Friday, March 5, 2010

5. Bảo Vệ Sinh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ

Tiêu Chấn người huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, thuở bé, một hôm ông nằm mộng, thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, nói với ông: "Này chú bé, tuổi thọ của con chỉ có mười tám năm mà thôi". Khi thức giấc, Tiêu Chấn cảm thấy bàng hoàng, trong lòng đầy mối u sầu, đau khổ. Thân phụ ông vốn là một vị quan thanh liêm, được thăng chức và đổi đến trấn nhậm tỉnh Tứ Xuyên. Lúc ấy, ông nghĩ mình không còn sống được bao lâu nên không muốn theo cha, nhưng thân phụ ông lại muốn ông theo hầu bên mình, nên buộc lòng ông phải đi theo.
Đến nhiệm sở được hai ngày thì quan chủ tỉnh Tứ Xuyên thiết tiệc đãi phụ thân ông. Ông cũng bị bắt buộc đến dự tiệc. Theo tục lệ của tỉnh Tứ Xuyên, hễ sau ba tuần rượu ngon thức lạ, thì nhà bếp sẽ dâng lên một bát canh rau.
Phương pháp chế biến bát canh này rất là tàn nhẫn, thảm khốc. Người ta dùng lửa để hơ dưới vú một con bò cái để cho sữa vọt ra, đọng lại trong một cái bát làm bằng sắt, kết thành một món ăn hảo hạng. Ngẫu nhiên, Tiêu Chấn đi xuống nhà bếp, thấy con bò bị cột nơi cây cọc, liền hỏi người đầu bếp, đầu bếp trình bày tường tận với ông. Ông vô cùng kinh ngạc, lập tức đi đến chỗ thân phụ, trình bày đầy đủ những gì đã trông thấy và thưa với phụ thân: "Người ta vì ngon miệng khoái bụng mà đem lửa nung vào vú bò, để sửa chảy ra, như thế con bò chắc chắn sẽ đau đớn vô cùng, xin phụ thân ra lệnh đình chỉ việc pha chế một thức ăn đầy tính chất vô nhân đạo như thế này.
Thân phụ ông vốn là người nhân từ, liền ra lệnh miễn dâng thức ăn đặc biệt ấy. Nhờ thế con bò cái liền được cứu thoát. Mấy hôm sau, Tiêu Chấn nằm mơ thấy một vị thần mặc áo giáp vàng đến nói với ông: "Này cậu bé, con đã làm một việc phúc đức nên không những không bị chết yểu mà còn được sống lâu, làm quan đến Tể tướng, hy vọng con sẽ thương yêu bảo vệ mọi loài sinh linh nhiều hơn nữa".
Quả nhiên về sau, Tiêu Chấn làm đến chức Thừa tướng và thọ hơn chín mươi tuổi mới qua đời.

http://www.thuvienhoasen.org/cuuvatphongsinh-01.html#5

1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột

Rừng hoang vắng vẻ, phong cảnh hữu tình, ánh nắng chiếu khắp mặt đất soi tỏ rừng thiêng, khiến cho đồi núi chập chùng trở nên quang hoa đẹp đẽ. Khe nước sóng gợn lăn tăn, cảnh sắc thanh u tịch tĩnh. Bỗng nhiên một bóng người lướt qua bên dòng suối nhỏ, đến một khoảng đất trống, đứng nhìn khắp bốn bên, đường như đang theo dõi một đối tượng nào đó.
Trang thanh niên đó mặt vuông, tai rộng, mày như lưỡi kiếm, mắt tựa hổ lang, đầu đội khăn vuông, tay trái xách cung, hông phải mang tên, khí vũ hiên ngang, thần sắc lẫm liệt. Đó là Hứa Chân Quân, một tráng sĩ vốn say mê thú săn bắn và ưa thích cảnh trí rừng núi thiên nhiên.
Thoắt nhiên, một chú nai con từ trong rừng vọt ra. Hứa Chân Quân mừng rỡ, trương cung, lắp tên; rồi một lằn tên phát ra, chú nai con lảo đảo. Tráng sĩ sung sướng, toan chạy vội tới; bỗng thấy một con nai mẹ từ đâu phóng đến. Nai mẹ đến nơi, thấy nai con đang bị thương nằm quằn quại, mắt nó tuôn lệ, liền lấy lưỡi liếm vết thương cho con.
Quang cảnh ấy diễn ra trong khoảng chừng một bữa ăn, thì nai con lăn ra bất động. Nai mẹ xiết nỗi bi thảm xót thương, nằm quằn quại trên mặt đất được một lát liền tắt thở. Hứa Chân Quân vô cùng kinh ngạc, bèn rút ra một con dao lớn, mổ ruột con nai mẹ để xem, thì thấy ruột nó đứt ra từng khúc. Ý hẳn vì thầy con chết, đau thương quá độ mà đến nỗi gan vỡ, ruột đứt. Hứa Chân Quân hết sức xúc động, ân hận về tội lỗi mình đã gây ra, lập tức bẻ gãy cánh cung, vứt tên xuống suối, rồi bỏ nhà vào núi, tìm thầy học đạo. Trong vòng mười năm, công phu thuần thục, ông liền chứng được đạo quả giác ngộ.

http://www.thuvienhoasen.org/cuuvatphongsinh-01.html#1

27. Công Đức Chép Kinh Giải Được Oan Gia

Vào đời Đường có một người họ Phan tên Quả, ở tại kinh đô. Lúc còn trẻ, tính tình ông nhân từ, không hiểm ác; hơn nữa, nhờ biết được chút ít võ nghệ, nên xin được chút ít võ nghệ, nên xin được một châu Tiểu lại ở tại huyện đường. Do đó, Quả thường giao du với một số thanh niên đồng lứa.
Một ngày kia, trông thấy một con dê mà người chăn dê bỏ sót lại tại bãi tha ma, nó đang ăn cỏ và lá cây, phan Quả bèn họp cùng bè bạn bắt dê đem về nhà. Lúc đi dọc đường, Dê cất tiếng kêu be be, Quả hoảng quá, sợ chủ nó nghe được, bèn cắt đứt lưỡi dê, và tự cho mình có cơ trí hơn người, xử lý công việc một cách độc đáo.
Sau khi dắt dê về tới nhà, Quả cùng bè bạn đem ra làm thịt, bày tiệc rượu nhậu nhẹt vui vẻ với nhau. Nào hay đâu, một năm sau, Phan Quả đột nhiên phát hiện lưỡi mình dần dần teo nhỏ, nói năng ngọng nghịu. Quả biết mình mắc bệnh kỳ quặc, mang phải ác tật, liền xin từ chức Tiểu lại.
Thế nhưng, quan Huyện lệnh Phú Bình là Trịnh Dư Khánh nghi y có điều gì man trá, bèn gọi đến khám nghiệm, thì quả thực, lưỡi y gần như biến mất, chỉ còn nhỏ xíu như hạt đậu. Quan huyện liền hỏi nguyên nhân, Phan Quả dùng bút kể lại đầu đuôi câu chuyện, biết vậy, viên quan huyện lệnh liền bảo thuộc hạ của mình làm phúc cho dê, và sai Quả chép kinh Pháp Hoa, Quả phát tâm kính tín, giữ gìn trai giới, vì con dê tội nghiệp kia mà tu phước. Sau một năm, lưỡi của y dần dần bình phục lại như trước.
Phan Quả thấy thế cao hứng muôn phần, vội vã đến quan huyện trình bày tất cả tự sự, và quan huyện cũng cựu kỳ thú vị, liền thăng chức cho Quả. Viên quan huyện này vốn là một vị quan thanh liêm, gần xa đều ca ngợi, nên măn Trinh Quán thứ chín, ông được thăng đến Giám sát Ngự sử. Câu chuyện này do ông kể lại, xem như một giai thoại để cho mọi người cùng chiêm nghiệm.

Đối với những căn bệnh khó lành


Hôm qua nhận được thư ông kèm theo thư của Chí Phạm, biết sở học vẫn tiến bộ, đạo tâm càng thêm kiên cố, an ủi lắm! Tử Cần chữa bệnh thì đối với những căn bệnh do oán nghiệp khó lành, hãy nên dạy bệnh nhân xưng niệm thánh hiệu Quán Thế Âm và khuyên họ kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, yêu tiếc sanh mạng loài vật. Chẳng những bệnh nhân được hưởng sự tốt lành “tiêu nghiệp, khỏi bệnh”, mà y đạo của Tử Cần cũng sẽ nhờ đấy ngày càng phát đạt. Gần đây Tây Y hễ thấy bệnh nhân ăn chay bị bệnh liền thường khuyên họ nên ngã mặn, bảo ăn thịt giàu chất bổ, chẳng biết gây trở ngại cho phép dinh dưỡng, lại còn kết oán nghiệp nữa! Thư của Chí Phạm kính gởi trả lại theo thư này, xin hãy thâu nhận.

www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien11.htm

Khi tắt hơi xong, phải để yên thân xác, không được đụng chạm khóc lóc kể lễ làm bất cứ điều gì ngoài việc niệm Phật cầu cho họ vãng sinh ít nhất cho tới sau 8 giờ,nếu đụng chạm người chết rất dễ bị đọa vào những cảnh giới trong ba đường ác.Thời gian này rất cần niệm Phật hộ niệm. Nếu mọi người thành tâm hộ niệm, khai thị hướng dẫn, thì có thể nhất định vãng sanh .www.tinhtong.com/