Sunday, July 17, 2011
Cách xuống cân lẹ mà không mệt
Dạo này vào hè thấy thiên hạ khoe dáng đẹp qúa làm hại CN cũng ráng xuống cân cho lẹ ,vả lại cứ đi biển và hồ cho con bơi lội hoài làm mình cũng "thiếu tự tin " qúa cỡ ....:))) , CN muốn xuống còn 100 pounds ,cho nên mỗi ngày phải ốm bớt 1 pound......hồi xưa mỗi lần diet là nhịn ăn cả ngày,chỉ ráng uống nước cho thật nhiều và ăn toàn rau cải ...tới ngày thứ 3 là tay chân run rẩy ,khg còn làm việc gì nổi và thế là ăn lại cho đã thèm ,rồi đâu vẫn vào đấy....Giờ ráng kiếm cách nào cho không bị mệt đây ,suy nghỉ 1 hồi ....sực nhớ là sữa đâu nành làm mình no dai và khỏe....thế là 2 ngày nay chỉ uống sữa đậu nành khg đường (tự làm còn sữa mua CN khg bảo đảm có bị lên cân khg nhé ) và khi đói ăn vài hạt đậu ,ăn khoảng nữa chén mì nước ....ta la ...sụt 2 pounds rưởi trong 2 ngày ....khg mệt cho dù làm việc cả ngày .....phải kết hợp uống nước trái cây(xay apple,chuối,cà rốt ,aloe vera) và sữa đậu nành(CN làm 1 lần rất nhiều ,nấu chín và bỏ vào tủ đá).... mới có đủ chất cho mình khg bị choáng váng,mệt mỏi.....Chú ý : ai bị đau bao tử thì khg nên uống sửa đậu nành nhiều qúa vì sẽ làm đau lắm .... tránh đồ ngọt,cơm (chất tinh bột )....thì sẽ ốm ngay .Ăn diet vậy nên ban đêm ngủ rất ít mà khg mệt.....CN nghỉ nếu mình ăn nhiều , đồ ăn nêm gia vị đậm đà và nhiều chất béo qúa sẽ bị mệt và buồn ngủ hoài.... thấy cách diet này hay hay nên post lên chia sẻ cho các bạn chút ....khi nào mà thấy blog này dẹp luôn là biết chuyện gì đã xảy ra với CN rồi nha....call 911 dùm...hihi...CN thấy mấy cousin cái eo bằng nắm tay ,chắc là mỗi ngày mấy nàng ăn 1 hạt đậu qúa ....ông chồng cứ nói dáng CN hít khg khí thôi cũng mập nữa ...hihi....làm buồn 5 phút....CN bảo hồi xưa tôi ốm nhom anh khg thấy sao ,mặc đồ size 0 chứ bộ(...lúc mới ở VN qua...hihi...).....
Friday, July 15, 2011
ĐỨC HỈ XẢ _HT Thích Thanh Từ giảng
HT. Thích Thanh Từ
Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.
Cuộc đời đen tối và sầu khổ nhất là cuộc đời của kẻ hay cau có, oán thù. Vì kẻ hay cau có thì trên gương mặt luôn luôn hiện đầy những nét nhăn gay gắt, đôi mi chau lại lộ vẻ khó khăn. Kẻ còn ôm nặng khối hận thù thì lửa hận thù thiêu đốt cả tim gan và buồng phổi của họ. Còn gì khổ đau hơn khi tim gan bị thiêu đốt. Còn gì xấu xí bằng khi gương mặt nhăn nhó, héo sầu. Sống trên đời này, nếu ta gặp điều trái ý liền mang lòng thù hận, thì chắc đời ta sẽ thấy toàn thù hận và oán hờn. Như Tý dùng lời thô bỉ mắng Thân, Thân cố trả thù phải dùng lời bỉ ổi hơn, ban đầu còn trả thù nhau bằng miệng, kế trả thù bằng tay chân và sau cùng phải trả thù nhau bằng dao, búa. Khi sơ khởi chỉ là mối thù riêng của cá nhân, rồi lan dần đến mối thù chung của gia đình, của thân tộc. Cứ thế, oán thù chập chùng thêm mãi biết bao giờ dứt. Đức Phật dạy: “Lấy oán trả oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt.” Người trong lòng mãi ôm ấp hận thù thì lúc nào cũng tưởng chừng chung quanh đều là kẻ thù muốn hại mình, vì vậy họ sống những ngày đầy lo sợ. Chỉ có ai biết lấy ân trả oán mới mong dứt sạch được hận thù. Như người Đình Trưởng nước Lương trả thù người cào dưa mình bằng cách ra công tưới dưa cho người, nhờ đó mà hận thù dứt sạch.
Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù, đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. Người mà lòng được thanh thoát nhẹ nhàng thì gương mặt vui tươi, lời nói thanh nhã, cử chỉ thư thái, toàn thân hiện ra một phong độ khả ái khả kính. Con người ấy có mấy khi phải buồn khổ, vì thế nên họ trẻ mãi, sống dai. Sách có câu: “Thù ghét là sâu mọt đục khoét người ta, làm cho người ta chóng xấu, chóng già, chóng chết; yêu thương và tha thứ là suối nước cam lồ tưới vào lòng người, làm cho người tươi đẹp, trẻ dai và sống mãi.”
Danh vọng, tài sắc... ở đời là những cạm bẫy chực hại người, nhưng vì nó có công năng hấp dẫn quyến rũ khiến người phải mê mẩn say sưa để rồi chịu khổ, cũng như miếng mồi vì có mùi thơm hấp dẫn, con lươn phải lao đầu vào hom trúm. Phần đông người đời ngỡ rằng đuổi bắt tài sắc, danh vọng... là hạnh phúc, chớ đâu ngờ càng đuổi bắt nó càng chuốc khổ về mình. Đây, một chàng thanh niên ủ dột ngồi dưới lùm cổ thọ, phải chăng chàng đã trật chân trên nấc thang danh vọng? Kia, một thiếu nữ sầu bi đứng dựa mé sông sâu, phải chăng vì tình duyên ngang trái? Tóm lại, bởi đắm nhiễm sắc, tài, danh vọng... người đời phải luống chịu đau khổ.
Dứt bỏ những tham nhiễm là điều không phải dễ, mà dứt bỏ một cách vui vẻ lại càng khó hơn. Nếu ai mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay... mà lòng không ái nhiễm, ấy là bậc siêu nhân. Ngài Phù Dung thiền sư nói: “... ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết...” nghĩa là: “... nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên đá, thấy tài lợi danh vọng như bụi rơi vào mắt...” Con người được như vậy mới hẳn là tự tại an vui. Chúng ta nhìn qua tượng đức Di-lặc sẽ thấy năm đứa nhỏ móc tai, chọc mắt... Ngài, mà trên gương mặt Ngài vẫn nở một nụ cười tự tại. Hình dáng ấy để tượng trưng cho người đã hỉ xả ngũ trần toàn vẹn. Đức Di-lặc không cười sao đặng, vì ngoại cảnh còn gì quyến rũ được Ngài, tâm Ngài lúc nào cũng an nhiên thì quyết định trên gương mặt hẳn luôn luôn hoan hỉ.
Tài, sắc, danh vọng... là vật bên ngoài, xả bỏ không lấy gì làm khó, đến như thân mạng là cái mà người phàm phu tuyệt đối mến yêu, muốn xả bỏ nó thì sự khó khăn lại gấp bội phần. Người đời vì trìu mến thân nên đã gây biết bao tội lỗi, ngược lại:
Bồ-tát vì chúng sanh bỏ thân mạng dễ dàng hơn người tham lẫn bỏ một vắt cơm.
(Luận Đại Trượng Phu)
Người đã quên mình vì chúng sanh thì đối với sự khổ vui còn mất của thân mình không đáng kể, như thế là họ đã vượt khỏi cái khổ vì thân. Lão Tử nói: “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hà hoạn chi hữu.” Thật vậy, nếu không còn thấy có riêng mình thì còn hoạn gì làm cho mình khổ. Vui lòng bỏ thân mạng để cứu độ chúng sanh, đó là đức hỉ xả cứu kính.
Tóm lại, hỉ xả những oán thù cho lòng được nhẹ lòng thanh thoát, đó là cái vui của phàm nhân. Hỉ xả những tài, sắc, danh vọng... cho tâm được tự tại, đó là cái vui của bậc giải thoát. Hỉ xả thân mạng để cứu độ chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh được an lạc, đó là cái vui của bậc Bồ-tát. Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả theo thứ tự của nó, hỉ xả một phần là chúng ta được vui một bậc. Đến khi nào hỉ xả toàn vẹn rồi là ta được cái vui cứu kính. Như vậy, vui và khổ không phải do ai đem đến hay ban cho, mà chính ta tự tạo lấy.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2584:duchixa&catid=58:ppcanban&Itemid=330
Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.
Cuộc đời đen tối và sầu khổ nhất là cuộc đời của kẻ hay cau có, oán thù. Vì kẻ hay cau có thì trên gương mặt luôn luôn hiện đầy những nét nhăn gay gắt, đôi mi chau lại lộ vẻ khó khăn. Kẻ còn ôm nặng khối hận thù thì lửa hận thù thiêu đốt cả tim gan và buồng phổi của họ. Còn gì khổ đau hơn khi tim gan bị thiêu đốt. Còn gì xấu xí bằng khi gương mặt nhăn nhó, héo sầu. Sống trên đời này, nếu ta gặp điều trái ý liền mang lòng thù hận, thì chắc đời ta sẽ thấy toàn thù hận và oán hờn. Như Tý dùng lời thô bỉ mắng Thân, Thân cố trả thù phải dùng lời bỉ ổi hơn, ban đầu còn trả thù nhau bằng miệng, kế trả thù bằng tay chân và sau cùng phải trả thù nhau bằng dao, búa. Khi sơ khởi chỉ là mối thù riêng của cá nhân, rồi lan dần đến mối thù chung của gia đình, của thân tộc. Cứ thế, oán thù chập chùng thêm mãi biết bao giờ dứt. Đức Phật dạy: “Lấy oán trả oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt.” Người trong lòng mãi ôm ấp hận thù thì lúc nào cũng tưởng chừng chung quanh đều là kẻ thù muốn hại mình, vì vậy họ sống những ngày đầy lo sợ. Chỉ có ai biết lấy ân trả oán mới mong dứt sạch được hận thù. Như người Đình Trưởng nước Lương trả thù người cào dưa mình bằng cách ra công tưới dưa cho người, nhờ đó mà hận thù dứt sạch.
Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù, đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. Người mà lòng được thanh thoát nhẹ nhàng thì gương mặt vui tươi, lời nói thanh nhã, cử chỉ thư thái, toàn thân hiện ra một phong độ khả ái khả kính. Con người ấy có mấy khi phải buồn khổ, vì thế nên họ trẻ mãi, sống dai. Sách có câu: “Thù ghét là sâu mọt đục khoét người ta, làm cho người ta chóng xấu, chóng già, chóng chết; yêu thương và tha thứ là suối nước cam lồ tưới vào lòng người, làm cho người tươi đẹp, trẻ dai và sống mãi.”
Danh vọng, tài sắc... ở đời là những cạm bẫy chực hại người, nhưng vì nó có công năng hấp dẫn quyến rũ khiến người phải mê mẩn say sưa để rồi chịu khổ, cũng như miếng mồi vì có mùi thơm hấp dẫn, con lươn phải lao đầu vào hom trúm. Phần đông người đời ngỡ rằng đuổi bắt tài sắc, danh vọng... là hạnh phúc, chớ đâu ngờ càng đuổi bắt nó càng chuốc khổ về mình. Đây, một chàng thanh niên ủ dột ngồi dưới lùm cổ thọ, phải chăng chàng đã trật chân trên nấc thang danh vọng? Kia, một thiếu nữ sầu bi đứng dựa mé sông sâu, phải chăng vì tình duyên ngang trái? Tóm lại, bởi đắm nhiễm sắc, tài, danh vọng... người đời phải luống chịu đau khổ.
Dứt bỏ những tham nhiễm là điều không phải dễ, mà dứt bỏ một cách vui vẻ lại càng khó hơn. Nếu ai mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay... mà lòng không ái nhiễm, ấy là bậc siêu nhân. Ngài Phù Dung thiền sư nói: “... ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết...” nghĩa là: “... nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên đá, thấy tài lợi danh vọng như bụi rơi vào mắt...” Con người được như vậy mới hẳn là tự tại an vui. Chúng ta nhìn qua tượng đức Di-lặc sẽ thấy năm đứa nhỏ móc tai, chọc mắt... Ngài, mà trên gương mặt Ngài vẫn nở một nụ cười tự tại. Hình dáng ấy để tượng trưng cho người đã hỉ xả ngũ trần toàn vẹn. Đức Di-lặc không cười sao đặng, vì ngoại cảnh còn gì quyến rũ được Ngài, tâm Ngài lúc nào cũng an nhiên thì quyết định trên gương mặt hẳn luôn luôn hoan hỉ.
Tài, sắc, danh vọng... là vật bên ngoài, xả bỏ không lấy gì làm khó, đến như thân mạng là cái mà người phàm phu tuyệt đối mến yêu, muốn xả bỏ nó thì sự khó khăn lại gấp bội phần. Người đời vì trìu mến thân nên đã gây biết bao tội lỗi, ngược lại:
Bồ-tát vì chúng sanh bỏ thân mạng dễ dàng hơn người tham lẫn bỏ một vắt cơm.
(Luận Đại Trượng Phu)
Người đã quên mình vì chúng sanh thì đối với sự khổ vui còn mất của thân mình không đáng kể, như thế là họ đã vượt khỏi cái khổ vì thân. Lão Tử nói: “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hà hoạn chi hữu.” Thật vậy, nếu không còn thấy có riêng mình thì còn hoạn gì làm cho mình khổ. Vui lòng bỏ thân mạng để cứu độ chúng sanh, đó là đức hỉ xả cứu kính.
Tóm lại, hỉ xả những oán thù cho lòng được nhẹ lòng thanh thoát, đó là cái vui của phàm nhân. Hỉ xả những tài, sắc, danh vọng... cho tâm được tự tại, đó là cái vui của bậc giải thoát. Hỉ xả thân mạng để cứu độ chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh được an lạc, đó là cái vui của bậc Bồ-tát. Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả theo thứ tự của nó, hỉ xả một phần là chúng ta được vui một bậc. Đến khi nào hỉ xả toàn vẹn rồi là ta được cái vui cứu kính. Như vậy, vui và khổ không phải do ai đem đến hay ban cho, mà chính ta tự tạo lấy.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2584:duchixa&catid=58:ppcanban&Itemid=330
NGƯỜI TU PHẬT PHẢI LÀ KẺ CHÁN ĐỜI CHĂNG ?
8:15:00 PM
No comments
H.T Thích Thanh Từ
Có một số người muốn lên án đạo Phật, không biết gì hơn, họ muợn danh từ “chán đời” gán vào đạo Phật. Thế rồi họ oang oang lên rằng người tu là kẻ “chán đời”, đạo Phật là đạo “chán đời”... Phản ứng lại, một số Phật tử nồng nhiệt bênh vực đạo, cực lực phản đối và đính chánh: “Người tu là yêu đời...” Chúng ta hãy gạt ngoài tình cảm, lấy lý trí xét đoán thử người tu Phật phải là “chán đời” không ?
Trước ta hãy định nghĩa “chán đời” là thế nào? - Theo nghĩa thông thường mọi người hiểu, “chán đời” là kẻ không bằng lòng xã hội thực tại.
Có hai hạng “chán đời”. Một hạng, vì không thỏa mãn tham vọng, bất lực trước cảnh trái nghịch đâm ra chán ghét xã hội. Một hạng vì thấy sự mục nát của xã hội, đủ khả năng cải đổi, nên chán cái cũ, xây dựng cái mới. Tỉ dụ: Có một cái nhà mục nát hư rách và bẩn thỉu, nắng không có chỗ ẩn, mưa không chỗ đụt, lại hôi hám thối tha. Trong nhà ấy có ba người ở. Người thứ nhất thì luời biếng, cho rằng số kiếp đã định, phải sao chịu vậy, rồi cứ đùa giỡn say sưa với cảnh đen tối ấy. Người thứ nhì, mỗi khi bị gió lồng mưa lọt thì chặc lưỡi hít hà, đâm ra căm tức muốn xô cho ngã, đập cho tan cái nhà oan nghiệt này, mà trong tay không có một đồng xu, một cây tre, một miếng lá... Người thứ ba nhận rõ sự khổ sở, sự bẩn thỉu, không cam chịu sống mãi trong cảnh tủi cực này, nhất định thay đổi cái nhà mục nát nhớp nhúa bằng cách dành dụm tiền, tìm vật liệu để xây dựng lại chắc chắn tốt đẹp, cho mình và anh em mình ở khỏi khổ. Ba anh em trong nhà này, là đại biểu ba hạng người trong xã hội. Người thứ nhất là hạng người chạy theo dục lạc, không có một ý niệm gì về cuộc đời cả. Người thứ hai là hạng người chán đời, vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực. Người thứ ba là hạng người tinh tấn, thấy sự mục nát của xã hội, chán cái cũ, xây dựng cái mới.
Hạng người chạy theo dục lạc: Họ nói là yêu đời, kỳ thật họ chỉ yêu dục lạc mà thôi. Vùi mình trong dục lạc, họ chỉ sống có ngày nay mà không có ngày mai. Họ nhìn đời qua lớp sơn bên ngoài, nên say sưa mê mệt. Nếu ai nói cái gì khác hơn sự hưởng dục lạc, họ không ngần ngại gán cho danh từ “chán đời yếm thế”. Ai khuyên họ làm lành lánh dữ, họ chế nhạo là lên mặt “thầy đời”. Thấy ai khổ sở khuôn mình trong đạo đức, họ cười là bọn “dại khờ”... Mục đích của họ không ngoài thỏa mãn dục vọng nhất thời. Giá trị của họ là hưởng được nhiều khoái lạc. Bởi thế, nên cái nhìn, cái nghĩ của họ không quá một tấc, một gang. Và suốt đời không làm gì khác hơn là lo cho thằng người của họ. Thế mà, gặp ai họ cũng vỗ ngực ta đây là yêu đời. Hai tiếng “yêu đời” là cái bia danh dự nhất, để họ nêu lên trước quần chúng.
Hạng người chán đời vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực: Hạng người này nhìn đời bằng cặp mắt oán ghét, cuộc đời toàn xấu xa bỉ ổi, mọi người trong xã hội là kẻ thù của họ. Vì thế, họ muốn trốn một nơi nào, mà không có người bén mảng đến. Tại sao có quan niệm này? - Bởi vì:
- Hoặc họ là người đã đổ bạc vạn để mua chức quan (theo thời mua quan bán tước) mà không đắc cử. Tiền đã sạch, của đã không thì còn gì mà không chán ghét xã hội.
- Hoặc họ là một quan chức bị thải hồi. Khi xưa ra đường có kẻ võng người hầu, mà nay chỉ chiếc gậy quéo với cặp chân trần, thì tài nào họ không chán đời khinh bạc.
- Hoặc họ là một thí sinh, bao nhiêu sanh lực đều dồn vào sự học; đến năm thi, đặt hết hi vọng vào cái cấp bằng để có sở làm, được cơm no áo ấm, thế mà thi trượt! Trượt một lần, hai lần... mắt họ đã hoa, nhìn trước cả một bầu trời đen tối.
- Hoặc họ là người đang nặng lời biển hẹn non thề; bỗng không, ai đành ăn nguyền nuốt hẹn, để họ sớm hờn duyên, chiều tủi phận. Lòng uất hận tràn trề, họ thiếu suy xét, lầm tưởng mọi người đều xấu xa hèn mạt...
Tóm lại, vì không thỏa mãn dục vọng, công danh v.v... nên đâm ra chán ghét đời. Những người này, không phải sẵn lòng chán đời, bởi họ tham cầu những cái gì trên đời mà không được, nên sanh hờn ghét. Nếu những điều họ muốn mà được như ý, thì họ còn mê đời hơn ai nữa.
Hạng người chán đời vì thấy xã hội mục nát, quyết thay cũ đổi mới: Hạng người này lòng thương không bờ bến, nhìn thấy sự lầm than đen tối của đồng bào, của nhân loại, quyết hi sinh đời mình để khỏa bằng những hầm hố chông gai, đưa nhân loại đến nơi vinh quang an lạc. Những vị điển hình của hạng người này:
Đức Khổng Tử, vì chán cái xã hội mục nát của thời Xuân Thu nên quên nhọc nhằn, nay ở Lỗ mai về Vệ cho đến Tống, Trần... và chịu vất vả ngồi dạy học trò, biên chép kinh sách để mong vãn hồi Nhân đạo.
Đức Jésus Christ, vì chán sự cai trị khắc nghiệt của người La Mã, chế độ giai cấp bất công của đế quốc Do Thái, nên không nệ vào tử ra sanh đi giảng đạo Bác ái.
Ông Tôn Văn, vì chán cái xã hội hủ bại của nhà Thanh, nên mới vận động cách mạng khởi nghĩa năm 1911 để thành lập Tam dân Chủ nghĩa.
Đức Thích-ca, vì chán giai cấp bất bình đẳng của Ấn Độ thời ấy, chán lòng sân hận thù oán của loài người, chán cái si mê mù mịt của chúng sanh, nên vất bỏ cả ngai vàng ngôi báu, lìa vợ đẹp con yêu, ngót mười một năm tìm đạo trải qua ngàn vạn hiểm nguy. Sau khi đã thấy đạo, được phương pháp cứu khổ chúng sanh, Ngài dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt. Thế là, Ngài đã cải thiện xã hội bất công đen tối của loài người, trở thành xã hội lành mạnh tốt đẹp cho toàn thể dân sanh.
Tóm lại, sống trong cảnh khổ mà không tự biết, cứ say sưa theo dục lạc khói mây là kẻ mù quáng. Ôm lòng tham trèo lên cây thang danh vọng, tài, sắc... rủi trượt chân đổ ngã, dập đầu toác trán, mới nhận ra nỗi khổ, nhưng chỉ biết kêu khóc, oán hờn là kẻ khiếp nhược. Nhận chân sự khổ rồi đem hết khả năng hoán cải xây dựng biến khổ trở thành lạc là bậc Thánh nhân, là người giác ngộ. Như thế, ta ngại gì không dám thừa nhận người tu là “chán đời”, đạo Phật là “đạo chán đời”. Chán để xây dựng, để đem hạnh phúc cho chúng sanh; chớ không phải chán để khóc than, thù hận như họ lầm hiểu.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2641:nguoituphat&catid=58:ppcanban&Itemid=330
Có một số người muốn lên án đạo Phật, không biết gì hơn, họ muợn danh từ “chán đời” gán vào đạo Phật. Thế rồi họ oang oang lên rằng người tu là kẻ “chán đời”, đạo Phật là đạo “chán đời”... Phản ứng lại, một số Phật tử nồng nhiệt bênh vực đạo, cực lực phản đối và đính chánh: “Người tu là yêu đời...” Chúng ta hãy gạt ngoài tình cảm, lấy lý trí xét đoán thử người tu Phật phải là “chán đời” không ?
Trước ta hãy định nghĩa “chán đời” là thế nào? - Theo nghĩa thông thường mọi người hiểu, “chán đời” là kẻ không bằng lòng xã hội thực tại.
Có hai hạng “chán đời”. Một hạng, vì không thỏa mãn tham vọng, bất lực trước cảnh trái nghịch đâm ra chán ghét xã hội. Một hạng vì thấy sự mục nát của xã hội, đủ khả năng cải đổi, nên chán cái cũ, xây dựng cái mới. Tỉ dụ: Có một cái nhà mục nát hư rách và bẩn thỉu, nắng không có chỗ ẩn, mưa không chỗ đụt, lại hôi hám thối tha. Trong nhà ấy có ba người ở. Người thứ nhất thì luời biếng, cho rằng số kiếp đã định, phải sao chịu vậy, rồi cứ đùa giỡn say sưa với cảnh đen tối ấy. Người thứ nhì, mỗi khi bị gió lồng mưa lọt thì chặc lưỡi hít hà, đâm ra căm tức muốn xô cho ngã, đập cho tan cái nhà oan nghiệt này, mà trong tay không có một đồng xu, một cây tre, một miếng lá... Người thứ ba nhận rõ sự khổ sở, sự bẩn thỉu, không cam chịu sống mãi trong cảnh tủi cực này, nhất định thay đổi cái nhà mục nát nhớp nhúa bằng cách dành dụm tiền, tìm vật liệu để xây dựng lại chắc chắn tốt đẹp, cho mình và anh em mình ở khỏi khổ. Ba anh em trong nhà này, là đại biểu ba hạng người trong xã hội. Người thứ nhất là hạng người chạy theo dục lạc, không có một ý niệm gì về cuộc đời cả. Người thứ hai là hạng người chán đời, vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực. Người thứ ba là hạng người tinh tấn, thấy sự mục nát của xã hội, chán cái cũ, xây dựng cái mới.
Hạng người chạy theo dục lạc: Họ nói là yêu đời, kỳ thật họ chỉ yêu dục lạc mà thôi. Vùi mình trong dục lạc, họ chỉ sống có ngày nay mà không có ngày mai. Họ nhìn đời qua lớp sơn bên ngoài, nên say sưa mê mệt. Nếu ai nói cái gì khác hơn sự hưởng dục lạc, họ không ngần ngại gán cho danh từ “chán đời yếm thế”. Ai khuyên họ làm lành lánh dữ, họ chế nhạo là lên mặt “thầy đời”. Thấy ai khổ sở khuôn mình trong đạo đức, họ cười là bọn “dại khờ”... Mục đích của họ không ngoài thỏa mãn dục vọng nhất thời. Giá trị của họ là hưởng được nhiều khoái lạc. Bởi thế, nên cái nhìn, cái nghĩ của họ không quá một tấc, một gang. Và suốt đời không làm gì khác hơn là lo cho thằng người của họ. Thế mà, gặp ai họ cũng vỗ ngực ta đây là yêu đời. Hai tiếng “yêu đời” là cái bia danh dự nhất, để họ nêu lên trước quần chúng.
Hạng người chán đời vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực: Hạng người này nhìn đời bằng cặp mắt oán ghét, cuộc đời toàn xấu xa bỉ ổi, mọi người trong xã hội là kẻ thù của họ. Vì thế, họ muốn trốn một nơi nào, mà không có người bén mảng đến. Tại sao có quan niệm này? - Bởi vì:
- Hoặc họ là người đã đổ bạc vạn để mua chức quan (theo thời mua quan bán tước) mà không đắc cử. Tiền đã sạch, của đã không thì còn gì mà không chán ghét xã hội.
- Hoặc họ là một quan chức bị thải hồi. Khi xưa ra đường có kẻ võng người hầu, mà nay chỉ chiếc gậy quéo với cặp chân trần, thì tài nào họ không chán đời khinh bạc.
- Hoặc họ là một thí sinh, bao nhiêu sanh lực đều dồn vào sự học; đến năm thi, đặt hết hi vọng vào cái cấp bằng để có sở làm, được cơm no áo ấm, thế mà thi trượt! Trượt một lần, hai lần... mắt họ đã hoa, nhìn trước cả một bầu trời đen tối.
- Hoặc họ là người đang nặng lời biển hẹn non thề; bỗng không, ai đành ăn nguyền nuốt hẹn, để họ sớm hờn duyên, chiều tủi phận. Lòng uất hận tràn trề, họ thiếu suy xét, lầm tưởng mọi người đều xấu xa hèn mạt...
Tóm lại, vì không thỏa mãn dục vọng, công danh v.v... nên đâm ra chán ghét đời. Những người này, không phải sẵn lòng chán đời, bởi họ tham cầu những cái gì trên đời mà không được, nên sanh hờn ghét. Nếu những điều họ muốn mà được như ý, thì họ còn mê đời hơn ai nữa.
Hạng người chán đời vì thấy xã hội mục nát, quyết thay cũ đổi mới: Hạng người này lòng thương không bờ bến, nhìn thấy sự lầm than đen tối của đồng bào, của nhân loại, quyết hi sinh đời mình để khỏa bằng những hầm hố chông gai, đưa nhân loại đến nơi vinh quang an lạc. Những vị điển hình của hạng người này:
Đức Khổng Tử, vì chán cái xã hội mục nát của thời Xuân Thu nên quên nhọc nhằn, nay ở Lỗ mai về Vệ cho đến Tống, Trần... và chịu vất vả ngồi dạy học trò, biên chép kinh sách để mong vãn hồi Nhân đạo.
Đức Jésus Christ, vì chán sự cai trị khắc nghiệt của người La Mã, chế độ giai cấp bất công của đế quốc Do Thái, nên không nệ vào tử ra sanh đi giảng đạo Bác ái.
Ông Tôn Văn, vì chán cái xã hội hủ bại của nhà Thanh, nên mới vận động cách mạng khởi nghĩa năm 1911 để thành lập Tam dân Chủ nghĩa.
Đức Thích-ca, vì chán giai cấp bất bình đẳng của Ấn Độ thời ấy, chán lòng sân hận thù oán của loài người, chán cái si mê mù mịt của chúng sanh, nên vất bỏ cả ngai vàng ngôi báu, lìa vợ đẹp con yêu, ngót mười một năm tìm đạo trải qua ngàn vạn hiểm nguy. Sau khi đã thấy đạo, được phương pháp cứu khổ chúng sanh, Ngài dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt. Thế là, Ngài đã cải thiện xã hội bất công đen tối của loài người, trở thành xã hội lành mạnh tốt đẹp cho toàn thể dân sanh.
Tóm lại, sống trong cảnh khổ mà không tự biết, cứ say sưa theo dục lạc khói mây là kẻ mù quáng. Ôm lòng tham trèo lên cây thang danh vọng, tài, sắc... rủi trượt chân đổ ngã, dập đầu toác trán, mới nhận ra nỗi khổ, nhưng chỉ biết kêu khóc, oán hờn là kẻ khiếp nhược. Nhận chân sự khổ rồi đem hết khả năng hoán cải xây dựng biến khổ trở thành lạc là bậc Thánh nhân, là người giác ngộ. Như thế, ta ngại gì không dám thừa nhận người tu là “chán đời”, đạo Phật là “đạo chán đời”. Chán để xây dựng, để đem hạnh phúc cho chúng sanh; chớ không phải chán để khóc than, thù hận như họ lầm hiểu.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2641:nguoituphat&catid=58:ppcanban&Itemid=330
Subscribe to:
Posts (Atom)