đời. Rủi Anh về muộn thì em hãy đặt tên cho con, nếu sinh con trai đặt tên “Bảo Minh”, sinh con gái đặt tên là “Bảo Châu.”

Rồi thời gian năm tháng mãi dần trôi, Lan không nhận tin tức gì về chồng của mình, bặt vô âm tính. Trong lòng của Lan có điềm không tốt mang lại đến với mình. Lan đã nhờ người đi tìm, thì hung tin đã đổ lên cuộc đời của Lan.

Bấy giờ Lan mới biết Cảnh có gia đình đã lừa dối Lan. Cảnh đã bỏ rơi Lan và giọt máu trong bụng. Không có sự đau buồn, thống thiết nào hơn, Lan giống như một người đang đi vào ngỏ hẻm của cuộc đời. Lan đã tuyệt vọng muốn vứt bỏ giọt máu của người đàn ông bạt tình này. Lan muốn quyên sinh để kết thúc mối tình nghiệt ngã khổ đau.

Bổng dưng Lan nhớ đến hai từ “Bảo Châu” như là một viên ngọc quý giá, mình không thể nào bỏ đi. Lan đã thay đổi suy nghĩa theo chiều hướng tích cực, không nghĩ đến những chuyện vớ vẩn nữa. Đứa con trong bụng có tội lỗi gì đâu, sao mình lại vứt bỏ nó. Mình vứt bỏ đứa con trong bụng khác nào mình giết chết bản thân của mình, nó là giọt máu là núm ruột của mình. Nhờ vậy Lan đã thay đổi quan niệm để sống với một ý chí kiên cường, mặc cho thế sự dèm pha.

Thời gian không đợi vẫn đến, Lan lâm bồn khai hoa nở nhụy đã sinh ra một tiểu công chúa với khuôn mặt giống như một Thiên thần bé nhỏ. Lan đã đặt đứa con gái của mình tên là “Bảo Châu.”

Sau khi sinh Bảo Châu ra cuộc sống của Lan vô cùng khó khăn và gian khổ muôn phần, hàng xóm dị nghị đàm tiếu. Lan vẫn mặc nhiên để sống, nuôi dưỡng con gái của mình.

Thời gian thấm thoát sáu năm sau, Bảo Châu vào lớp một, là một học sinh rất thông minh, và hiếu thảo với mẹ, hai mẹ con sống chung với nhau trong chòi tranh vách đất.

Hằng ngày Bảo Châu được mẹ đưa đến trường với chiếc xe đạp cũ kỹ. Khi Bảo Châu đến trường, nhìn xung quanh những em bé khác có những ông bố đến đưa rước những đứa con của mình. Bấy giờ Bảo Châu không cầm được những giọt nước mắt bất hạnh, sinh ra đời thiếu vắng tình thương của người cha, từ khi Bảo Châu chào đời đến giờ chưa hề biết khuôn mặt của cha như thế nào.

“Còn cha còn mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đàn đứt dây”

Nhưng rồi Bảo Châu cũng đã hiểu ra một điều, Bảo Châu vẫn còn hạnh phúc hơn những em khác đang mồ côi cha mẹ, dù sao Bảo Châu vẫn còn tình thương yêu của mẹ hiền, Bảo Châu nghĩ đến đây thì đã cầm được dòng nước mắt, để bước vào lớp học

Còn mẹ của Bảo Châu, mỗi ngày sau khi chở con đến trường học, người mẹ đạp xe ra đầu đường, xó chợ để lượm lon, những bịch nilong đem bán ve chai, kiếm sống qua ngày, và nuôi con ăn học.

Đến buổi trưa người mẹ đạp xe thật nhanh đến trường đón con về, sợ con đứng trông đợi lâu. Sau mỗi giờ cơm tối mẹ thường bảo với Bảo Châu rằng:

- Mẹ đi làm thêm, con ở nhà lo học bài, rồi con nhớ ngủ sớm, mẹ về hơi muộn.

- Dạ, vâng mẹ ạ!

Sau khi học bài xong, Bảo Châu thức chờ mẹ về ngủ, đợi hoài không thấy, mới đi tìm mẹ, Bảo Châu chạy ra đến chợ thấy mẹ nằm giữ shop cho người ta để có thêm tiền mua sách vở cho con ăn học. Khi thấy mẹ nằm co ro dưới đất lạnh lẽo để canh shop, Bảo Châu cố nén lòng không để rơi nước mắt, sợ mẹ buồn và đau lòng, người mẹ hỏi Bảo Châu rằng:

- Giờ này sao con chưa ngủ sao? Con chạy ra đây làm gì? Ở đây sương xuống lạnh lẽo lắm. Con còn nhỏ sức con không thể chống cự nổi cái lạnh lẽo này. Con về nhà ngủ để ngày mai con đến trường.

Bảo Châu thưa với mẹ rằng:

- Thưa mẹ! Không có nơi nào nằm ấm áp bằng được nằm vòng tay âu yếm của mẹ cả, không có tiếng nhạc nào hay hơn lời ru của mẹ, trên thế gian này không có kỳ quan nào đẹp bằng trái tim của mẹ. Mẹ hãy cho con ngủ ở đây với mẹ con cảm thấy hạnh phúc lắm.

Mỗi ngày hai mẹ con ngủ qua đêm ở chợ để canh shop cho người ta mới đủ tiền sinh sông qua ngày. Cuối niên khóa lớp một, Bảo Châu đạt học sinh giỏi, được nhà trường tặng bằng khen và phần thưởng

Bấy giờ trong lớp có những em học sinh khác bắt đầu ganh tỵ và châm biếm với Bảo Châu

- “Chà mày là đứa con không cha, con gái của bà lượm ve chai ở đầu đường xó chợ, nghèo rách mồng tơi, sao học giỏi thế”?

Nhưng Bảo Châu là cô bé biết nhẫn nhục, trong lớp chưa bao giờ làm mích lòng những bạn học khác, chỉ có những em con nhà giàu ganh tỵ kiếm chuyện. Bảo Châu nhẫn nhịn, làm thinh không nói lời nào “một câu nhịn chin câu lành”

Nhờ những lời dèm pha như thế, Bảo Châu mới biết mẹ mình đi lượm lon kiếm sống nuôi mình ăn học. Những việc làm mưu sinh vất vả gian nan ấy khiến Bảo Châu càng thương yêu mẹ của mình hơn. Không cảm thấy xấu hổ bất kỳ điều gì trước sự dèm pha, mỉa mai của chúng bạn

Sau khi tan học Bảo Châu không đợi mẹ đến rước về. Bảo Châu chạy đi tìm mẹ, khi đến xó chợ nhìn thấy mẹ đang lom khom nhặt những bịch nhựa nilong và lon, người mẹ vừa khom xuống lấy lon thì thấy một bàn tay bé nhỏ cầm cái lon đưa cho mẹ và bảo rằng:

- Con đến phụ giúp mẹ đây!

- Sao con biết mẹ ở đây mà tìm?

- Con nghe chúng bạn nói

- Con không sợ chúng bạn khinh chê con à?

- Dạ! không đâu mẹ! Con càng hãnh diện hơn đã có một người mẹ thật vĩ đại luôn hy sinh vì con. Con nghĩ rằng đồng tiền mẹ làm ra bằng tất cả những giọt mồ hôi và nước mắt, một nắng hai sương mới có được, không phải mẹ đi kiếm những đồng tiền dơ bẩn. Tại sao con phải xấu hổ chúng bạn chứ?

Bấy giờ hai mẹ con ôm nhau và khóc nức nở, Bảo Châu đưa phần thưởng vừa lãnh khoe mẹ xem và bảo rằng:

- Thưa mẹ! Đây là món quà con tặng mẹ, cảm ơn công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ

- Mẹ cũng rất tự hào có được một đứa con gái hiếu thảo như con.

Ngoài giờ học ra, Bảo Châu phụ giúp mẹ đi lượm lon, bán vé số dành dụm tiền mua sách vở để học, Bảo Châu thích đọc những câu chuyện cổ tích, như “chuyện Tấm Cám, “cây tre trăm đốt” hoặc “Trọng Thủy, Mỹ Châu.”

Đọc xong Bảo Châu nhắm mắt lại, ao ước sao có Bụt hiện ra trước mặt cứu giúp hai mẹ con thoát khỏi cảnh nghèo nàng cơ cực, nhờ những câu chuyện cổ tích ấy giúp cho Bảo Châu có niềm tin sức mạnh trong học tập và đứng vững trong cuộc sống

Cứ vào mỗi mùa đông, trời mưa gió liên tục, hai mẹ con không thể đi lươm lon để mua gạo nấu cơm, chỉ nấu cháo trắng vài ba hột gạo trộn khoai lang để ăn nuôi sống qua ngày. Bảo Châu ăn cảm thấy rất ngon, khiến cho mẹ nhìn thấy Bảo Châu ăn ngon lành như vậy trong lòng cảm thấy vui và hành phúc.

Bảo Châu chính là niềm hạnh phúc, là động lực để cho người mẹ tiếp tục sống. Mỗi đêm khi trời mưa ngôi nhà dột nát, nước mưa chan vào ướt cả giường chiếu, người mẹ ngồi ôm Bảo châu trong lòng, hơi ấm từ nơi người mẹ tỏa ra để cho Bảo Châu được ngủ ngon giấc

Người mẹ thức trắng cả đêm, biết bao suy tư thao thức làm sao để thoát khỏi cảnh nghèo nàn, để con gái được hạnh phúc và hãnh diện với bạn bè. Nhưng người mẹ lại không biết trong lòng Bảo Châu, niềm hãnh diện lớn nhất chính la hình bóng mẹ hiền đi lượm lon nuôi con khôn lớn nên người.

Bỗng dưng Bảo Châu thức giấc nói mẹ rằng:

- Con cảm ơn mẹ!!! Mẹ gặp biết bao khó khăn, cha phụ tình, mẹ trải qua biết bao nhiêu gian truân, khổ nhọc nếm đủ hương vị chua cay của cuộc đời. Mẹ vẫn cho con chào đời, không giống những người mẹ khác vô lương tâm khi gặp hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng vứt bỏ đi núm ruột của mình.

- Con à! Dù cho mẹ gặp bao nhiêu sóng gió cuộc đời, cũng không bao giờ bỏ con, mẹ sẽ cố gắng để con được sống hạnh phúc. Thôi con ngủ đi, đêm đã khuya rồi.

- Thưa mẹ! nãy giờ thì con đã ngủ rồi, mẹ vẫn chưa chợp mắt, con muốn hát cho mẹ nghe bài hát này, như muốn ru lại cho mẹ ngủ:

- Vâng! Con hát cho mẹ nghe thử nào



Bài nhạc chỉ mang tính chất minh họa





"Hò ơi, bao năm lưu lạc xứ người,



Một mình vất vả, nuôi đàn con thơ,Đêm ngày nắng sớm chiều mưa,Lượm lon kiếm sống nuôi con nên người..."

Có bà mẹ già, đêm đêm về, lượm lon trên đường khuya.

Suốt cả đời mình, chắc chiu nuôi con nên người.

Đời nhiều khổ đau, cha ra đi khi con còn thơ ấu.

Sống nơi xứ người, trong cơ hàn, mẹ cố nuôi đàn con.

Có bà mẹ già, đêm đêm cầu bình an cho đàn con.

Suốt cả đời mình, không se sua, tranh đua với đời.

Đời mẹ là niềm vui, nhìn con thơ, tương lai đầy tươi sáng.

Con lớn khôn nên người, giờ thì mẹ đã khuất xa ngàn thu,

Mẹ ơi, giờ mẹ nơi đâu? Con nhớ lắm Mẹ ơi,

Đời Mẹ sớm hôm, lo đàn con, từng giấc ngủ êm đềm

Ngày ngày lượm lon, lúc gió mưa, không quản nhọc nhằn

Dù đời nhiều cay đắng, Mẹ vẫn vui vẫn cười với Con

Con nhớ lời mẹ dạy, nghèo cho sạch, rách mà cho thơm

Mai con nên người, đừng vội quên, ân nghĩa ân tình

Đời Mẹ là tình thương bao la, như biển trời lai láng.

Con kính yêu vô vàng, Mẹ là tất cả của đời Con.



Khi nghe giọng hát của Bảo Châu đã khiến mẹ ngủ lúc nào không hay, nhưng hai giọt nước mắt hạnh phúc và khổ đau vẫn chảy dài trên gò má của người mẹ hiền.

Năm tháng dần trôi, rồi mỗi khi tết đến, những trẻ em khác có đồ mới để mặc, có kẹo bánh mức để ăn, riêng Bảo Châu chỉ có hai bộ đồ cũ kỹ và rách rưởi. Mỗi lần Bảo Châu ra chợ tết phụ mẹ khiên vác trái cây mướn, thấy gia đình người ta đi sắm sửa quần áo tết cho con, mua kẹo, bánh, mức về ăn tết.

Bảo Châu đứng sững sờ, đang ao ước thèm được ăn kẹo, bánh, mức và mặc đồ mới như những chúng bạn khác. Nhưng đó chỉ là ước mơ thật xa vời với hoàn cảnh gia đình của hai mẹ con đang trong cảnh nghèo nàn thiếu ăn. Bảo Châu chỉ ước không dám nói lên lời và đòi hỏi gì thêm sợ mang thêm gánh nặng cho mẹ, Bảo Châu cảm thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn những em bé bất hạnh không được chào đời của người người mẹ vô tâm.

Người mẹ bất hạnh tưởng rằng sóng gió lặng yên, những chướng ngại, khó khăn qua đi, nhường lại cho hai mẹ con sự hạnh phúc nhỏ nhoi. Nào ngờ lúc Bảo Châu lên 9 tuổi thì sự thật phũ phàng ập đến hai mẹ con họ. Người chủ shop lường gạt bán mẹ của Bảo Châu vào làm người ở cho sở Mỹ.

Hằng ngày phải gánh nước giặt quần áo cho họ, trong suốt thời gian làm việc tại sở Mỹ. Bấy giờ có một người Lính Mỹ thấy Mẹ Bảo Châu là một người phụ nữ hiền hậu, thật thà, đảm đương, Ông ta đã quyết định cưới làm vợ, cuộc hôn lễ được tổ chức trong quân đội Mỹ, hai người sống bên nhau thật hạnh phúc. Bảo Châu không trách mẹ, hay giận hờn mẹ, cảm thấy vui, nhìn mẹ được sống hạnh phúc là Bảo Châu cũng hạnh phúc lắm rồi

Tai họa ập đến với người phụ nữ này, vào năm 1975 lính Mỹ rút về nước, ông đã để lại giọt máu của ông trong bụng người vợ mới cưới chưa được hưởng trọn niềm hạnh phúc,

Hai mẹ con gặp khó khăn muôn phần, sau khi hai mẹ con rời khỏi doanh trại Mỹ, người mẹ tiếp tục làm nghề kiếm lon sinh sống, còn Bảo Châu đi bán bánh tét thuê. Những điều gì không đợi nó vẫn đến, ngày lâm bồn, mẹ của Bảo Châu đã sinh ra một cậu con trai (Tây) thật kháu khỉnh., trong thời gian này Bảo Châu quyết định nghỉ học ở nhà chăm sóc mẹ và em trai, lo cơm nước, giặt quần áo cho mẹ. Sau khi lo việc nhà xong, Bảo Châu đi bán vé số, bán trà đá để kiếm tiền lo cho mẹ, và em

Đến mùa mưa không thể đi bán trà đá, vé số kiếm ra tiền được, Bảo Châu mang áo mưa ra chợ nhặt những khoai lang người ta làm rớt hoặc vứt bỏ mang về để nấu mẹ ăn.

Một năm sau, mẹ của Bảo Châu tiếp tục làm nghề buôn bán trà đá, bắt buộc Bảo Châu đi học lại, mẹ bảo với Bảo Châu rằng:

Con à! Chỉ có học mới thay đổi được số phận,

Bảo Châu cũng nghĩ như mẹ, tiếp tục đến trường xin học lại,







Hằng ngày mẹ đi bán trà đá, một bên gánh đứa con trai, còn đầu gánh bên kia là thùng trà đá để bán kiếm sống qua ngày.

Bảo Châu vì hoàn cảnh gia đình đã nghỉ học một năm để lo cho mẹ và em, bấy giờ Bảo Châu tiếp tục đi học lại, và học rất giỏi. Năm đó Bảo Châu đạt học sinh giỏi và được nhà trường cho học vượt lớp để theo kịp cùng bạn học chung lớp trước kia.

Thời gian năm tháng qua nhanh, Năm 19 tuổi, Bảo Châu đã học đến lớp 12, cuối niên khóa, Bảo Châu đạt học sinh giỏi toàn diện với thành tích 12 năm học sinh xuất sắc trên ghế nhà trường. Cũng trong năm đó nhà trường tổ chức cuộc thi tuyển học sinh ưu tú và xuất sắc nhất để cấp học bỗng du học tại Mỹ

Bảo Châu thề với lòng quyết tâm sẽ đạt được danh hiệu này, mới có thể thay đổi cuộc sống cơ hàn, nghèo khổ, đền đáp công ơn của mẹ.

Trong thời gian học bài luyện thi, hình ảnh người mẹ lượm lon cứ hiện ra trước mắt. Bảo Châu đã họa lên trang giấy hình ảnh người mẹ đang lượm lon, lom khom. Tấm ảnh được họa bằng cả trái tim của một người con hiếu thảo và những giọt nước hạnh phúc được sống gần gũi bên mẹ.

Kỳ thi tuyển chọn năm đó Bảo Châu đã vượt qua tất cả hàng ngàn thí sinh, Bảo Châu được trúng tuyển nhận học bỗng đi du học tại Mỹ. Ngày công bố kết quả và tuyên dương học sinh xuất sắc đã nhận học bỗng đại diện cho trường đi xuất ngoại du học.

Bấy giờ Thầy hiệu trưởng mời Bảo Châu lên bục cao để giới thiệu, em là một học sinh nghèo vượt khó, là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng ta. Ngày hôm nay em là người duy nhất được nhận học bỗng du học tại Mỹ

Nhiều phóng viên trong nước, và nước ngoài đến phỏng vấn Bảo Châu và hỏi rằng:

- Động cơ nào khiến cho em học giỏi, vượt qua khó khăn, để chiến thắng nhận được học bỗng quý giá này?

Lúc bấy giờ Bảo Châu không trả lời gì cả, Cô đưa ra một bức ảnh hình dáng người Mẹ đang lượm lon. Nhưng lại nhòe đi mất một cái chân, những người phóng viên thắc mắc hỏi

- Hình ảnh người phụ nữ này là ai vậy?

- Dạ, đó là mẹ của em đó ạ!

- Mẹ của em bị tàn tật hết một chân à?

- Dạ không! Trước ngày em đi thi tuyển, đêm hôm đó em nhớ nghĩ công ơn của mẹ đã hy sinh cho em quá nhiều, hằng ngày mẹ em đi lượm lon bán kiếm tiền, hằng đêm ra chợ nằm canh shop để có tiền nuôi em ăn học mới có kết quả ngày hôm nay

- Nhưng sao tấm hình của mẹ em lại nhòe mất một cái chân

- Dạ, chính đêm hôm đó vì thương mẹ nước mắt em đã họa nên bức tranh này đó ạ!

Tất cả thầy cô, học sinh tham dự buổi lễ đã khóc ồ lên, cảm động trước một người mẹ vĩ đại như thế. Người mẹ e ngại không dám vào tham dự buổi lễ đứa con mình, Bà sợ mọi người đàm tiếu, khinh chê, xấu hổ cho đứa con mình. Bà chỉ đứng ngoài cổng trường nhìn vào ngày vui của đứa con mình.

Còn Bảo Châu liếc mắt nhìn tìm mẹ đang đứng ở đâu, từ trên bục cao Bảo Châu nhìn thấy mẹ mình đang đứng núp ló ở ngoài cổng trường, bỗng dưng Bảo Châu chạy thật nhanh ra ngoài cổng trường, làm tất cả những người tham dự trong buổi lễ đề ngạc nhiên, ngơ ngác. Bảo Châu mời mẹ vào giới thiệu tất cả mọi người, đây chính là người mẹ thật lượm lon trong bức họa đã nuôi Bảo Châu ăn học có ngày hôm nay, tất cả mọi người cảm phục và ngưỡng mộ, với những bông hoa xinh đẹp dâng tặng cho bà.

Đứng trên bục cao với người con gái, một hình dáng người phụ nữ gầy gò, tiều tụy, da ngâm bởi phong trần tần tảo vất vả nuôi con, tóc đã điểm sương, những nếp da nhăn trên tráng bởi những ngày tháng âu lo và mong mỏi đứa con gái mình thành đạt. Tất cả mọi người đã cuối đầu cảm phục trước sự vất vả, gian nan, nuôi con ăn học thành tài, chính trên bục cao đó cũng là biểu trưng cho một người mẹ vĩ đại.

Sau khi từ biệt mẹ, Bảo Châu đi du học bên Mỹ, ngày đêm nhung nhớ mẹ hiền và em trai ở quê, Bảo Châu sống trên đất Mỹ dành dụm ít tiền gởi về mẹ và em. Bảo Châu dự định học xong định cư tại Mỹ rồi sau đó bảo lãnh mẹ và em qua sống chung. Hiện tại còn là sinh viên chưa có thể đưa mẹ và em sang Mỹ.

Thời gian trôi đi thật nhanh mới đó hai năm từ ngày Bảo Châu rời Việt Nam du học trên đất Mỹ. Mẹ và em trai ngày đêm rất nhớ đứa con gái thương yêu.

Năm 1995, Người lính Mỹ năm xưa xem tin tức lễ nhận học bỗng của sinh viên Việt Nam, Ông nhìn thấy hình dáng người phụ nữ năm xưa ông cưới làm vợ, ông rất vui mừng vì đã mất liên lạc hơn mười mấy năm xa cách từ ngày ông trở về Mỹ. Rồi Ông quyết định trở lại Việt Nam tìm lại người vợ này. Sau khi ông trở lại Việt Nam hỏi thăm mọi người, cuối cùng ông tìm được địa chỉ của người vợ ông cần tìm.

Khi bước vô nhà gặp lại người vợ hiền suốt mười mấy năm xa cách, thật là niềm vui khôn xiết, và ông nghe vợ kể lại đã có đứa con trai với ông, thì niềm hạnh phúc ấy tăng gấp bội phần, vợ chồng, cha con đoàn tụ, và cậu con trai giống ông như đúc.

Sau khi tìm được vợ và con, niềm vui tràn ngập trong lòng. Ông về lại Mỹ lo làm thủ tục bảo lãnh hai mẹ con qua Mỹ sinh sống với nhau.

Nhưng điều chẳng may đã xảy ra với với người phụ nữ bất hạnh này một lần nữa, sau khi làm thủ tục giấy tờ bảo lãnh vợ con của ông gần xong. Trên một chuyến đi công tác ông đã tai nạn máy bay qua đời.

Ở Việt Nam bà nhận hung tin người chồng đã qua đời, bà vô cùng đau khổ và sự thật trế trêu của cuộc đời cứ mãi diễn ra trước mắt, trong cuộc sống của người phụ nữ thật gian truân ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Nhưng đã bà nhìn nhận ra cuộc đời cũng chỉ là mộng, có sinh ắt có tử, sớm muộn rồi ai cũng phải ra đi trong kiếp sống vô thường giả tạm

Sau khi người chồng Mỹ qua đời, bên Mỹ gởi giấy chỉ bảo lãnh duy nhất đứa con trai qua để nhận gia tài người cha quá cố để lại. Người con trai nhất quyết không đi, không rời xa mẹ, và cậu con trai ấy đã trả lời nước Mỹ.

- Trên thế gian này, không có kỳ quan nào đẹp hơn trái tim của mẹ, không có gia tài nào quý giá bằng gia tài của mẹ, đi khắp thế gian không có gì bằng tình mẹ. Vì vậy tôi không đi đâu cả trừ khi mẹ tôi cùng đi với tôi.

Cuối cùng người phụ nữ gian truân khổ nhọc, cũng được bù đắp lại một kết quả tốt đẹp, nước Mỹ đã quyết định bảo lãnh hết cả hai mẹ con của người đàn bà bất hạnh, gian truân này qua Mỹ sinh sống

Sau khi đặt bước chân lên nước Mỹ, bà đã gặp lại đứa con gái (Bảo Châu) thân yêu. Sau những ngày tháng xa cách, ba mẹ con gặp nhau, với những giọt nước mắt hạnh phúc tuyệt vời

Hiện nay cả ba mẹ con đang sinh sống rất hạnh phúc và thành công trên đất nước Mỹ. Bù đắp lại những ngày tháng cơ hàn, cực nhọc, đói khổ lượm lon kiếp sống qua ngày trước kia. Mùa đông giông tố đã đi qua, chuyển sang một mùa xuân tươi đẹp, ấm áp và hạnh phúc.

Để cảm ơn Bụt trong câu chuyện cổ tích mà Bảo Châu thường cầu nguyện đã che chở, bảo vệ cho ba mẹ con vượt qua sóng gió cuộc đời, có kết quả tốt đẹp ngày hôm nay, vì trải qua thời thơ ấu vô cùng bất hạnh gian khổ, nếm đủ mùi cay đắng, chua chát của cuộc đời

Bảo Châu phát tâm làm từ thiện, cúng dường thành lập những tủ sách quý để những em nghèo hiếu học có điều kiện học hành không giống như Bảo Châu thời thơ ấu, muốn có cuốn sách đọc. Hằng ngày phải đi lượm ve chai, bán vé số dạo có tiền mua sách vở. Bảo Châu đã giúp đỡ cho những em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt hiếu học có điều kiện đến trường





Bình Luận

Qua câu chuyện trên “người mẹ lượm lon” và sự hiếu thảo Bảo Châu muốn nhắn gửi đến mọi người rằng:

Khi bạn gặp khó khăn gian khổ, đi vào ngõ hẻm của cuộc đời, bạn đừng bao giờ tuyệt vọng, dù chỉ còn một tia hy vọng nhỏ nhoi, bạn hãy thắp sáng nó lên bằng niềm tin cộng với ý chí nghị lực bạn sẽ được thành công,

Trên thế gian này không có khó khăn nào cản trở bước chân của một con người có ý chí kiên cường và một tinh thần không chịu khuất phục trước chông gai cuộc đời như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc: “đường đi khó không ngại ngăn sông cách núi, nhưng chỉ sợ lòng người ngại núi e sông”.

Ý chí quyết tâm và một tinh thần vượt khó chính là bí quyết giúp cho chúng ta thành công trên cuộc đời, bởi vì cuộc sống trên thế gian này muôn màu muôn vẻ, đường đời nhiều nỗi quanh co. Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng được bước trên thảm cỏ xanh, và tận hưởng những mùi hương thơm của hoa lá, mà biết bao chông gai, hầm hố nguy hiểm trùng trùng, khó khăn luôn chờ chúng ta phía trước.

Nếu muốn đạt được mục đích trong cuộc đời thì chúng ta đừng bao giờ nhục chí, chịu khuất phục trước khó khăn, phải đương đầu với thử thách, sức con người tưởng chừng như không làm được, nhưng người mẹ lượm lon và Bảo Châu đã làm được, khi bạn đứng trước những tình huống khó khăn phức tạp, bạn phải tự thắng bản thân mình với ý chí kiên nhẫn lòng quyết tâm cao độ, một tinh thần gan thép tạo nên một con đao của trí tuệ để chặt đứt tất cả chông gai trước mặt.

Bởi vậy, hằng ngày chúng ta biết lắng đọng tâm tư quán chiếu về sự thật của khổ đau để chúng ta can đảm trải nghiệm khổ đau, nếu chúng ta không gặp khổ đau thì đức Phật không thị hiện ra đời để độ sinh. Khi chúng ta gặp hoàn cảnh khổ đau dày xéo thân tâm, chúng ta phải biết chánh niệm tỉnh giác để làm chủ khổ đau, đừng bao giờ chùn chân và chán nản, bi quan và nhục chí. Câu chuyện này cũng như tấm gương, một bức thông điệp gởi đến tất cả những người mẹ trẻ hiện nay, hãy noi gương người mẹ lượm lon, đừng bao giờ vứt bỏ những đứa con vô tội của mình trong lúc gặp hoàn cảnh khó khăn và cuộc tình ngang trái.





“Không đau khổ lấy gì làm chất liệu

Không lang thang đâu biết gió mưa nhiều

Không gian nan lấy gì thi vị hóa

Không lầm than đâu biết chuyện con người”

Thích Trí Giải

http://trigiai.blogspot.com/2011/08/cau-chuyen-nguoi-me-luom-lon.html#more







Monday, April 18, 2011

CẶP LÔNG MÀY

Một hôm đôi mắt lỗ mũi, cái miệng của một người nọ họp bàn với nhau. Trước tiên, đôi mắt nói:'Chúng tôi, đôi mắt giữ phần quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Mọi thứ phải được tôi nhìn thấy mới biết được nó đẹp hay xấu, to hay nhỏ, cao hay thấp. Không có đôi mắt việc đi lại sẽ rất khó khăn. Vậy đôi mắt chúng tôi là quan trọng nhất. Thế nhưng chúng tôi lại bị đặt ở vị trí bất xứng bên dưới cặp lông mày là thứ vô dụng.Thật bất công.




Tiếp đến lỗ mũi nói:'Tôi lỗ mũi là quan trọng nhất. chỉ có tôi mới có thể phân biệt được mùi thơm với mùi xú uế. Động tác thở cũng tuỳ thuộc vào tôi. Nếu tôi không cho hơi thở đi qua, người nào cũng phải chết. Vậy tôi quan trọng nhất. Tuy tôi quan trọng thế mà vẫn bị đặt một cách bất công bên dưới cặp lông mày vô dụng. Tôi rất lấy làm buồn"



Đến lượt cái miệng lên tiếng:'Tôi là bộ phận quan trong nhất cơ thể con người. Tôi có thể nói được, nếu không có tôi thì sẽ không có sự giao tiếp giữa người này vơi người kia. Tôi nhận thức ăn vào; nếu không có tôi mọi người sẽ chết đói. Một bộ phận quan trong như tôi thế mà lại bị đặt ở phần thấp nhất của khuôn mặt. Trong khi đó cặp lông mày vô dụng lại ở phần cao nhất trên khuôn mặt. Điều này tôi không thể chấp nhận! .



Sau khi các bên kia lến tiếng cặp lông mày từ tốn phát biểu:'Xin đừng tranh chấp nhau nữa. Chúng tôi, cặp lông mày là thứ vô dụng nhất, chúng tôi xin chấp nhận phần thua. Chúng tôi, sẵn lòng ở bên dưới các vị" .Nói xong, cặp lông mày dời vị trí, xuống nằm bên dưới đôi mắt. Khốn nỗi, con người nọ không giống con người nữa. Kế đó cặp lông mày xuống nằm phía dưới lỗ mũi. Thế vẫn còn xấu xí dị hợm, chẳng giống người. cặp lông mày lúc đó bèn xuống nằm bên dưới cái miệng. Thế này thì càng trông rùng rợn hơn!



Đôi mắt, cái mũi, cái miệng xúm nhau lại thảo luận một lần nữa. chúng kết luận rằng tốt nhất cặp lông mày trở về vị trí cũ ở trên mặt; nơi đó là điểm thích hợp nhất cho chúng. khi cặp mày trở về chỗ cũ, hình dạng khuôn mặt trở lại giống như người .Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng cái gì tưởng vô dụng nhất có khi thực ra lại hữu ích nhất.

(Châu văn Thuận dịch)

Bài học rút ra

Vạn pháp do duyên sanh, nên đã ổn định (theo duyên đã sanh ra nó: lông mày nằm trên đoi mắt). Nếu bạn thay đổi nó (di chuyển cặp lông mày?!?) Thì lập tức duyên diệt sẽ xuất hiện, và điều tất yếu là . . . cái mới ra đời (những khuôn mặt chẳng giống ... người - Thật dị hợm) . ..

Saturday, April 9, 2011

Chú Tiểu Ngộ Tánh


Ở ngôi làng nọ có một gia đình giàu có, đôi vợ chồng trẻ này đã kết hôn trên mười năm nhưng họ không thể sinh được một đứa con để nối dõi tông đường. Thấy thế, hai vợ chồng trẻ đi đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân nhưng bác sĩ bảo rằng họ không có vấn đề gì trong quá trình sinh con cả. Người vợ đem kết quả khám về thưa với bố mẹ và bị bố mẹ chồng phản đối:
- Nếu con Hiền không sinh con được thì phải ta cưới vợ bé cho thằng Lương, vì bố mẹ cũng đã chờ đợi mười năm rồi mà chẳng có được một mụn cháu nội để ẵm bồng.

Tuy nhiên người con dâu không buồn cha mẹ chồng vì cô thấy đó cũng là lỗi của mình, không thể trách ai được. Hằng ngày, cô vẫn sống một cách vui vẻ, hiếu thảo với bố mẹ chồng. Hiền là một người vợ hiền lành, nết na, chăm sóc gia đình chu đáo và luôn chung thủy đối với chồng.

Vào một ngày đẹp trời, Hiền đi chùa lễ Phật. Trên đường đi, Hiền gặp một cậu bé thật tướng hảo dễ thương. Cậu bé gặp cô liền chào hỏi:





- Chào cô! Cô có thể cho cháu biết tên được không ạ? Nhà cô ở đâu? Sao cháu thấy tâm hồn của cô chứa đựng nhiều nỗi buồn lo lắng?

Cô rất ngạc nhiên trước những câu hỏi dồn dập của cậu bé. Cô cảm thấy cậu bé rất thân thiện, dễ mến giống như đã có tình mẫu tử nhiều đời, nhiều kiếp giờ gặp nhau. Hiền rất vui mừng và trả lời:

- Cháu à! Cô tên là Hiền, chồng của cô tên là Lương, gia đình cô sống trong ngôi làng này.

Sau đó cô Hiền đem sự việc kể cậu bé nghe trước hoàn cảnh khó khăn, nghe qua câu chuyện, cậu bé vô cùng cảm động. Cậu bé liền hỏi cô Hiền rằng:

- Nếu có một ước mơ, thì Cô ước điều gì?

- Nếu có ước mơ, thì cô ao ước có một người con trai dễ thương, hiền hậu, tướng hảo y như cháu – Hiền xoa đầu và trả lời cậu bé

Cậu bé mỉm cười không nói một lời nào, cậu tạm biệt cô Hiền. Sau khi chia tay cậu bé, Hiền lên chùa lễ Phật. Cô gặp sư ông phương trượng Quảng Phước, cô được Sư ông giảng giải Phật pháp, cô được tắm mình trong dòng pháp nhũ của Phật Đà. Hiền giống như một lữ hành đi trên sa mạc đang khát nước và được một người cho nước uống. Nhờ dòng pháp nhũ mà cô thấu rõ được nguồn gốc khổ đau, tâm hồn cô đã cởi bỏ được những ràng buộc phiền muộn và cảm thấy nội tâm rất an lạc. Sau đó Hiền bái chào Phương trượng ra về.

Sau khi về nhà cô phát tâm ăn chay trường niệm Phật, tụng kinh, hành thiền mỗi ngày. Với niềm tin mãnh liệt, xem đạo Phật như là một chìa khóa vạn năng để mở cửa giải thoát tâm hồn đang trói buộc, như là một nơi nương tựa vững chắc cho một tinh thần đang suy sụp, cô không còn nghĩ đến vấn đề sinh con hay là cưới vợ bé cho chồng. Cô thản nhiên sống an lạc trong cuộc sống hiện tại, cô đã hiểu được nhân duyên, nhân quả, cái gì đến sẽ đến, cái gì không có duyên thì có đợi nó cũng không bao giờ đến.

Thời gian cứ thế qua đi, ba tháng sau, cô cảm thấy trong người khác lạ, một dấu vui mừng đã đến. Cô rất phấn khởi và cảm ơn trời Phật đã cho cô thỏa ước mơ được làm mẹ của mình. Thời gian chín tháng mười ngày cô lâm bồn và hạ sinh được một bé trai thật kháu khỉnh dễ thương. Điều đặc biệt và đáng ngạc nhiên là cậu bé sinh ra không có khóc như những đứa trẻ khác. Cậu bé mở mắt chào đời và nhìn người mẹ với một ánh mắt trìu mến. Cậu bé được sinh ra và sống trong một gia đình giàu có, được hấp thụ tình thương ngọt ngào từ ông bà, bố mẹ. Được xem như là viên ngọc quý báu nên cậu được đặt tên là…





“Bảo Châu”.

Từ ngày sinh bé Châu ra, gia đình vợ chồng trẻ được sống hạnh phúc bình an. Thời gian thắm thoát trôi đi thật nhanh, mới đó bé Châu đã được mười tuổi. Một hôm người mẹ dẫn bé Châu đi chùa lễ Phật, khi vào đến chùa bé Châu nhìn thấy chùa thật trang nghiêm, thanh tịnh. Bé chắp tay đảnh lễ Phương Trượng, bé nhìn thấy khuôn mặt Sư ông đầy lòng từ bi, là bậc chân tu đắc đạo. Lúc bấy giờ Sư ông cho bé Châu một trái chuối, sau khi bé Châu ăn xong trái chuối Sư ông hỏi:

- Con ăn cảm thấy thế nào? Có ngon không?

Bé Châu trả lời:

- Bạch Sư ông! Ngon ạ.

Mặc dù bé Châu tuy mới mười tuổi, nhưng rất thông minh, khôn khéo và lễ phép. Bấy giờ bé Châu đặt câu hỏi với Sư ông:

- Bạch Sư ông! Thế nào gọi là đạo giải thoát?

- Sư ông rất ngạc nhiên trước câu hỏi của bé Châu. Sư ông cầm trái chuối đưa bé Châu và nói:

- Con hãy lột bỏ hết vỏ chuối, còn lại bên trong và hương vị ngọt ngào đó chính là đạo giải thoát. Nếu con không lột vỏ thì không thể nào con cảm nhận được hương vị bên trong của nó.

Bé Châu đã giác ngộ được điều Sư ông giải thích và đặt câu hỏi thứ hai:

- Bạch Sư ông! Thế nào là mục đích của người xuất gia? Tại sao Sư ông phải xuất gia?

Sư ông tự tay mình cầm trái chuối lột vỏ ra ăn một nửa, còn nửa kia đưa cho mẹ bé Châu, đó chính là mục đích của người xuất gia. Sư ông lấy hai trái chuối đưa bé Châu, bảo rằng:

- Con hỏi tại sao phải xuất gia ư? Con hãy lột vỏ ra ăn một trái, rồi trái kia mời mẹ của con.

- Vậy thưa Sư ông, thế nào gọi là Phật? Thế nào gọi là chúng sinh? – Câu hỏi thứ ba của Châu

Sư ông đưa tay ra, rồi ngửa bàn tay lên, bảo thế này gọi là Phật. Sư ông úp bàn tay lại, bảo rằng đây gọi là chúng sinh. Sau đó Bé châu hỏi đến câu thứ tư:

- Thế nào gọi là chánh đạo? Thế nào gọi là tà đạo ạ?

Sư ông bấy giờ đưa tay phải ra, bảo đây gọi là chánh đạo. Sư ông đưa tay trái ra, bảo rằng đây gọi là tà đạo.

Sư ông nhìn khuôn mặt của bé Châu và biết bé Châu đã ngộ được với những gì ông đã khai thị. Bé Châu đặt câu hỏi cuối cùng:

- Bạch Sư ông! Thế nào gọi là “Tâm Chơn Như”?

Bấy giờ sư Ông không trả lời, chỉ mỉm cười, bé Châu cũng ngộ được chân lý cũng cười theo.

Sau cuộc đàm thoại giữa Sư ông và bé Châu, người mẹ đứng ngơ ngác không hiểu được nội dung ý nghĩa sự màu nhiệm này. Sau đó, mẹ dẫn bé Châu vào chánh điện lạy Phật. Lạy Phật xong rồi hai mẹ con đảnh lễ Sư ông ra về. Khi chào Sư ông, Sư ông hỏi bé Châu rằng: “Con còn trở lại thăm sư ông nữa không?” Bé Châu trả lời: “Dạ bạch Sư ông! Con sẽ nhớ mãi hương vị của trái chuối, con sẽ trở lại.”

Sau khi về đến nhà, những lời dạy của Sư ông về đạo lý đạo giải thoát đã đánh thức hạt giống Bồ Đề Tâm của bé Châu.Thế là trong bữa cơm gia đình có đầy đủ ông bà và bố mẹ. Bé Châu quỳ gối thưa rằng:

- Thưa ông bà và bố mẹ! Con muốn đi xuất gia. Con cúi xin ông bà, bố mẹ chấp thuận cho con được toại nguyện.

Ông bà hết sức phản đối ý nguyện của bé Châu:

- Cháu không được đi xuất gia! Gia đình chỉ có một mình cháu là con trai duy nhất, cháu là cháu đích tôn, sau này con phải phụng dưỡng cha mẹ, nối dõi tông đường, lo hương khói cho ông bà tổ tiên. Nếu cháu đi xuất gia, có ba tội bất hiếu rất lớn.

Một là không phụng dưỡng cha mẹ tội bất hiếu thứ nhất

Hai là không có người nối dỗi tông đường, tội bất hiếu thứ hai

Ba là không đi quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ quốc gia, thiếu trách nhiệm của một người công dân đối với xã hội, đó chính là tội bất hiếu thứ ba.

- Nếu cháu giải thích sao cho hợp tình hợp lý thì ông bà sẽ cho cháu đi xuất gia theo ước nguyện của cháu.

Sau khi nghe ông bà nội chất vấn ba câu hỏi xong, trong lòng bé Châu rất mừng, Bé Châu quỳ gối vòng tay thưa rằng:

- Kính thưa ông bà, nếu thế gian này cho rằng đi tu không phụng dưỡng cha mẹ là bất hiếu thì trải qua hơn hai nghìn năm trăm năm lịch sử, tinh thần báo hiếu của Đạo Phật không đi vào lòng người và không bao giờ có lễ Vu Lan Báo Hiếu. Ngài Mục Liên Tôn Gỉa được xem như là một tấm gương hiếu hạnh để cho đời noi theo và biết bao nhiêu người đều tôn kính Ngài. Ngài đi xuất gia đâu có phụng dưỡng mẹ già nhưng Ngài được người đời tôn xưng là hiếu hạnh đệ nhất. Ngài đã cứu mẹ của Ngài thoát khỏi cảnh địa ngục khổ đau. Đức Phật Thích Ca xuất gia tìm con đường giải thoát cho bản thân, sau đó Ngài trở về lại thành Kapilavasthu thuyết pháp cho thân phụ của Ngài là Suddhodana chứng quả Arhat không còn bị sinh tử luân hồi. Ngài lên cung trời Đao-lợi thuyết pháp cho thân mẫu của Ngài là Maya cũng chứng quả Arhat. Ngài đã cứu vớt cha mẹ khỏi bị trầm luân sinh tử khổ đau. Nếu ông bà cha mẹ cho rằng đi xuất gia không phụng dưỡng cha mẹ là bất hiếu thì con nghĩ ngày nay tinh thần báo hiếu của Đạo Phật không tồn tại trên thế gian này. Nhưng ngược lại, Ngài được người đời kính lạy và tôn thờ khắp năm châu. Nơi nào có chúng sinh, nơi đó có Đạo Phật, cho nên cháu muốn noi gương hiếu hạnh của quý Ngài, muốn báo hiếu với ông bà, bố mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục cháu.

- Điều thứ hai, nếu cho rằng cháu đi xuất gia không có người nối dõi tông đường sẽ mang tội bất hiếu. Nếu ông bà, bố mẹ đã quy y theo Đạo Phật phải có niềm tin những lời Phật dạy. Quan niệm Phật Giáo cho rằng tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi thay phiên nhau làm cha, làm mẹ, làm vợ làm chồng, làm con, làm cháu làm thân bằng quyến thuộc với nhau thì tại sao chỉ có cháu mới là người để nối dõi tông đường?

- Điều thứ ba ông bà cho rằng cháu đi xuất gia, không làm tròn bổn phận của một người công dân đối với xã hội, thiếu trách nhiệm đối với quốc gia. Cháu không nghĩ như vậy! Thưa ông bà, Phật Giáo là một tôn giáo hòa bình, dốc sức cho hòa bình. Đức Thích-Ca Mâu-Ni là một sứ giả hòa bình, Ngài thông qua việc khắc phục sự bất an và dao động của nội tâm giải thoát tự do, trở thành người hạnh phúc và giác ngộ. Vì thế, hòa bình là giá trị cần thiết của nhân loại. Đức Phật đã thể hội sâu sắc điều đó và Ngài dạy lại cho đệ tử, cho chúng sinh biết làm thế nào để cho thế giới hòa bình và xã hội trở về chân thiện mỹ. Đức Phật dạy chúng ta: “Vạn vật do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, thế giới như là một chỉnh thể các dạng quan hệ nằm trên sự tương tục nhân quả của thế gian, nương tựa lẫn nhau. Con người, sự vật đều tuân theo một quy luật nhân quả có tầng thứ nhất định. Vận mạng của cá thể và vận mạng của toàn thể tương liên chặt chẽ với nhau.”

- Đức Phật dạy: “Sở hữu chúng sanh, giai hữu Phật tánh, nguyên bổn thanh khiết, nhất luật bình đẳng.” (Tất cả chúng sanh, đều có Phật tánh, nguồn gốc thanh khiết, hết thảy đều bình đẳng) Bình đẳng ở đây không chỉ là không đồng quan điểm, không đồng quần thể, không đồng nhân chủng mà còn là siêu việt nhân loại, phổ quát tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Vì thế, Phật giáo yêu cầu chúng ta trong quan hệ giữa chúng sanh, xã hội, tự nhiên, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau, hòa bình cộng xứ, nên tùy duyên đại từ, đồng thể đại bi; nên thương người như thương mình, không tàn sát lẫn nhau; tôn trọng lẫn nhau, không nên coi thường nhau; bắt tay hòa khí, phá trừ tự ngã, vứt bỏ tự hiềm, mang tâm bình đẳng; cùng nhau liễu giải, không tự phong bế; nên “Không làm các điều ác, gắng làm các việc lành”; không vì sự an lạc chỉ cho chính mình, mà luôn nguyện chúng sanh thoát ly khổ não; nên trang nghiêm quốc độ, lợi lạc hữu tình. Phật giáo phản đối chiến tranh, đề xướng hòa bình. Bởi lẽ, có chiến tranh là có sát hại. Phật giáo kịch liệt phản đối sát hại sinh mạng bao gồm con người và cả động vật cấp thấp. Chúng sanh đều giống chúng ta vậy, đều ham sống sợ chết. Vì lẽ đó, lấy lòng ta mà suy ra lòng người để rồi đem đến cho họ lòng từ bi rộng lớn, lòng thông cảm vô biên. Ngày hôm nay, cháu đi theo con đường lý tưởng từ bi và hòa bình mà đức Phật đã để lại, cháu đi xuất gia là mang bức thông điệp hòa bình truyền bá chúng sinh, làm cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, chiến tranh không còn, thế thì cháu đi nghĩa vụ quân sự để làm gì? Đó là cháu làm tròn bổn phận quốc gia của một người công dân, có công với mọi người, không phải là tội bất hiếu!

Sau khi nghe bé Châu trả lời ba câu hỏi một cách thuyết phục, ông bà không thể nào ngăn cản và nuốt lời nên đã chấp nhận cho bé Châu xuất gia theo như ý nguyện, bố mẹ nghe con mình trả lời như thế trong lòng rất vui mừng và chấp nhận cho bé Châu xuất gia.







Ngày hôm sau, người mẹ dẫn bé châu lên chùa để xuất gia, khi mới đến trước cổng chùa đã gặp Phương trượng đang quét rác. Hai mẹ con đảnh lễ thưa chuyện xuất gia của bé Châu. Sau đó mấy ngày, bé Châu xuống tóc trở thành một chú tiểu thật dễ thương. Phương Trượng đặt pháp danh cho bé Châu là “Ngộ Tánh”. Kể từ đó, tên bé “Bảo Châu” không còn gọi nữa. Hằng ngày hai thầy trò sống trong am cốc tu viện rất thanh tịnh. Mỗi buổi sáng, Ngộ Tánh thức dậy thật sớm đánh chuông, Phương trượng tụng kinh, sau khi đánh chuông xong chú Ngộ Tánh lo nấu nước pha trà cho Sư Phụ. Chú Ngộ Tánh đi quét rác, tưới hoa, những công việc hằng ngày trong bổn tự. Trong thời gian chỉ có một tháng, chú Ngộ Tánh đã thuộc hai thời công phu, và luật tỳ ni nhật dụng, biết tụng kinh, tinh thông Kinh, Luật Luận. Chú Ngộ tánh được Sư Phụ thương yêu.

Thời gian trôi đi thật nhanh một năm sau, vào một ngày nọ có một gia đình thí chủ dẫn theo con gái đi chùa lễ Phật. Khi vào chùa đảnh lễ Phương trượng, vợ chồng thí chủ trò chuyện với Phương trượng, cô con gái đi dạo chơi xung quanh chùa. Vô tình bé Tâm gặp chú tiểu Ngộ Tánh đang quét sân, cô bé chào chú Ngộ Tánh, chú chào lại bé Tâm. Bé Tâm nhìn khuôn mặt của chú Ngộ Tánh sao thật hiền hòa và dễ thương, cô bé bắt đầu trò chuyện với chú:

- Thưa chú! Chú pháp danh gì vậy?

- Mô phật! Phương trượng cho pháp danh là Ngộ Tánh.

- Thưa chú! Ngộ Tánh nghĩa là gì?

Chú Ngộ Tánh không trả lời chỉ dùng ngón tay chỉ lên mặt trời, bảo đó là ngộ tánh. (Tức là nhìn thấy được chân lý của các pháp)

- Thưa chú! Chú xuất gia bao lâu rồi?

- Mô phật! không lâu cũng không mau. Từ ngày Ngộ tánh biết quét chùa”. (Biết tu tập, diệt trừ phiền não) - Chú Ngộ Tánh cầm cây chổi đưa bé Tâm và trả lời

- Thưa chú! Sao chú phải quét rác? Con thấy sân chùa trước giờ rất sạch sẽ không có rác sao chú vẫn cứ quét? (Ý bé Tâm nói: Người xuất gia rồi làm gì còn có phiền não để tiêu diệt)

- Mặc dù sân không thấy có rác, nhưng vẫn có bụi để quét, (ý nói mặc dù tâm phiền não thô đã diệt, nhưng vi tế phiền não vẫn còn)

- Thưa chú! sao Phương trượng không quét rác, mà chỉ một mình chú quét rác thôi?

- Mô Phật! Phương trượng quét rác mấy chục năm rồi không cần quét nữa, giờ đến Ngộ Tánh quét rác.

- Thưa chú! Sao chú phải đi xuất gia? Xuất gia mục đích gì?

- Mô Phật! Ngộ tánh xuất gia vì muốn học quét rác cho sạch sân chùa. Mục đích quét chùa để mọi người thấy sạch sẽ trang nghiêm rồi bắt chước theo đó mà quét và quét để mọi người đi sạch sẽ. (Ý nói người xuất gia tu học giáo lý Phật để diệt trừ phiền não làm cho tâm thanh tịnh và làm gương cho Phật tử nương theo đó mà tu tập)

- Mô phật thưa chú! Hằng ngày con nghe mẹ nói mẹ hay sinh phiền não, thế nào là tâm phiền não? Phiền não từ đâu mà có? Nhờ chú khai ngộ.

Chú Ngộ Tánh không trả lời, chú dẫn bé Tâm ra hồ nước, nhìn mặt nước đang yên lặng trong sạch, nhìn thấy khuôn mặt của chú Ngộ Tánh và bé Tâm in dưới nước, bỗng dưng chú Ngộ Tánh dùng tay khuấy mặt nước, làm mặt nước chao động, những bùn dơ nổi lên không còn nhìn thấy hình ảnh của chú và bé Tâm nữa. Chú bảo đó là tâm phiền não, phiền não do đó mà sinh. Lúc đó bé Tâm được khai ngộ.

(Ý nói tâm xưa nay vốn thanh tịnh, yên như mặt nước. Nhưng do vọng tưởng nên sinh ra phiền não cấu uế) làm cho tâm bị nhiễm ô.

- Thưa chú: thế nào gọi là ái dục, và tác hại của nó ra sao?

Chú Ngộ Tánh không trả lời liền xô bé Tâm xuống hồ nước, bé Tâm hụp lặn dưới nước, sau đó chú Ngộ Tánh nhảy xuống nắm tay đưa bé Tâm lên bờ. Bé tâm giác ngộ và nở nụ cười thật tươi và cảm ơn những lời khai thị của chú. (Ý nói ái dụng như dòng nước sông, chính ái dục là cội gốc sinh tử luân hồi, nhấn chìm chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.)

Sau khi kéo bé Tâm lên bị ướt hết quần áo, chú Ngộ Tánh dẫn bé Tâm vào nhúm lửa sưởi ấm. Thì lúc đó có những con phù dung bay vào lửa chết, chú nói:

- Đó là tác hại của ái dục! Mặc dù loài phù dung nó biết đó là lửa nhưng vẫn bay vào, để rồi phải bị cảnh thiêu thân. (Ý nói, tất cả chúng sinh đều biết ái dục là nguồn gốc khổ đau sinh tử, thế nhưng con người vẫn chìm đắm mình trong ái dục)

Rồi hoàng hôn đã ngã bóng chiều tà, chú Ngộ Tánh dẫn bé Tâm về để chuẩn bị cơm chiều và công phu tối. Đến giờ cơm tối, Phương trượng và bố mẹ của bé Tâm ăn xong, để phần cơm cho chú Ngộ Tánh và bé Tâm. Nhìn trên bàn chỉ thấy một bát cơm, một đĩa rau luộc, với một chén nước tương, bé Tâm ăn không quen chỉ dùng một chút ít cho vui, rồi ngồi nhìn chú Ngộ Tánh ăn một cách ngon lành, bé Tâm hỏi:

- Thưa chú! Gia đình của chú chắc nghèo lắm đúng không? Hằng ngày bố mẹ cho ăn cơm rau luộc với nước tương, nên con nhìn chú ăn một cách ngon lành.

- Mô phật: Gia đình của Ngộ Tánh giàu có nhất ở ngôi làng này, hằng ngày bố mẹ cho ăn toàn những thứ cao lương mỹ vị, giờ xuất gia ăn cơm tương rau vẫn thấy ngon và sống an lạc. Mục đích là ăn để sống nuôi thân hành đạo, không phải mục đích sống để ăn – chú Ngộ Tánh trả lời:

- Sao gia đình của chú giàu có nhất ngôi làng này mà chú lại từ bỏ đi xuất gia? Không ở nhà hưởng kế thưà gia tài của bố mẹ? – Bé Tâm hỏi tiếp

Chú Ngộ Tánh hỏi bé tâm rằng:

- Tâm có biết về lịch sử đức Phật Thích Ca không?

- Dạ biết, thưa chú!

- Ngài sinh ra trong hoàng cung, là một thái tử Đông cung. Ngài có thể kế thừa ngai vàng của phụ vương. Ngài có cả cung vàng điện ngọc vợ đẹp con xinh, vàng bạc châu báu, biết bao nhiêu cung phi mỹ nữ hầu hạ, Ngài từ bỏ tất cả đi xuất gia tìm con đường giải thoát cho chính Ngài và tha nhân. Nếu Ngài sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, thì ngày nay, những ngoại đạo có thể bảo rằng: “Đạo Phật là đạo nghèo khổ, vì nghèo khổ không có cơm ăn mới đi xuất gia, chứ lý tưởng cao thượng giải thoát gì đâu”. Nếu Ngộ Tánh sinh ra trong một gia đình nghèo khổ đi xuất gia, có lẽ bây giờ bé Tâm cũng cho là Ngộ Tánh vì gia đình nghèo không nuôi con nổi nên cho đi ở chùa để kiếm cơm sống qua ngày.

Nói đến đây bé Tâm và Ngộ Tánh cười. Như là một sự thấu hiểu mục đích của người xuất gia.

Sau khi dược thực xong, đến giờ công phu chú Ngộ Tánh mặc áo vàng trông thật dễ thương đi đánh chuông, chú đọc câu kệ:



Nguyện thử chung thinh siêu Pháp giới

Thiết vi u ám tất giai văn.

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,

Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác”





Bài kệ thứ hai:



“Văn chung thanh phiền não khinh

Trí Huệ trưởng bồ đề sinh

Ly địa ngục xuất hỏa khinh

Nguỵên thành Phật độ chúng sinh”



Bé Tâm cùng bố mẹ quỳ lạy Phật với tâm thành kính, rồi ngồi nghe Phương trượng tụng kinh. Sau thời khóa tụng bé Tâm có nhiều thắc mắc hỏi chú Ngộ Tánh rằng:

- Thưa chú! Mục đích của tụng kinh là gì? Sao con thấy bố mẹ thường tụng kinh rồi cầu nguyện nhiều thứ? Cầu gia đình làm ăn giàu có, gia đình bình an, khỏi bệnh tật đau ốm…

Chú Ngộ tánh không trả lời, chú dùng ngón tay chi lên mặt trăng, bảo rằng:

- Bé Tâm muốn thấy mặt trăng hãy nhìn theo ngón tay của Ngộ Tánh. Đó là mục đích ý nghĩa tụng kinh (ý nói nương vào phương tiện để đạt mục đích cứu cánh, tụng kinh là minh Phật chi lý)

Bé tâm hỏi tiếp:

- Thưa chú, lúc nãy chú đánh chuông để làm gì? Mục đích của việc làm đó là gì?

Chú Ngộ tánh liền gõ lên trán bé tâm một cái. Hỏi: “Bé tâm ngộ chưa?”

(Ý nói đánh chuông để cảnh tỉnh tâm vô minh của con người, khỏi tạo nghiệp ác)

- Dạ thưa Tâm ngộ rồi ạ. Nhưng Thưa chú! Tối thượng của đạo Phật là gì?

Chú Ngộ tánh ban đầu đưa ra ba ngón tay. Nhưng cuối cùng chú chỉ đưa lên một ngón tay bảo rằng: “Đây là mục đích tối thượng của đạo Phật!”

(Ý nói vì căn cơ của chúng sinh có cao thấp, nên Phật mới Phân ra tam thừa: Thinh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa. Nhưng cuối cùng mục đích rốt ráo của Đạo Phật chỉ còn lại Phật Thừa. Nên đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh cuối cùng rồi sẽ thành Phật”)

- Bé Tâm hỏi thêm chú một vài câu hỏi nữa được không ạ?

- Mô Phật! Xin cứ hỏi, điều gì biết Ngộ Tánh trả lời, điều gì không biết xin hỏi Phương Trượng.

Bé Tâm thưa:

- Thưa chú! Thế nào là Phật tính?

- Phật tính ư? – Chú Ngộ Tánh chỉ vào cái đèn đang thắp sáng trên bàn Phật bảo rằng ngọn đèn bên trong chính là Phật tính. (Ý nói trí tuệ sáng suốt vốn có trong tâm mỗi chúng sinh)

- Vậy thế nào gọi là vô minh?

Chú Ngộ tánh liền thổi tắt đèn bảo như thế gọi là vô minh.





- Thế nào gọi là giới, định, tuệ và mối liên hệ của tam vô lậu học thế nào?

Chú Ngộ tánh chỉ vào bòng đèn nói rằng đây là giới, ngọn đèn đứng yên đang cháy đó là định, ánh sáng ngọn đèn phát ra đó là tuệ. Nếu không có bóng đèn, thì ngọn đèn sẽ bị gió thổi tắt. Nó không thể cháy sáng gọi là: “Nhân giới sinh định, nhân định phát huệ”.

- Thế nào gọi là vọng tưởng?

Chú Ngộ Tánh chỉ bóng của bé Tâm in trên bức tường bảo đó là vọng tưởng.

- Thưa chú! Phật và chúng sinh là hai hay một, giống nhau và khác nhau như thế nào?

Chú Ngộ tánh chỉ vào hai cây đèn bảo rằng:

- Phật là ngọn đèn đã thắp sáng, chúng sinh là ngọn đèn chưa thắp sáng. Tướng thì có hai nhưng chức năng của đèn là giống nhau, mục đích là thắp sáng.

- Thế là chú Ngộ Tánh đốt cháy cây đèn đã tắt lên bảo bé Tâm: “Xem kìa! Hai cây đèn cháy sáng như nhau!”

- Thưa chú! Nếu chú nói Phật và chúng sinh tuy hai mà một? Hình tướng có hai nhưng thể tánh lại là một. Như vậy Phật có trước hay chúng sinh có trước?

Chú Ngộ tánh đưa cho bé tâm một quả xoài bảo rằng:

- Quả xoài có trước hay hột xoài có trước?

Thấy bé Tâm không biết trả lời, chú Ngộ Tánh giải thích:

- Trong quả xoài có hột xoài, trong hột xoài có quả xoài, cũng như trong con gà có trứng gà, trong trứng gà đã có con gà. Đạo Phật gọi là nhân quả đồng thời, trùng trùng duyên khởi, không có cái nào có trước, không cái nào có sau, khi mê chúng sinh, khi ngộ là Phật. Phật Thích Ca từ thái tử Siddhatta mà thành, Thái tử Siddhatta chính là Phật Thích Ca

Đã đến giờ chỉ tịnh nên gia đình bé Tâm đảnh lễ Phương trượng và chú Ngộ tánh ra về, bé Tâm cảm ơn chú Ngộ Tánh vì ngày hôm nay đã khai ngộ cho bé Tâm hiểu được nhiều Phật pháp.





Thời gian trôi đi thật nhanh, năm năm sau, chú Ngộ tánh vừa tròn 15 tuổi, ngày càng tướng hảo và thông minh. Một hôm chú bạch Sư phụ cho về thăm ông bà và cha mẹ. Chú được Sư ông chấp thuận.

Trên đường về nhà, chú Ngộ Tánh tình cờ gặp vợ chồng ông bà lão độ tuổi bảy mươi đang trên đường đi lễ Phật. Ông lão hỏi chú:

- Chú pháp danh gì? Chú tu chùa nào?

- Mô Phật Phương trượng đặt cho pháp danh là Ngộ Tánh. Ngộ Tánh tu ở chùa Bửu thắng. – Chú đáp

- Chú tu lâu chưa?

- Từ khi, Ngộ tánh biết cầm chuỗi niệm Phật

- Chú niệm Phật để làm gì?

Chú Ngộ Tánh không trả lời, đưa tay lên đầu, xoa đầu bảo rằng đó là mục đích niệm Phật (Ý nói niệm Phật là để tiêu trừ phiền não)

- Chú biết phương pháp nào để tu hành giải thoái không?

Chú liền lấy dây chuỗi ra, mở dây chuỗi đưa cho ông lão từng hạt, từng hạt bảo rằng:

- Đó là phương pháp tu tập để giải thoát. (Ý nói muốn giải thoát phải cởi trói phiền não trong tâm)

Ông lão khen Chú quả thật là thông minh và rất am hiểu Phật pháp. Bà lão chen vào hỏi chú Ngộ tánh:

- Chú đi tu rồi về nhà thấy thịt cá có thèm không?

Chú Ngộ Tánh đáp:

- Thưa Bà! Bà cụ có biết ăn trầu không?

- Không ạ

- Bà cụ không biết ăn trầu, vậy khi Bà cụ nhìn thấy trầu có thèm không?

- Không ạ

- Ngộ tánh cũng thế.

Bà lão hỏi tiếp:

- Mục đích của Phật ra đời để làm gì?

Chú Ngộ Tánh lấy trong túi cái đèn pin ra, mở đèn pin sáng lên rồi tặng cho bà cụ bảo rằng:

- Khi về trời tối bà cụ nhớ mở đèn Pin lên đi. Mục đích của Phật ra đời cũng thế

- Chú nói cao siêu quá, bà không hiểu.

Ông lão chen vào nói:

- Ý Chú Ngộ Tánh bảo mục đích đức Phật ra đời là: “Khai thị chúng sinh, ngộ nhập Phật tri kiến”.

Ông lão hỏi chú đúng hay không, Chú Ngộ Tánh chỉ cười.

Bà lão hỏi tiếp:

- Chú có biết bà cụ từ đâu đến không? Chết đi về đâu? Chú hãy giải thích rõ ràng, không được nói thiền khó hiểu quá.

Chú hỏi bà lão:

- bác sĩ thì đi đâu?

Bà lão trả lời:

- Thì đi tới bệnh viện chẳng lẽ tới chợ?

Chú Ngộ Tánh cười:

- Dạ đúng vậy! Sau khi bác sĩ làm việc xong về đâu?

- Về nhà

- Học sinh thì đi đâu?

- Đến trường

- Học xong về đâu?

- Về nhà

- Bà bán cá đi đâu để bán?

- Đến chợ

- Bán xong về đâu?

- Về nhà

- Thầy tu đi đâu?

- Đi thuyết pháp,

- Thuyết Pháp xong về đâu?

- Thì về chùa

- Cũng vậy thưa bà sau khi chết tùy theo nghiệp lực mỗi người khác nhau, nên tái sinh vào những cảnh giới khác nhau. Do nghiệp lực dẫn dắt, làm thiện sinh về cảnh giới thiện, làm ác sinh về cảnh giới ác, cũng như Ngộ Tánh đã hỏi. Từ đó bà cụ suy ra. Bà cụ biết từ đâu đến, chết đi về đâu.

Bà cụ nói:

- Ôi trời Phật Pháp cao siêu khó hiểu quá

Chú Ngộ tánh nói với Bà cụ:

- Thưa bà! Phật Pháp không có cao, cũng không có thấp, do căn cơ mỗi chúng sinh, nên thấy có cao có thấp. Chú ví dụ cho bà hiểu:

Mô Phật! khi Ngộ Tánh học lớp một xem bài toán lớp 5 khó ơi là khó, xem vào không hiểu gì cả. Nhưng khi Ngộ Tánh lên lớp 6 rồi nhìn lại bài toán lớp năm quá dễ dàng. Khi còn ở địa vị phàm phu thấy giáo lý của Phật sao quá cao siêu, khi chứng thánh quả rồi không còn thấy cao thấp.

Ông lão chen vào hỏi:

- Theo quan điểm của Chú đời là khổ, hay hạnh phúc?

Chú Ngộ Tánh liền đưa cho ông cụ một đôi kiếng màu đen, bảo ông cụ đeo vào. Chú Ngộ Tánh hỏi:

- Ông nhìn thấy bầu trời thế nào?

- Toàn là màu đen

Chú Ngộ Tánh đưa tiếp ông cụ một đôi kiếng màu trắng, bảo ông cụ đeo vào. Chú Ngộ Tánh hỏi tiếp:

- Ông nhìn thấy bầu trời thế nào?

- Toàn màu trắng.

- Thưa ông! Vậy bầu trời đen hay trắng?

- Không đen, cũng không trắng

- Ngộ Tánh nhìn đời cũng thế.

Bà lão đứng bên khen rằng:

- Chú tuy còn nhỏ tuổi sao thông minh và am hiểu Phật pháp thế nhỉ.

- Vậy thế nào là gọi là vô thường?

Chú Ngộ Tánh chỉ lên đầu tóc bạc của bà lão bảo:

- Đó gọi là vô thường!

- Thế nào gọi là Pháp?

Chú ngộ tánh chỉ chiếc thuyền đang đậu trên sông. (Ý nói Pháp là phương tiện đưa chúng sinh từ bờ mê, đến bờ giác ngộ giải thoát)

Bà lão hỏi chú Ngộ Tánh tiếp:

- Nếu chú lớn lên, Chú có thích nữ sắc không?

Chú Ngộ tánh trả lời:

- Quá khứ thì qua rồi, tương lai thì chưa đến, Ngộ Tánh chỉ biết hiện tại.

- Thế nào gọi là hiện tại?

- Mô Phật, hiện tại là giữa một hơi thở ra và chuẩn bị nhận một hơi thở vào.

Ông lão bảo:

- Nếu chú tu thành Phật rồi chú sẽ làm gi?

- Mô Phật! Trước kia Ngộ tánh ở nhà muốn đến chùa. Khi đền chùa tu hành được rồi Ngộ tánh muốn về nhà.

- Ũa sao chú muốn về nhà? Bị Phương trượng đuổi à? Hay vì chán ở chùa rồi muốn về nhà?

- Mô Phật không phải. Đó là vì ước muốn của Ngộ Tánh muốn về nhà à.

- Chú nói sao lòng vòng Ông khó hiểu quá!

Bà lão chen vào:

- Ông này sao chậm hiểu quá vậy? Ý chú Ngộ Tánh bảo rằng: Khi còn chúng sinh ao ước tu hành thành Bồ Tát, thành Phật. Khi thành rồi phải có bản nguyện trở lại độ sinh. Cũng giống như học sinh còn đi học ao ước trở thành thầy cô giáo, khi thành thầy cô giáo rồi muốn trở lại trường dạy học sinh. Đơn giản vậy mà Ông không hiểu. Bà nói vậy đúng không Chú?

- Mô Phật, thiện tai!

- Mô Phật! Trời cũng tối rồi, ông bà cũng cáo biệt Chú để trở về nhà, cảm ơn chú đã cho vợ chồng già những bài pháp thật hay.

Sau khi chia tay ông bà lão, Chú Ngộ Tánh đi thêm một đoạn đường nữa thì gặp hai vợ chồng độ chừng 45 tuổi đang đi làm về. Chú Ngộ Tánh chắp tay chào:

- Mô Phật chào nhị vị thí chủ! Hai thí chủ vẫn khỏe chứ?

- Mô Phật vẫn khỏe ạ! Còn Chú thì sao? Cuộc sống ở chùa ra sao? Phương trượng vẫn khỏe chứ?

- Mô Phật! Phương trượng vẫn khỏe. Phương trượng gởi lời thăm hai vị thí chủ

- Kính gởi lời cảm ơn đến Phương trượng.

- Mô Phật!

Sau đó hai vợ chồng mời Chú Ngộ Tánh vào quán nước bên đường, ngồi uống nước và đàm đạo

Sau khi vào quán dùng nước. Người nữ thí chủ mới hỏi đạo:

- Mục đích chính đức Phật nói pháp để làm gì?

- Mô Phật!

“Không làm các việc ácThường làm các việc lànhGiữ tâm ý trong sạchĐó là lời chư Phật dạy”- Thế nào gọi niệm Phật nhất tâm bất loạn

- Niệm vô niệm niệm.

- Thế nào gọi là niệm vô niệm niệm?

- Niệm khi nào không còn thấy mình niệm mới gọi là niệm.

- Vì sao thế? Chú hãy giải thích them!

- Vì niệm còn thấy mình niệm, đối tượng để niệm tức là còn chấp, còn ngã chấp, còn ngã chấp tức là còn vọng tưởng thì làm sao nhất tâm bất loạn.

- Chú có thể nào cho một ví dụ dễ hiểu không?

- Mô Phật! Hằng ngày thí chủ muốn thức dậy 5 giờ sáng để đi làm, có bữa thí chủ thức dậy 4 giờ, có bữa thức dậy trễ 6 giờ - tức là chưa nhất tâm. Thí chủ dùng đồng hồ báo thức canh đúng 5 giờ thì mỗi ngày đúng 5 giờ. Đồng hồ báo thức sẽ đánh thức thí chủ dậy - đây vẫn còn chấp, vì còn sử dụng phương tiện đồng hồ báo thức. Nhưng trải qua một thời gian dài trở thành thói quen. Cứ mỗi ngày đến 5 giờ sáng là thí chủ sẽ thức dậy, không cần đến đồng hồ báo thức nữa. Dù thí chủ không muốn thức dậy, đến giờ đó thí chủ cũng sẽ thức dậy. Niệm Phật cũng thế! Hằng ngày dùng chuỗi niệm Phật để trở thành thói quen, đến một giai đoạn nào đó mình không cần niệm, tâm mình vẫn cứ niệm thế gọi là nhất tâm bất loạn.





- Lúc trước đưa chú lên chùa lạy Phật, Chú cóhỏi Phương Trượng thế nào gọi là đạo giải thoát? Phương trượng đưa cho chú một trái chuối, bảo chú lột hết vỏ rồi ăn mới cảm thấy hương vị ngon của nó. Phương trượng bảo đó là đạo giải thoát. Là ý nghĩa gì?

- Mô Phật ý Phương trượng bảo: Hãy cởi bỏ hết phiền não, thì mới cảm nhận được chân lý giải thoát an lạc

- Ồ thì ra là vậy.

- Ngày hôm đó chú còn hỏi Phương Trượng: Thế nào là mục đích của người xuất gia? Tại sao Sư ông phải xuất gia? Thế rồi Sư ông tự tay cầm trái chuối lột vỏ ra, ăn một nửa, còn nửa kia đưa cho mẹ. Sư ông nói đó là mục đích của người xuất gia, là ý gì vậy?

- Mô Phật ý Sư ông bảo: Mục đích người xuất gia trước tiên tự giải thoát cho mình, sau đó giải thoát cho chúng sinh: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn

- Những câu khác thì hiểu. Còn câu chú hỏi Sư Ông thế nào gọi là “Tâm Chơn Như”. Sư Ông chỉ mỉm cười không trả lời. Có phải Sư ông không biết nên không trả lời? Có phải như vậy không?

- Mô Phật không phải! Ý Sư ông bảo: “Tâm Chơn Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp ( nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể). Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng niệm; nếu rời vọng niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác. Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ, không thể dùng danh tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng tâm suy nghĩ được, không có biến đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt ráo bình đẳng, chỉ có một "Tâm Chơn như" mà thôi” (Luận Đại Thừa Khởi Tín)

- Mô Phật! Bây giờ thì hiểu hết rồi.

Đến lượt người đàn ông hỏi đạo:

- Thế nào gọi là vô minh?

Chú Ngộ Tánh nhắm đôi mắt lại, bảo:

- Đó là vô minh!

- Sự tác hại của vô minh?

Chú ngộ tánh nhắm mắt, rồi đứng dậy đi đụng phải cái ghế té ngã xuốg đất. Chú đứng dậy bảo:

- Đó là tác hại của vô minh!

- Thế nào là sự tham đắm của ái dục?

Chú Ngộ tánh, lấy 1 ly nước bỏ muối vào, sau đó uống. Bảo rằng:

- Sự tham đắm ái dục cũng như thế.

- Trách nhiệm chính của chú là gì?

Chú Ngộ Tánh dùng chiếc quẹt diêm dốt cây đèn này, mồi tiếp qua cây đèn khác:

- Đó là trách nhiệm của cháu!

- Sao Chú nói khó hiểu quá!

Người nữ thí chủ chen vào câu chuyện bảo:

- Trách nhiệm chính của người xuất gia là: “Truyền đăng tục diệm”. Nghĩa là luôn tiếp nối ngọn đèn chánh pháp của Như Lai đừng để ngọn đèn chánh Pháp của Như Lai tắt đi. Có đúng vậy không Chú?

- Mô Phật! Lành thay nữ thí chủ đã hiểu đạo. Mô Phật, bây giờ trời đã gần tối rồi, Ngộ Tánh phải về chùa lo công phu, lo việc chùa.

Sau khi chia tay hai vị đại thí chủ. Chú Ngộ tánh về lại chùa. Chú Ngộ tánh vào đảnh lễ Phương trượng. Phương trượng hỏi:

- Con về nhà có gặp ông bà, bố mẹ không?

- Bạch Thầy! Con có gặp ạ. Con gặp ông bà, bố mẹ ở giữa đường và quán nước.

Phương trượng bảo:

- Ừ cũng thế! Tất cả ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, giống như là những người bạn cùng đi trên một lộ trình, dừng chân nghỉ ngơi trên một quán trọ của của cuộc đời, gặp nhau rồi ai cũng phải chia tay nhau. Chú gặp họ tức có duyên, đã thuyết pháp cho họ hiểu. Họ không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, không bị trôi lăn sinh tử luân hồi, chấm dứt khổ đau. Đó cũng là cách báo hiếu của người xuất gia đối với ông bà, cha mẹ. Chú đi đường mệt rồi, tắm rửa dùng cơm còn công phu nữa.

- Dạ, mô Phật!





Viết bởi: Thích Trí Giải


http://trigiai.blogspot.com/2010/09/chu-tieu-ngo-tanh_28.html

EM TÔI

 Bài này CN nhận được từ email,đọc thấy cảm động qúa nên đăng lên đây ......
>
>
>               Phan Nhật Nam
>
>
>             Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.
>
>             Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
>
>             Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.
>
>         Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết quả là tôi đã đỗ được bằng tiểu học năm đó.
>
>         Vào lớp đệ thất trường Trần quốc Tuấn, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm đệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung học. Đến niên học đệ tam thì tôi đã bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đã lên đệ nhị cấp rồi, đã bắt đầu biết đỏ mặt khi nhìn những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đã biết theo bạn tập uống cafe, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ bé thua tôi vài tuổi.
>
>         Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi.
>
>         Hết năm đệ tam, tôi nộp đơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi đậu bình thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình, tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang đôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trâm ngâm bên ánh đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng tú tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở...
>
>         Em đã bắt đầu tuổi lớn, đã bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đã bắt đầu bước vào "tuổi ngọc", nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi "quyền huynh thế phụ". Nhiều lúc nhìn mẹ, nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi.
>
>         Tôi thi đỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn khoa. Mẹ ở một mình với em ở Đà nẳng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đò về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm đuợc, tôi phụ mẹ một ít nuôi em.
>
>         Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành. Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.
>
>         Lật đật trở vào Đà nẳng bằng chuyến xe đò chót. Trời tối đã lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Đứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khoé mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt.
>
>         Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và òa lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tỉnh mach ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa...
>
>         Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, đừng khóc ... nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai giòng nước mắt chảy nhạt nhoà trên má.
>
>         Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lời gì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giã từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi... Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẩm cả vạt áo mẹ bạc màu. Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi...
>
>         Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường.
>
>         Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi, cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em đủ điều. Số tiền tôi gởi cho mẹ Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi còn đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời. Tôi vào trường Võ bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao gi dấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng.
>
>         Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khoá của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đổ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nửa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người.
>
>         Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn... Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhở có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ...
>
>         Hai năm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đã là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng . Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một Sĩ quan Hải quân đồn trú ở Phan rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già. Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lể nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng độ kinh hoàng giữa đơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những "kỳ tích" của bạn tôi, của Mễ, của Lô ...
>
>         Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm. Thoạt nhìn, tôi đã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lể ở Phan rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cafe, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim cũ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh ...
>
>         Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Saigòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia đình (mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư). Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép được đưa mẹ Tuấn đến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ săn sóc và thương yêu em. Đọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu. Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo. Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải quân cùng đơn vị. Nhìn em súng sính trong bộ đồ cưới , tươi cười đứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về đây dự đám cưới của em. Tôi theo đơn vị lội thêm hai năm nửa ở vùng giới tuyến, thì "tai nạn" xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng nhảy dù.
>
>         Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về cục Tâm lý Chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng, những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc ... đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng văn học với bút ký "Mùa hè đỏ lửa". Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan rang, gần trường em dạy.
>
>         Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rãnh rỗi tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của đời theo tiếng cười lanh lãnh dòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao uớc mẹ tôi nhìn thấy được cảnh này.
>
>         Biến cố tháng 4/75 tới như một định mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi đều phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa lớn nhất chưa đầy sáu tuổi và đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong trại, tôi cứ đứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn đã quá già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ đến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con đã thất hứa với mẹ, mẹ ơi, con đang ở đây tù tội thì làm sao lo được cho em ...
>
>         Năm 76 tôi bị đưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thăm gửi. Không biết em có biết Tuấn ở đâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc. Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng lớn, qua Suối máu, đâu đâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông quá ...
>
>         Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đình đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhoà. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.
>
>         Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu năm 76 có tìm đến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được , bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nhìn nguời đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố đang có gia đình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Đứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi.
>
>         Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi bố trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc đến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy. Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mủi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đã chết.
>
>         Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi.
>
>         Đứng trong văn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy truởng trại tiết lộ về địa vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ.
>
>         Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng , bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dững dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình. Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngăn cách, có cái gì đó phân chia, có cái gì đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây giờ tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư.
>
>         Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.
>
>         Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp đi dạy không đủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thăm nuôi Tuấn được một lần nào. Không thể để bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà nội vì cụ bây giờ đã quá yếu, mỗi buổi ăn, Uyên, cháu lớn phải đút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya để kiếm thêm tiền đong gạo. Em than là dạo này mất ngủ, sức khoẻ yếu lắm, em sợ nhở có mệnh hệ nào ...
>
>         Tôi thẩn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời đang đè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi, khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với cách mạng nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa đốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái đói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn ? Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Nguời chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân trung úy Trần Nguyên Tuấn . Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng nguời nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi đang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hóa đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhòa, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi .... Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ..

Monday, March 28, 2011

Vẫn có em bên đời

Bài Viết - Tùy Bút - Bài viết


Written by Hoàng Thanh/Viễn Đông

Page 1 of 4

Một câu chuyện tình có thật rất cảm động nhưng bi đát .



Câu chuyện gợi nhớ đến hoàn cảnh của nhạc sĩ Lam Phương. Đau bệnh lại trong hoàn cảnh đơn độc làm sao ông vẫn sống và gần như phục hồi được?







Mình vẩn còn được mai mắn hơn triệu triệu triệu người trên thế giới. Nên Hạnh Phúc với những gì mình đang có. Chúc tất cả nhiều an lành.



Khi đọc xong câu chuyện này, hy vọng tất cả mọi người trong chúng ta sẽ cố gắng không để cho hoàn cảnh khó khăn trước mắt làm nản lòng vì so sánh với nhân vật trong câu chuyện dưới đây thì dù thế nào mình cũng vẫn còn vô cùng may mắn

Nên thanks Buddha những gì ta có dù không được bằng người khác và không nên oán trách than van nếu gặp phải những điều không như ý trong cuộc đời.



Hãy chấp nhận mọi nghiệp xấu đang xảy ra và hãy nổ lực chuyển nghiệp.



Và nên nhờ người thân tìm và thỉnh cầu một vị Thầy đến viếng để khải đạo và khai thị tâm của bạn thì sẽ giúp bạn vượt qua khổ nạn một cách dễ dàng hơn.



Nguyện cho mọi loài biết giữ mình cho được yên vui, đừng bệnh tật ốm đau lâu ....



Nam mô Phật Đà Gia,



Đọc xong bài này, khẩn xin Đại chúng khởi vận từ tâm thương xót cho anh Linh và chị Phạm Huyền mà góp lời cầu nguyện hằng ngày trong giờ công phu tại các Đạo tràng địa phương và thành tâm nhất cú nhất kệ chú nguyện kỳ an hộ trì cho đôi vợ chồng cư sĩ này thường thâm tín chư Phật, sớm tai qua nạn khỏi, thân tâm an lạc, kiết tường như nguyện.



Đồng thời cung thỉnh Đại chúng thường gọi đến vấn an gia trì tinh thần cho gia đình này tại số phone: Phạm Huyền (714) 737-3871



Thành kính niệm ân quý Chư Tôn Tịnh Đức Tăng, và cảm niệm công đức thăm viếng người bệnh là ruộng phước quý báu của chư vị Đồng tu Phật tử.



Nam Mô Dược Sư Phật



Theo hophap.net









--------------------------------------------------------------------------------







Vẫn có em bên đời...



Huyền đẹp. Không phải tôi khen, mà nhiều anh bảo thế. Huy ền mặn mà. Không phải tôi nịnh, mà vì nàng là gái một con. Huy ền dễ thương. Không phải tôi cho là vậy, mà do giọng nói nàng ẩn chút gì đó nét hồn nhiên...



Linh có duyên. Không phải tôi khen, mà nhiều cô bảo thế. Linh phong độ. Không phải tôi nịnh, mà vì chàng mang dáng dấp của một công tử đại gia. Linh thông minh. Không phải tôi cho là vậy, mà do kiến thức về nhiều lĩnh vực qua cách nói chuyện của anh...



Đôi bạn trẻ gặp nhau. Tình yêu chắp cánh. Hôn lễ thật ấm cúng với họ hàng hai họ. Ai cũng khen “Cứ y như đại gia lấy hoa hậu chân dài”. Với hai trái tim, họ nắm tay nhau bắt đầu xây lâu đài tình ái...



* Nàng tập lái, chàng quẹo cua



Huyền chớp mắt kể: “Năm năm trước, em qua Cali với ba mẹ. Ai cũng khuyên một trong những việc đầu tiên phải làm khi đặt chân đến Mỹ là phải đi học lái xe. Có người giới thiệu, em ghi tên học ở văn phòng của anh Linh . Em nhát lắm, nên tập lái xe mà cứ run tay hoài, nhất là những lúc quẹo cua. Anh Linh la em hoài đó chứ. Nào là lúc quẹo cua, em phải thế này, thế nọ. Vậy mà...” - Huy ền cười tinh nghịch – “Ảnh ‘quẹo’ hay quá nên ‘cua em dính’ hồi nào hổng biết nữa”.



Huyền tiếp: “Chúng em nghèo nhưng hạnh phúc lắm, nhất là sau khi bé Tiến ra đời. Thời gian đó công việc ở văn phòng anh Linh khá lắm, người học lái xe khá đông, công việc làm không kịp. Còn em thì làm nail, kiếm cũng khá nhiều tiền. Tụi em mua chiếc xe hơi mới toanh, anh Linh bảo em chở ảnh lái một vòng Bolsa lấy le cho vui. Ảnh còn nói: ‘Quẹo cua mà không xong là anh chấm rớt đó nhe’”.

Hạnh phúc tưởng chừng như mãi mãi...



* Có ai học được chữ Ngờ...



“Ngày hôm ấy, em nhớ mãi” - giọng Huy ền trầm hẳn xuống. “Gửi con cho Má, hai vợ chồng kéo nhau ra Mile Square Park cắm trại. Tự dưng nổi hứng, em thách anh Linh chạy đua. Ảnh chấp em chạy trước. Em cắm đầu chạy thục mạng, vậy mà chưa gì đã nghe tiếng ảnh rượt kịp sau lưng, và rồi bỗng dưng, em nghe một tiếng ‘rầm’. Anh Linh vượt qua mặt em, thì chúi cổ nằm sóng soài trên bãi cỏ. Em tỉnh queo, vì em biết tính ảnh hay làm bộ để bà xã năn nỉ. Nhưng thấy ảnh nằm hơi lâu, và hình như có tiếng rên. Em bước tới nói to: ‘Dậy đi ông, làm bộ hoài’. Bỗng dưng anh Linh thều thào: ‘Kêu cấp cứu! Anh gãy cổ rồi, đau quá’. Em hoảng hồn bấm 911, và lát sau chúng em có mặt tại bệnh viện...”.



* Một quyết định - một cuộc đời



“Má và em chờ đợi trong thấp thỏm lo âu. Bác sĩ bước ra và cho biết là ‘Bệnh nhân bị gãy hai xương cột sống ở nơi cổ, cần phải mổ, nếu không sẽ chết’. Em lo lắm, nên ký giấy đồng ý mổ. Cả hai gia đình em và ảnh chỉ biết ngồi ngoài, khóc và cầu nguyện. Ca mổ không thành công. Bác sĩ bảo: ‘Bệnh nhân sẽ bị liệt cả toàn thân vĩnh viễn’. Em nghe như đất trời sụp đổ. Em khóc không thành tiếng. Tại sao ông Trời lại bất công đến vậy?



Họ chuyển anh qua khu vật lý trị liệu. Ngày nào em cũng ở cạnh anh, vừa dìu tập cho anh đi, tìm chuyện nói cho anh vui, vừa ráng nuốt ngược nước mắt vào trong. Hễ giây phút nào một mình là em khóc, và cầu nguyện. Hơn một năm thì nơi ấy gọi em lên, bảo em phải chọn một trong hai quyết định: ‘Một là đưa anh Linh vào viện dưỡng bệnh (nursing home), hai là đem về nhà, vì chính phủ không chi trả cho các trường hợp không còn hy vọng nữa’. Nhìn vào đôi mắt anh buồn vời vợi, không hồn, vô vọng, nên em đã không hề ngần ngại mà chọn ngay giải pháp thứ hai, vì ‘Một ngày, một buổi cũng là tình nghĩa vợ chồng’”.


* Lửa thử vàng, gian nan thử sức




“Khổ lắm chị ơi” - Huyền nói. “Anh Linh không tự làm được một việc gì, dù nhỏ nhặt nhất, như là tự lăn người, hay đi tiểu tiện. Cứ hai tiếng đồng hồ là em phải xoay người anh ấy, nếu không thì sẽ bị hầm và lở loét lưng. Tắm rửa, gội đầu, hốt cứt, thay tã, cũng chỉ một mình em. Chị nhìn xem” - Huy ền giơ cao cho tôi xem bắp tay với “con chuột” mà các thanh niên thường tự hào gồng người khoe, và nói: “Trước kia anh Linh nặng 225 pound, vậy mà sau tai nạn thì sụt ký kinh khủng, nay chỉ còn 170 pound, mà em phải lăn qua lại như vậy 10 lần mỗi ngày, rồi còn đỡ ngồi lên, nằm xuống, nên bây giờ tay em thành lực sĩ rồi”. Huyền cười buồn...



Linh chợt kêu ngứa đầu. Huy ền lật đật lấy cây lược đến chải đầu cho chồng. Linh cứ luôn miệng bảo: “Em ấn mạnh lên, mạnh nữa, ngứa quá. Em cào bên phải nè, rồi sau ót...”. Huy ền làm theo như cái máy. Vừa làm cô vừa kể: “Cứ hai ngày là em phải gội đầu và tắm rửa cho ảnh. Chị nghĩ xem làm sao có thể xoay trở mà tắm?”. Tôi lắc đầu chịu thua. Huy ền chỉ tôi xem một dụng cụ để ngoài sân, trông từa tựa như chiếc cần cẩu. Huy ền tiếp: “Em phải câu ảnh từ giường qua ghế ngồi”. Tôi thắc mắc: “Sức Huy ền sao làm nổi?”. Huy ền giải thích: “Em xoay người ảnh dựa lưng lên, phủ lên người ảnh cái áo đặc biệt này”. Huy ền đưa tôi xem chiếc áo chằng chịt những dây, “xong móc một đầu cần cẩu vào chỗ đây, rồi bơm cái thanh sắt này, thì cần cẩu sẽ kéo ảnh lên cao, rồi sau đó em thả tay từ từ để cần cẩu hạ ảnh xuống ghế ngồi”.



Linh tiếp: “Lần đầu tiên khi bị câu như vầy, em khóc nức nở. Vừa buồn, vừa tủi, vừa nhục, cái cảm giác như mình là một con thú khiến em chỉ muốn được chết mà thôi. Em ráng cắn chặt môi mà nước mắt từ đâu cứ tự động lăn dài. Là người, ai cũng ráng bám víu để mà sống, dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu. Chỉ riêng em, thì em lại cầu mong được chết”.



* Cái đau của bệnh nhân



Huyền đang nói thì bỗng dưng tay chân Linh co giật liên hồi. Tôi hơi sợ, vì lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng Huy ền bình tĩnh bước tới vịn tay chồng, như muốn truyền thêm can đảm cho anh đang trong cơn đau đớn. Linh cất tiếng: “Đau lắm. Một ngày tay chân giựt như vậy không biết bao nhiêu lần, em không sao làm chủ được. Bất lực!”. Linh thở dài tuyệt vọng: “Nhiều lúc em chỉ ước mình được chết cho xong...”.

Huyền lại tiếp: “Sáng nào em cũng phải nhét vô hậu môn ảnh một viên thuốc để giúp làm mềm phân. Rồi chừng vài tiếng đồng hồ sau thì thọt ngón tay trỏ vào, ngoáy vài vòng cho phân mềm đều, rồi móc ra đem đổ. Hôi thúi mấy em cũng chịu. Mà chưa hết đâu, ảnh không đi tiểu được, nên một ngày chừng hai, ba lần, em phải dùng que thọt giúp ảnh”.



Thấy tôi có vẻ không hiểu, Huyền đưa tôi xem một bộ dụng cụ đặc biệt. Cô giảng giải: “Em lấy cái ống này nè” - Huy ền giơ lên một ống dài rỗng như cây hút (sinh tố) vậy, “đâm vô đầu bộ phận sinh dục, đẩy từ từ cho đến khi nào ống đụng bọng đái, khi đó em ấn thêm nữa thì nước tiểu xịt ra theo đường ống, vô túi nylon này, em gói lại mang đi đổ”. Linh tiếp lời vợ: “Đau kinh khủng, mỗi lần phải đi tiểu, đi tiêu là cực hình với em. Tù nhân có bị tra tấn cũng đến vậy là cùng. Lần nào em cũng cắn răng chịu trận, mà ngày ba bốn cữ như vậy, chịu không nổi nữa, khổ lắm”.



* Nỗi khổ của người chăm sóc



Huyền nói: “Mà chưa phải hết đâu, có những lúc cơ thể anh Linh lại tự đại tiện một mình, không sao biết trước được. Ban ngày ảnh mang tả, tối lạnh thì mặc quần. Có lúc ảnh đang nằm bỗng dưng cứt xịt ra ướt tèm nhẹp hết quần, dính cả lên giường. Thời gian đầu em còn cho ảnh mặc quần, mỗi lần vậy là em quăng luôn cái quần, nhưng rồi tiền đâu mà mua quần xoành xoạch, nên em đành phải mang quần ra giặt tay, rồi phơi lên cho mau khô. Tủi thân lắm, cứ giặt quần là em nhớ Má, cả đời em chưa một lần giặt đồ cho Má, bây giờ thì mỗi ngày giặt quần cứt cho chồng, vậy mà không dám than, không dám khóc, sợ ảnh buồn. Nghĩ lại mà thương Má em. Bà cứ an ủi, động viên em. Chưa bao giờ Má bảo em bỏ cuộc. Má hay nói: ‘Đã là vợ chồng, sướng khổ có nhau, còn nước còn tát, hai con đừng tuyệt vọng’”.



Rồi Huyền khóc: “Năm ngoái Má em mất vì bệnh ung thư. Trước khi ra đi, Má nắm tay em căn dặn, ‘Má đi trước nhe hai con. Con ráng mà lo cho thằng Linh . Má ra đi vì căn bệnh nan y, nhưng vẫn còn sướng hơn nó, thôi vợ chồng con ở lại ráng đùm bọc lẫn nhau’. Chỉ có Má là người hiểu nỗi khổ của em nhất”.

Huyền lại nói: “Gần bốn năm nay, chưa đêm nào em ngủ được một giấc đầy. Cứ hai, ba tiếng là thức dậy, chạy qua phòng xoay người ảnh. Có lúc mệt quá, em ngủ vùi, không nghe tiếng ảnh gọi em qua vì đau quá. Chị nhìn mắt em nè, lúc nào cũng sưng húp, quầng thâm, em chỉ sợ một ngày nào đó thì sẽ bị mù luôn. Bao nhiêu ngày tháng nuôi chồng, là bấy nhiêu đêm nước mắt chung tình em rơi”.



* Nguyện cầu



Huyền chỉ tôi xem tờ giấy “Cảm tạ công đức” treo trên tường, và nói: “Tụi em đâu giàu có gì, vậy mà hễ có ai về Việt Nam là em ráng dồn hết tiền đang có nhờ họ đem về cúng chùa. Mà em ghi tên ảnh không hà, mong ảnh được phước mà mau hết khổ. Nhiều lúc chỉ cúng dường có 1, 2 đồng, em cũng khấn cầu có phép lạ nào giúp chồng bớt khổ, chứ nhìn ảnh đau đớn mỗi ngày, em không chịu nổi nữa.



Đã hơn ba năm rồi, nhiều lúc khổ quá em muốn quăng bỏ hết mọi thứ, tự tử cho xong, nhưng nhìn bé Tiến lại thương. Gần bốn tuổi, nó nào được đến trường, cứ quanh quẩn ở nhà vì nếu đi học thì ai chở đi ai đón về, em phải túc trực bên chồng 24 trên 24. Ai cũng bảo đó là nghiệp của em và của ảnh, chính vì vậy mà nghèo đói cách mấy tụi em cũng ráng giúp làm từ thiện chỉ mong mau hết nghiệp. Ai chỉ gì tụi em cũng làm, tụng kinh Dược Sư, Chú Đại Bi, niệm Phật. Nhưng giờ thì...”. Huyền im lặng. Chừng một phút sau, cô nói tiếp với giọng yếu ớt hẳn đi: “Mỏi mệt, tuyệt vọng và chỉ muốn buông xuôi. Đúng thật đời là bể khổ...”.

tiếp theo ở :  http://huongdaoonline.com.au/chuyen-/63-bai-vit-/7112-vn-co-em-ben-i-?start=2