Câu hỏi:
Con thân mến!
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch thầy.
Con có đọc bài giảng của Hoà thượng Thích Thanh Từ về hạnh nhẫn nhục, trong đó Hoà thượng có nói: Để tròn hạnh nhẫn nhục, mình không cần thanh minh khi bị đối xử sai và kể cả khi mình phải trả giá đắt bằng danh dự. Nhưng theo con, nếu mình không thanh minh, không đấu tranh cho lẽ phải thì sẽ đẩy người nói sai cho mình vào thế sai lại càng sai, càng nhiều tội lỗi hơn vì vậy, mình cần phải nói, phải đấu tranh cho lẽ phải thì mới dẹp được cái ác, làm cho cái ác, cái tội lỗi không có con đường phát triển. Do vậy, mình cần đấu tranh cho lẽ phải chứ không nhất thiết phải nhẫn nhục. Con hiểu vậy có gì sai không? Kính mong Thầy giải đáp cho con.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Câu trả lời
Con thân mến!
Nhẫn nhục là một hạnh lành của người con Phật. Chỉ có người dũng cảm, mạnh mẽ mới có thể thực hành hạnh nhẫn nhục.
Nhẫn nhục là phương thuốc thần diệu để dập tắt lửa sân hận. Nhẫn nhục là một pháp môn tu tập của người Phật tử, vì thế nhẫn nhục phải được bắt nguồn từ lòng từ bi, trí tuệ.
Trong “Mười điều tâm niệm” Phật dạy: “Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài".
Nhẫn nhục được gắn liền với chữ “bình tĩnh, kiên nhẫn”, những người nóng nảy hay mất bình tĩnh, mất kiên nhẫn, không tự chủ được những nghịch cảnh khó khăn nan giải, nên nói năng hành động vội vàng nông nổi thiếu suy nghĩ. Trong gia đình mà mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa đến mất hạnh phúc và dễ tan vỡ, đối với xã hội mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa tới xáo trộn và không vững bền.
Nhẫn nhục được gắn liền với chữ “bình tĩnh, kiên nhẫn”, những người nóng nảy hay mất bình tĩnh, mất kiên nhẫn, không tự chủ được những nghịch cảnh khó khăn nan giải, nên nói năng hành động vội vàng nông nổi thiếu suy nghĩ. Trong gia đình mà mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa đến mất hạnh phúc và dễ tan vỡ, đối với xã hội mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa tới xáo trộn và không vững bền.
Người học đạo cũng vậy, khi gặp nghịch cảnh không nhẫn nhục sẽ làm cho tâm luôn luôn dao động, có khi còn bị đọa vì không nhẫn nhục mà làm các việc ác.
Do đó tại sao chúng ta phải học và thực hành nhẫn nhục là vậy.
Đối với cá nhân, người nhẫn nhục tâm được an ổn, sự nghiệp bền vững, mọi người gần gũi, đối với gia đình được sum họp, bạn bè gắn bó, xã hội yên ổn thanh bình.
Trong trường hợp cần phải giải bày thì phải nên dùng lời nói hòa nhã, kiên nhẫn và bình tĩnh.
Chân lý thì muôn đời vẫn là chân lý, lẽ phải bao giờ cũng là lẽ phải không cần chúng ta phải tranh đấu, phải bảo vệ.
Đối với cá nhân, người nhẫn nhục tâm được an ổn, sự nghiệp bền vững, mọi người gần gũi, đối với gia đình được sum họp, bạn bè gắn bó, xã hội yên ổn thanh bình.
Trong trường hợp cần phải giải bày thì phải nên dùng lời nói hòa nhã, kiên nhẫn và bình tĩnh.
Chân lý thì muôn đời vẫn là chân lý, lẽ phải bao giờ cũng là lẽ phải không cần chúng ta phải tranh đấu, phải bảo vệ.