Tuesday, September 4, 2012
Sunday, September 2, 2012
Ba điều căn bản của người tu Phật _ HT Thanh Từ
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì
chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này
tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quý vị nhớ và thực hành.
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: "Người tu Phật phải vào nhà Như Lai, mặc
áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai". Chúng ta tu theo Phật thì phải vào nhà Phật, mặc y
Phật và ngồi tòa của Phật. Như vậy mới trung thành với đức Phật, mới có thể
thành công được sở nguyện tu hành của mình.
Vào nhà Như Lai là gì? Đức Phật dạy vào nhà Như Lai là thực hành lòng từ
bi. Chúng ta muốn vào nhà Phật phải mở rộng lòng thương đối với tất cả mọi
người. Nếu người tu hành mà không có tâm từ bi thì không phải là đệ tử của Phật.
Cho nên tâm từ bi là bước đầu để đem lợi ích cho chúng sanh. Đó là tâm nguyện
của người Phật tử tu theo Phật. Thế thì thương chúng sanh bằng cách nào và
thương những ai? Tôi sẽ lần lượt dẫn cho quý vị thấy.
Thứ nhất, chúng ta thương mến những người thân cùng sống chung quanh
với mình. Giới xuất gia thì những người cùng tu trong một viện, một chùa, huynh
đệ phải thương nhau, bảo bọc nhau. Vì sao? Vì tất cả chúng ta cùng một lý tưởng
tu hành cầu giải thoát, cầu giác ngộ. Đã đồng một lý tưởng, vô lý chúng ta lại
không thương nhau? Thương nhau để mà đùm bọc, thương nhau để mà tha thứ cho
nhau, đừng làm phiền lụy, đừng làm khổ đau cho những người chung sống với
mình.
Giới cư sĩ tại gia, quý Phật tử phải thương những người trong gia đình, những
người thân tộc của mình, những ai chung quanh có công, có nghĩa với mình,
chúng ta đều thương, đều mến, đừng bỏ sót người nào, xử sự với tất cả trong tình
thương yêu kính trọng.
Thứ hai, nếu là giới xuất gia, các vị phải thương mến các vị thí chủ đã bỏ
công, bỏ của giúp đỡ chúng ta có phương tiện tu hành. Chúng ta phải nỗ lực tu sao
cho đủ phước, đủ đức để độ những vị đó, không thể thọ nhận của thí chủ rồi ăn
chơi vui vẻ qua ngày. Như thế là phụ ân của đàn na thí chủ.
Trong kinh Phật thường dạy: Phật tử cúng dường Tam Bảo giống như người
nông phu làm ruộng vậy.
Trước hết chúng ta phải lựa những thửa ruộng phì nhiêu đất tốt để gieo giống.
Cũng vậy, Phật tử cúng dường Tăng Ni cũng phải nghĩ chỗ nào tu hành chân
chánh, những vị tiến lên theo con đường Phật chỉ dạy… đó là những vị gánh vác
Phật sự đáng quý, đáng kính. Gieo giống những thửa ruộng tốt hết rồi mới tiếp
theo những thửa ruộng vừa phải, không tốt lắm và cuối cùng là những thửa ruộng
khô cằn.
Như vậy người tu là người tạo phước đức cho chúng sanh, nhận của đàn na
thí chủ có nghĩa là chúng ta nhận phần giúp đỡ bằng vật chất để rồi chúng ta tu,
chúng ta sẽ giúp đỡ lại, cứu độ lại phần tinh thần cho Phật tử. Nên chúng ta
thương những vị thí chủ. Nếu là Phật tử tại gia thì phải thương mến những người
có công giúp đỡ cho mình sống, có công đem lại sự tốt đẹp, an lành cho mình.
Luôn nhớ ơn và đền ơn cho xứng đáng.
Thứ ba, thương tất cả những người còn mê lầm. Chúng ta được phúc duyên
lớn nên mới xuất gia, bởi vì xuất gia là đã thức tỉnh, nếu không tỉnh thì mình cứ đi
trên đường đời chớ không trở gót vào chùa đi trên đường giải thoát. Còn người đời
vì bận bịu thế gian, chuyện gia đình thân quyến nên cứ say mê làm ăn cho có tiền
của, không nghĩ tới đạo lý thức tỉnh, nên chúng ta thương xót những người si mê
ấy, làm sao đánh thức để họ tỉnh, như vậy mới tròn bổn phận một người tu. Đức
Phật thường dạy người tu phải có đủ tự giác và giác tha. Nếu chỉ tự giác đó là
xong phần mình nhưng còn phải giác tha nữa, làm sao cho những người chung
quanh mình cùng giác ngộ. Như thế mới tròn bổn phận của một tu sĩ tu Phật.
Với người cư sĩ, quý Phật tử cũng phải có trách nhiệm vì mình đã biết đạo, đã
nếm được mùi vị thâm trầm của Phật pháp, chúng ta cũng phải đem chia xẻ cho
huynh đệ mình cùng hưởng, cùng nếm. Đó là tinh thần tự giác, giác tha. Tinh thần
thương yêu này không riêng gì người xuất gia mà kể cả người tại gia cũng mở
lòng từ bi thương những người mê lầm hơn chúng ta và cố gắng đánh thức họ
cùng tỉnh, cùng tiến tu, cùng hết khổ như mình.
Thứ tư, từ bi là thương tất cả chúng sanh từ loài người cho đến loài vật. Vì
vậy mùa Vu Lan Phật tử thường mua chim thả để thể hiện lòng từ bi của mình,
nhưng việc làm này nếu không khéo sẽ trở thành ích kỷ. Vì quý vị nhốt chim trong
lồng chờ quý thầy tụng kinh cầu nguyện cho mình được an vui hạnh phúc rồi mới
thả, trong khi mấy chú chim muốn chết ngộp hết cả. Đó là trái với lòng từ bi, vô
tình chúng ta trở thành ích kỷ là vậy.
Khi đã tu hoặc xuất gia, hoặc tại gia chúng ta đều mở lòng thương vì người,
vì chúng sanh. Đó mới thật là lòng từ bi. Còn tình thương ích kỷ gọi là lòng
thương vị ngã.
Đến phần mặc áo Như Lai. Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng
nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực,
cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là
sai lầm.
Chữ nhẫn trong đạo Phật nghĩa là có sức chịu đựng, có sức an nhẫn. An nhẫn
những điều trái tai, gai mắt, chúng ta không tức giận, không bực bội. An nhẫn
được những sự đòi hỏi, những nhu cầu thèm khát của thân, chúng ta đều an nhẫn
được. An nhẫn được hoàn cảnh khó khăn, thời tiết nóng lạnh bất thường. Nên chữ
nhẫn nhục trong nhà Phật nói lên một sức chịu đựng mạnh mẽ phi thường. Như có
người chọc giận mình, làm trái ý mình thì chúng ta mạnh mẽ làm chủ, đừng để cơn
sân dấy lên, hiện ra ở miệng, ở tay. Do đó phải có sức chịu đựng cứng cỏi, gan dạ,
không thể yếu đuối được.
Kinh Pháp Cú có câu: "Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng
mình mới là chiến công oanh liệt". Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta thắng được
tức là công phu tu hành mạnh mẽ, sức chịu đựng cứng cỏi chớ không phải tầm
thường. Như vậy sao gọi là nhục nhã được! Thắng được mình còn hơn một ông
tướng thắng cả một vạn quân. Người nhẫn nhục thắng được mình thì đâu phải yếu
đuối.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều điều bất như ý. Nếu chúng
ta không có sức chịu đựng, không có sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ đau khổ liên
miên. Ngược lại chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng thì chúng ta sẽ được an vui
tự tại. Vì vậy Phật dạy người tu phải tập đức nhẫn nhục. Đức nhẫn nhục đã được
đầy đủ gọi là mặc áo Như Lai.
Cho nên người tu không nên có thái độ nóng giận, lúc nào cũng e dè sợ sệt
một cơn giận nổi lên. Nó là cái họa lớn, thiêu đốt công đức bao nhiêu năm tu hành
khổ cực của mình. Đức Phật dạy "chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công
đức". Nếu chúng ta luôn nghĩ tới đạo đức, nghĩ tới công phu của mình thì phải
khéo dè dặt, đừng cho những cơn nóng giận khởi lên.
Nhẫn nhục có chia làm ba.
Một là nhẫn với người. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người
mắng chưởi đánh đập mà chúng ta nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận. Đó là
chúng ta nhẫn nhục với người khác. Trong kinh A-hàm có câu chuyện ngài Phú
Lâu Na. Khi Ngài xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa.
Đức Phật liền hỏi: Này Phú Lâu Na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu
ông về đó giáo hóa họ sẽ chưởi mắng ông, ông nghĩ thế nào?
Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ chưởi mắng con, con nghĩ họ cũng còn
lương thiện vì chưa đánh đập con.
Phật nói: Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?
Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương
thiện vì chưa giết con chết.
Phật bảo: Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?
Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì
nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.
Phật nói: Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.
Quý vị thấy đức nhẫn nhục của Ngài cỡ nào? Trong đại chúng, chúng ta chỉ
nhẫn nhục các việc nói nặng, nói nhẹ với nhau thôi, vậy mà có khi chịu không nổi.
Còn Ngài bị chưởi bới, đánh đập cũng nhẫn được cho đến giết chết cũng nhẫn
luôn, không thù hằn mà còn mang ơn nữa.
Đây là tấm gương cho chúng ta học. Tu là phải như vậy. Đừng nghĩ mình cãi
giỏi, nói hay là tốt. Càng cãi giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chớ
không phải giảm. Đó là phần thứ nhất, nhẫn với người.
Hai là nhẫn với mình. Mình có gì đâu mà nhẫn. Thật ra là nhẫn với mình rất
khó. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn. Có người nào đau bệnh mà
không rên không? Đó là cái bệnh. Nên chúng ta tu phải ẩn nhẫn khi cơ thể bệnh
hoạn, đau yếu, phải bình tĩnh cố gắng hạn chế, đau trăm phần chúng ta chỉ nói đau
hai mươi phần thôi. Chớ mỗi lần đau khóc lên, khóc xuống rên rĩ om sòm cho mọi
người chú ý đến mình. Trong đạo như vậy là kẻ yếu đuối chớ không phải hay.
Kế là nhẫn với sự đòi hỏi của thân, thèm cái này, muốn cái nọ… những sự
thụ hưởng. Như người mới tu chừng một hai năm, đi ngang qua chỗ nướng thịt cá
thì phát thèm. Đó là nhẫn không được nên khởi niệm bậy. Ẩn nhẫn những thứ
thèm muốn, những đòi hỏi của mình gọi đó là nhẫn với mình.
Như vậy nhẫn nhục là có sức chịu đựng rất mạnh mẽ cứng cỏi chớ không
phải chuyện thường. Đối với những gì mình ưa thích cũng phải bỏ. Như người
xuất gia xem thân này là đãy da hôi thối, vậy mà lâu lâu cũng có người nhìn mình
xem đẹp hay không? Rồi sửa sang chút chút cho dễ coi. Thậm chí ngày nay tôi
nghe nói cũng có kẻ thoa kem cho da mịn. Việc đó có trái với đạo lý không?
Người tu khi xuất gia, cạo tóc đã tự nguyện hủy hình thủ khí tiết. Hủy hình là
làm cho thân xấu đi. Phụ nữ ngoài đời, người ta sửa sang mái tóc cho đẹp, cho
duyên dáng. Còn người tu đã cạo bỏ phức rồi, bây giờ còn muốn thoa môi son hay
đánh kem thì coi hết được! Đó là trái với lẽ thật của mình. Những gì mình ưa thích
trái với tư cách của người tu, trái với bản nguyện của người xuất gia thì chúng ta
phải ẩn nhẫn, dẹp nó qua một bên, đừng để nó lôi kéo mình. Được như vậy mới là
người khéo tu. Nếu không chúng ta sẽ quên đi bản nguyện xuất gia cầu giải thoát
ban đầu.
Chẳng những người xuất gia mà hàng cư sĩ tại gia cũng vậy, thấy điều gì
mình thích mà trái với đạo lý thì phải giảm, phải hạn chế chớ đừng theo nó. Như
vậy là biết nhẫn với mình.
Ba là nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết. Sống trong đạo cũng có khi gặp nhiều
hoàn cảnh khó khăn. Trong kinh Phật dạy nơi nào có Phật pháp, dù cho đói rét
cũng phải theo thầy tu học. Còn nơi có gạo dư thừa mà thiếu đạo đức, cũng nên bỏ
mà đi. Như vậy những nơi nào có Phật pháp chúng ta ở đó gặp hoàn cảnh khó
khăn, thiếu thốn, nhiều phiền hà, bực bội cũng phải ráng ẩn nhẫn, vì Phật pháp, vì
sự tu chớ không vì sự ăn uống. Người được như vậy là người chiến thắng bản thân
mình, chiến thắng được hoàn cảnh. Rồi còn phải nhẫn với thời tiết bức bách,
chúng ta chịu đựng không than van, vẫn thản nhiên tự tại. Đó là chúng ta biết nhẫn.
Như vậy người tu muốn mặc áo Như Lai phải nhẫn nhục, tức là nhẫn người,
nhẫn mình, nhẫn hoàn cảnh thời tiết v. v… Lúc nào cũng chấp nhận khó khăn,
không bao giờ chán nản. Người mạnh như thế mới sống đúng với câu Phật dạy:
"Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình". Đó gọi là mặc áo Như Lai.
Đến phần ngồi tòa Như Lai là quán tất cả pháp Không. Chúng ta dùng trí tuệ
quán chiếu tất cả các pháp trên thế gian này do nhân duyên hợp thành, không có
chủ tể cố định. Luôn dùng trí tuệ quán sát thấu triệt như vậy.
Ví như nhìn một ngôi chùa, chúng ta quán xét xem cái gì là chủ ngôi chùa.
Trong đó nào là xi măng, cát, đá, ngói, gạch v. v… tụ hội lại. Chúng ta hiện thấy
ngôi chùa như vậy nhưng thật ra đó là một hợp thể do nhiều thứ hợp lại, thì cái gì
là chủ? Không có chủ, cũng không cố định. Hiểu như vậy thì từ cái nhà, cái bàn
cho tới con người của mình cũng thế, do tứ đại hợp thành nên thân này không thật,
cũng không có chủ. Hiểu như vậy là hiểu được lý Không.
Chúng ta quán sát bằng trí tuệ, thấu suốt được sự vật bên ngoài đều do nhân
duyên hội hợp, không có thực thể cố định. Do không có thực thể, không cố định
nên nói nó không thật. Thấy như vậy là quán pháp Không. Nói quán pháp Không
là nói lý nhân duyên. Nhà Phật nói tất cả pháp đều từ nhân duyên sanh, nên trong
kinh A-hàm có đoạn đức Phật dạy: "Thấy được lý nhân duyên, tức là thấy được
pháp, thấy được pháp tức là thấy được chân lý".
Vì trên thế gian này không có vật gì tự nó thành mà phải do nhiều thứ hợp lại.
Tôi thường thí dụ, bàn tay của tôi, nếu co năm ngón lại thì gọi là nắm tay. Nắm tay
này thấy dường như có thật mà không phải thật. Vì năm ngón co lại, nếu năm
ngón buông ra thì còn gì là nắm tay? Do duyên hợp tạm có, duyên tan trở về
không.
Tất cả pháp trên thế gian đều do nhân duyên sanh, không có chủ thể nên
không thật, không cố định. Vì vậy nói là hư ảo. Trong Trung Quán Luận ngài
Long Thọ nói về lý nhân duyên như sau:
Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
Nghĩa là các pháp do nhân duyên sanh nên Phật nói tức là không. Tại sao? Vì
nó không có chủ thể, đâu có gì là cố định, duyên hợp thì có, duyên tan thì mất,
không thật, nên nói là không. Không đây là không có chủ thể, không cố định chớ
không phải không ngơ, không có gì hết cả.
Khi duyên hợp thì tạm có giả tướng, nên nói "Diệc danh vi giả danh". Như
nắm tay chưa có bao giờ, chỉ khi co năm ngón lại mới có nắm tay, như vậy nắm
tay là cái giả danh thôi. Nắm tay giả danh thì bàn tay có giả danh không? Nắm tay
chúng ta dễ thấy còn bàn tay hơi khó thấy hơn. Vậy chúng ta hãy phân tích xem,
bên ngoài bàn tay thì có da, trong năm đốt xương ngón tay có thịt, gân, máu. Phân
ra từng món có còn bàn tay không, có còn từng ngón tay nữa không? Như vậy nắm
tay không thật, bàn tay hay ngón tay cũng không thật, chỉ là giả danh thôi. Nếu
chúng ta chấp giả là thật thì đó là si mê.
Người tu không cho phép mình si mê mà phải luôn luôn có trí tuệ. Vậy mà
lâu lâu, quý cô muốn đeo cái gì đó trên tay cho đẹp, thì sao? Hiện tướng gì? Phật
tử ngoài thế gian si mê đã đành đi, còn người tu mà si mê như vậy thì không tha
thứ được rồi. Đã biết nó không thật, là giả danh thì còn gì phải trang sức cho đẹp.
Thấy được tướng bên ngoài là giả danh, không phải thật, nên nói " Diệc danh
trung đạo nghĩa". Ai thấy được như vậy, biết được như vậy là hiểu nghĩa trung đạo.
Nên chữ Không trong nhà Phật không phải không ngơ mà đó là không có thực thể,
chỉ là giả danh. Biết rõ như vậy chúng ta không chấp thật không, cũng không chấp
thật có. Đó là thấy được lý trung đạo. Lý trung đạo là lý thật.
Qua bài kệ này quý vị thấy rõ, chúng ta tu phải có trí tuệ, phải thấy rõ tất cả
các pháp do nhân duyên sanh. Hiểu như vậy thì hết chấp, mà hết chấp là sáng suốt.
Vì vậy người tu Phật phải có trí tuệ. Nhờ trí tuệ nên thấy đúng như thật, không còn
mê, không còn lầm lẫn say mê vật chất thế gian, không chạy theo những ảo tưởng
giả dối, có thế mới thật là người học đạo.
Vì người học đạo là người đi tìm chân lý, tìm lẽ thật. Nếu hiểu sâu xa cùng
tột đạo lý của Phật thì đối với thân này được cũng không mừng, mất cũng không
buồn, vì nó tạm bợ giả dối do duyên hợp. Kinh Bát Nhã, Phật dạy: "Chiếu kiến
ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là thấy năm uẩn không thật,
duyên hợp hư ảo liền qua hết khổ nạn. Đó là trí tuệ.
Quý vị xét chỉ cần ba điều Phật dạy trong kinh Pháp Hoa, nếu chúng ta biết
ứng dụng tu hành thì đã giải thoát sanh tử chưa? Cho nên chúng ta khéo ứng dụng
theo lời Phật dạy thì chúng ta sớm được an lành, sớm được giải thoát.
Hiện nay Phật tử chúng ta thích tụng kinh Pháp Hoa lắm, nhưng tụng để hiểu
như tôi nói hay tụng để tính quyển? Nếu tụng để tính quyển chớ không ứng dụng
theo lời Phật dạy thì đúng là tu Pháp Hoa chưa? Lời Phật dạy như vàng ngọc, nếu
chúng ta biết ứng dụng tu hành, ứng dụng vào cuộc đời thì quý vô kể.
Nhưng đáng tiếc Phật tử không biết đúng, chỉ nghĩ tụng kinh cho có phước.
Nên lúc nào làm ăn sơ thất liền phát nguyện đi chùa tụng kinh Pháp Hoa để cầu
phát tài. Như vậy tụng Pháp Hoa để tìm chân lý hay vì lợi dưỡng. Quý Phật tử tự
kiểm lại xem mình ở dạng nào? Thế nên Tăng Ni cũng như tất cả Phật tử chỉ cần
chân thành ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày của mình thì chắc
chắn sớm được hết khổ đau trong đời này và giải thoát sanh tử ở những đời sau.
Tóm lại tất cả người tu chúng ta dù xuất gia hay cư sĩ đều phải đủ ba đức tính
này, mới gọi là người chân chánh tu Phật. Đó là vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai,
ngồi tòa Như Lai. Phật tử là con cháu của Phật nên mới dám vào nhà Phật, dám
mặc áo Phật, dám ngồi tòa Phật. Nếu không dám vào nhà Phật, mặc áo Phật, ngồi
tòa Phật thì chừng nào thành Phật tử. Con Phật mà không dám vào nhà Phật thì
còn gọi là con Phật không? Vì vậy ai là con Phật, ai là người đệ tử trung thành của
Phật phải đủ ba điều kiện trên. Được vậy chúng ta mới kế thừa địa vị của Như Lai,
không nghi ngờ.
Đó là điều tôi nhắc nhở tất cả Ni chúng cũng như tất cả Phật tử hôm nay ráng
học, ráng tu, làm sao chúng ta tu học đúng với ý nghĩa là người con chân chánh
của Phật, người xuất gia chân chánh, đừng để lệch lạc sai lầm uổng một đời, sau
này hối hận không kịp.
chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này
tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quý vị nhớ và thực hành.
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: "Người tu Phật phải vào nhà Như Lai, mặc
áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai". Chúng ta tu theo Phật thì phải vào nhà Phật, mặc y
Phật và ngồi tòa của Phật. Như vậy mới trung thành với đức Phật, mới có thể
thành công được sở nguyện tu hành của mình.
Vào nhà Như Lai là gì? Đức Phật dạy vào nhà Như Lai là thực hành lòng từ
bi. Chúng ta muốn vào nhà Phật phải mở rộng lòng thương đối với tất cả mọi
người. Nếu người tu hành mà không có tâm từ bi thì không phải là đệ tử của Phật.
Cho nên tâm từ bi là bước đầu để đem lợi ích cho chúng sanh. Đó là tâm nguyện
của người Phật tử tu theo Phật. Thế thì thương chúng sanh bằng cách nào và
thương những ai? Tôi sẽ lần lượt dẫn cho quý vị thấy.
Thứ nhất, chúng ta thương mến những người thân cùng sống chung quanh
với mình. Giới xuất gia thì những người cùng tu trong một viện, một chùa, huynh
đệ phải thương nhau, bảo bọc nhau. Vì sao? Vì tất cả chúng ta cùng một lý tưởng
tu hành cầu giải thoát, cầu giác ngộ. Đã đồng một lý tưởng, vô lý chúng ta lại
không thương nhau? Thương nhau để mà đùm bọc, thương nhau để mà tha thứ cho
nhau, đừng làm phiền lụy, đừng làm khổ đau cho những người chung sống với
mình.
Giới cư sĩ tại gia, quý Phật tử phải thương những người trong gia đình, những
người thân tộc của mình, những ai chung quanh có công, có nghĩa với mình,
chúng ta đều thương, đều mến, đừng bỏ sót người nào, xử sự với tất cả trong tình
thương yêu kính trọng.
Thứ hai, nếu là giới xuất gia, các vị phải thương mến các vị thí chủ đã bỏ
công, bỏ của giúp đỡ chúng ta có phương tiện tu hành. Chúng ta phải nỗ lực tu sao
cho đủ phước, đủ đức để độ những vị đó, không thể thọ nhận của thí chủ rồi ăn
chơi vui vẻ qua ngày. Như thế là phụ ân của đàn na thí chủ.
Trong kinh Phật thường dạy: Phật tử cúng dường Tam Bảo giống như người
nông phu làm ruộng vậy.
Trước hết chúng ta phải lựa những thửa ruộng phì nhiêu đất tốt để gieo giống.
Cũng vậy, Phật tử cúng dường Tăng Ni cũng phải nghĩ chỗ nào tu hành chân
chánh, những vị tiến lên theo con đường Phật chỉ dạy… đó là những vị gánh vác
Phật sự đáng quý, đáng kính. Gieo giống những thửa ruộng tốt hết rồi mới tiếp
theo những thửa ruộng vừa phải, không tốt lắm và cuối cùng là những thửa ruộng
khô cằn.
Như vậy người tu là người tạo phước đức cho chúng sanh, nhận của đàn na
thí chủ có nghĩa là chúng ta nhận phần giúp đỡ bằng vật chất để rồi chúng ta tu,
chúng ta sẽ giúp đỡ lại, cứu độ lại phần tinh thần cho Phật tử. Nên chúng ta
thương những vị thí chủ. Nếu là Phật tử tại gia thì phải thương mến những người
có công giúp đỡ cho mình sống, có công đem lại sự tốt đẹp, an lành cho mình.
Luôn nhớ ơn và đền ơn cho xứng đáng.
Thứ ba, thương tất cả những người còn mê lầm. Chúng ta được phúc duyên
lớn nên mới xuất gia, bởi vì xuất gia là đã thức tỉnh, nếu không tỉnh thì mình cứ đi
trên đường đời chớ không trở gót vào chùa đi trên đường giải thoát. Còn người đời
vì bận bịu thế gian, chuyện gia đình thân quyến nên cứ say mê làm ăn cho có tiền
của, không nghĩ tới đạo lý thức tỉnh, nên chúng ta thương xót những người si mê
ấy, làm sao đánh thức để họ tỉnh, như vậy mới tròn bổn phận một người tu. Đức
Phật thường dạy người tu phải có đủ tự giác và giác tha. Nếu chỉ tự giác đó là
xong phần mình nhưng còn phải giác tha nữa, làm sao cho những người chung
quanh mình cùng giác ngộ. Như thế mới tròn bổn phận của một tu sĩ tu Phật.
Với người cư sĩ, quý Phật tử cũng phải có trách nhiệm vì mình đã biết đạo, đã
nếm được mùi vị thâm trầm của Phật pháp, chúng ta cũng phải đem chia xẻ cho
huynh đệ mình cùng hưởng, cùng nếm. Đó là tinh thần tự giác, giác tha. Tinh thần
thương yêu này không riêng gì người xuất gia mà kể cả người tại gia cũng mở
lòng từ bi thương những người mê lầm hơn chúng ta và cố gắng đánh thức họ
cùng tỉnh, cùng tiến tu, cùng hết khổ như mình.
Thứ tư, từ bi là thương tất cả chúng sanh từ loài người cho đến loài vật. Vì
vậy mùa Vu Lan Phật tử thường mua chim thả để thể hiện lòng từ bi của mình,
nhưng việc làm này nếu không khéo sẽ trở thành ích kỷ. Vì quý vị nhốt chim trong
lồng chờ quý thầy tụng kinh cầu nguyện cho mình được an vui hạnh phúc rồi mới
thả, trong khi mấy chú chim muốn chết ngộp hết cả. Đó là trái với lòng từ bi, vô
tình chúng ta trở thành ích kỷ là vậy.
Khi đã tu hoặc xuất gia, hoặc tại gia chúng ta đều mở lòng thương vì người,
vì chúng sanh. Đó mới thật là lòng từ bi. Còn tình thương ích kỷ gọi là lòng
thương vị ngã.
Đến phần mặc áo Như Lai. Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng
nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực,
cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là
sai lầm.
Chữ nhẫn trong đạo Phật nghĩa là có sức chịu đựng, có sức an nhẫn. An nhẫn
những điều trái tai, gai mắt, chúng ta không tức giận, không bực bội. An nhẫn
được những sự đòi hỏi, những nhu cầu thèm khát của thân, chúng ta đều an nhẫn
được. An nhẫn được hoàn cảnh khó khăn, thời tiết nóng lạnh bất thường. Nên chữ
nhẫn nhục trong nhà Phật nói lên một sức chịu đựng mạnh mẽ phi thường. Như có
người chọc giận mình, làm trái ý mình thì chúng ta mạnh mẽ làm chủ, đừng để cơn
sân dấy lên, hiện ra ở miệng, ở tay. Do đó phải có sức chịu đựng cứng cỏi, gan dạ,
không thể yếu đuối được.
Kinh Pháp Cú có câu: "Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng
mình mới là chiến công oanh liệt". Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta thắng được
tức là công phu tu hành mạnh mẽ, sức chịu đựng cứng cỏi chớ không phải tầm
thường. Như vậy sao gọi là nhục nhã được! Thắng được mình còn hơn một ông
tướng thắng cả một vạn quân. Người nhẫn nhục thắng được mình thì đâu phải yếu
đuối.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều điều bất như ý. Nếu chúng
ta không có sức chịu đựng, không có sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ đau khổ liên
miên. Ngược lại chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng thì chúng ta sẽ được an vui
tự tại. Vì vậy Phật dạy người tu phải tập đức nhẫn nhục. Đức nhẫn nhục đã được
đầy đủ gọi là mặc áo Như Lai.
Cho nên người tu không nên có thái độ nóng giận, lúc nào cũng e dè sợ sệt
một cơn giận nổi lên. Nó là cái họa lớn, thiêu đốt công đức bao nhiêu năm tu hành
khổ cực của mình. Đức Phật dạy "chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công
đức". Nếu chúng ta luôn nghĩ tới đạo đức, nghĩ tới công phu của mình thì phải
khéo dè dặt, đừng cho những cơn nóng giận khởi lên.
Nhẫn nhục có chia làm ba.
Một là nhẫn với người. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người
mắng chưởi đánh đập mà chúng ta nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận. Đó là
chúng ta nhẫn nhục với người khác. Trong kinh A-hàm có câu chuyện ngài Phú
Lâu Na. Khi Ngài xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa.
Đức Phật liền hỏi: Này Phú Lâu Na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu
ông về đó giáo hóa họ sẽ chưởi mắng ông, ông nghĩ thế nào?
Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ chưởi mắng con, con nghĩ họ cũng còn
lương thiện vì chưa đánh đập con.
Phật nói: Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?
Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương
thiện vì chưa giết con chết.
Phật bảo: Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?
Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì
nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.
Phật nói: Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.
Quý vị thấy đức nhẫn nhục của Ngài cỡ nào? Trong đại chúng, chúng ta chỉ
nhẫn nhục các việc nói nặng, nói nhẹ với nhau thôi, vậy mà có khi chịu không nổi.
Còn Ngài bị chưởi bới, đánh đập cũng nhẫn được cho đến giết chết cũng nhẫn
luôn, không thù hằn mà còn mang ơn nữa.
Đây là tấm gương cho chúng ta học. Tu là phải như vậy. Đừng nghĩ mình cãi
giỏi, nói hay là tốt. Càng cãi giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chớ
không phải giảm. Đó là phần thứ nhất, nhẫn với người.
Hai là nhẫn với mình. Mình có gì đâu mà nhẫn. Thật ra là nhẫn với mình rất
khó. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn. Có người nào đau bệnh mà
không rên không? Đó là cái bệnh. Nên chúng ta tu phải ẩn nhẫn khi cơ thể bệnh
hoạn, đau yếu, phải bình tĩnh cố gắng hạn chế, đau trăm phần chúng ta chỉ nói đau
hai mươi phần thôi. Chớ mỗi lần đau khóc lên, khóc xuống rên rĩ om sòm cho mọi
người chú ý đến mình. Trong đạo như vậy là kẻ yếu đuối chớ không phải hay.
Kế là nhẫn với sự đòi hỏi của thân, thèm cái này, muốn cái nọ… những sự
thụ hưởng. Như người mới tu chừng một hai năm, đi ngang qua chỗ nướng thịt cá
thì phát thèm. Đó là nhẫn không được nên khởi niệm bậy. Ẩn nhẫn những thứ
thèm muốn, những đòi hỏi của mình gọi đó là nhẫn với mình.
Như vậy nhẫn nhục là có sức chịu đựng rất mạnh mẽ cứng cỏi chớ không
phải chuyện thường. Đối với những gì mình ưa thích cũng phải bỏ. Như người
xuất gia xem thân này là đãy da hôi thối, vậy mà lâu lâu cũng có người nhìn mình
xem đẹp hay không? Rồi sửa sang chút chút cho dễ coi. Thậm chí ngày nay tôi
nghe nói cũng có kẻ thoa kem cho da mịn. Việc đó có trái với đạo lý không?
Người tu khi xuất gia, cạo tóc đã tự nguyện hủy hình thủ khí tiết. Hủy hình là
làm cho thân xấu đi. Phụ nữ ngoài đời, người ta sửa sang mái tóc cho đẹp, cho
duyên dáng. Còn người tu đã cạo bỏ phức rồi, bây giờ còn muốn thoa môi son hay
đánh kem thì coi hết được! Đó là trái với lẽ thật của mình. Những gì mình ưa thích
trái với tư cách của người tu, trái với bản nguyện của người xuất gia thì chúng ta
phải ẩn nhẫn, dẹp nó qua một bên, đừng để nó lôi kéo mình. Được như vậy mới là
người khéo tu. Nếu không chúng ta sẽ quên đi bản nguyện xuất gia cầu giải thoát
ban đầu.
Chẳng những người xuất gia mà hàng cư sĩ tại gia cũng vậy, thấy điều gì
mình thích mà trái với đạo lý thì phải giảm, phải hạn chế chớ đừng theo nó. Như
vậy là biết nhẫn với mình.
Ba là nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết. Sống trong đạo cũng có khi gặp nhiều
hoàn cảnh khó khăn. Trong kinh Phật dạy nơi nào có Phật pháp, dù cho đói rét
cũng phải theo thầy tu học. Còn nơi có gạo dư thừa mà thiếu đạo đức, cũng nên bỏ
mà đi. Như vậy những nơi nào có Phật pháp chúng ta ở đó gặp hoàn cảnh khó
khăn, thiếu thốn, nhiều phiền hà, bực bội cũng phải ráng ẩn nhẫn, vì Phật pháp, vì
sự tu chớ không vì sự ăn uống. Người được như vậy là người chiến thắng bản thân
mình, chiến thắng được hoàn cảnh. Rồi còn phải nhẫn với thời tiết bức bách,
chúng ta chịu đựng không than van, vẫn thản nhiên tự tại. Đó là chúng ta biết nhẫn.
Như vậy người tu muốn mặc áo Như Lai phải nhẫn nhục, tức là nhẫn người,
nhẫn mình, nhẫn hoàn cảnh thời tiết v. v… Lúc nào cũng chấp nhận khó khăn,
không bao giờ chán nản. Người mạnh như thế mới sống đúng với câu Phật dạy:
"Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình". Đó gọi là mặc áo Như Lai.
Đến phần ngồi tòa Như Lai là quán tất cả pháp Không. Chúng ta dùng trí tuệ
quán chiếu tất cả các pháp trên thế gian này do nhân duyên hợp thành, không có
chủ tể cố định. Luôn dùng trí tuệ quán sát thấu triệt như vậy.
Ví như nhìn một ngôi chùa, chúng ta quán xét xem cái gì là chủ ngôi chùa.
Trong đó nào là xi măng, cát, đá, ngói, gạch v. v… tụ hội lại. Chúng ta hiện thấy
ngôi chùa như vậy nhưng thật ra đó là một hợp thể do nhiều thứ hợp lại, thì cái gì
là chủ? Không có chủ, cũng không cố định. Hiểu như vậy thì từ cái nhà, cái bàn
cho tới con người của mình cũng thế, do tứ đại hợp thành nên thân này không thật,
cũng không có chủ. Hiểu như vậy là hiểu được lý Không.
Chúng ta quán sát bằng trí tuệ, thấu suốt được sự vật bên ngoài đều do nhân
duyên hội hợp, không có thực thể cố định. Do không có thực thể, không cố định
nên nói nó không thật. Thấy như vậy là quán pháp Không. Nói quán pháp Không
là nói lý nhân duyên. Nhà Phật nói tất cả pháp đều từ nhân duyên sanh, nên trong
kinh A-hàm có đoạn đức Phật dạy: "Thấy được lý nhân duyên, tức là thấy được
pháp, thấy được pháp tức là thấy được chân lý".
Vì trên thế gian này không có vật gì tự nó thành mà phải do nhiều thứ hợp lại.
Tôi thường thí dụ, bàn tay của tôi, nếu co năm ngón lại thì gọi là nắm tay. Nắm tay
này thấy dường như có thật mà không phải thật. Vì năm ngón co lại, nếu năm
ngón buông ra thì còn gì là nắm tay? Do duyên hợp tạm có, duyên tan trở về
không.
Tất cả pháp trên thế gian đều do nhân duyên sanh, không có chủ thể nên
không thật, không cố định. Vì vậy nói là hư ảo. Trong Trung Quán Luận ngài
Long Thọ nói về lý nhân duyên như sau:
Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
Nghĩa là các pháp do nhân duyên sanh nên Phật nói tức là không. Tại sao? Vì
nó không có chủ thể, đâu có gì là cố định, duyên hợp thì có, duyên tan thì mất,
không thật, nên nói là không. Không đây là không có chủ thể, không cố định chớ
không phải không ngơ, không có gì hết cả.
Khi duyên hợp thì tạm có giả tướng, nên nói "Diệc danh vi giả danh". Như
nắm tay chưa có bao giờ, chỉ khi co năm ngón lại mới có nắm tay, như vậy nắm
tay là cái giả danh thôi. Nắm tay giả danh thì bàn tay có giả danh không? Nắm tay
chúng ta dễ thấy còn bàn tay hơi khó thấy hơn. Vậy chúng ta hãy phân tích xem,
bên ngoài bàn tay thì có da, trong năm đốt xương ngón tay có thịt, gân, máu. Phân
ra từng món có còn bàn tay không, có còn từng ngón tay nữa không? Như vậy nắm
tay không thật, bàn tay hay ngón tay cũng không thật, chỉ là giả danh thôi. Nếu
chúng ta chấp giả là thật thì đó là si mê.
Người tu không cho phép mình si mê mà phải luôn luôn có trí tuệ. Vậy mà
lâu lâu, quý cô muốn đeo cái gì đó trên tay cho đẹp, thì sao? Hiện tướng gì? Phật
tử ngoài thế gian si mê đã đành đi, còn người tu mà si mê như vậy thì không tha
thứ được rồi. Đã biết nó không thật, là giả danh thì còn gì phải trang sức cho đẹp.
Thấy được tướng bên ngoài là giả danh, không phải thật, nên nói " Diệc danh
trung đạo nghĩa". Ai thấy được như vậy, biết được như vậy là hiểu nghĩa trung đạo.
Nên chữ Không trong nhà Phật không phải không ngơ mà đó là không có thực thể,
chỉ là giả danh. Biết rõ như vậy chúng ta không chấp thật không, cũng không chấp
thật có. Đó là thấy được lý trung đạo. Lý trung đạo là lý thật.
Qua bài kệ này quý vị thấy rõ, chúng ta tu phải có trí tuệ, phải thấy rõ tất cả
các pháp do nhân duyên sanh. Hiểu như vậy thì hết chấp, mà hết chấp là sáng suốt.
Vì vậy người tu Phật phải có trí tuệ. Nhờ trí tuệ nên thấy đúng như thật, không còn
mê, không còn lầm lẫn say mê vật chất thế gian, không chạy theo những ảo tưởng
giả dối, có thế mới thật là người học đạo.
Vì người học đạo là người đi tìm chân lý, tìm lẽ thật. Nếu hiểu sâu xa cùng
tột đạo lý của Phật thì đối với thân này được cũng không mừng, mất cũng không
buồn, vì nó tạm bợ giả dối do duyên hợp. Kinh Bát Nhã, Phật dạy: "Chiếu kiến
ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là thấy năm uẩn không thật,
duyên hợp hư ảo liền qua hết khổ nạn. Đó là trí tuệ.
Quý vị xét chỉ cần ba điều Phật dạy trong kinh Pháp Hoa, nếu chúng ta biết
ứng dụng tu hành thì đã giải thoát sanh tử chưa? Cho nên chúng ta khéo ứng dụng
theo lời Phật dạy thì chúng ta sớm được an lành, sớm được giải thoát.
Hiện nay Phật tử chúng ta thích tụng kinh Pháp Hoa lắm, nhưng tụng để hiểu
như tôi nói hay tụng để tính quyển? Nếu tụng để tính quyển chớ không ứng dụng
theo lời Phật dạy thì đúng là tu Pháp Hoa chưa? Lời Phật dạy như vàng ngọc, nếu
chúng ta biết ứng dụng tu hành, ứng dụng vào cuộc đời thì quý vô kể.
Nhưng đáng tiếc Phật tử không biết đúng, chỉ nghĩ tụng kinh cho có phước.
Nên lúc nào làm ăn sơ thất liền phát nguyện đi chùa tụng kinh Pháp Hoa để cầu
phát tài. Như vậy tụng Pháp Hoa để tìm chân lý hay vì lợi dưỡng. Quý Phật tử tự
kiểm lại xem mình ở dạng nào? Thế nên Tăng Ni cũng như tất cả Phật tử chỉ cần
chân thành ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày của mình thì chắc
chắn sớm được hết khổ đau trong đời này và giải thoát sanh tử ở những đời sau.
Tóm lại tất cả người tu chúng ta dù xuất gia hay cư sĩ đều phải đủ ba đức tính
này, mới gọi là người chân chánh tu Phật. Đó là vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai,
ngồi tòa Như Lai. Phật tử là con cháu của Phật nên mới dám vào nhà Phật, dám
mặc áo Phật, dám ngồi tòa Phật. Nếu không dám vào nhà Phật, mặc áo Phật, ngồi
tòa Phật thì chừng nào thành Phật tử. Con Phật mà không dám vào nhà Phật thì
còn gọi là con Phật không? Vì vậy ai là con Phật, ai là người đệ tử trung thành của
Phật phải đủ ba điều kiện trên. Được vậy chúng ta mới kế thừa địa vị của Như Lai,
không nghi ngờ.
Đó là điều tôi nhắc nhở tất cả Ni chúng cũng như tất cả Phật tử hôm nay ráng
học, ráng tu, làm sao chúng ta tu học đúng với ý nghĩa là người con chân chánh
của Phật, người xuất gia chân chánh, đừng để lệch lạc sai lầm uổng một đời, sau
này hối hận không kịp.
An lạc sau khi bứng gốc khổ đau - HT Thích Thanh Từ
BÀI NÓI CHUYỆN VỚI PHẬT TỬ
XUÂN ĐINH MÃO 1987
Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán năm Đinh Mão 1987, quí Phật tử đến
chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới quí thầy. Để đáp lại lòng kính trọng Tam Bảo
của quí Phật tử, chúng tôi sẽ có lời chúc đầu năm hơi dài dòng một chút, không chỉ
một câu ngắn gọn rồi thôi, lời chúc này gồm nhiều chi tiết. Hôm nay đầu đề chúng
tôi chúc là: Cầu tam bảo gia hộ cho tất cả Phật tử một năm mới hoàn toàn an lạc.
Khi nói đến an lạc, trước phải nói đến đau khổ. Nếu nói an lạc suông, quí vị
lại tưởng là mình thảnh thơi lắm, rồi không cố gắng tu hành. Vì vậy khi chúc quí
Phật tử một năm mới hoàn toàn an lạc, chúng tôi sẽ nói rõ nguồn gốc đau khổ của
con người hiện tại và vị lai. Nếu biết được nguồn gốc đau khổ mình nhổ phăng bứt
gốc bứt rễ nó lên thì an lạc sẽ đến, an lạc thật sự.
Tất cả Phật tử chúng ta là con Phật phải nhìn thấy đúng như cái nhìn cái
thấy của đức Phật. Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật thấy rõ được bản chất của con
người như thế nào, Ngài đem ra chỉ dạy để chúng ta thức tỉnh biết rõ được con
người mình. Khi biết rõ được con người mình thì chúng ta mới biết làm sao để hết
khổ và làm sao để đến an lạc thật sự, đó là gốc của sự tu. Nếu chúng ta không biết
bản chất của mình là vui hay khổ cứ sống lây lất qua ngày, đua đòi theo những
hình thức vật chất, chúng ta phải tạo nghiệp thọ khổ, chẳng những đời này mà còn
kéo dài không biết bao nhiêu kiếp nữa. Vì lòng từ bi, đức Phật muốn cho mọi
người hết khổ, nên trước tiên Ngài chỉ rõ nguồn gốc đau khổ. Thấy được nó chúng
ta mới có thể đào bới nó lên được. Nếu không thấy nó chúng ta muốn cầu vui mà
cái vui không bao giờ đến, vì chúng ta có biết cái khổ đâu mà bới lên. Thành ra
muốn vui mà con người cứ khổ, cái khổ cứ tràn tới mãi mãi. Chính con người ở
thế gian đang là như vậy, lúc nào cũng chúc mừng nhau năm mới được an vui
hạnh phúc, nhưng đến cuối năm quí vị thấy có an vui hạnh phúc không? Luôn luôn
chúc nhau an vui hạnh phúc mà kết quả lại không có an vui hạnh phúc chi hết, mà
trái lại nhiều khổ đau, nhiều bực bội. Chúc như vậy chỉ là chúc suông thôi.
Ở đây chúng tôi muốn quí Phật tử thật sự sang năm này là một năm quí
Phật tử tạo nên một cội nguồn của sự an lạc. Muốn tạo nên cội nguồn an lạc đó
trước tiên quí Phật tử phải biết nguồn gốc đau khổ là cái gì? Biết được nó rồi
chúng ta mới có thể bứng gốc bứng rễ nó để thành an lạc.
Nguồn gốc đau khổ là cái gì?
Trong đạo Phật, lúc nào đức Phật cũng muốn chỉ cho mọi người thấy được
lẽ thật của kiếp sống con người. Chúng ta cứ tìm những điều quanh quẩn bên
ngoài mà những điều đó dù chúng ta thấy được lẽ thật của chúng, cũng là lẽ thật
bên ngoài thôi; còn bản thân chúng ta chưa biết chưa thấy đó là một khuyết điểm
lớn lao. Vì vậy đức Phật nói rõ bản chất của con người là khổ hay vui? – Khổ!
Vừa nghe thoáng qua chúng ta cảm thấy bi quan, nhưng đó là sự thật.
Vì sao bản chất con người là đau khổ?
Đức Phật dạy: đau khổ chia ra hai phần:
1. Đau khổ do sự cảm thọ.
2. Đau khổ do lòng tham ái.
Như vậy chúng ta cần xác định lại kiếp sống con người là đau khổ, chớ
không phải là an vui. Đức Phật dạy những đau khổ của con người là do:
- Sanh, già, bệnh, chết,
- Ái biệt ly khổ,
- Oán tắng hội khổ,
- Cầu bất đắc khổ,
- Ngũ ấm xí thạnh khổ.
Chúng ta ở trên thế gian này thật là khổ. Trong cuộc sống quí vị muốn một
trăm điều, kết quả được bao nhiêu? Nhiều lắm là hai chục điều thôi tức là có hai
chục phần trăm được như ý. Đó là tôi nói ưu đó, có khi còn chưa được như vậy
nữa! Còn tám chục phần trăm là bất như ý, tức là không toại nguyện, mà không
toại nguyện là đau khổ. Nhìn tổng quát, đức Phật nói cuộc đời con người là đau
khổ, sanh là khổ. Đó là cái khổ thứ nhất.
Già có khổ không? Có ai nói già mà vui đâu! Già thì thân thể yếu gầy bệnh
hoạn, rồi răng rụng da nhăn, chân mỏi gối dùn, đi đứng lụm cụm, đủ chuyện phiền
hà, nên nói già là khổ.
Bệnh có vui không? Bệnh là khổ rồi, không ai chối được.
Còn chết thì sao? Là đại khổ!
Như vậy thử kiểm lại ở trần gian này, có người nào thoát khỏi sanh lão
bệnh tử hay không? Ai cũng sanh ra rồi già đi, ai cũng phải bệnh hoạn rồi cuối
cùng là chết. Không một ai thoát khỏi bốn điều này, cho nên nói kiếp người đau
khổ là như vậy.
Đến ái biệt ly: thương mà xa lìa. Những người mình thương rất là thương
mà xa lìa, có gì khổ cho bằng! Có người nào khỏi xa lìa thân nhân mình đâu, thân
nhất là cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè, có lúc cũng phải xa lìa. Như vậy gọi là
ái biệt ly khổ. Oán tắng hội khổ: ghét mà gặp mặt nhau cũng khổ. Những người
mình không thích, không muốn thấy mặt mà cứ ở ngay trước mắt mình hoài thì
làm sao vui được! Cầu bất đắc khổ: mong cầu mà không được như ý cho nên khổ.
Cái khổ thứ tám là ngũ ấm xí thạnh khổ. Năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức cấu
hợp thành thân này, luôn luôn chống đối, bất an cho nên đau khổ.
Tám điều khổ vừa kể trên, chúng ta đều phải đa mang suốt cuộc đời, không
thiếu sót một điều nào. Có ai khỏi sanh già bệnh chết? Có ai không xa lìa người
thương, không gặp gỡ người mình ghét? Có ai cầu điều gì được điều nấy đâu?
Tám điều khổ của con người là sự thật, không chối cãi được. Đau khổ là một lẽ
thật không làm sao tránh được, nó luôn luôn theo dõi ép ngặt khiến chúng ta bất an.
Nếu có gượng cười gượng vui, chỉ trong giây lát rồi cũng khổ. Ví dụ như khi gặp
bạn bè vui tươi chốc lát, đến lúc về nhà đau chân, mỏi lưng… cảm thấy khổ thân.
Như gặp người thân thì mừng rỡ, nhắc lại người xa cách thì than khóc. Gặp người
mình thích thì tươi cười, gặp người mình ghét thì bực bội. Cả ngày vui buồn thay
đổi luôn luôn, điều vui thì ít, đau khổ thì nhiều. Bản chất con người là đau khổ.
Đức Phật gọi đó là Khổ đế: Khổ là một lẽ thật không chối cãi được.
- Tám điều khổ do đâu mà ra? Gốc từ cảm thọ mà ra. Cảm thọ chia ra làm
hai phần:
1. Cảm thọ sai biệt của sáu căn rồi chấp nê sanh đau khổ.
2. Cảm thọ do đuổi theo thú vui rồi giành giựt sanh đau khổ.
Vì sao cảm thọ sai biệt của sáu căn gây nên đau khổ? Chúng ta ai cũng có
sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu căn này có những cảm thọ ngoại cảnh
không giống nhau. Thí dụ như mắt chúng ta nhìn thấy sự vật, nếu vị nào có con
mắt nghệ thuật, khi nhìn bình hoa đặt trên bàn thì trầm trồ khen hoa chưng đẹp
mắt. Nhưng một người khác không có mắt nghệ thuật nhìn mấy nhánh hoa lưa
thưa ngả nghiêng không có gì đẹp cả. Người bảo đẹp, người cho là xấu, hai người
không đồng ý nhau rồi sanh bực tức tranh cãi. Con mắt xúc chạm với sắc trần,
người thấy đẹp, người thấy xấu là do cảm thọ sai biệt mà ra. Như vậy ai đúng?
Nếu không ai đúng thì sao lại tranh cãi? Thật là vô lý. Mỗi người có cái thấy
không giống nhau. Do cái thấy khác nhau, rồi không đồng ý với nhau nên sanh cãi
rầy. Nguyên do là vì chúng ta không có nhận xét đúng đắn.
Đến cảm thọ sai biệt của lỗ tai. Thí dụ hai ba người bạn ngồi chơi, một
người kể chuyện phải quấy trong xóm, rồi nói: Những người nghèo thật đáng
thương. Người bạn khá giả nghe nói như vậy thì vẫn bình tĩnh, trong khi người
bạn nghèo cho rằng mình bị khinh khi. Cùng nghe một câu chuyện, mà một người
thì không bị xúc phạm, còn một người thì bị tự ái, bị mặc cảm. Lời nói có giá trị
bằng nhau, nhưng khi nghe rồi sự cảm thọ khác nhau, nên sanh vui buồn khác
nhau. Một người cho rằng không có chỉ trích người nghèo, một người cho rằng
mình nghèo nên bị khinh khi, hai người không đồng ý nhau nên sanh cãi vã. Đó là
do sự cảm thọ sai biệt của lỗ tai.
Sự cảm thọ của mũi có giống nhau không? Như người miền Nam nghe mùi
sầu riêng nói: thơm quá! Nhưng người miền Trung bảo: hôi quá! Cùng một mùi
sầu riêng người nói thơm, người nói hôi. Như vậy ai đúng? Người nói mùi sầu
riêng là thơm sẽ cãi với người kia. Người nói mùi sầu riêng là hôi sẽ cãi lại. Hai
người sẽ đi đến ẩu đả nhau. Ai đúng? Ai sai? Người bàng quan ngoại cuộc nếu ở
miền Nam thì cho rằng người ngửi thơm là đúng, nếu ở miền Trung thì cho người
ngửi hôi là đúng. Do sự huân tập khác nhau nên sự cảm thọ có sai biệt. Sự tranh
cãi đúng sai thật là vô ích, không khôn chút nào hết, lại làm buồn lòng nhau, chẳng
phải nguồn gốc của đau khổ sao? Buồn giận nhau, không ngó mặt nhau, gọi là oán
tắng hội, đau khổ từ đó mà sanh.
Sự cảm thọ của lưỡi cũng khác nhau! Thí dụ cô đầu bếp làm thức ăn. Cô
nấu canh nêm nếm đàng hoàng rất là vừa ý. Nhưng vì cô quen ăn mặn nên những
người quen ăn lạt chê là nêm canh quá mặn. Cô đầu bếp tức giận nghĩ mình nấu
nướng kỹ lưỡng, nêm nếm vừa ăn lắm mà còn bị chê trách! Chung qui chỉ vì thói
quen của cái lưỡi người quen ăn mặn, người quen ăn lạt mà thôi. Người quen ăn
mặn cảm thấy vừa miệng thì người quen ăn lạt cho là mặn và ngược lại, người
quen ăn lạt cảm thấy vừa ăn thì người quen ăn mặn cho là lạt. Như vậy lấy đâu
làm tiêu chuẩn? Vì sao lại cãi nhau cho sự cảm thọ của mình là đúng? Mỗi người
có khẩu vị khác nhau. Cùng một thức ăn, người khen ngon, người chê dở. Người
thích món ăn này, người thích món ăn kia, vì mỗi người có cảm thọ riêng biệt theo
thói quen của mình. Chẳng những chúng ta có thói quen đời này mà còn cả thói
quen của đời trước nữa. Thí dụ có người khi cha mẹ sanh ra chỉ ăn chay lạt, không
ăn thịt cá được. Vì lý do gì? Có phải là cảm thọ quá khứ còn lại, nên không thích
mùi thịt cá. Lại có người cha mẹ bảo ăn chay, thì thích dùng thức ăn mặn. Như vậy
là do thói quen của mọi người, hoặc ở hiện tại, hoặc đã huân tập trong quá khứ.
Chúng ta không nên chủ quan bắt buộc người khác phải giống mình. Nhưng ở trên
thế gian này phần đông chúng ta đều chủ quan muốn ai cũng giống mình, nhất là
con cái trong nhà. Nếu con trong nhà làm khác ý cha mẹ, cha mẹ sẽ bực tức giận
trách rầy la, tạo bao điều đau khổ trong gia đình. Tất cả cũng do sự cảm thọ sai
biệt mà ra.
Cảm thọ của thân như thế nào? Cũng riêng biệt tùy theo mỗi người. Thí dụ:
Hai người ở chung một căn phòng, một người mập béo, một người gầy ốm. Căn
phòng có một cửa sổ khi trời vừa mát người gầy ốm cảm thấy lạnh vội đi đóng cửa
sổ… Người mập béo nghĩ thế nào? Cảm thấy bực bội, khí trời nóng bức vừa dịu
mát lại đóng cửa sổ, không giận sao được! Rồi hai người cãi vã nhau, có khi đi
đến ẩu đả. Như vậy lẽ thật ở đâu? Đó là do cảm thọ sai biệt của thân nên người ta
bất đồng ý với nhau rồi sanh bất hòa, đó là nguồn gốc đau khổ.
Thứ sáu là cảm thọ của ý. Điều này là quan trọng hơn hết. Cảm thọ của ý là
gồm nghiệp của quá khứ và thói quen của hiện tại. Mỗi người chúng ta sống trong
hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau nên được sự giáo dục và hiểu biết khác
nhau. Người thấy thế này là phải, người thấy thế kia là phải. Thí dụ: Một người
sanh trong gia đình theo đạo Phật từ thuở bé, một người sanh trong gia đình theo
đạo Chúa từ thuở bé. Hai người ngồi nói chuyện với nhau, do sự huân tập khác
nhau nên có những cảm nghĩ khác nhau. Người tin Chúa cho đạo Chúa là đúng,
không chấp nhận đạo Phật. Người tin Phật cho đạo Phật là hay, không chấp nhận
đạo Chúa. Hai người tranh luận với nhau, có những quan điểm bất đồng, bực bội
cãi vã lẫn nhau. Đó là nguồn gốc của đau khổ. Đến đời sống của vợ chồng trong
gia đình cũng vậy. Người chồng có sự huân tập của người nam, lo việc rộng lớn
ngoài xã hội, người vợ có sự huân tập của người nữ, lo việc tỉ mỉ trong nhà. Hai vợ
chồng có hai huân tập khác nhau, nên thường không đồng ý kiến với nhau. Ai
cũng thấy mình là đúng, người kia là sai, nên không ai chịu thua ai, cuối cùng đi
đến ly dị, hậu quả là con phải chịu đau khổ! Nguyên do từ đâu? Chỉ do sự cảm thọ
sai biệt, rồi chấp chặt cho quan niệm của mình là đúng, bắt người khác phải nghe
phải thấy như mình, phải có những cảm nghĩ những hiểu biết như mình. Nếu
không đồng ý nhau thì lắc đầu than thở: Sao không có ai là bạn tri kỷ với mình!
Thử hỏi trên thế gian này có mấy người tri kỷ giống mình như một? Chắc là không
rồi, vậy mà buộc lòng phải sống chung nhau thật là quá đau khổ!
Thế thì phải làm sao cho hết đau khổ! Chỉ đừng chấp nê là hết đau khổ!
Cùng một mùi trái cây tôi ngửi cho là thơm cũng đúng, chị cho là hôi cũng đúng
theo thói quen của mỗi người, như vậy hòa nhau, tránh được sự tranh cãi. Cùng
một thức ăn chị nếm nghe mặn, tôi nghe lạt, cả hai đều đúng theo thói quen của cả
hai, tất nhiên hòa nhau không có tranh cãi v.v… Nếu còn chủ trương sai biệt cho
mình là đúng, người là sai, là còn tranh cãi, còn đau khổ. Nhận chịu sự đau khổ là
khôn hay không khôn? Quả thật không khôn. Nhưng nếu ai bảo là mình ngu thì
mình lại nổi giận lên, có phải là mâu thuẫn không? Nếu còn chấp nê là còn đau
khổ. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải thông cảm với nhau, bỏ qua tất cả những sự
sai biệt để sống hòa thuận với nhau từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Nếu biết
chấp nê là sai quấy thì phải mạnh dạn dẹp tự ái đến xin lỗi người, làm hòa với
nhau thì cuộc đời sẽ bớt được nhiều đau khổ.
Những người đến tôi để thưa kiện, đều than không ai thông cảm với mình
hết. Vì chấp sự cảm thọ của mình là đúng thì làm sao có người thông cảm với
mình được! Nếu buông tất cả chấp nê thì mọi người đều thông cảm với mình.
Chúng ta tu phải biết rõ lẽ thật đó, bỏ tất cả sự chấp nê do cảm thọ sai biệt, thì đau
khổ tự dứt. Không phải cầu Phật ban cho điều gì, không phải cầu xin nơi miếu này
lăng kia, mà phải biết rõ nguồn gốc của đau khổ là do sự cảm thọ sai biệt của sáu
căn, rồi chấp chặt vào đó, rồi tranh đấu, giành giật, hơn thua với nhau, cuối cùng là
đau khổ. Biết như vậy chúng ta buông xả tất cả sự chấp nê là chúng ta hết đau khổ.
Nguyên nhân thứ hai của đau khổ là đuổi theo thọ lạc. Hiện giờ chúng ta
đang sống, ai cũng muốn cuộc đời được hạnh phúc. Thử hỏi quí vị cái gì là hạnh
phúc? Chúng ta chỉ nói đến hạnh phúc mà không biết cái gì là hạnh phúc? Được
ăn ngon, mặc đẹp là hạnh phúc chăng? Được nhiều tiền của, ở nhà to rộng là hạnh
phúc chăng? Được những gì mình mong muốn là hạnh phúc chăng? Quí vị thử
kiểm lại những điều đó có phải là hạnh phúc thật hay không? Con người ai cũng
mơ ước hạnh phúc, mơ ước mãi mà không bao giờ toại nguyện. Vì sao? Thí dụ:
Khi đang đói chúng ta nghĩ có một bữa cơm ngon, hạnh phúc biết mấy! Nhưng khi
được bữa cơm ngon, ăn đầy đủ rồi, hạnh phúc còn không? Hạnh phúc qua mất rồi!
Như vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát thôi, rồi qua mất không còn. Đang đi bộ,
chúng ta nghĩ được một chiếc xe đạp đi, chắc là hạnh phúc lắm. Nhưng khi được
chiếc xe đạp đi lọc cọc ba bốn hôm rồi nó hư, lúc đó có hạnh phúc không? Như
vậy hạnh phúc không bền, không thật, mà thế gian cứ đuổi theo cho nó là bền là
thật! Hạnh phúc qua rồi mất, đuổi theo cái qua rồi mất thì hạnh phúc ấy quả là
không thật. Biết hạnh phúc không thật mà chúng ta mơ ước nó hoài, thì mơ ước đó
trở thành hão huyền.
Khi chúng ta mơ ước một điều gì, nghĩ rằng khi được nó hạnh phúc biết
bao! Nhưng khi được rồi, còn hạnh phúc nữa không? Có gì hạnh phúc hơn, khi
làm mệt nhọc được nằm nghỉ một chốc lát, hạnh phúc biết mấy? Nhưng nếu bị bắt
buộc nằm một ngày, còn hạnh phúc hay không? Nếu nằm một ngày không được đi
đâu, lúc ấy cũng bực bội. Thành thử hạnh phúc không có thật, nó chỉ có trong một
giai đoạn nào thôi. Thí dụ chúng ta đang gánh gồng hết sức là nặng, nếu có ai đỡ
gánh dùm mình, lúc ấy chúng ta cảm thấy nhẹ bỗng lên, hạnh phúc biết mấy!
Nhưng nếu hết gánh rồi đi một lúc, chúng ta không còn thấy hạnh phúc nữa. Như
vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát. Trong lúc khổ đau, qua được cơn khổ đau
tạm gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc là do qua cơn khổ đau, chớ nó không có thật. Cái
không thật mà chúng ta tưởng chừng cả đời hưởng hoài thì làm sao có được.
Chúng ta hiện giờ mong mỏi ước mơ là mong mỏi ước mơ cái gì? Ước mơ
hạnh phúc. Ước mơ hạnh phúc là ước mơ được: một là ăn ngon, hai là mặc đẹp, ba
là được những nhu cầu sung túc, bốn là được tiền bạc dồi dào, năm là được gia
đình sung sướng vui vẻ v.v… Những điều ước mơ đó được rồi mất, không còn
nguyên vẹn mãi. Như vậy hạnh phúc có hay không? Chúng ta mong muốn những
điều đó phải lâu bền mãi mãi, nhưng trên thế gian này đâu có điều gì lâu bền mãi
mãi. Như vậy suốt cuộc đời mình bị chúng chỉ huy sai sử. Như mỗi sáng thức dậy,
chúng ta chuẩn bị lo cho bữa ăn sáng, rồi đến bữa trưa và bữa chiều. Chúng ta
chạy loanh quanh tìm kiếm những thức ăn cho vừa miệng, tức là suốt ngày chạy
theo cái thọ lạc của lưỡi. Những thức ăn vừa miệng khi để vào lưỡi có cảm giác
ngon, nhưng khi nuốt qua rồi cảm giác ấy không còn nữa. Như vậy mà chúng ta cứ
chạy theo cái thọ lạc, chạy mãi không có ngày cùng, cho đến ngày nhắm mắt cũng
chưa vừa ý.
Đến cảm thọ của lỗ mũi, lỗ tai, con mắt cũng vậy. Cái nhà nhìn thấy phải
đẹp, chậu hoa, chậu kiểng phải vừa mắt v.v… Như vậy con người chạy tìm cái thọ
lạc suốt cuộc đời không có ngày cùng. Thọ lạc là tạm bợ giả dối không thật. Đuổi
theo thọ lạc tức là gởi gắm, hiến dâng đời mình cho cái giả dối. Vậy mà chúng ta
thấy hài lòng chạy theo nó từ năm này sang năm khác, rồi cả một cuộc đời bị thọ
lạc của sáu căn sai sử. Cả một cuộc đời chạy theo thọ lạc, nếu có ai ngăn chận thì
nổi giận ngay. Thí dụ: Đi chợ thấy bó rau ngon, chúng ta vừa ngồi xuống lựa, chợt
có người đến mua trước, thì cãi vã nhau liền. Có chậu kiểng đẹp chưa kịp hỏi giá,
chợt có người khuân đi, chúng ta bực bội ngay. Chỉ vì thọ lạc của sáu căn mà
chúng ta giành giựt, hơn thua, tranh đấu với nhau cả đời không dứt. Có phải thọ
lạc đã chỉ huy lôi cuốn cả cuộc đời mình không? Cũng vì thọ lạc mà chúng ta phải
hận thù oán ghét lẫn nhau. Cảm thọ lạc nguyên là vô thường. Vì cái vô thường đó
chúng ta lại gây chuyện hơn thua, phải quấy, tranh giành với nhau, có phải là việc
làm đúng chân lý hay không? Vậy mà chúng ta bị nó chi phối hoàn toàn không
còn giây phút nào rảnh rỗi. Quí vị thường nói: cả ngày tôi không rảnh, là tại sao?
Chỉ vì đuổi theo thọ lạc: muốn ăn mặc vừa ý, muốn thấy nghe vừa ý v.v… rồi
chúng ta xoay quanh hết ngày này đến tháng kia không rảnh phút nào. Cảm thọ đã
chỉ huy cả một cuộc đời chúng ta, lại gây ra bao nhiêu hận thù đau khổ!
Ái cũng là nguồn gốc của khổ đau. Trong nhà Phật ái chia làm ba thứ:
1. Ái ngã.
2. Ái thân thuộc.
3. Ái sự nghiệp tiền của.
Ái ngã là khổ. Có ai không tự thương mình đâu, dù mình có xấu đi nữa, con
mắt lệch một bên hay lỗ mũi xẹp một chút, mình cũng thương mình. Nếu biết
mình đẹp, thì mình càng thương mình hơn nữa, ái ngã chặt hơn nữa. Vì thương
mình nên những gì mình muốn mà không được thì khổ. Như mình muốn trẻ nghe
nói già là rầu, mình muốn khỏe mạnh mà bị bệnh hoạn là khổ, mình muốn sống
lâu nghe nói sắp chết lại càng đau đớn. Vì quá thương mình cho nên bị bốn cái
sanh già bệnh chết làm khổ. Ái ngã là gốc của bốn khổ vậy.
Ái thân thuộc có hai cái khổ. Một là ái biệt ly khổ. Vì quá thương người
thân thuộc mà phải chia lìa nên chúng ta đau khổ. Có ái thì có tắng, tức là có yêu
thì có ghét theo sau. Nên người nào yêu nhiều thì ghét cũng nhiều. Vì yêu nhiều
nên người mình yêu mình thương tha thiết, người mình ghét mình cũng ghét đắng
cay không muốn nhìn mặt. Vì vậy mình khổ với người mình thương bao nhiêu,
mình cũng khổ với người mình ghét bấy nhiêu. Cho nên ái biệt ly khổ đi đôi với
oán tắng hội khổ. Đó là hai cái khổ do ái thân thuộc.
Ái tài sản sự nghiệp cũng là nguồn gốc của đau khổ. Có ai muốn gia sản
của mình càng ngày càng kiệt quệ đâu! Ai cũng muốn gia sản của mình càng ngày
càng to lớn. Muốn mà không được như ý thì đau khổ, tức là cầu bất đắc khổ.
Như vậy quí vị thử kiểm điểm lại có phải tám cái khổ của chúng ta đều nằm
trong ái mà ra: ái ngã, ái thân thuộc và ái sự nghiệp tiền của. Ái của mình cạn thì
tám cái khổ theo đó mà chết.
Thấy rõ gốc của đau khổ, chúng ta phải làm cách nào nhổ cái gốc đó lên.
Trong nhà Phật dạy muốn nhổ gốc của đau khổ, nghĩa là muốn dứt khổ, chúng ta
phải thấy rõ bản chất của thọ và ái cho tường tận. Thử hỏi quí vị cảm thọ khổ và
cảm thọ vui có thật hay không? Cảm thọ của sáu căn qua rồi mất, đâu có thật! Thí
dụ một bài hát thật là hay, khi nghe qua lỗ tai rất là thích thú, nhưng nghe hát qua
rồi mất, đâu còn mãi bên tai. Một thức ăn ngon ăn rất vừa miệng, nhưng khi qua
lưỡi rồi cũng mất, có còn mãi đâu v.v… Bản chất của tất cả cảm thọ là vô thường,
tức là tạm bợ giả dối. Biết rõ cảm thọ là vô thường giả dối, chúng ta ưng làm tớ
đuổi theo nó, hay muốn làm chủ không lệ thuộc vào cảm thọ? Nếu giành được
quyền làm chủ cảm thọ thì vui, nếu bị cảm thọ làm chủ thì khổ. Quí vị nên can
đảm chọn quyền làm chủ cảm thọ thì trọn một năm nay nhất định quí vị hết khổ,
hoàn toàn an lạc.
Bản chất của ái có thật hay không? Ái là thương, thương yêu là nghĩ tới
thân này nó lâu dài bền bỉ, nhưng bản chất của thân là vô thường. Thương yêu nó
chỉ là thương yêu cái tạm bợ mà thôi. Thương yêu sự nghiệp cũng vậy, sự nghiệp
là vô thường, thương yêu thân thuộc, thân thuộc cũng là vô thường. Những điều
mình thương yêu đó đều vô thường, không có bền lâu. Chúng ta lại thương yêu
những cái vô thường hay sao? Hay là chúng ta thương yêu cái gì lâu dài vĩnh cửu?
Thí dụ khi đi chợ mua những vật cần dùng quí vị chọn những thứ bền tốt hay
những thứ tạm tạm xài vài ba hôm rồi lại hư? Dĩ nhiên chúng ta lựa những vật
dùng bền tốt, những gì tạm tạm chúng ta không mua. Cũng như vậy, biết thân là
vô thường, sự nghiệp là vô thường, những người thân thuộc là vô thường chúng ta
ôm ấp thương yêu chúng nó để làm gì? Khi những giọt mưa từ mái nhà rơi xuống
nổi lên những bong bóng lóng lánh, quí vị thương chúng nó hay không? Nếu
thương, chúng nó bể thì sao? Bong bóng nước cũng lóng lánh, hạt kim cương cũng
lóng lánh, cả hai đều lóng lánh, quí vị thương cái nào hơn? – Thương hạt kim
cương hơn, tại sao? Vì nó lâu bền. Chúng ta thương cái gì lâu bền. Như vậy thân
này vô thường, sự nghiệp vô thường, những người thân thuộc của mình cũng vô
thường thì mình phải thương hay không? Mình thương cái nào không vô thường,
cái giải thoát không sanh tử, đó mới là cái mình thương. Những cái vô thường
chúng ta thương hoài cũng không được gì, vì chúng nó sẽ hoại và sẽ mất. Chúng ta
đeo đuổi cưu mang cái vô thường, hay đeo đuổi cưu mang cái thoát khỏi vô
thường? Có một cái thoát khỏi vô thường chúng ta không thương, lại thương cái
vô thường làm gì?
Chúng ta học đạo phải dùng trí nhận xét thấy cái gì bản chất là vô thường là
tạm bợ thì cái đó không có giá trị, qua rồi mất mà có giá trị gì! Đã không giá trị,
chúng ta đeo đuổi, cưu mang nó làm gì? Cái làm cho mình được mãi mãi an vui tự
tại giải thoát, cái đó mới là chân thật. Biết cái vô thường rồi, chúng ta phải xoay lại
cái chân thật vĩnh cửu. Khi trước, chúng tôi hay kể câu chuyện: “Cô công chúa
nũng nịu.” Thuở xưa có cô công chúa rất được vua cha yêu quí. Một hôm nhân
buổi trời mưa, công chúa ngồi nhìn những giọt nước từ mái nhà rơi xuống, làm nổi
lên những bong bóng rất đẹp, công chúa thích quá nhưng không nói, vì bản chất
hay làm nũng công chúa vào phòng nằm, mặt mày ủ dột. Nhà vua có công chúa là
con duy nhất, thương con vô cùng. Đến giờ cơm, thấy con không ra dùng bữa, nhà
vua nóng ruột vào phòng thăm hỏi: Con ốm hay sao, không ra dùng cơm? Công
chúa không trả lời. Đến lượt hoàng hậu vào năn nỉ, công chúa cũng không đáp lại.
Hỏi han nài nỉ mãi, sau cùng công chúa nũng nịu thưa: “Con muốn có xâu chuỗi
bong bóng nước đeo vào cổ, con mới hết bệnh.” Vua cha chiều con rất mực. Nghĩ
mình là vua muốn gì lại chẳng được, nhà vua bèn ra lịnh cho tất cả quần thần: “Ai
kết được xâu chuỗi bằng bong bóng nước cho công chúa đeo thì sẽ được phong
quan tước, chia đất đai cho.” Đăng bảng lâu ngày mà không ai dám lãnh. Sau cùng
có một ông lão đến gỡ bảng, nhận xâu một chuỗi bong bóng nước cho công chúa
đeo. Ông lão được giới thiệu với công chúa. Nàng rất đỗi vui mừng nói: “Nếu lão
xâu cho tôi chuỗi bong bóng nước để đeo, tôi sẽ hết bệnh ngay.” Ông lão nói:
“Thưa thật với công chúa, tôi già, con mắt lờ, nên lựa không được những hạt bong
bóng đẹp. Vậy ngày mai, khi trời mưa, tôi mời công chúa ra mái hiên chọn những
hạt bong bóng nào đẹp nhất, công chúa lượm đưa tôi xâu cho.” Sáng hôm sau, trời
mưa, ông lão và nàng công chúa ra mái nhà, những giọt mưa từ trên rơi xuống nổi
bong bóng, công chúa đưa tay vớt lấy…, vớt mãi đến trưa mà không được hạt nào!
Ông lão đứng chờ, chờ mãi không có hạt bong bóng nào để xâu! Cuối cùng, quá
mệt mỏi công chúa nói: “Thôi, tôi không thích bong bóng này nữa.” Nhà vua
mừng quá bảo: “Để ta cho con xâu chuỗi bằng kim cương con đeo.”
Ý nghĩa câu chuyện vừa kể như thế nào?
Tất cả chúng ta có phải là công chúa đó không? Chúng ta cứ nắm bắt những
ảo ảnh vô thường, nắm bắt mãi cả đời mệt nhoài mà chẳng được gì. Rồi chúng ta
vào chùa cầu xin Phật cứu con. Đức Phật sẵn lòng từ bi cứu độ, cho chuỗi kim
cương thứ thiệt. Chúng ta chỉ chịu nhận thứ thiệt khi nào chúng ta đã mệt nhoài
với những thứ tạm bợ hư dối. Đức Phật tuy lấy ví dụ một câu chuyện rất trẻ nhỏ
nhưng đúng với bệnh của chúng sanh. Chúng ta giống y nàng công chúa đó. Khi
chúng ta thức tỉnh biết trở về với Phật, Phật sẽ chỉ cho chúng ta cái chân thật. Nếu
chúng ta sống được với nó, cái chân thật ấy còn mãi, không bao giờ mất.
Người Phật tử muốn hết khổ phải thấy rõ bản chất của đau khổ không có
thật. Bản chất của đau khổ là ái và thọ, cả hai đều không thật. Càng đuổi theo
chúng càng đau khổ thôi. Nếu biết dừng lại, đau khổ sẽ bớt từ từ cho đến một ngày
nào chúng ta lìa hẳn nó, không còn đau khổ nữa.
Nhân nghe câu nào trong kinh Kim Cang mà Lục Tổ ngộ đạo? Trong kinh
Kim Cang, Phật dạy phương pháp an trụ tâm: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng
trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Ngay
đây Lục Tổ ngộ, rồi từ đó về sau Ngài hết khổ luôn. Muốn sanh tâm cầu Vô
thượng bồ-đề thì đừng dính với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần không
dính là an trụ tâm. Đó là hạnh phúc tuyệt vời. Nếu còn dính với sáu trần là còn bất
an, còn đau khổ. Nếu chúng ta không kẹt không chấp vào cảm thọ của sáu căn, tức
là chúng ta được giải thoát.
Cũng chính trong kinh Kim Cang đức Phật có dạy: “Phàm sở hữu tướng
giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Những gì có
tướng đều là vô thường, vô thường là tạm bợ, hư dối. Nếu thấy các tướng không
phải tướng là thấy Phật. Tại sao? Tỉ dụ hiện giờ thấy một món vật đẹp, chúng ta
biết rõ nó là duyên hợp hư dối; một vật gì quí, nó là duyên hợp hư dối, một thức
ăn ngon, nó là duyên hợp hư dối. Biết rõ được như vậy, đó là có trí tuệ giác ngộ.
Trí tuệ giác ngộ tức là Phật. Thấy tất cả tướng không phải tướng tức là thấy tất cả
vật đều không thật, tất cả đều là duyên hợp hư dối. Thấy rõ như thế là thấy Phật,
không phải tìm Phật ở đâu xa. Nếu thấy Phật thì hết khổ.
Để kết luận chúng tôi xin nhắc tất cả quí vị, nếu muốn hết khổ chúng ta
phải biết rõ bản chất của thọ và ái là vô thường, hư dối. Chúng ta phải diệt hết, nhổ
sạch gốc của thọ và ái, thì ngang đó chúng ta được an lạc. Niềm vui không phải từ
bên ngoài đem đến, không phải do sự giàu sang sung sướng lắm tiền nhiều của, mà
vui vì biết phá bỏ những mê chấp sai lầm. Buông bỏ những sai lầm, đó là trí tuệ
tỉnh giác, đó tức là Phật. Tu theo Phật cốt để giác ngộ. Giác ngộ cho nên không
lầm không mê, tức nhiên không khổ. Hết ngu mê là sáng suốt, sáng suốt tức là hết
khổ.
Nhân ngày đầu xuân năm Đinh Mão, tất cả quí vị đến đây lễ Phật và chúc
mừng quí Thầy, quí Thầy cũng chúc tất cả quí Phật tử sang năm mới này hãy can
đảm bỏ đi những chấp thọ và buông đi những ái trước. Chấp thọ và ái trước buông
bỏ thì nguồn đau khổ cạn, gốc đau khổ được bứng tung lên, ngang đó quí vị sẽ hết
khổ. Vì vậy chúng tôi chúc quí vị một năm mới hoàn toàn an lạc sau khi bứng tận
cội gốc khổ đau.
NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.
XUÂN ĐINH MÃO 1987
Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán năm Đinh Mão 1987, quí Phật tử đến
chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới quí thầy. Để đáp lại lòng kính trọng Tam Bảo
của quí Phật tử, chúng tôi sẽ có lời chúc đầu năm hơi dài dòng một chút, không chỉ
một câu ngắn gọn rồi thôi, lời chúc này gồm nhiều chi tiết. Hôm nay đầu đề chúng
tôi chúc là: Cầu tam bảo gia hộ cho tất cả Phật tử một năm mới hoàn toàn an lạc.
Khi nói đến an lạc, trước phải nói đến đau khổ. Nếu nói an lạc suông, quí vị
lại tưởng là mình thảnh thơi lắm, rồi không cố gắng tu hành. Vì vậy khi chúc quí
Phật tử một năm mới hoàn toàn an lạc, chúng tôi sẽ nói rõ nguồn gốc đau khổ của
con người hiện tại và vị lai. Nếu biết được nguồn gốc đau khổ mình nhổ phăng bứt
gốc bứt rễ nó lên thì an lạc sẽ đến, an lạc thật sự.
Tất cả Phật tử chúng ta là con Phật phải nhìn thấy đúng như cái nhìn cái
thấy của đức Phật. Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật thấy rõ được bản chất của con
người như thế nào, Ngài đem ra chỉ dạy để chúng ta thức tỉnh biết rõ được con
người mình. Khi biết rõ được con người mình thì chúng ta mới biết làm sao để hết
khổ và làm sao để đến an lạc thật sự, đó là gốc của sự tu. Nếu chúng ta không biết
bản chất của mình là vui hay khổ cứ sống lây lất qua ngày, đua đòi theo những
hình thức vật chất, chúng ta phải tạo nghiệp thọ khổ, chẳng những đời này mà còn
kéo dài không biết bao nhiêu kiếp nữa. Vì lòng từ bi, đức Phật muốn cho mọi
người hết khổ, nên trước tiên Ngài chỉ rõ nguồn gốc đau khổ. Thấy được nó chúng
ta mới có thể đào bới nó lên được. Nếu không thấy nó chúng ta muốn cầu vui mà
cái vui không bao giờ đến, vì chúng ta có biết cái khổ đâu mà bới lên. Thành ra
muốn vui mà con người cứ khổ, cái khổ cứ tràn tới mãi mãi. Chính con người ở
thế gian đang là như vậy, lúc nào cũng chúc mừng nhau năm mới được an vui
hạnh phúc, nhưng đến cuối năm quí vị thấy có an vui hạnh phúc không? Luôn luôn
chúc nhau an vui hạnh phúc mà kết quả lại không có an vui hạnh phúc chi hết, mà
trái lại nhiều khổ đau, nhiều bực bội. Chúc như vậy chỉ là chúc suông thôi.
Ở đây chúng tôi muốn quí Phật tử thật sự sang năm này là một năm quí
Phật tử tạo nên một cội nguồn của sự an lạc. Muốn tạo nên cội nguồn an lạc đó
trước tiên quí Phật tử phải biết nguồn gốc đau khổ là cái gì? Biết được nó rồi
chúng ta mới có thể bứng gốc bứng rễ nó để thành an lạc.
Nguồn gốc đau khổ là cái gì?
Trong đạo Phật, lúc nào đức Phật cũng muốn chỉ cho mọi người thấy được
lẽ thật của kiếp sống con người. Chúng ta cứ tìm những điều quanh quẩn bên
ngoài mà những điều đó dù chúng ta thấy được lẽ thật của chúng, cũng là lẽ thật
bên ngoài thôi; còn bản thân chúng ta chưa biết chưa thấy đó là một khuyết điểm
lớn lao. Vì vậy đức Phật nói rõ bản chất của con người là khổ hay vui? – Khổ!
Vừa nghe thoáng qua chúng ta cảm thấy bi quan, nhưng đó là sự thật.
Vì sao bản chất con người là đau khổ?
Đức Phật dạy: đau khổ chia ra hai phần:
1. Đau khổ do sự cảm thọ.
2. Đau khổ do lòng tham ái.
Như vậy chúng ta cần xác định lại kiếp sống con người là đau khổ, chớ
không phải là an vui. Đức Phật dạy những đau khổ của con người là do:
- Sanh, già, bệnh, chết,
- Ái biệt ly khổ,
- Oán tắng hội khổ,
- Cầu bất đắc khổ,
- Ngũ ấm xí thạnh khổ.
Chúng ta ở trên thế gian này thật là khổ. Trong cuộc sống quí vị muốn một
trăm điều, kết quả được bao nhiêu? Nhiều lắm là hai chục điều thôi tức là có hai
chục phần trăm được như ý. Đó là tôi nói ưu đó, có khi còn chưa được như vậy
nữa! Còn tám chục phần trăm là bất như ý, tức là không toại nguyện, mà không
toại nguyện là đau khổ. Nhìn tổng quát, đức Phật nói cuộc đời con người là đau
khổ, sanh là khổ. Đó là cái khổ thứ nhất.
Già có khổ không? Có ai nói già mà vui đâu! Già thì thân thể yếu gầy bệnh
hoạn, rồi răng rụng da nhăn, chân mỏi gối dùn, đi đứng lụm cụm, đủ chuyện phiền
hà, nên nói già là khổ.
Bệnh có vui không? Bệnh là khổ rồi, không ai chối được.
Còn chết thì sao? Là đại khổ!
Như vậy thử kiểm lại ở trần gian này, có người nào thoát khỏi sanh lão
bệnh tử hay không? Ai cũng sanh ra rồi già đi, ai cũng phải bệnh hoạn rồi cuối
cùng là chết. Không một ai thoát khỏi bốn điều này, cho nên nói kiếp người đau
khổ là như vậy.
Đến ái biệt ly: thương mà xa lìa. Những người mình thương rất là thương
mà xa lìa, có gì khổ cho bằng! Có người nào khỏi xa lìa thân nhân mình đâu, thân
nhất là cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè, có lúc cũng phải xa lìa. Như vậy gọi là
ái biệt ly khổ. Oán tắng hội khổ: ghét mà gặp mặt nhau cũng khổ. Những người
mình không thích, không muốn thấy mặt mà cứ ở ngay trước mắt mình hoài thì
làm sao vui được! Cầu bất đắc khổ: mong cầu mà không được như ý cho nên khổ.
Cái khổ thứ tám là ngũ ấm xí thạnh khổ. Năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức cấu
hợp thành thân này, luôn luôn chống đối, bất an cho nên đau khổ.
Tám điều khổ vừa kể trên, chúng ta đều phải đa mang suốt cuộc đời, không
thiếu sót một điều nào. Có ai khỏi sanh già bệnh chết? Có ai không xa lìa người
thương, không gặp gỡ người mình ghét? Có ai cầu điều gì được điều nấy đâu?
Tám điều khổ của con người là sự thật, không chối cãi được. Đau khổ là một lẽ
thật không làm sao tránh được, nó luôn luôn theo dõi ép ngặt khiến chúng ta bất an.
Nếu có gượng cười gượng vui, chỉ trong giây lát rồi cũng khổ. Ví dụ như khi gặp
bạn bè vui tươi chốc lát, đến lúc về nhà đau chân, mỏi lưng… cảm thấy khổ thân.
Như gặp người thân thì mừng rỡ, nhắc lại người xa cách thì than khóc. Gặp người
mình thích thì tươi cười, gặp người mình ghét thì bực bội. Cả ngày vui buồn thay
đổi luôn luôn, điều vui thì ít, đau khổ thì nhiều. Bản chất con người là đau khổ.
Đức Phật gọi đó là Khổ đế: Khổ là một lẽ thật không chối cãi được.
- Tám điều khổ do đâu mà ra? Gốc từ cảm thọ mà ra. Cảm thọ chia ra làm
hai phần:
1. Cảm thọ sai biệt của sáu căn rồi chấp nê sanh đau khổ.
2. Cảm thọ do đuổi theo thú vui rồi giành giựt sanh đau khổ.
Vì sao cảm thọ sai biệt của sáu căn gây nên đau khổ? Chúng ta ai cũng có
sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu căn này có những cảm thọ ngoại cảnh
không giống nhau. Thí dụ như mắt chúng ta nhìn thấy sự vật, nếu vị nào có con
mắt nghệ thuật, khi nhìn bình hoa đặt trên bàn thì trầm trồ khen hoa chưng đẹp
mắt. Nhưng một người khác không có mắt nghệ thuật nhìn mấy nhánh hoa lưa
thưa ngả nghiêng không có gì đẹp cả. Người bảo đẹp, người cho là xấu, hai người
không đồng ý nhau rồi sanh bực tức tranh cãi. Con mắt xúc chạm với sắc trần,
người thấy đẹp, người thấy xấu là do cảm thọ sai biệt mà ra. Như vậy ai đúng?
Nếu không ai đúng thì sao lại tranh cãi? Thật là vô lý. Mỗi người có cái thấy
không giống nhau. Do cái thấy khác nhau, rồi không đồng ý với nhau nên sanh cãi
rầy. Nguyên do là vì chúng ta không có nhận xét đúng đắn.
Đến cảm thọ sai biệt của lỗ tai. Thí dụ hai ba người bạn ngồi chơi, một
người kể chuyện phải quấy trong xóm, rồi nói: Những người nghèo thật đáng
thương. Người bạn khá giả nghe nói như vậy thì vẫn bình tĩnh, trong khi người
bạn nghèo cho rằng mình bị khinh khi. Cùng nghe một câu chuyện, mà một người
thì không bị xúc phạm, còn một người thì bị tự ái, bị mặc cảm. Lời nói có giá trị
bằng nhau, nhưng khi nghe rồi sự cảm thọ khác nhau, nên sanh vui buồn khác
nhau. Một người cho rằng không có chỉ trích người nghèo, một người cho rằng
mình nghèo nên bị khinh khi, hai người không đồng ý nhau nên sanh cãi vã. Đó là
do sự cảm thọ sai biệt của lỗ tai.
Sự cảm thọ của mũi có giống nhau không? Như người miền Nam nghe mùi
sầu riêng nói: thơm quá! Nhưng người miền Trung bảo: hôi quá! Cùng một mùi
sầu riêng người nói thơm, người nói hôi. Như vậy ai đúng? Người nói mùi sầu
riêng là thơm sẽ cãi với người kia. Người nói mùi sầu riêng là hôi sẽ cãi lại. Hai
người sẽ đi đến ẩu đả nhau. Ai đúng? Ai sai? Người bàng quan ngoại cuộc nếu ở
miền Nam thì cho rằng người ngửi thơm là đúng, nếu ở miền Trung thì cho người
ngửi hôi là đúng. Do sự huân tập khác nhau nên sự cảm thọ có sai biệt. Sự tranh
cãi đúng sai thật là vô ích, không khôn chút nào hết, lại làm buồn lòng nhau, chẳng
phải nguồn gốc của đau khổ sao? Buồn giận nhau, không ngó mặt nhau, gọi là oán
tắng hội, đau khổ từ đó mà sanh.
Sự cảm thọ của lưỡi cũng khác nhau! Thí dụ cô đầu bếp làm thức ăn. Cô
nấu canh nêm nếm đàng hoàng rất là vừa ý. Nhưng vì cô quen ăn mặn nên những
người quen ăn lạt chê là nêm canh quá mặn. Cô đầu bếp tức giận nghĩ mình nấu
nướng kỹ lưỡng, nêm nếm vừa ăn lắm mà còn bị chê trách! Chung qui chỉ vì thói
quen của cái lưỡi người quen ăn mặn, người quen ăn lạt mà thôi. Người quen ăn
mặn cảm thấy vừa miệng thì người quen ăn lạt cho là mặn và ngược lại, người
quen ăn lạt cảm thấy vừa ăn thì người quen ăn mặn cho là lạt. Như vậy lấy đâu
làm tiêu chuẩn? Vì sao lại cãi nhau cho sự cảm thọ của mình là đúng? Mỗi người
có khẩu vị khác nhau. Cùng một thức ăn, người khen ngon, người chê dở. Người
thích món ăn này, người thích món ăn kia, vì mỗi người có cảm thọ riêng biệt theo
thói quen của mình. Chẳng những chúng ta có thói quen đời này mà còn cả thói
quen của đời trước nữa. Thí dụ có người khi cha mẹ sanh ra chỉ ăn chay lạt, không
ăn thịt cá được. Vì lý do gì? Có phải là cảm thọ quá khứ còn lại, nên không thích
mùi thịt cá. Lại có người cha mẹ bảo ăn chay, thì thích dùng thức ăn mặn. Như vậy
là do thói quen của mọi người, hoặc ở hiện tại, hoặc đã huân tập trong quá khứ.
Chúng ta không nên chủ quan bắt buộc người khác phải giống mình. Nhưng ở trên
thế gian này phần đông chúng ta đều chủ quan muốn ai cũng giống mình, nhất là
con cái trong nhà. Nếu con trong nhà làm khác ý cha mẹ, cha mẹ sẽ bực tức giận
trách rầy la, tạo bao điều đau khổ trong gia đình. Tất cả cũng do sự cảm thọ sai
biệt mà ra.
Cảm thọ của thân như thế nào? Cũng riêng biệt tùy theo mỗi người. Thí dụ:
Hai người ở chung một căn phòng, một người mập béo, một người gầy ốm. Căn
phòng có một cửa sổ khi trời vừa mát người gầy ốm cảm thấy lạnh vội đi đóng cửa
sổ… Người mập béo nghĩ thế nào? Cảm thấy bực bội, khí trời nóng bức vừa dịu
mát lại đóng cửa sổ, không giận sao được! Rồi hai người cãi vã nhau, có khi đi
đến ẩu đả. Như vậy lẽ thật ở đâu? Đó là do cảm thọ sai biệt của thân nên người ta
bất đồng ý với nhau rồi sanh bất hòa, đó là nguồn gốc đau khổ.
Thứ sáu là cảm thọ của ý. Điều này là quan trọng hơn hết. Cảm thọ của ý là
gồm nghiệp của quá khứ và thói quen của hiện tại. Mỗi người chúng ta sống trong
hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau nên được sự giáo dục và hiểu biết khác
nhau. Người thấy thế này là phải, người thấy thế kia là phải. Thí dụ: Một người
sanh trong gia đình theo đạo Phật từ thuở bé, một người sanh trong gia đình theo
đạo Chúa từ thuở bé. Hai người ngồi nói chuyện với nhau, do sự huân tập khác
nhau nên có những cảm nghĩ khác nhau. Người tin Chúa cho đạo Chúa là đúng,
không chấp nhận đạo Phật. Người tin Phật cho đạo Phật là hay, không chấp nhận
đạo Chúa. Hai người tranh luận với nhau, có những quan điểm bất đồng, bực bội
cãi vã lẫn nhau. Đó là nguồn gốc của đau khổ. Đến đời sống của vợ chồng trong
gia đình cũng vậy. Người chồng có sự huân tập của người nam, lo việc rộng lớn
ngoài xã hội, người vợ có sự huân tập của người nữ, lo việc tỉ mỉ trong nhà. Hai vợ
chồng có hai huân tập khác nhau, nên thường không đồng ý kiến với nhau. Ai
cũng thấy mình là đúng, người kia là sai, nên không ai chịu thua ai, cuối cùng đi
đến ly dị, hậu quả là con phải chịu đau khổ! Nguyên do từ đâu? Chỉ do sự cảm thọ
sai biệt, rồi chấp chặt cho quan niệm của mình là đúng, bắt người khác phải nghe
phải thấy như mình, phải có những cảm nghĩ những hiểu biết như mình. Nếu
không đồng ý nhau thì lắc đầu than thở: Sao không có ai là bạn tri kỷ với mình!
Thử hỏi trên thế gian này có mấy người tri kỷ giống mình như một? Chắc là không
rồi, vậy mà buộc lòng phải sống chung nhau thật là quá đau khổ!
Thế thì phải làm sao cho hết đau khổ! Chỉ đừng chấp nê là hết đau khổ!
Cùng một mùi trái cây tôi ngửi cho là thơm cũng đúng, chị cho là hôi cũng đúng
theo thói quen của mỗi người, như vậy hòa nhau, tránh được sự tranh cãi. Cùng
một thức ăn chị nếm nghe mặn, tôi nghe lạt, cả hai đều đúng theo thói quen của cả
hai, tất nhiên hòa nhau không có tranh cãi v.v… Nếu còn chủ trương sai biệt cho
mình là đúng, người là sai, là còn tranh cãi, còn đau khổ. Nhận chịu sự đau khổ là
khôn hay không khôn? Quả thật không khôn. Nhưng nếu ai bảo là mình ngu thì
mình lại nổi giận lên, có phải là mâu thuẫn không? Nếu còn chấp nê là còn đau
khổ. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải thông cảm với nhau, bỏ qua tất cả những sự
sai biệt để sống hòa thuận với nhau từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Nếu biết
chấp nê là sai quấy thì phải mạnh dạn dẹp tự ái đến xin lỗi người, làm hòa với
nhau thì cuộc đời sẽ bớt được nhiều đau khổ.
Những người đến tôi để thưa kiện, đều than không ai thông cảm với mình
hết. Vì chấp sự cảm thọ của mình là đúng thì làm sao có người thông cảm với
mình được! Nếu buông tất cả chấp nê thì mọi người đều thông cảm với mình.
Chúng ta tu phải biết rõ lẽ thật đó, bỏ tất cả sự chấp nê do cảm thọ sai biệt, thì đau
khổ tự dứt. Không phải cầu Phật ban cho điều gì, không phải cầu xin nơi miếu này
lăng kia, mà phải biết rõ nguồn gốc của đau khổ là do sự cảm thọ sai biệt của sáu
căn, rồi chấp chặt vào đó, rồi tranh đấu, giành giật, hơn thua với nhau, cuối cùng là
đau khổ. Biết như vậy chúng ta buông xả tất cả sự chấp nê là chúng ta hết đau khổ.
Nguyên nhân thứ hai của đau khổ là đuổi theo thọ lạc. Hiện giờ chúng ta
đang sống, ai cũng muốn cuộc đời được hạnh phúc. Thử hỏi quí vị cái gì là hạnh
phúc? Chúng ta chỉ nói đến hạnh phúc mà không biết cái gì là hạnh phúc? Được
ăn ngon, mặc đẹp là hạnh phúc chăng? Được nhiều tiền của, ở nhà to rộng là hạnh
phúc chăng? Được những gì mình mong muốn là hạnh phúc chăng? Quí vị thử
kiểm lại những điều đó có phải là hạnh phúc thật hay không? Con người ai cũng
mơ ước hạnh phúc, mơ ước mãi mà không bao giờ toại nguyện. Vì sao? Thí dụ:
Khi đang đói chúng ta nghĩ có một bữa cơm ngon, hạnh phúc biết mấy! Nhưng khi
được bữa cơm ngon, ăn đầy đủ rồi, hạnh phúc còn không? Hạnh phúc qua mất rồi!
Như vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát thôi, rồi qua mất không còn. Đang đi bộ,
chúng ta nghĩ được một chiếc xe đạp đi, chắc là hạnh phúc lắm. Nhưng khi được
chiếc xe đạp đi lọc cọc ba bốn hôm rồi nó hư, lúc đó có hạnh phúc không? Như
vậy hạnh phúc không bền, không thật, mà thế gian cứ đuổi theo cho nó là bền là
thật! Hạnh phúc qua rồi mất, đuổi theo cái qua rồi mất thì hạnh phúc ấy quả là
không thật. Biết hạnh phúc không thật mà chúng ta mơ ước nó hoài, thì mơ ước đó
trở thành hão huyền.
Khi chúng ta mơ ước một điều gì, nghĩ rằng khi được nó hạnh phúc biết
bao! Nhưng khi được rồi, còn hạnh phúc nữa không? Có gì hạnh phúc hơn, khi
làm mệt nhọc được nằm nghỉ một chốc lát, hạnh phúc biết mấy? Nhưng nếu bị bắt
buộc nằm một ngày, còn hạnh phúc hay không? Nếu nằm một ngày không được đi
đâu, lúc ấy cũng bực bội. Thành thử hạnh phúc không có thật, nó chỉ có trong một
giai đoạn nào thôi. Thí dụ chúng ta đang gánh gồng hết sức là nặng, nếu có ai đỡ
gánh dùm mình, lúc ấy chúng ta cảm thấy nhẹ bỗng lên, hạnh phúc biết mấy!
Nhưng nếu hết gánh rồi đi một lúc, chúng ta không còn thấy hạnh phúc nữa. Như
vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát. Trong lúc khổ đau, qua được cơn khổ đau
tạm gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc là do qua cơn khổ đau, chớ nó không có thật. Cái
không thật mà chúng ta tưởng chừng cả đời hưởng hoài thì làm sao có được.
Chúng ta hiện giờ mong mỏi ước mơ là mong mỏi ước mơ cái gì? Ước mơ
hạnh phúc. Ước mơ hạnh phúc là ước mơ được: một là ăn ngon, hai là mặc đẹp, ba
là được những nhu cầu sung túc, bốn là được tiền bạc dồi dào, năm là được gia
đình sung sướng vui vẻ v.v… Những điều ước mơ đó được rồi mất, không còn
nguyên vẹn mãi. Như vậy hạnh phúc có hay không? Chúng ta mong muốn những
điều đó phải lâu bền mãi mãi, nhưng trên thế gian này đâu có điều gì lâu bền mãi
mãi. Như vậy suốt cuộc đời mình bị chúng chỉ huy sai sử. Như mỗi sáng thức dậy,
chúng ta chuẩn bị lo cho bữa ăn sáng, rồi đến bữa trưa và bữa chiều. Chúng ta
chạy loanh quanh tìm kiếm những thức ăn cho vừa miệng, tức là suốt ngày chạy
theo cái thọ lạc của lưỡi. Những thức ăn vừa miệng khi để vào lưỡi có cảm giác
ngon, nhưng khi nuốt qua rồi cảm giác ấy không còn nữa. Như vậy mà chúng ta cứ
chạy theo cái thọ lạc, chạy mãi không có ngày cùng, cho đến ngày nhắm mắt cũng
chưa vừa ý.
Đến cảm thọ của lỗ mũi, lỗ tai, con mắt cũng vậy. Cái nhà nhìn thấy phải
đẹp, chậu hoa, chậu kiểng phải vừa mắt v.v… Như vậy con người chạy tìm cái thọ
lạc suốt cuộc đời không có ngày cùng. Thọ lạc là tạm bợ giả dối không thật. Đuổi
theo thọ lạc tức là gởi gắm, hiến dâng đời mình cho cái giả dối. Vậy mà chúng ta
thấy hài lòng chạy theo nó từ năm này sang năm khác, rồi cả một cuộc đời bị thọ
lạc của sáu căn sai sử. Cả một cuộc đời chạy theo thọ lạc, nếu có ai ngăn chận thì
nổi giận ngay. Thí dụ: Đi chợ thấy bó rau ngon, chúng ta vừa ngồi xuống lựa, chợt
có người đến mua trước, thì cãi vã nhau liền. Có chậu kiểng đẹp chưa kịp hỏi giá,
chợt có người khuân đi, chúng ta bực bội ngay. Chỉ vì thọ lạc của sáu căn mà
chúng ta giành giựt, hơn thua, tranh đấu với nhau cả đời không dứt. Có phải thọ
lạc đã chỉ huy lôi cuốn cả cuộc đời mình không? Cũng vì thọ lạc mà chúng ta phải
hận thù oán ghét lẫn nhau. Cảm thọ lạc nguyên là vô thường. Vì cái vô thường đó
chúng ta lại gây chuyện hơn thua, phải quấy, tranh giành với nhau, có phải là việc
làm đúng chân lý hay không? Vậy mà chúng ta bị nó chi phối hoàn toàn không
còn giây phút nào rảnh rỗi. Quí vị thường nói: cả ngày tôi không rảnh, là tại sao?
Chỉ vì đuổi theo thọ lạc: muốn ăn mặc vừa ý, muốn thấy nghe vừa ý v.v… rồi
chúng ta xoay quanh hết ngày này đến tháng kia không rảnh phút nào. Cảm thọ đã
chỉ huy cả một cuộc đời chúng ta, lại gây ra bao nhiêu hận thù đau khổ!
Ái cũng là nguồn gốc của khổ đau. Trong nhà Phật ái chia làm ba thứ:
1. Ái ngã.
2. Ái thân thuộc.
3. Ái sự nghiệp tiền của.
Ái ngã là khổ. Có ai không tự thương mình đâu, dù mình có xấu đi nữa, con
mắt lệch một bên hay lỗ mũi xẹp một chút, mình cũng thương mình. Nếu biết
mình đẹp, thì mình càng thương mình hơn nữa, ái ngã chặt hơn nữa. Vì thương
mình nên những gì mình muốn mà không được thì khổ. Như mình muốn trẻ nghe
nói già là rầu, mình muốn khỏe mạnh mà bị bệnh hoạn là khổ, mình muốn sống
lâu nghe nói sắp chết lại càng đau đớn. Vì quá thương mình cho nên bị bốn cái
sanh già bệnh chết làm khổ. Ái ngã là gốc của bốn khổ vậy.
Ái thân thuộc có hai cái khổ. Một là ái biệt ly khổ. Vì quá thương người
thân thuộc mà phải chia lìa nên chúng ta đau khổ. Có ái thì có tắng, tức là có yêu
thì có ghét theo sau. Nên người nào yêu nhiều thì ghét cũng nhiều. Vì yêu nhiều
nên người mình yêu mình thương tha thiết, người mình ghét mình cũng ghét đắng
cay không muốn nhìn mặt. Vì vậy mình khổ với người mình thương bao nhiêu,
mình cũng khổ với người mình ghét bấy nhiêu. Cho nên ái biệt ly khổ đi đôi với
oán tắng hội khổ. Đó là hai cái khổ do ái thân thuộc.
Ái tài sản sự nghiệp cũng là nguồn gốc của đau khổ. Có ai muốn gia sản
của mình càng ngày càng kiệt quệ đâu! Ai cũng muốn gia sản của mình càng ngày
càng to lớn. Muốn mà không được như ý thì đau khổ, tức là cầu bất đắc khổ.
Như vậy quí vị thử kiểm điểm lại có phải tám cái khổ của chúng ta đều nằm
trong ái mà ra: ái ngã, ái thân thuộc và ái sự nghiệp tiền của. Ái của mình cạn thì
tám cái khổ theo đó mà chết.
Thấy rõ gốc của đau khổ, chúng ta phải làm cách nào nhổ cái gốc đó lên.
Trong nhà Phật dạy muốn nhổ gốc của đau khổ, nghĩa là muốn dứt khổ, chúng ta
phải thấy rõ bản chất của thọ và ái cho tường tận. Thử hỏi quí vị cảm thọ khổ và
cảm thọ vui có thật hay không? Cảm thọ của sáu căn qua rồi mất, đâu có thật! Thí
dụ một bài hát thật là hay, khi nghe qua lỗ tai rất là thích thú, nhưng nghe hát qua
rồi mất, đâu còn mãi bên tai. Một thức ăn ngon ăn rất vừa miệng, nhưng khi qua
lưỡi rồi cũng mất, có còn mãi đâu v.v… Bản chất của tất cả cảm thọ là vô thường,
tức là tạm bợ giả dối. Biết rõ cảm thọ là vô thường giả dối, chúng ta ưng làm tớ
đuổi theo nó, hay muốn làm chủ không lệ thuộc vào cảm thọ? Nếu giành được
quyền làm chủ cảm thọ thì vui, nếu bị cảm thọ làm chủ thì khổ. Quí vị nên can
đảm chọn quyền làm chủ cảm thọ thì trọn một năm nay nhất định quí vị hết khổ,
hoàn toàn an lạc.
Bản chất của ái có thật hay không? Ái là thương, thương yêu là nghĩ tới
thân này nó lâu dài bền bỉ, nhưng bản chất của thân là vô thường. Thương yêu nó
chỉ là thương yêu cái tạm bợ mà thôi. Thương yêu sự nghiệp cũng vậy, sự nghiệp
là vô thường, thương yêu thân thuộc, thân thuộc cũng là vô thường. Những điều
mình thương yêu đó đều vô thường, không có bền lâu. Chúng ta lại thương yêu
những cái vô thường hay sao? Hay là chúng ta thương yêu cái gì lâu dài vĩnh cửu?
Thí dụ khi đi chợ mua những vật cần dùng quí vị chọn những thứ bền tốt hay
những thứ tạm tạm xài vài ba hôm rồi lại hư? Dĩ nhiên chúng ta lựa những vật
dùng bền tốt, những gì tạm tạm chúng ta không mua. Cũng như vậy, biết thân là
vô thường, sự nghiệp là vô thường, những người thân thuộc là vô thường chúng ta
ôm ấp thương yêu chúng nó để làm gì? Khi những giọt mưa từ mái nhà rơi xuống
nổi lên những bong bóng lóng lánh, quí vị thương chúng nó hay không? Nếu
thương, chúng nó bể thì sao? Bong bóng nước cũng lóng lánh, hạt kim cương cũng
lóng lánh, cả hai đều lóng lánh, quí vị thương cái nào hơn? – Thương hạt kim
cương hơn, tại sao? Vì nó lâu bền. Chúng ta thương cái gì lâu bền. Như vậy thân
này vô thường, sự nghiệp vô thường, những người thân thuộc của mình cũng vô
thường thì mình phải thương hay không? Mình thương cái nào không vô thường,
cái giải thoát không sanh tử, đó mới là cái mình thương. Những cái vô thường
chúng ta thương hoài cũng không được gì, vì chúng nó sẽ hoại và sẽ mất. Chúng ta
đeo đuổi cưu mang cái vô thường, hay đeo đuổi cưu mang cái thoát khỏi vô
thường? Có một cái thoát khỏi vô thường chúng ta không thương, lại thương cái
vô thường làm gì?
Chúng ta học đạo phải dùng trí nhận xét thấy cái gì bản chất là vô thường là
tạm bợ thì cái đó không có giá trị, qua rồi mất mà có giá trị gì! Đã không giá trị,
chúng ta đeo đuổi, cưu mang nó làm gì? Cái làm cho mình được mãi mãi an vui tự
tại giải thoát, cái đó mới là chân thật. Biết cái vô thường rồi, chúng ta phải xoay lại
cái chân thật vĩnh cửu. Khi trước, chúng tôi hay kể câu chuyện: “Cô công chúa
nũng nịu.” Thuở xưa có cô công chúa rất được vua cha yêu quí. Một hôm nhân
buổi trời mưa, công chúa ngồi nhìn những giọt nước từ mái nhà rơi xuống, làm nổi
lên những bong bóng rất đẹp, công chúa thích quá nhưng không nói, vì bản chất
hay làm nũng công chúa vào phòng nằm, mặt mày ủ dột. Nhà vua có công chúa là
con duy nhất, thương con vô cùng. Đến giờ cơm, thấy con không ra dùng bữa, nhà
vua nóng ruột vào phòng thăm hỏi: Con ốm hay sao, không ra dùng cơm? Công
chúa không trả lời. Đến lượt hoàng hậu vào năn nỉ, công chúa cũng không đáp lại.
Hỏi han nài nỉ mãi, sau cùng công chúa nũng nịu thưa: “Con muốn có xâu chuỗi
bong bóng nước đeo vào cổ, con mới hết bệnh.” Vua cha chiều con rất mực. Nghĩ
mình là vua muốn gì lại chẳng được, nhà vua bèn ra lịnh cho tất cả quần thần: “Ai
kết được xâu chuỗi bằng bong bóng nước cho công chúa đeo thì sẽ được phong
quan tước, chia đất đai cho.” Đăng bảng lâu ngày mà không ai dám lãnh. Sau cùng
có một ông lão đến gỡ bảng, nhận xâu một chuỗi bong bóng nước cho công chúa
đeo. Ông lão được giới thiệu với công chúa. Nàng rất đỗi vui mừng nói: “Nếu lão
xâu cho tôi chuỗi bong bóng nước để đeo, tôi sẽ hết bệnh ngay.” Ông lão nói:
“Thưa thật với công chúa, tôi già, con mắt lờ, nên lựa không được những hạt bong
bóng đẹp. Vậy ngày mai, khi trời mưa, tôi mời công chúa ra mái hiên chọn những
hạt bong bóng nào đẹp nhất, công chúa lượm đưa tôi xâu cho.” Sáng hôm sau, trời
mưa, ông lão và nàng công chúa ra mái nhà, những giọt mưa từ trên rơi xuống nổi
bong bóng, công chúa đưa tay vớt lấy…, vớt mãi đến trưa mà không được hạt nào!
Ông lão đứng chờ, chờ mãi không có hạt bong bóng nào để xâu! Cuối cùng, quá
mệt mỏi công chúa nói: “Thôi, tôi không thích bong bóng này nữa.” Nhà vua
mừng quá bảo: “Để ta cho con xâu chuỗi bằng kim cương con đeo.”
Ý nghĩa câu chuyện vừa kể như thế nào?
Tất cả chúng ta có phải là công chúa đó không? Chúng ta cứ nắm bắt những
ảo ảnh vô thường, nắm bắt mãi cả đời mệt nhoài mà chẳng được gì. Rồi chúng ta
vào chùa cầu xin Phật cứu con. Đức Phật sẵn lòng từ bi cứu độ, cho chuỗi kim
cương thứ thiệt. Chúng ta chỉ chịu nhận thứ thiệt khi nào chúng ta đã mệt nhoài
với những thứ tạm bợ hư dối. Đức Phật tuy lấy ví dụ một câu chuyện rất trẻ nhỏ
nhưng đúng với bệnh của chúng sanh. Chúng ta giống y nàng công chúa đó. Khi
chúng ta thức tỉnh biết trở về với Phật, Phật sẽ chỉ cho chúng ta cái chân thật. Nếu
chúng ta sống được với nó, cái chân thật ấy còn mãi, không bao giờ mất.
Người Phật tử muốn hết khổ phải thấy rõ bản chất của đau khổ không có
thật. Bản chất của đau khổ là ái và thọ, cả hai đều không thật. Càng đuổi theo
chúng càng đau khổ thôi. Nếu biết dừng lại, đau khổ sẽ bớt từ từ cho đến một ngày
nào chúng ta lìa hẳn nó, không còn đau khổ nữa.
Nhân nghe câu nào trong kinh Kim Cang mà Lục Tổ ngộ đạo? Trong kinh
Kim Cang, Phật dạy phương pháp an trụ tâm: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng
trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Ngay
đây Lục Tổ ngộ, rồi từ đó về sau Ngài hết khổ luôn. Muốn sanh tâm cầu Vô
thượng bồ-đề thì đừng dính với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần không
dính là an trụ tâm. Đó là hạnh phúc tuyệt vời. Nếu còn dính với sáu trần là còn bất
an, còn đau khổ. Nếu chúng ta không kẹt không chấp vào cảm thọ của sáu căn, tức
là chúng ta được giải thoát.
Cũng chính trong kinh Kim Cang đức Phật có dạy: “Phàm sở hữu tướng
giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Những gì có
tướng đều là vô thường, vô thường là tạm bợ, hư dối. Nếu thấy các tướng không
phải tướng là thấy Phật. Tại sao? Tỉ dụ hiện giờ thấy một món vật đẹp, chúng ta
biết rõ nó là duyên hợp hư dối; một vật gì quí, nó là duyên hợp hư dối, một thức
ăn ngon, nó là duyên hợp hư dối. Biết rõ được như vậy, đó là có trí tuệ giác ngộ.
Trí tuệ giác ngộ tức là Phật. Thấy tất cả tướng không phải tướng tức là thấy tất cả
vật đều không thật, tất cả đều là duyên hợp hư dối. Thấy rõ như thế là thấy Phật,
không phải tìm Phật ở đâu xa. Nếu thấy Phật thì hết khổ.
Để kết luận chúng tôi xin nhắc tất cả quí vị, nếu muốn hết khổ chúng ta
phải biết rõ bản chất của thọ và ái là vô thường, hư dối. Chúng ta phải diệt hết, nhổ
sạch gốc của thọ và ái, thì ngang đó chúng ta được an lạc. Niềm vui không phải từ
bên ngoài đem đến, không phải do sự giàu sang sung sướng lắm tiền nhiều của, mà
vui vì biết phá bỏ những mê chấp sai lầm. Buông bỏ những sai lầm, đó là trí tuệ
tỉnh giác, đó tức là Phật. Tu theo Phật cốt để giác ngộ. Giác ngộ cho nên không
lầm không mê, tức nhiên không khổ. Hết ngu mê là sáng suốt, sáng suốt tức là hết
khổ.
Nhân ngày đầu xuân năm Đinh Mão, tất cả quí vị đến đây lễ Phật và chúc
mừng quí Thầy, quí Thầy cũng chúc tất cả quí Phật tử sang năm mới này hãy can
đảm bỏ đi những chấp thọ và buông đi những ái trước. Chấp thọ và ái trước buông
bỏ thì nguồn đau khổ cạn, gốc đau khổ được bứng tung lên, ngang đó quí vị sẽ hết
khổ. Vì vậy chúng tôi chúc quí vị một năm mới hoàn toàn an lạc sau khi bứng tận
cội gốc khổ đau.
NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.
Subscribe to:
Posts (Atom)