Friday, January 13, 2012

Chuyện vui


Câu chuyện này do một vị HT kể trong bài giảng Tứ Diệu Đế, DS kể lại cho vui. 

Có một Phật tử đầu năm tới nhờ HT cầu an vì năm nay ông ta gặp sao La Hầu. Nhưng ông này rất bận rộn, nên thưa với HT: "HT làm sao mà cúng mau mau lẹ lẹ để con còn phải đi làm, con làm tới hai jobs lận, bận lắm, không có thì giờ nhiều." HT bèn nói: "Được rồi, Thầy chỉ con cách cầu này, chỉ một phút thôi là an liền." Ông Phật Tử này nghe không thể nào tưởng tượng nỗi: "HT nói sao chứ con thấy quý Thầy cầu an ít nhất cũng phải 30 phút, làm gì có 1 phút mà an liền?" HT nói: "Này nhé, ông về nhà, đừng có 'la' bả mà hãy 'hầu' bả đi. Rồi bả mà có 'la' ông thì ông cũng phải 'hầu' bả luôn, đừng có 'la' lại bả, bảo đảm không đầy một phút là an liền hà." 

HT giảng tới đây ai nghe cũng chí lý, cười muốn bể cái chánh điện luôn.

[Hài Tết 2012] Cuộc Phiêu Lưu Của Gia Đình Nhà Táo: Hoài Linh, Chí Tài, Hồng Vân, Minh Nhí thật hay

download

3bn57

Link download Thiệp Xuân Nhâm Thìn 2012

1. Happy New Year 2012 Wallpapers, chúc mừng năm mới

Xuân Nhâm Thìn 2012. Hình nền Vi tính thật đẹp

http://www.nguongquan.com/2011/12/happy-new-year-2012-wallpapers-chuc.html

2. Thiệp Happy New Year 2012, thiệp mừng Xuân Nhâm Thìn tuyệt đẹp

Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/thiep-happy-new-year-2012-thiep-mung.html
Ngưỡng Quan

3. Bộ Thiệp Happy New Year 2012, Mừng Xuân Nhâm Thìn (thật đẹp)

Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/bo-thiep-happy-new-year-2012-mung-xuan.html
Ngưỡng Quan

4. Thiệp Mừng Xuân Di Lặc Năm Nhâm Thìn (2012) (Thiệp Phật Di Lặc thật đẹp)

Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/thiep-mung-xuan-di-lac-nam-nham-thin.html
Ngưỡng Quan

5. Happy New Year 2012

Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/happy-new-year-2012.html
Ngưỡng Quan

Album Tuyển Chọn Những Liên Khúc Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012

81805072_ChaoXuan2012
Album Liên Khúc Nhạc Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012
(BBT Ngưỡng Quan tuyển chọn)
2012
2012NhamThin-01-Demo
chimhoa
Link download Thiệp Xuân Nhâm Thìn 2012
1. Happy New Year 2012 Wallpapers, chúc mừng năm mới Xuân Nhâm Thìn 2012. Hình nền Vi tính thật đẹp
http://www.nguongquan.com/2011/12/happy-new-year-2012-wallpapers-chuc.html
2. Thiệp Happy New Year 2012, thiệp mừng Xuân Nhâm Thìn tuyệt đẹp
Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/thiep-happy-new-year-2012-thiep-mung.html
Ngưỡng Quan
3. Bộ Thiệp Happy New Year 2012, Mừng Xuân Nhâm Thìn (thật đẹp)
Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/bo-thiep-happy-new-year-2012-mung-xuan.html
Ngưỡng Quan
4. Thiệp Mừng Xuân Di Lặc Năm Nhâm Thìn (2012) (Thiệp Phật Di Lặc thật đẹp)
Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/thiep-mung-xuan-di-lac-nam-nham-thin.html
Ngưỡng Quan
5. Happy New Year 2012
Nguồn http://www.nguongquan.com/2011/12/happy-new-year-2012.html
Ngưỡng Quan

Diệu pháp “NGHE” hoá giải sân hận đem đến an lạc


Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng gây nên  vô số những rắc rối của cuộc đời. Thật vậy, sân, hay giận dữ, được kể là tâm sở thứ hai trong hàng căn bản phiền não. Suy nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy giận dữ gây nên biết bao họa hại.
Có người đã ghi lại cuộc đối đáp giữa một ông vua nước Tần với sứ thần nước Triệu trong thời Chiến quốc bên Trung Hoa; ông vua bảo rằng ông con trời mà giận thì máu chảy đầy đất và thây phơi trên ngàn dặm; đối lại, sứ thần nước Triệu trả lời rằng nếu kẻ thường nhân mà giận thì máu cũng chảy trong vòng năm bước và phơi thây cả hai người. Như thế thì thấy rằng từ giận dữ đến giết người hoàn toàn không xa.
Có vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?
IMG_3266

Một là nghe như ăn.

Khi ăn, chúng ta chỉ chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tạo được sự cân bằng cho cơ thể; đến cả chén, bát, đũa, muỗng và chỗ ăn uống cũng phải sạch sẽ, thoáng mát; thức ăn thiu thối, chế biến cẩu thả, vật dụng dơ bẩn và chỗ ngồi nhếch nhác đều làm cho chúng ta khó chịu, lợm giọng và không ăn. Chúng ta biết rằng thức ăn ôi thiu và có môi trường ăn uống mát vệ sinh đều có thể gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta nên ”chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự, làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thân và mọi người; chúng ta hãy dứt khoát “không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người. Đành rằng bất kỳ âm thanh, lời nói nào trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta; cho nên, nói  “không nghe” là ta có ý thức gạt ra khỏi tâm thức ta. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được. Mặt khác, khi chúng ta “chỉ nghe” những lời hay ,lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng hãy tập “chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác; “không nói” những lời thô ác gây đau khổ cho mọi người.

Hai là nghe như nhận quà.

Chương bảy của kinh Tứ thập nhị chương có thuật lại việc một người dòng Bà-la-môn cố ý đến mắng chửi Đức Phật. Ngài lặng thinh không đáp. Chờ người kia mắng chửi xong. Đức Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người đó không nhân, lễ vật ấy có về lại với ông không?”. Người-Bà-la –môn đáp: “Tất nhiên về lại tôi”. Đức Phật bảo: “Nay ông chửi mắng Ta, Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác”. Khi nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “không nhận” thì những người đó phải tự giữ lấy cho họ.

Ba là thấu rõ âm thanh vốn không thật có.

Bản thân của những âm thanh phát ra từ miệng người khác dù mang nội dung chửi mắng, thô ác, trù ẻo…, vốn không có tự tính, vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chửi mắng thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dùng âm thanh của tiếng chuông mà khai ngộ tánh nghe cho toàn thể các vị đệ tử của Ngài, mà đại diện là Tôn giả-A-nan: “Khi đó Phật liền bảo La- hầu-la  đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ‘Nghe’ đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa :’Nghe’ Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ’Không nghe’. Phật lại bảo La-hầu-la đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi? ’Ông có nghe không?’ A-nan đáp: ‘Nghe’ Phật hỏi: ‘Thế nào là nghe và thế nào là không nghe?’ A-nan thưa: ‘Vì đánh chuông có tiếng ngân nên con nghe, đến khi tiếng chuông hết ngân thì con không nghe’. Phật dạy: ’A-nan! Khi tiếng chuông hết ngân ông nói rằng không nghe; nếu ông thật không có ‘cái nghe’ thì ông đồng như cây đá, tại sao đánh tiếng chuông thứ hai ông lại nghe? Vậy cho biết ‘cái tiếng’ ( cảnh) khi có khi không, chứ  ‘cái nghe’ ( tâm) của ông thì lúc nào cũng có. Nếu cái nghe của ông thật không, thì cái gì biết được cái ‘không nghe’ đó. Thế nên biết cái tiếng nó tự sinh và tự diệt, chứ cái nghe ( tâm) của ông không phải vì tiếng sinh mà nó có, tiếng diệt thì nó không. Tại ông điên đảo, hôn mê nhận ‘cái thường’( tính nghe) làm ‘đoạn diệt’ ( tiếng), chứ không phải rời sáu trần cảnh: sắc, thanh, hương,v.v. mà các giác quan thấy nghe hay biết của ông không có”.
Khi ta thật sự chiêm nghiệm và thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tất nhiên, khi đã biết cái tiếng không thật có, thì ngay cả những lời hay ý đẹp, điều ngợi khen , ca tụng…cũng không thật có; nhưng nếu đó là những lời dùng để chỉ thẳng sự thật, những lời mang lại lợi cho ta, cho cuộc sống những người quanh ta, thì ta nên dùng cái “ tánh nghe” của mình để nhận biết những lời nói đó và giữ lại để theo đó mà tu tập.
Mong rằng những cách nghe trên đây chứa đựng những nhân tố thích hợp có thể vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, góp phần hóa giải những nóng nảy, khúc mắc, thù hằn trong lòng mỗi chúng ta và mang lại niềm vui an lạc dù rằng vô cùng nhỏ bé  trong cuộc sống hiện đại.
Thích Hạnh Tuệ
(theo VHPG Blog)
Chú thích:
1.Tuyên Hóa thượng nhân lược giảng (1999), Phật thuyết Tứ thập nhị chương kinh, Buddhist Text Translation Society Press, trang,81,82,
2. Kinh Lăng Nghiêm, Thích Thiện Hoa dịch và chú, Thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản. 1990, trang 157-160