Wednesday, September 28, 2011

Gà con muôn màu hay sự hành hạ súc vật




Từ trước nay, chuyện thú vật như chó, mèo, thỏ, bị nhuộm màu để bán cũng không còn lạ gì với ai.




Nay, gà con và vịt con mới nở cũng bị đem nhuộm màu để bán cho trẻ em chơi.



***



Lòng tham và sự tàn ác của con người không biết đâu mà nói.



Mùa lễ Phục Sinh tại nhiều quốc gia gà con và vịt con mới nở ra thường bị đem nhuộm màu để bán cho trẻ em như một món đồ chơi không hơn không kém.



Chuyện sản xuất gà con technicolor đã có từ nhiều năm qua. Tại Ấn Độ, Alaska, Maroc, Malaysia, Yemen, Hoa Kỳ (Alaska), Miến Điện, Lào, Trung Quốc…



Con buôn tiêm vào trứng những màu hóa học hay màu thực phẩm như: hồng, xanh lá cây, xanh da trời, tím, đỏ, vàng da cam vv… Khi nở ra, lông sẽ có màu tương ứng. Con vật thấy rất dễ thương như những món đồ chơi.



Có nơi như tại Ấn Độ họ pha dung dịch phẩm màu hóa học trong một chậu nước và hốt gà con hay vịt con mới nở và thả hết vào đó, trộn đều, gà bị ướt lem nhem kêu chíp chíp rần lên, vô cùng dã man và tội nghiệp.



Multicolored chiken for Easter. BBC



http://news.bbc.co.uk/2/hi/3615191.stm



Màu nhuộm sẽ phai đi sau hai ba tuần theo đà phát triển của con vật.



Tại Washington DC và một số tiểu bang khác đã có luật cấm bán gà vịt nhuộm màu với lý do chính là sợ trẻ em bị lây nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể hiện diện trong phân gà.



Vì mục đích nhân đạo và sức khỏe, chúng ta không nên mua những loại gà con muôn màu.



Đây là một sự hành hạ súc vật.



“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồi và nghiệp báo, mà còn vì ý thức rằng mọi sinh loài đều có quyền sống bình đẳng và môi trường sống là dành cho tất cả mọi loài trên trái đất này chứ không phải dành riêng cho con người (David J. Kalupahana, 2008, tr.137-42). Thái độ của Phật giáo đối với các loài sống như vậy đã hình thành nên một quan điểm đạo đức hành xử đối với các loài không thuộc con người: con người cần từ bỏ quan điểm xem mình là sinh loài định đoạt tất cả những loài khác; cần phải xem mình và các sinh loài khác như là những "láng giếng" của nhau’’ (Peter Harvey, tr. 185).(Đạo đức Phật giáo và vấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Nguồn Tập San Pháp Luân 68) & ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Thích Nguyên Hiệp

Video Colored chiken in China



http://www.youtube.com/watch?v=kjLrFJlaUrw&feature=related



Video Multi colored chicken



http://www.youtube.com/watch?v=OeBbxGTuVdM



Video How they color chicks in India



http://www.youtube.com/watch?v=Mj16rdnh95I&NR=1





Source: thuvienhoasen



Mình tu có thể cải đổi số mạng tốt hơn khg ?


Theo CN nghỉ là khi mình biết tu và biết làm nhiều việc thiện thì mình có thể chuyển số mạng của mình nhiều lắm ,vì chỉ tay của mình thay đổi mỗi 3 tháng mà .....Theo kinh nghiệm bản thân của CN thì CN rất mừng khi biết được Đạo Phật vì đã giúp ích cho bản thân CN rất nhiều . Vì khi mà CN làm đúng theo trong kinh sách dạy thì mình thấy có kết qủa như ý mình muốn ,kinh nói khg sai chút nào . Nhớ lại hồi xưa CN khg cách nào có con được , sau 3 năm cố gắng uống thuốc bắc và ai chỉ thuốc gì mình cũng uống nhưng khg có con được ,CN rất khổ sở , còn ông chồng thì muốn xin con về nuôi .....mà nói thật con mình thì dễ nhưng xin con nuôi thì CN sợ lắm ..... nhưng nhờ 1 nhân duyên đi về VN chơi , mà khg hiểu sao về bển mình cứ thích đi Chùa miết , và mình cúng dường Chùa cũng khá khá , ..... và đi đến đâu thì mình cũng làm phước ,giúp đỡ người nghèo nhiều lắm ,nói chung là mỗi ngày CN làm rất nhiều việc thiện trong 2 tháng ở VN ....khi đi chợ thì mình mua cả thùng cá hay con gì mà mình thấy đem ra sông thả hết , thấy bà cụ già mặc áo rách tả tơi ngồi bán rau đắng ,thế là CN mua hết rổ rau và cho thêm rất nhiều tiền ( cái này nói ra là CN nói về cách chuyển số mạng của mình chứ khg có ý khoe khoang nha các bạn ) ,tội nghiệp bà cụ khom xuống thật thấp xá xá CN ,trời làm mình hết hồn năn nỉ Cụ qúa chừng đừng làm vậy con bị tổn phước chết .....rất tội cho nhiều cảnh tình ở VN , rồi bà con ai có nổi niềm riêng gì cũng nói cho CN nghe hết ,nói xong dặn mình đừng nói lại ai nghe vì chuyện riêng tư gia đình của người ta ,làm mình nín muốn bể bụng luôn : ))) và ai mà lại than thở là CN bày cho thờ Ngài Quan Thế Âm trong nhà hết và khuyên nên lạy Ngài mỗi ngày thì chuyện xui xẻo gì cũng qua hết , mà lạ cái là ai cũng nghe lời mình hết á , trong khi đó trong nhà mình nói rát họng khg ai nghe :))) .... nói chung lại lúc đó là mình làm mọi việc tùy duyên ....mắc cười nhất là mỗi ngày CN đi xe lôi ( xe xích lô ) ,mỗi lần đi CN trả tiền gấp 3 lần , vì mình thấy tội qúa , chạy mệt lắm mà so với tiền đô thì tính ra lúc đó khg nhớ nhưng rất rẽ , khi lên dốc cầu CN vội đi xuống ,mình tự đi bộ lên ,để người ta chạy mệt mà mình ngồi như vậy thấy tội qúa ....cho nên ngày nào ông chạy xe lôi đó cũng chờ sẵn ở trước nhà mà CN ở ..... nhưng khổ cái người bà con của CN dành trả tiền ,vì thấy CN xài phí tiền qúa , thế là cái ông chạy xe lôi đó chửi người bà con của CN qúa trời , làm hại mình móc tiền ra cho như lần trước và kéo người em bà con đi lẹ lẹ ...... trong kinh đã nói vấn đề cho tiền bố thí nhiều ít khg thành vấn đề ,chổ là trong lòng mình có thật tâm thương xót, tội nghiệp người ta khg , vì cái tâm đó quyết định phước báo của mình nhiều hay ít ....CN làm khg vì tiếng tăm ,mình làm chỉ vì thấy tội nghiệp cho những hoàn cảnh của họ thôi .....vậy mà khg ngờ có phước nhiều mà mình khg biết ....nhưng 1 cái lạ là khi CN phóng sanh những con ếch , thấy họ thắt thật chặt bụng ếch lại từng chùm ,mình những con ếch này tím ngắt ,thấy tội lắm ....thế là CN mua hết 1 thùng bự đem về thả hết,trong lúc thả có 2,3 con bị chết .....nhưng tối đó CN nằm mơ thấy 2 người đàn bà lại cám ơn CN đã giúp họ và bà con thoát chết và nói rằng sau này sẽ đền ơn cho CN ...... làm khi tỉnh dậy mình sợ muốn chết ....mà trong kinh Phật có nói công đức phóng sanh rất lớn ,và loài vật khi chết thì sẽ quay lại làm người rất nhiều .... Và sau khi về Mỹ là CN có con , và happy joy joy đến giờ .....CN có chỉ 2 người quen và họ cũng đã có con được sau nhiều năm đi bác sĩ thử nghiệm và tốn biết bao nhiêu tiền nhưng khg kết qủa lắm .....họ rất mừng khi CN chỉ cho họ cách đổi nghiệp của mình ,vì những người này cũng là Phật tử thuần thành ,nên nói 1 cái là họ hiểu liền : )))) .... Nói về việc câu cá nha ,CN có biết 2 vợ chồng này ,khi hè đến là đi câu cá mỗi ngày , mà nhiều năm vậy ,đến khi đổ nghiệp ,tự nhiên ông chồng bị ung thư cổ ,phải đi xạ trị rất đau đớn ,và giờ ăn uống khg biết ngon ,và liên tục bị đụng xe ,đụng mấy lần nhém chết , mà CN thấy sát sanh nhiều qúa là bị bệnh lắm và bị car accident nè,vì sát sanh bị tổn phước lắm ......

Tuesday, September 27, 2011

Kinh Vạn Phật


Tuần rồi khi Thầy Thông Triết có ghé qua nhà CN quy y cho  bà con của CN , thì Thầy có nhìn thấy cuốn kinh này trong phòng Phật  ,Thầy nói lạy kinh này sám hối rất hay ,tiêu nghiệp chướng của mình nhiều đời nhiều kiếp rất nhiều . Vậy mà hồi xưa  tới giờ CN cứ tưởng rằng lạy  kinh này sẽ  có phước :))))  Và Thầy kể là hồi xưa khi Thầy gặp trắc trở gì đó mà Thầy nhập thất 3 tháng và lạy kinh này thì mọi vấn đề giải quyết được trôi chảy ....nghe thấy vậy cho nên có thời gian rảnh là CN  lấy kinh này ra tụng và lạy 1 vạn ông Phật đó   ,tự biết mình nghiệp chướng sâu dầy mà ,nếu khg có nghiệp nặng thì đâu có sanh làm người chứ ,và Thầy Thông Triết có nói ai muốn to con ,cao lớn thì lạy Phật cho nhiều ,kiếp sau sẽ to con lắm và ai gặp mình cũng kính nể ,qúy trọng mình hết,nhờ công đức lạy Phật ,còn muốn kiếp sau thành ca sĩ nổi tiếng thì tụng kinh nhiều ,kiếp sau sẽ hát rất hay .... Hôm nay khi tụng đến phần phát bồ đề tâm ,có khúc kinh nói bố thí đầu ,mắt ,tay ,chân cho chúng sanh ,ây da ,mình chưa tới trình độ đó nhưng lở đọc 1 khúc rồi nên hoảng hồn ngưng phát nguyện liền ,nhở có ai xin đầu và mắt thì chết chắc :))) mau mau gọi hỏi Thầy , Thầy bảo tụng kinh con khg thể hiểu theo chử trong kinh ,mà phải hiểu theo nghĩa bóng của kinh ,bố thí mắt ,tai ,mủi ,lưởi là buông xả những giận hờn ,hơn thua của thế gian ....ví dụ như bố thí tai ( lổ tai ) là buông xả âm thanh ,nghĩa là tiếng khen ,chê gì cũng khg động tâm ,mủi là mùi thơm ( mùi thức ăn hay dầu thơm ....) ......làm tui hết hồn bỏ khg tụng phần phát bồ đề tâm ,thật là hai lúa qúa xá mà :))))                                                 
                                                             Kinh Vạn Phật
Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn.
Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.
Lời Tựa
Sự Nghi Ðầu Quyển
I.- Sạch Ba Nghiệp
II.- Nghiêm Ðạo Tràng
III.- Lập Hoằng Thệ
IV.- Tu Cúng Dường
V.- Thỉnh Tam Bảo
VI.- Trần Ðại Nguyện
VII.- Khen Công Ðức
VIII.- Xưng Danh Ðảnh Lễ
XIX.- Sám Hối Phát Nguyện
X.- Tu Quán Hạnh
Quyển Thứ Nhất:
Bao nhiêu tất cả nhân sư tử.
Ba đời trong thế mười phương.
Tôi đem thân ngữ ý thanh tịnh.
Tất cả lạy khắp không còn sót.
Quyển Thứ Hai:
Sức oai Thần hạnh nguyện Phổ Hiền
Khắp hiện trước tất cả Như-Lai
Một thân lại hiện bụi cõi thân
Mỗi mỗi khắp lạy bụi cõi Phật.
Quyển Thứ Ba:
Ðại Từ đại bi thương chúng sanh
Ðại hỉ đại xả cứu hàm thức
Tướng tốt sáng suốt để tự nghiêm
Chúng con hết lòng qui mạng lễ.
Quyển Thứ Tư:
Trên trời dưới đất không bằng Phật.
Mười phương các cõi cũng chẳng sánh.
Trong đời chỗ có ta đều thấy.
Hết thảy không ai bằng Phật ấy.
Quyển Thứ Năm:
Bốn tám tướng đoan trang nghiêm mầu nhiệm
Tăng kỳ ba kiếp lớn tu ra.
Mặt như trăng đầy mắt như sen.
Trên trời trong người đều cung kính.
Quyển Thứ Sáu:
Môn từ thanh tịnh số bụi cõi
Chúng sinh một tướng mầu Như-Lai
Mỗi mỗi các tướng không chẳng vậy
Thế nên người thấy không đủ nhàm.
Quyển Thứ Bảy:
Mặt Phật dường như trăng sạch đầy ( tròn )
Cũng như ngàn nhựt phóng quang-minh
Sáng tròn chiếu khắp nơi mười phương
Hỉ xả từ bi đều khẳm đủ.
Quyển Thứ Tám:
Thân Phật chói rực như núi vàng
Thanh-Tịnh riêng lạ không sánh bằng
Cũng như Diệu Cao Công-Ðức đày
Nên tôi cúi đầu Phật núi chúa.
Quyển Thứ Chín:
Ðức Phật Vô-Biên như biển lớn
Vô hạn báu mầu nhóm ở trong
Nước đức trí tuệ trấn thường đầy
Trăm ngàn định thắng đều sung mãn.
Quyển Thứ Mười:
Phật ở tạng chân như pháp giới
Không sắc không hình không các nhỏ.
Chúng sinh xem thấy các thứ thân,
Tất cả khổ nạn đều tiêu diệt.
Quyển Thứ Mười Một:
Tướng tốt như không chẳng thể lường
Quá hơn ngàn nhựt Phóng quang minh
Ðều như lửa huyễn chẳng nghĩ bàn
Nên tôi cúi đầu lòng không dính.
Quyển Thứ Mười Hai:
Bụi cõi tâm niệm khá đếm biết.
Nước trong biển lớn khá uống hết.
Hư-không lường đặng gió buộc đặng.
Không thể nói hết công-đức Phật.
Lời Tựa
Nhân mùa Kiết-đông tại chùa Phước Lâm, xã Thân Cửu-Nghĩa quận Bến Tranh, tỉnh Ðịnh Tường. Chúng tôi được đại đức Thích Ðăng Quang chùa Hải Tuệ (Trương Minh Giảng) Sài Gòn đem bộ kinh Phật-Thuyết Phật Danh yêu cầu dịch ra Việt văn cho tăng chúng và đồng bào Phật tử dễ bề đọc tụng. Chúng tôi toàn thể tăng chúng kiết đông do sư cụ Hòa Thượng Thích Hoằng Ðức chùa Hội Long ( Long An ) lãnh đạo rất vui mừng nên đã đảnh lễ Tam-Bảo cầu gia hộ bắt đầu phiên dịch.
Kinh Phật Thuyết Phật Danh, Phật nói ra một vạn một ngàn một trăm vị Phật, tuy có vị trùng danh, nhưng chẳng trùng Phật, chúng ta đọc hết bộ kinh này, như đến được cảnh giới Phật, thật là một bộ kinh tối-thượng đại-thừa, phước đức vô-lượng vô-biên. Nước Việt Nam ta chưa được lưu hành, hôm nay nhờ sự phát quảng-đại bá tâm của chư sơn và thiện tín, góp công và của in ra chữ Việt thật là một món pháp bảo vô giá.
Chúng tôi cầu chúc nhiều người được thấy được nghe, đồng hưởng pháp lời của Phật, đồng chứng cảnh Niết-Bàn, hết khổ, an lạc. Ấy mới thỏa mãn bổn nguyện thuyết pháp độ sinh của mười phương chư Phật vậy.
Hôm nay với kết quả được hoàn tất là nhờ công phu của các sư huynh trợ giúp. Chúng tôi xin hồi hướng công đức này cầu nguyện thế giới hòa bình cửu huyền thất tổ thất thế phụ mẫu siêu sanh tịnh độ và pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Ðạo.
Nam mô Thường Tinh-Tấn Bồ-Tát
Sa-môn: Thích Thiện Chơn
Cẩn Chí
Kinh Lễ Phật Danh
Sự Nghi Ðầu Quyển
Minh, Ðiền Nam, Sa Môn Minh Tâm tập. Muốn cầu Thánh quả, trước sám tội khiên, ba nghiệp trong sạch, mới lên đường giác. Tưởng thấy chúng ta lâu khốn trong ngục sinh tử, tội ác chứa đầy, của Pháp công-đức tiêu hết không còn. Quân chủ Ma-Vương cứ thế lực lớn, nếu chẳng phải oai thần chư Phật, không do đâu giải đặng. Lại nữa sinh chẳng gặp thời, mắt chưa thấy thân tướng hảo đứng ngồi thần biến, tai chưa nghe tiếng Phạm sâu xa nói các dạy răn, gặp kiếp rốt này phiền não càng lừng, khổ nạn ngày thêm, nháy thở gần cái đau ba đường, sát-na lắm cái bi muôn kiếp, mỗi khi lặng nghĩ, thần kinh ý khiếp.
May đặng gặp hồng-danh chư Phật này, gọi là tờ đại-xá mở khám ngục, thuyền lành cứu kẻ biển chìm. Thích-Ca Như-Lai miệng vàng rành rạnh khuyên dạy quy mạng như thế, há chẳng khẩn đảo đầu thành.
(Cứ kinh văn nầy mười môn phân nghĩa hiệp sám-nghi. Thiên-thai khoa kể mười môn, không chút bớt thêm. Kinh nầy gốc do Phật nói, sám ấy ra từ ý Tổ, nay hãy cứ sự xuất kinh, trần ý Phật Tổ, làm sám nghi này, mong chư hiền so ý rõ lý, thoảng nếu hiệp Thánh tâm, xin xưng-dương mà truyền bố).
I.- Sạch Ba Nghiệp
Kinh nói: 'Nếu Tỳ-Khưu Tỳ-khưu-ni vân vân có phạm tội trọng căn bổn, muốn sám hối, phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo sạch mới chẳng ăn huân tân vân vân'.
II.- Nghiêm Ðạo Tràng
Hãy nơi chỗ sạch, sửa sang trong thất, dùng các phướn hoa, trang-nghiêm đạo-tràng, bùn thơm tô vẽ, treo bốn mươi chín phướng trang-nghiêm tòa Phật, an để tượng Phật, đốt các thứ hương, rải các thứ hoa, nhất tâm quy-mạng chư Phật mười phương, xưng danh lễ bái, tùy sức tùy tâm, như thế chí tâm, mãn bốn mươi chín ngày, tội ác trừ diệt, trừ chẳng chí tâm. - Thiên-thai sấp nghiêm đàn ở trước, đây thuận văn kinh, nên 'sạch ba nghiệp' ở trước.
III.- Lập Hoằng Thệ
(Tức là phát tâm Bồ-đề)
Lấy nguyện đại từ bi, cứu khổ chúng-sinh, ai chưa độ khiến độ, ai chưa giải khiến giải, ai chưa an khiến an, ai chưa Niết-Bàn khiến đặng Niết-Bàn, ngày đêm ngẫm nghĩ Như-Lai xưa làm khổ hạnh, từ vô-lượng kiếp chịu các khổ não, chẳng sinh nhàm mỏi, vì cầu vô-thượng Bồ-Ðề mà nơi tất cả chúng-sinh, tự sinh tâm thấp như tâm tôi tớ vân vân...
IV.- Tu Cúng Dường
Một sắc một hương nhờ sức Phổ-Hiền vận làm cúng lớn khắp cùng pháp giới, cúng dường Tam-bảo, tưởng thân tâm mình khắp mười phương cõi, tu hạnh Phổ-Hiền, lấy các cúng-dường, lại tưởng Tam-Bảo giáng đến đạo tràng nhiếp thọ cúng-dường. Như thế, đều chỉnh oai-nghi, nhiễu-đàn niệm hương, kỉnh bày cúng-dường, xưng niệm.
Nam mô Ðại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát. (3 lần)
Chúng cầm hương hoa, trải cụ dựa đứng, hãy nghĩ tất cả Tam-Bảo và chúng sinh pháp giới với thân tâm ta không hai không khác, chư Phật đã ngộ, chúng-sinh còn mê, ta vì chúng sinh lật đổ mê chướng mà lễ sự Tam-Bảo. Nghĩ như vậy rồi, hãy xướng rằng:
Tất cả cung kính, nhứt tâm đảnh lễ thập phương pháp-giới thường trụ Tam-Bảo.
(một lạy rồi đốt hương rải hoa, người dắt đầu xướng rằng:)
Chư chúng đẳng-này, đều đều hồ-quỳ, nghiêm cầm hương hoa như pháp cúng dường.
(Chúng xướng:)
Nguyện mây hương hoa này,
Khắp đầy mười phương cõi,
Mỗi mỗi cõi chư Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm
Khẳm đủ đạo Bồ-Tát,
Thành tựu hương Như-Lai.
(Chúng rải hoa rồi, cúi mọp tưởng rằng: )
Hương hoa tôi đây khắp mười phương.
Dùng làm đài sáng trưng mầu nhiệm.
Âm-nhạc, hương báu của các trời.
Ðồ ngon, áo báu của các trời.
Trần pháp mầu chẳng khá nghĩ bàn.
Mỗi mỗi trần ra tất cả trần.
Mỗi mỗi trần ra tất cả pháp.
Xây quây vô ngại lẫn trang nghiêm.
Khắp đến mười phương trước Tam-Bảo.
Mười phương pháp giới trước Tam-Bảo.
Ðều có thân tôi tu cúng-dường.
Mỗi mỗi đều thảy khắp pháp giới.
Kia kia không tạp không ngăn cản.
Tột chốn vị lai làm Phật sự.
Khắp xông pháp giới các chúng sinh.
Ðược xông đều phát tâm Bồ-đề.
Ðồng vào vô sinh chứng trí Phật.


Tưởng rồi xướng rằng:

Cúng dường rồi, tất cả cung kính.


V.- Thỉnh Tam Bảo
Muốn cầu phước sám tội, phải nơi ngày đầu sám cúng, tỏ thỉnh Tam Bảo công-đức, nhóm cả nơi đạo tràng, rồi sau đảnh lễ.

Y kinh góp ra bài thỉnh Phật dón lược. Ðều cầm lư hương, theo vị tỏ thỉnh, tưởng mỗi mỗi tượng dắt các quyến thuộc, mây nhóm đạo tràng an ngồi nhiếp thọ. Hồ quỳ tán (khen) rằng:


Pháp thân chư Phật, vốn không đi và cũng không lại, vì độ chúng sinh, bày có diệt cũng có sinh. Tròn sáng bốn trí, lên cao từng trời đệ nhất nghĩa: đầy đủ muôn đức, bóng rải nơi biển cõi mười phương.


Làm đại thí chủ, sánh bảo châu kia tùy ý; làm đại y vương, so cây thuốc vườn thiện kiến.


Có thỉnh ắt ứng, như hang trống đáp tiếng vang: đồng ich quần sinh, tợ sáng xuân mà rải bóng.


Bọn ta chúng sinh, đắm chìm năm trược thường đeo tám khổ, chưa thấy cái thân tướng tốt, nay nghe danh hiệu công đức, kính nghiêm khiết đàn tràng này, sắm bày hương cúng, xa hư không chiêm ngưỡng, đảnh lễ xưng danh, nguyện chư Thế-Tôn lãnh các quyến thuộc mà lai lâm, giáng oai quang mà cứu thế. Bồ Tát, Thinh-Văn, Thiên-Long vệ pháp, Thần vương hiển mật, chơn tể vô biên, kỳ tỏ thỉnh để lai sâm, mong sở cầu đều ban tứ.


Chúng con nhất tâm, qui mạng phụng thỉnh:


Nhất tâm phụng thỉnh: Bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật A-súc phương Ðông, tột cõi phương đông vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Phổ-Mãn phương Nam, tột cõi phương Nam vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Vô-Lượng-Thọ phương Tây, tột cõi phương Tây vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Nan-Thắng phương Bắc, tột cõi phương Bắc vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Trị-Ðịa phương Ðông-Nam, tột phương Ðông-Nam vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.

Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Na-La-Diên phương Tây-Nam, tột phương Tây-Nam vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.

Nhất tâm phụng thỉnh: Nguyệt-Quang-Diện phương Tây-Bắc, tột phương Tây-Bắc vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Tịch-Chư-Căn phương Ðông-Bắc, tột phương Ðông-Bắc vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Thật-Hành phương dưới, tột cõi phương dưới vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Vô-Lượng-Thắng phương trên, tột cõi phương trên vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương thế giới, tột đời quá khứ, hoặc một kiếp, hoặc nhiều kiếp, từ lâu vào Niết-Bàn, mới vào Niết-Bàn, như thế vân vân vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.

Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương thế giới, hiện trụ mạng sống, hoặc đồng tên, hoặc khác tên, đã chuyển pháp luân, chưa chuyển pháp luân, như thế vân vân vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn.

Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương thế giới cùng chốn vị lai, hoặc Báo-thân, hoặc Tu-thân, đã ngồi đạo tràng, chưa ngồi đạo tràng, như thế vân vân vô lượng vô biên chư Phật Thế-Tôn.


Nhất tâm phụng thỉnh: Thân Pháp, Báo, Hóa chư Phật, Phật, ba mươi hai tướng, tám mươi món tốt, như thế vân vân, vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý nghiệp, khắp đầy mười phương một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Thân, Giới, Ðịnh, Huệ chư Phật, giải thoát, giải thoát tri kiến, như thế vân vân vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Mười sức, vô úy, chư Phật, đại bi ba niệm, mười tám chẳng cọng, thần thông đạo lực, như thế vân vân, vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý nghiệp, khắp đầy mười phương một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Chư Phật Thế-Tôn trong kinh Phật danh, tùy danh hiện tượng, ứng vật thí an, như thế vân vân, vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý nghiệp, khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Ðại Trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát ma-ha-tát, oai quang trí huệ, rạng chiếu pháp giới, thượng thủ (dắt đầu) của chúng, trong hội chư Phật, và các quyến thuộc. Chúng con đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.

Nhất tâm phụng thỉnh: Ðại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát ma-ha-tát, tự tại thần thông, khắp cùng bụi cõi, trưởng tử của Phật trong hội chư Phật, và các quyến thuộc. Chúng tôi đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Chư Pháp Vương Tử, oai đức danh đồn, ba Hiền mười Thánh, Ðẳng, Diệu, hai giác, như thế v.v... vô lượng vô biên đại Bồ-Tát Tăng. Chúng tôi đem thân khẩu ý nghiệp, khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Chư đệ tử Phật, bóng vang (ảnh hướng) quyền thật, năm Quả bốn Hướng, như thế v.v... vô lượng vô biên đại Thinh-văn-Tăng. Chúng tôi đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Quyến thuộc chư Phật, Thần Vương Hiển, Mật, đều dạo nơi cửa giải thoát, đồng đi trên đường nhất thừa, dẫn tiếp quần sinh, trang nghiêm hội Phật: Tỳ-Khưu, Tỳ-Khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên, Long, Dạ-Xoa, Càn-thát-bà, A-Tu-La, Ca Lầu-La, Khẩn-Na-La, Ma-hầu la-dà, các thứ trạng mạo, tin pháp luân Như-Lai, chuyển pháp luân Như-Lai, như thế v.v... vô lượng vô biên Thiên-Long vệ pháp đều lãnh quyến thuộc.


Chúng tôi đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.


Nhất tâm phụng thỉnh: Xá-Lợi-Phất vân vân, vô lượng vô biên Tăng đại Thinh-văn. Duy nguyện nương sức bổn nguyện thương xót chúng con, giáng đến đạo tràng, ủng hộ nhiếp thọ, khiến sở cầu như nguyện, đều tặng thành tựu.


Duy nguyện chư Phật Bồ Tát, Bích-Chi, La-Hán Thiên-Long vệ Pháp, và các quyến thuộc, đều hiện sức oai đức thần thông, giáng đến đạo-tràng, nhiếp thọ cúng dường, tùy hướng đi đến, an tòa mà ngồi, vận tâm đại bi, chung thò cứu vớt, khiến đạo tràng này, Tăng chúng an hòa, mừng theo thấy nghe, đều đượm thắng lợi, sinh những phước huệ chưa sinh, sạch những lỗi lầm chưa sạch, xa đến mười phương vô biên pháp giới, sáu đường bốn loài, ngậm linh ôm thức, cha mẹ nhiều đời, thân duyên trải kiếp, đồng giải tội lỗi, đồng lên giải thoát. Nguyện các thế giới, mưa thuận gió hòa, vật ổn dân an, các duyên đẹp ý. Lại cầu đại bi kiên cố, chẳng xả quần sanh, chúng con ai cầu (tha thiết cầu khẩn) nguyện tứ gia bị.


Trên đây kỳ nguyện nơi ngày đầu tiên. Sau đây tùy mỗi ngày, sau khi tu cúng-dường xong, tỏ xuống ý nguyện, ý ở nơi cầu sinh trước Phật, thành tựu các đức.

VI.- Trần Ðại Nguyện


Ðệ tử (tên.......) vân vân, nay ở trong di pháp của Thích-Ca Như-Lai, đặng nghe hồng danh công đức mười phương chư Phật, cẩn đây kính tu cúng mọn, với tỏ đảnh lễ, nguyện chư Như-Lai mắt Phật xem xét, tâm bi nhiếp thọ, đều khiến chúng con, tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn. chư Phật Thế-Tôn bao nhiêu tất cả công đức thân tâm, y chánh trang nghiêm, con và chúng sinh nguyện đều thành tựu.


Nguyện trong chiêm bao và khi mạng chung, thấy mười phương Phật, sinh cõi Phật Tịnh, đặng tổng trì mầu, các lành trong nhóm, hạnh nguyện Phổ-Hiền mau đặng tròn đày, của pháp hai thí, phước huệ hai nghiêm, tột chốn vị lai, trang nghiêm pháp giới, nguyện chẳng thôi dứt. Duy nguyện chư Phật thầm xông gia hộ.


VII.- Khen Công Ðức


Trời người thấy Phật, ắt trước khen đức, rồi sau làm lễ.


Nay cứ lấy kệ thường khen Phật, sắp trước các kinh, gọi là 'biết đức khá về' ân cần đảnh lễ.

VIII.- Xưng Danh Ðảnh Lễ


(Trong mỗi một lễ tưởng rằng)

Hay lạy chỗ lạy tánh rỗng vắng.
Cảm ứng xáp đường khó nghĩ bàn.
Ðạo tràng tôi đây như ngọc vua.
Mười phương chư Phật hiện bóng trong.
Thân tôi bóng hiện trước chư Phật.
Ðầu mặt tiếp chân qui mạng lễ.


XIX.- Sám Hối Phát Nguyện
Cái ý lễ Phật, là chuyên cần phước sám tội, giờ ngắn chẳng kịp sáu thời sám nguyện, chỉ mặt trời tối sám hối phát nguyện. Mỗi khi lễ Phật xong, tâm tưởng rằng:
Tôi và chúng sinh, vô thỉ thường bị ba nghiệp sáu căn tội nặng ngăn chướng, chẳng thấy chư Phật, chẳng biết nẻo ra, chỉ thuận sinh tử, chẳng biết lý mầu. Con nay tuy biết, còn cùng chúng sinh đồng bị tất cả tội nặng ngăn chướng, nay đối trước Phổ-Hiền và mười phương Phật, khắp vì chúng sinh, qui mạng sám hối, duy nguyện gia hộ khiến chướng tiêu diệt.
(Tưởng rồi xướng rằng: )
Khắp vì bốn ơn ba cõi, pháp giới chúng sinh, đều nguyện dứt trừ ba chướng, qui mạng sám hối.
(Xướng rồi năm vóc gieo đất, tâm lại tưởng rằng: )
Con và chúng sanh, vô thỉ đến nay, do ái kiến mà trong kể ngã nhơn, ngoài thêm bạn dữ, chẳng mừng theo một chút việc lành của người, duy khắp ba nghiệp rộng tạo các tội, việc tuy chẳng nhiều tâm ác khắp bủa, ngày đêm nối nhau, không có hở dứt, che dấu lỗi lầm chẳng muốn người biết, chẳng sợ đường dữ, không hổ không thẹn, bác không nhân quả, nên từ ngày nay sâu tin nhân quả, sanh hổ thẹn nhiều, sanh sợ sệt lớn, phát lồ sám hối, dứt tâm nối nhau, phát tâm Bồ-đề, dứt dữ tu lành, siêng răn ba nghiệp đổi tội nặng xưa, mừng theo một chút việc lành của phàm thánh, nhớ mười phương Phật có phước huệ lớn, hay cứu vớt con và các chúng sanh, từ hai biển sanh tử, đến bờ ba đức. Từ vô thỉ đến nay, chẳng biết các pháp bổn tánh trống rỗng vắng tạo nhiều việc dữ, nay biết rỗng vắng, vì cầu Bồ-đề, vì độ chúng sanh, rộng tu các việc lành, khắp dứt các dữ, cúi xin chư Phật, từ bi nhiếp thọ.
(Tưởng rồi xướng rằng: )
Chí tâm sám hối. Con từ thế giới vô thỉ đến nay, thân khẩu ý nghiệp, làm hạnh chẳng lành, nhẫn đến chê kinh phương đẳng, tội năm nghịch v.v..., nguyện đều tiêu diệt, lấy nhân duyên công đức lễ Phật nay, nguyện đầy đủ hạnh Ba-la-mật, nguyện hồi hướng vô thượng Bồ-đề, nguyện đầy đủ các Ba-la-mật tất cả Bồ-Tát. Từ ngày con học Bồ-tát ma-ha-tát quá khứ vị lai hiện tại, tu hành đại xả, phá ngực xuất tim thí cho chúng sinh, như Bồ-Tát Trí Thắng và vua Ca Thi v.v..., xả thê tử v.v... bố thí người nghèo cùng như Bồ-Tát Bất Thối và vua A-Lý-La-Na, Tu-Ðạt-Na, và vua Trang-Nghiêm v.v..., lâu ở địa ngục cứu khổ chúng sinh, như Bồ-Tát Ðại Bi và Thiên-Tử Thiện-Nhãn v.v..., cứu chúng sinh ác hạnh, như Bồ-Tát Thắng Thượng Thân và Thiên Tử Bảo Kế v.v..., xả mắt bố thí như Bồ-Tát Ái Tác và vua Nguyệt Quang v.v..., xả tai mũi như Bồ-Tát Vô Oán và Thiên Tử Thắng Khứ v.v..., xả răng bố thí như Bồ-Tát Hoa Xỉ và vua Lục Nha Tượng v.v..., xả lưỡi bố thí như Bồ-Tát Bất Thối và vua Thiện Diện v.v..., xả tay bố thí như Bồ-Tát Thường Tinh Tấn và vua Kiên Ý v.v..., xả huyết không hối như Bồ- Tát Pháp Tác và Thiên Tử Nguyệt Tư v.v..., xả thịt và tủy như Bồ-Tát An Ổn và vua Nhất Thiết Thí v.v..., xả ruột non, ruột già, gan, phổi, tỳ, thận, như Bồ-Tát Thiện Ðức và vua Tự -Viễn-Ly Chư-Ác v.v..., xả lóng đốt tất cả lớn nhỏ nơi thân như Bồ-Tát Pháp Tự Tại và Thiên Tử Quang Thắng v.v..., xả da thửa nơi thân như Bồ-Tát Thanh Tịnh Tạng và Thiên Tử Kim Sắc, nai chúa Kim Sắc, xả ngón tay chân như Bồ-Tát Kiên Tinh Tấn và vua Kim Sắc v.v...


Xả móng tay chân như Bồ-Tát Bất Khả Tận và Thiên Tử Cầu Thiện Pháp v.v..., vì cầu pháp mà vào hầm lửa lớn như Bồ-Tát Tinh Tấn và vua cầu pháp mầu Tinh-Tấn v.v..., vì cầu pháp mà bán thân khoét tim chẻ xương xuất tủy như Bồ-Tát Ðà Ba Lôn và vua Kim Kiên v.v...; chịu tất cả khổ não như Bồ-Tát cầu Diệu Pháp và đại vương Tốc Hành v.v..., xả bốn đại địa dưới trời và tất cả trang nghiêm như Bồ-Tát Ðắc Ðại Thế Chí và Thiên Tử Thắng Công Ðức Nguyệt v.v...


Xả thân như Bồ-Tát Ma Ha Tát Ðỏa và Ma Ha Bà La v.v..., xả thân cho tất cả chúng sinh bần cùng khổ não, làm thị giả (người hầu) cấp sử như vua Thi Tỳ v.v.... Tóm mà nói, tất cả hạnh ba-la-mật của chư Bồ Tát quá khứ, vị lai, hiện tại, nguyện con cũng thành tựu như thế.


Các tràng hoa hương mầu, các kỹ nhạc mầu, mười phương thế giới, con mừng theo cúng dường Phật, Pháp, Tăng, lại quày phước đức ấy thì tất cả chúng sanh, nguyện nhân phước đức này các chúng sanh cả thảy chẳng đọa đường dữ, nhân phước đức này, đầy đủ tám muôn bốn ngàn chư hạnh Ba-La-Mật, mau đặng trao thọ ký A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, mau đặng Ðịa lớn chẳng thối chuyển, mau thành vô-thượng Bồ-đề.


Sám hối phát nguyện rồi, qui mạng lễ Tam Bảo.

Văn này xuất từ Kim-Khẩu (miệng vàng) của Phật, ở quyển thứ chín, nay riêng trích ra đây mỗi khi lạy Phật xong tiện bề đọc tụng. Hoặc tụng các sám.

Tùy danh hiệu Tam-bảo trong bổn kinh, niệm để nhiễu đàn. Ðây chỉ niệm Phật Di Ðà, nhiễu đàn hồi hướng, cầu sinh an dưỡng, nhờ oai quang của chư Phật, ắt mong sen lên thượng phẩm, gần có thời kỳ nương mây cúng Phật, xa có hy vọng Long-Hoa thọ ký.

Tự quy y Phật...
Tự quy y Pháp...
Tự quy y Tăng...

Hòa-nam Thánh Chúng.
X.- Tu Quán Hạnh
Các sám đều tùy kinh lập quán. Kinh này là danh hiệu chư Phật, danh y thân lập, thân do quán rõ. Quán, là không, giả, trung: thân thì pháp, báo, hóa.
Như trên xưng mỗi mỗi tên, tưởng kệ lễ Phật lấy quán đảnh lễ, đã là ba thân đồng lập, muôn đức đều nên, vì bởi căn theo lợi độn, tin có cạn sâu, công đức thân Phật cũng khó nghĩ bàn, tùy tâm mà đặng, phước chẳng luống uổng như uống nước biển, đều khiến no đủ. Lại nơi kế sau khi lễ Phật, nhiếp tâm nhập quán, chính tưởng thành tựu, bèn đặng tam muội chư Phật hiện tiền, chư Phật mười phương đều hiện trước mặt. Ta đem mây thân vô tận lại từ Tòa-dậy, thay khắp chúng sinh qui mạng sám hối.
Sám nguyện xong, tụng danh hiệu nầy nhiễu đàn, sau, ba tự quy y.
Nam-mô Thập-phương Phật.
Nam-mô Thập-phương Pháp.
Nam-mô Thập-phương Tăng.
Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam-mô A -Di-Ðà Phật.
Nam-mô Ðương-Lai Di-Lặc Phật.
Nam-mô Tất cả Phật trong kinh Phật Danh.
Nam-mô Kinh Phật-thuyết Phật Danh.
Nam-mô Văn-Thù Sư-Lợi Bồ Tát.
Nam-mô Phổ-Hiền Bồ Tát.
Nam-mô Quan-Thế-Âm Bồ Tát.
Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ Tát.
Nam-mô Thập-phương Bồ Tát ma-ha-tát.
Nam-mô Tăng-đại Thinh-văn đệ tử chư Phật.
Nam-mô Hộ-pháp, Thiên-Long Thiện quyền Tiên-Chúng.
Nam-mô Xá-Lợi-Phất v.v... chư đại Thinh-Văn.


*******************************
Kinh Phật Thuyết Phật Danh
Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn.
Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.


Quyển Thứ Nhất

Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật ở thành Xá-Bà-Ðề, vườn Kỳ-Thọ Cấp Cô-Ðộc, cùng chúng đại Tỳ-Khưu một ngàn hai trăm năm chục vị hội họp. Khi ấy Thế-Tôn bốn chúng vây quanh, và Trời, Rồng, Dạ-Xoa Càn Thát Bà, A-Tu-La, Ca-Làu-La, Khẩn-Na-La, Ma-hầu-La-dà, Người, Phi-nhân v.v...


Khi ấy Thế-Tôn bảo chư đại chúng. Ông hãy lóng nghe! Tôi vì ông nói danh hiệu chư Phật quá khứ vị lai hiện tại. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào thọ trì đọc tụng danh hiệu chư Phật, người ấy hiện đời an ổn, xa lìa các nạn, và tiêu diệt các tội, về sau sẽ đặng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân muốn tiêu diệt các tội, hãy tắm rửa sạch, mặc áo mới sạch, quỳ dài chắp tay mà nói như vầy:


TÁN


Bao nhiêu tất cả nhân sư tử.
Ba đời trong thế mười phương.
Tôi đem thân ngữ ý thanh tịnh.
Tất cả lạy khắp không còn sót.


Nam-mô Ðông-Phương A-Sơ (súc) Phật
Nam-mô Hỏa-Quang Phật.
Nam-mô Linh-Mục Phật.
Nam-mô Vô-Úy Phật.
Nam-mô Bất Khả Tư Nghị Phật.
Nam-mô Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Phóng Quang Phật.
Nam-mô Quang-Minh Trang-Nghiêm Phật.
Nam-mô Ðại-Thắng Phật.
Nam-mô Thành-Tựu Ðại-Sự Phật.
Nam-mô Thật Kiến Phật.
Nam-mô Kiên-Vương Hoa Phật.

Qui mạng phương Ðông như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Nam-mô Nam-Phương Phổ Mãn Phật.
Nam-mô Oai-Vương Phật.
Nam-mô Trụ-Trì Tật-Hành Phật.
Nam-mô Hạt-Huệ Phật.
Nam-mô Xưng Thinh Phật.
Nam-mô Bất-Yểm Kiến Thân Phật.
Nam-mô Sư-Tử Thinh Phật.
Nam-mô Bất Không Kiến Phật.
Nam-mô Khởi Hành Phật.
Nam-mô Nhất-Thiết Hạnh Thanh-Tịnh Phật.
Nam-mô Trang-Nghiêm Vương-Phật.
Nam-mô Ðại-Sơn Vương Phật.

Qui mạng phương Ðông như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.
Nam-mô Tây-Phương Vô-Lượng Thọ Phật.
Nam-mô Sư-Tử Phật.
Nam-mô Hương Tích Vương Phật.
Nam-mô Hương Thủ Phật.
Nam-mô Phấn Tấn Phật.
Nam-mô Hư-Không Tạng Phật.
Nam-mô Bảo Tràng Phật.
Nam-mô Thanh Tịnh Nhãn Phật.
Nam-mô Lạc Trang-Nghiêm Phật.
Nam-mô Bảo Sơn Phật.
Nam-mô Quang Vương Phật.
Nam-mô Nguyệt Xuất Quang Phật.


Qui mạng phương Tây như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Nam-mô Bắc Phương, Nan Thắng Phật.
Nam-mô Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Phật.
Nam-mô Tự Tại Phật.
Nam-mô Kim Sắc Vương Phật.
Nam-mô Nguyệt Sắc Chiên Ðàn Phật.
Nam-mô Phổ Nhãn Kiến Phật.
Nam-mô Phổ Chiếu Nhãn Kiến Phật.
Nam-mô Luân Thủ Phật.
Nam-mô Vô Cấu Phật.


Qui mạng phương Bắc như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Nam-mô Ðông Nam phương, Trị Ðịa-Phật.
Nam-mô Tự Tại Phật.
Nam-mô Pháp Huệ Phật.
Nam-mô Pháp Tư Phật.
Nam-mô Thường Pháp Huệ Phật.
Nam-mô Thường Lạc Phật.
Nam-mô Thiện Tư Duy Phật.
Nam-mô Thiện Trụ Phật.
Nam-mô Thiện Túy Phật.


Qui mạng phương Ðông Nam như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Nam-mô Tây Nam phương, Na La Diên Phật.
Nam-mô Long Vương Ðức Phật.
Nam-mô Bảo Thinh Phật.
Nam-mô Ðịa Tự Tại Phật.
Nam-mô Nhân Vương Phật.
Nam-mô Diệu Thinh Phật.
Nam-mô Hạc Tuệ Phật.
Nam-mô Diệu Hương Hoa Phật.
Nam-mô Thiên Vương Phật.
Nam-mô Thường Thanh Tịnh Nhãn Phật.


Qui mạng phương Tây Nam như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Nam-mô Tây Bắc Phương, Nguyệt Quang Diện Phật.
Nam-mô Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Nguyệt Tràng Phật.
Nam-mô Dõng-Mãnh Phật.
Nam-mô Nhựt Quang Diện Phật.
Nam-mô Nhựt-Tạng Phật.
Nam-mô Nhựt Quang Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Hoa Thân Phật.
Nam-mô Ba Ðầu Ma Tạng Phật.
Nam-mô Ba Ðầu Ma Tu Phật.
Nam-mô Sư Tử Thinh Vương Phật.
Nam-mô Thiện Trụ ý Phật.


Qui mạng phương Tây Bắc như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.
Nam-mô Ðông Bắc phương, Tịch Chư Căn Phật.
Nam-mô Tịch-Diệt Phật.
Nam-mô Ðại-Tướng Phật.
Nam-mô Tịnh Thắng Phật.
Nam-mô Tinh Diệu Thinh Phật.
Nam-mô Tịnh Thiên Cúng-Dường-Phật.
Nam-mô Thiện-Hóa Phật.
Nam-mô Hóa Phật.
Nam-mô Thiện Ý Phật.
Nam-mô Thiện-Ý Trụ-Trì Phật.

Qui mạng phương Ðông Bắc như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.
Nam-mô Hạ-Phương, Thật-Hành Phật.
Nam-mô Tật Hành Phật.
Nam-mô Hạc Tuệ Phật.
Nam-mô Kiên Cố Vương Phật.
Nam-mô Kim-Cang-Tề Phật.
Nam-mô Sư-Tử Phật.
Nam-mô Phấn Tấn Phật.
Nam-mô Như-Thật-Trụ-Phật.
Nam-mô Thành Công Ðức Phật.
Nam-mô Công Ðức Ðắc Phật.
Nam-mô Thiện An-Lạc Phật.
Nam-mô Thiên Kim Cang Phật.

Qui mạng phương dưới như thế cả thảy vô lượng vô biên chư Phật.

Ðem nhân duyên công đức lễ Phật này, nguyện đặng thân trang nghiêm của trăm phước tướng tốt tròn đầy
(1 lạy).

Pháp thân chư Phật, tướng dưới chưn bằng đầy như đáy hộp, con và chúng sinh nguyện đều thành tựu.
(1 lạy).

Nam-mô Phổ Hiền Bồ-Tát (3 lần, 1 lạy. Các lạy sau đều xem theo đây)

Trên đây một trăm vị Phật.