Sunday, January 8, 2012

BỒ TÁT NGUYỆN


S: pranidhàna

Thệ nguyện của người tu hạnh Bồ Tát cầu giác ngộ và độ thoát chúng sanh. Nghĩa là phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh. Sự phát nguyện (hay tâm niệm) đó gọi là ¦Bồ Đề Tâm. Khi vừa phát tâm như vậy thì chúng ta liền trở thành một Sơ phát tâm Bồ Tát. Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh (Bồ Đề Tâm hạnh).
S: Bodhicaryava – tàra), nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sanh, vì lợi ích chúng sanh.


CN nghe giảng phát bồ đề tâm hoài mà khg hiểu lắm ,giờ đọc này mới hiểu .....thì ra phát bồ đề tâm là sống vì mọi người thôi ,nhưng gặp nhiều người bất thiện  qúa khg biết mình sống tốt với họ nổi khg ???

BỒ TÁT THẬP ĐỊA


S: Bodisattva – dasabhumi.

Mười quả vị tu chứng của Bồ Tát:

1.     Hoan Hỉ Địa (Pramudita.S). Tâm ý hoan hỉ vì đã bước vào con đường tiến đến Phật quả, hành giả bắt đầu thấy được tánh Không của ngã và pháp. Tương ứng với quả Dự Lưu. Đã phát Bồ Tát Tâm và phát nguyện Bồ Tát đạo. Thực hành hạnh bố thí, không mong cầu phước đức.
2.     Ly Cấu Địa: (vimalà). Xa rời phiền não cấu nhiễm. Thực hành Thập thiện và Thiền định, hành giả đạt được giới hạnh thanh tịnh, giới đức viên mãn. Tương ứng với quả Nhất Lai.
3.     Phát Quang Địa: (Prabhà- kàri). Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm. Tương ứng với quả Bất Lai. Thấu hiểu vạn vật vô thường. Phát triển hạnh nhẫ nhục, chịu đựng mọi khó khăn để cứu độ chúng sinh. Diệt trừ tam đọc Tham, Sân, Si. Đạt được Tứ Thiền.
4.     Diệm Tuệ Địa (arcismati). Do tinh tấn tu tập 37 phẩm trợ đạo viên mãn mà trí tuệ trở nên rực rỡ.
5.     Cực Nan Thắng Địa (sadurjàya) Đạt được một cách khó khă. Bồ Tát nhập Thiền định đạt trí tuệ thấu hiểu Tứ diệu Đế và Nhị Đế. Dẹp hết mọi nghi ngờ và lưỡng lự.
6.     Hiệu Tiền Địa: (abhimukhì). Chân như hiển hiện. Ba quả vị 4,5,6 tương ứng với quả vị A La Hán. Bồ Tát liễu ngộ mọi pháp là vô tướng, vô sanh, vô phân biệt. Thấu hiểu lý Thập nhị nhân duyên và tánh Không. Ở quả vị này Bồ Tát có thể nhập Niết Bàn thường trụ vì đã hoàn thành trí tuệ vô thượng. Tuy nhiên vì lòng từ bi đối với chúng sanh. Ngài chỉ nhập Niết Bàn Vô Trụ, không còn bị luân hồi sanh từ ràng buộc nữa.
7.     Viễn Hành Địa: (dùrangà – mà). Đi xa. Bồ Tát đầy đủ khả năng phương tiện thiện xão tùy thuận hướng dẫn chúng sinh trên đường giải thoát.
8.     Bất Động Địa (acalà). Không bị dao động bởi các phiền não. Hiểu rõ các pháp đều vô sinh. Bồ Tát được thọ ký lúc nào và ở đâu thành Phật. Ngài có khả năng hồi hướng công đức cho chúng sanh.
9.     Thiên Tuệ Địa: (sàdhumatì). Thành tựu trí tuệ biện tài vô ngại, giáo hóa đọ chúng sinh, xét đoán được chúng sinh nào đáng được độ hoặc chưa đáng được độ
10. Pháp Vân Địa (dharmame – ghà). Trí tuệ và đại Hạnh viên mãn. Pháp thân của Bồ Tát hoàn thành. Ngài ngự trên tòa sen ở cung trời Đâu Suất có vô sở Bồ Tát ở chung quanh. Những Bồ Tát ở quả vị này như Văn Thù và Di Lặc.

Saturday, January 7, 2012

BỐN HẠNG NGƯỜI


Phật dạy có bốn hạng người có mặt trên thế gian này:

1.     Hạng người chuyên làm khổ mình: Hàng người chỉ biết sống một cuộc đời lêu lổng, lười biếng, cờ bạc rượu chè…
2.     Hạng người chuyên làm khổ người: đó là người xấu xa độc ác, lường gạt, sát hại người khác…
3.     Hạng người làm khổ mình và khổ người: hạng người sống không có nhân nghĩa, không có lý tưởng.
4.     Hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người: hàng người biết sống đạo đức, biết sống đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và cho người. (Tăng chi bộ kinh).

Định nghĩa chữ " Bụt "


Chữ Bụt do chữ Buddha(S.P) đọc ra, có nghĩa là giác ngộ, người tỉnh thức. Ngày xưa, ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch, người Việt vẫn gọi Buddha là Bụt, cho đến thế kỷ 14 đời nhà Trần. Sau đó chữ Phật được dùng trong giới trí thức thôi. Trong đại chúng cũng như trong truyện cổ tích và tục ngữ dân ca ca dao, dân ta vẫn còn tiếp tục gọi là Bụt. Ví dị như:
              Đi với Bụt mặc áo cà sa
              Đi với ma mặc áo giấy.
              Tiếng Bụt cũng có nghĩa là hiền lành, từ bi như Bụt “hiền như Bụt”
            “ Bụt là vầng trăng mát
               Đi ngang trời thái không
               Hồ tâm chúng sanh lặng
               Trăng hiện bóng trong ngần”
             Phát âm “Phật” là do ảnh hưởng của Trung Quốc và chúng ta chỉ mới bắt chước người Trung Quốc phát âm chữ Phật từ sau đó, nghĩa là chỉ mới sáu trăm năm.