Tuesday, March 20, 2012

Danh ngôn


Bạn hãy yêu tự do hơn tất cả và làm điều thiện ở bất cứ nơi nào có thể .
Nhà ngoại giao là người đàn ông luôn nhớ ngày sinh nhật của phụ nữ nhưng chẳng bao giờ nhớ tuổi của nàng
Đạo làm quân tử có 3 điều đúng: +Mạnh dạn khi làm điều nghĩa +Nhũn nhặn khi nghe lời can gián +Và cẩn thận đối với việc sửa mình Đời có ba cái lo ; -Lo đức ít mà được sùng ái nhiều. -Lo công lập được ít mà được hưởng nhiều bổng lộc .... -Lo nghĩ kh
Đạo làm quân tử có 3 điều đúng: +Mạnh dạn khi làm điều nghĩa +Nhũn nhặn khi nghe lời can gián +Và cẩn thận đối với việc sửa mình Đời có ba cái lo ; -Lo đức ít mà được sùng ái nhiều. -Lo công lập được ít mà được hưởng nhiều bổng lộc .... -Lo nghĩ kh
Đừng để một ai chẳng nhận được gì khi rời chỗ bạn cho dù bạn biết rằng không bao giờ gặp lại .
Danh dự là sự hòa hợp tự nhiên giữa việc tôn trọng mọi người và tự tôn trọng chính mình .
Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm .
Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim
Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra .
Nếu như trí tuệ là cái vốn quí nhất và hữu ích nhất thì sự hài hước là tính dễ chịu nhất của con người
Hãy làm tròn mỗi công việc của đời mình như thể đó là công việc cuối cùng
Tôi thường hối tiếc vì mình đã mở mồm chứ không bao giờ…vì mình đã im lặng
Cách khéo nhất để làm vừa lòng ai đó là xin họ lời khuyên
Nếu có hai người cùng sống với nhau hòa thuận nên tin trong đó ít nhất một người tốt.
Cuộc đời là bọt nước. Chỉ có hai điều như đá tảng: tử tế khi người khác lâm hoạn nạn và can đảm trong hoạn nạn của chính mình
Đừng mua thứ hữu ích mà hãy mua thứ cần thiết
Người đáng nói mà mình không nói là mất người, Người không đáng nói mà mình nói là mất lời.
Người xin bố thí đỏ mặt một lần, kẻ từ chối không bố thí đỏ mặt hai lần
Hoài nghi chính mình là điều phải làm đầu tiên của người quân tử.
Khi đã biết tha thứ, bạn sẽ mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc và dễ thông cảm với người khác
Đừng ném lời cho gió, nếu không hay biết gió thổi về đâu
Nếu sự khiêm nhường của bạn khiến mọi người để ý thì hẳn có chút đó chẳng bình thường.
Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa.
Đừng để đến ngày mai những việc gì anh có thể làm hôm nay
Một người chưa biết nói những lời nói dối đẹp đẽ thi người đó không bao giờ biết đến thế giới chân thực.
Cho quí hơn nhận song cái giếng sâu nhất cũng cạn nếu không được uống nước đó sao?
Tôi chưa bao giờ gặp một người nào mà tôi không tìm thấy nơi họ một cái gì đáng cho tôi học hỏi
Người có một tinh thần sâu sắc cần phải tự đào tạo một cái học để khám phá những tế nhị của lòng người
Bạn nên ghi nằm lòng rằng tất cả trẻ con dù ở độ tuổi nào cũng vậy, đều bịt tai trước những lời ta khuyên răn dạy bảo, chúng sẽ mở mắt thật to nếu người ta làm gương cho chúng thấy
Cử chỉ đẹp là đức hạnh được dịch ra một thứ ngôn ngữ dễ hiểu
Khi con trai bạn còn nhỏ, bạn hãy làm ông chủ của nó. Nhưng khi nó lớn lên rồi, bạn hãy làm người anh của nó
Thiếu thận trọng gây nhiều tai hại hơn thiếu hiểu biết
Hãy suy nghĩ tất cả những gì bạn nói nhưng đừng nói tất cả những gì bạn nghĩ
Hãy kiên nhẫn làm bổn phận của mình và giữ thinh lặng, đó là câu trả lời tốt nhất cho sự vu khống
Con ong được ca tụng vì nó làm việc không phải cho chính mình nhưng cho tất cả
Đừng bao giờ khiêm tốn với kẻ kiêu căng, cũng đừng bao giờ kiêu căng với người khiêm tốn
Sự ngắn gọn là linh hồn của trí khốn sắc sảo
Không nên đánh giá một người dựa vào những cái anh ta không biết mà nên dựa vào những cái anh ta hiểu biết
Đầu hàng cám rỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người
Hãy hiền dịu khoan dung với hết mọi người trừ bản thân mình
Nếu ai nói xấu bạn mà nói đúng thì hãy sửa mình đi. Nếu họ nói bậy thì bạn hãy cười thôi
Khi ta tự trách mình thì dường như không ai có quyền trách ta Kẻ bắt chước cái xấu luôn vượt xa cái gương xấu ấy. Trái lại, kẻ bắt chước cái tốt luôn thua kém cái gương ấy
Ai không biết nghe, tất không biết nói chuyện
Anh có thể lừa vài người trong mọi lúc, anh cũng có thể lừa mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể lừa mọi người trong mọi lúc
Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở được lòng người khác
Điều gì anh muốn người ta làm cho anh, anh hãy làm cho người ta
Đôi khi phải nhượng bộ mà thừa nhận rằng củ cải là củ lê
Muốn uốn cây cong cho thẳng lại, ta uốn cong nó theo chiều ngược lại
Không có gì nguy hiểm bằng lời khuyên tốt đi kèm với gương xấu
Khuyên răn thay cho giận dữ, mỉm cười thay cho khinh bỉ
Bao giờ cũng nên có nhiều trí tuệ hơn lòng tự ái
Không bao giờ làm phiền người khác về những việc mình có thể làm được
Yêu mọi người, tin vài người và đừng xúc phạm đến ai
Những người mạnh không dùng lời lẽ lăng mạ. Họ mỉm cười.
Ngoại giao là khoa học của sự nhượng bộ
Một trong những ưu điểm lớn nhất của diễn giả là chẳng những nói những điều cần nói mà còn biết không nói những gì không cần thiết
Nghệ thuật sống với nhau chính là nghệ thuật giữ khoảng cách
Phép lịch sự là quy tắc chi phối các mối quan hệ, đó là nghệ thuật của lòng vị tha
Bạn bè tốt thanh toán tiền của họ một cách nhanh chóng
Đi vòng mà đến đích còn hơn đi thẳng mà ngã đau
Đừng bao giờ bắt buộc người khác làm những gì mà họ không muốn
Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Bạn có thể ném trật và tay bạn chắc chắn bị bẩn
Đôi tai là lối vào của trái tim
Hãy vội nghe và chậm trả lời
Hãy nói nếu bạn có những lời lẽ mạnh hơn, nếu không, hãy im lặng
Làm chuyện gì mà có điều chưa thỏa mãn thì hãy tự xét lại thân mình xem làm như thế đã phải chưa
Làm người nên tự lập lấy thân, tự trọng, không nên giẫm lên gót người khác, nói theo miệng người
Ở nhiều người, lời nói đi trước tư tưởng. Họ chỉ biết những gì họ suy nghĩ sau khi đã nghe những gì mình nói
Phải biết chăm chú lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
Phải kính trọng con người! Đừng thương hại nó
Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng mọi người
Điều oái oăm là, nếu bạn không muốn liều mất cái gì thì bạn còn mất nhiều hơn
Không một người nào đã từng cười hết mình và cười xả láng lại đồng thời là người xấu xa.
Nếu bạn tức giận thì hãy đếm 10 trước khi nói, còn nếu bạn nổi cơn thịnh nộ thì hãy đếm đến 100
Thói quen làm những gì tốt đẹp nhất trần thế trở nên tầm thường.
Không ai tán thưởng một cây đang trổ hoa
Hãy tin một nửa những gì anh thấy tận mắt và đừng tin những gì anh nghe được
Để hiểu nhau, tôi thích anh hoài nghi tôi để rồi có ngày tin cho chắc chắn. Tôi không thích anh vội tin tôi để đi đến hoài nghi
Không nên nói tất cả những gì bạn biết, nhưng bao giờ cũng phải biết những gì mà bạn nói
Kẻ nào gian dối trong việc nhỏ thì sẽ gian dối trong việc lớn
Đừng đọc gì anh không muốn nhớ và đừng nhớ gì anh không định dùng
Lời nói nào bạn kiềm chế được là nô lệ của bạn, lời nói nào buột miệng thốt ra là kẻ sai khiến bạn
Có 3 điều khó khăn nhất, đó là giữ được một điều bí mật, quên đi một sự xúc phạm và biết dùng thời gian rỗi một cách có ích
Kẻ nào không biết giữ cái nhỏ sẽ mất cái lớn
Tướng giỏi sau khi thắng trận không cần ai khen và cũng không cần ai biết đến công lao
Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn
Đừng hoãn lại một việc gì về sau, bởi vì về sau bạn cũng không gặp dễ dàng hơn
Nếu một người lừa tôi lần đầu, thì sự xấu hổ thuộc về anh ta, nếu lần thứ hai thì cái ô nhục thuộc về tôi
Anh cho những gì anh có là cho rất ít, nhưng khi anh phải hi sinh anh mới cho một cách thực sự
Hỏi một câu, chỉ dốt nát trong chốc lát. Không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời
Nên tập thói quen tìm sự thật trong các việc nhỏ nếu không sẽ bị lừa trong các việc lớn

Monday, March 19, 2012

CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY

taisinh1

CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY
Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC
American BroadcastingCorporation phát hình vào lúc 10 giờ đêm
thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994)

Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đã đoàn tụ với năm người con của bà ở đời sống trước tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan. Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi tìm con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ. 
Bà tên là Jenny và lúc nào cũng biết và nhớ là mình đã có một đời sống ở kiếp trước nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình đã từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi. 
Một trong những giấc mơ và luôn luôn hiển hiện trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary trong nỗi đơn độc đau khổ của mình và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con bà mà thằng lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh bà, đã hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc còn nhỏ. Nàng nghĩ rằng mình đã có lỗi khi phải từ bỏ các con bơ vơ nơi cõi trần và nàng quyết định phải đi tìm con cho bằng được.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, khi mới bắt đầu cầm được viết, Jenny đã vẽ bản đồ làng với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan ở trường học, Jenny đã khám phá ra rằng bản đồ mà nàng đã vẽ từ trong trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp đã thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide. 

Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với hình ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn phòng, góc bếp, với hình ảnh nhà thờ quán chợ nơi thị trấn hiền hòa Malahide. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cõi trần nên nàng quyết định đi tìm con. 

Jenny sắp đặt kế hoạch nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên cho một thôi miên gia chuyên môn tìm hiểu quá khứ. Ông này đã giúp Jenny nhớ lại thật nhiều hình ảnh chi tiết của Mary và ngôi làng của cô ở vào năm 1919, cách thức ăn mặc, đi đứng nằm ngồi và nấu nướng của Mary hồi ấy. Qua thôi miên Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra hình nhà thờ. Tuy nhiên có một điều thất vọng là Jenny vẫn chưa nhớ ra được tên họ tức last name của Mary là gì, điều này đã gây ra rất nhiều trở ngại cho việc kiếm tìm các con của nàng sau này. 

Cuối cùng Jenny đã để dành đủ tiền để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan đi tìm những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những con đường xưa lối cũ. Ðến nơi đó, nàng đã đứng lặng trước một căn nhà mà bên kia là ngã ba đường dẫn về thành phố. Nàng thấy sao hình ảnh này quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đã vẽ. Nàng nhủ thầm rằng Malahide đây chính là chìa khóa mở cửa vén lên bức màn về sự thật của kiếp sống trước của nàng, là bước chân khởi đầu trên con đường tìm con. 

Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn phòng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary chết vào năm 1930 cùng với những người con của bà này. 

Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó có một gia đình mà người mẹ tên là Mary đã chết sau một thời gian ngắn khi sanh đe,��‘ể lại sáu đứa con còn sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton và sau khi bà Sutton qua đời, các đứa con đã được gửi vào các cô nhi viện. 

Ðúng như trong trí tưởng và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny cảm thấy nỗi đau khổ trùng trùng. Nàng biên thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan để dò hỏi tin tức và sung sướng thay, Jenny được tin tức từ một vị giáo sĩ ở một nhà thờ thành phố Dublin. Sau khi thư từ qua lại với các sở họ đạo và cả với bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho tên của tất cả sáu người con của bà và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Syvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny. 

Sau đó, qua niên giám điện thoại Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng ở đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC. 

Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn với nhiều tình cảm lẫn lộn nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60 nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử đối với các con của nàng, vẫn có cảm giác mạnh là mẹ của họ.

Mary và các con của nàng hay là các con của Jenny ở kiếp sống trước đang dần dần trở nên một thực thể, tâm tư của nàng bây giờ thật xáo trộn: Nàng thuộc về đâu? thuộc về đời sống hiện tại hay thuộc về đời sống quá khứ với các con nàng tìm ra? Có lẽ không trông mong một điều gì là tốt hơn cả. Nàng nhủ thầm như vậy và hãy để thời gian trả lời. 

Jenny đang bước vào giai đoạn cuối cùng của công cuộc tìm kiếm, nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Ðài BBC muốn dự án tìm con của Jenny trở thành một tài liệu sống của sở nghiên cứu của đài nên đã thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất là đặt sự phúc lợi và niềm an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết. 

Chờ mãi không thấy sự hồi âm của đứa con thứ hai mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại. Nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc. Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 13 tuổi và bây giờ vào ngày thứ ba 15 tháng 5 năm 1990 Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn được gặp Jenny ngay. 

Như đã thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này họ đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ. 

Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng và cuối cùng Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động; Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già đã ôm nhau với những giòng nước mắt tuôn trào. Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được một khái niệm về trí tưởng lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy. Họ cũng không ngờ rằng có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng. 

Với sự giúp đỡ của Sonny, công cuộc kiếm tìm các con của Mary được tiếp tục suốt những năm tháng dài sau đó và cuối cùng vào năm 1993 Jenny đã hội ngộ đoàn tụ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ chúng qua đời anh em mới được đoàn tụ với nhau và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ trẻ đã tái sinh ra trong kiếp này để đi tìm chúng. 

Năm nay 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đã được cậu con cả, nay đã 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đã nói trước ống kính thu hình và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có gì cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể còn trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có gì cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi." 

Quả vậy, kiếp sống con người trùng trùng duyên khởi, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác. Trong giòng đời vô tận ấy, chúng ta đã liên hệ với biết bao nhiêu người, giầu nghèo sang hèn xấu đẹp và biết đâu họ chẳng là cha mẹ, là ông bà, là anh em, là những người thân của của chúng ta và ngày nay nhờ có những máy điện toán tối tân, các nhà toán học và nhân chủng học đã cho chúng ta biết rằng mỗi chúng ta có tới 68 tỷ cha mẹ ông bà từ quá khứ đến hiện tại và tất cả nhân loại đều là anh em họ hàng của chúng ta. Nhận được sự liên hệ ấy, chúng ta cảm thấy dễ thương, dễ hiền hòa và dễ tha thứ trong sự giao thiệp hàng ngày với mọi người. 

Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC ( American BroadcastingCorporation ) phát hình vào lúc 10 giờ đêm thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994

Sunday, March 18, 2012

Vết thương