1. Lạy Phật với tâm ngã mạn (ngã mạn lễ). Người lạy Phật, thấy người ta lạy thì mình cũng
lạy, thân tuy lễ lạy nhưng trong lòng miễn cưỡng, tự cho mình là tài giỏi, không cung kính
chí thành, không cảm nhận được ân đức sâu dầy của Phật, không xem Phật là bậc Đạo Sư
cao cả của mình.
2. Lạy Phật với tâm cầu danh (cầu danh lễ).Người lạy Phật chỉ vì muốn người ta khen ngợi
mình là người siêng năng tu hành, chứ thực sự trong tâm không phải vì tưởng nhớ ân sâu
của Phật, không vì thành tâm cúng dường mà lạy Phật.
3. Lạy Phật bằng cả thân tâm (thân tâm lễ).Người lạy Phật, miệng niệm danh hiệu Phật,
tâm quán tưởng hình tướng trang nghiêm tốt đẹp của Phật, không có tạp niệm nào khác,
thân tâm đều chí thành tha thiết, cung kính cúng dường.
4. Lạy Phật bằng trí tuệ thanh tịnh (phát trí thanh tịnh lễ). Người lạy Phật, tâm tuệ sáng
suốt, đạt cảnh giới của Phật, trong ngoài thanh tịnh, thông suốt không chướng ngại; lạy
một đức Phật tức lạy tất cả chư Phật, lạy tất cả chư Phật tức lạy một đức Phật; cho nên chỉ
một lạy mà thông khắp pháp giới. Lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng đều như vậy.
5. Lạy Phật với thân tâm thâm nhập khắp pháp giới (biến nhập pháp giới lễ). Người lạy
Phật, quán tưởng thân tâm mình xưa nay vốn không xa rời pháp giới, chư Phật vốn không
xa rời tâm mình, tâm mình vốn không xa rời chư Phật, tánh tướng bình đẳng, không tăng
không giảm. Nay lạy một đức Phật, tức thông khắp chư Phật. Quán tưởng như thế thì công
đức qui về pháp giới, mà diệu dụng vô biên.
6. Lạy Phật tánh nơi chính mình (chánh quán tu thành lễ). Người lạy Phật, nhiếp tâm chánh
niệm, đối trước thân Phật, cũng tức là lễ bái Phật tánh nơi chính mình.
7. Lạy Phật thật tướng bình đẳng (thật tướng bình đẳng lễ). Người lạy Phật, tâm hoàn toàn
bình đẳng, không thấy có Phật và có mình khác nhau, phàm và thánh là nhất như, thể
dụng không hai.
Trong 7 loại lạy Phật ở trên, 2 loại đầu là lạy Phật với tâm bất chánh, gây lỗi lầm, người tu
học Phật không nên lạy Phật cách như thế; còn 5 loại sau là những cách lạy Phật chân
chính, nên tu tập thường xuyên, sẽ tạo được công đức vô biên.
Huu Danh ST
lạy, thân tuy lễ lạy nhưng trong lòng miễn cưỡng, tự cho mình là tài giỏi, không cung kính
chí thành, không cảm nhận được ân đức sâu dầy của Phật, không xem Phật là bậc Đạo Sư
cao cả của mình.
2. Lạy Phật với tâm cầu danh (cầu danh lễ).Người lạy Phật chỉ vì muốn người ta khen ngợi
mình là người siêng năng tu hành, chứ thực sự trong tâm không phải vì tưởng nhớ ân sâu
của Phật, không vì thành tâm cúng dường mà lạy Phật.
3. Lạy Phật bằng cả thân tâm (thân tâm lễ).Người lạy Phật, miệng niệm danh hiệu Phật,
tâm quán tưởng hình tướng trang nghiêm tốt đẹp của Phật, không có tạp niệm nào khác,
thân tâm đều chí thành tha thiết, cung kính cúng dường.
4. Lạy Phật bằng trí tuệ thanh tịnh (phát trí thanh tịnh lễ). Người lạy Phật, tâm tuệ sáng
suốt, đạt cảnh giới của Phật, trong ngoài thanh tịnh, thông suốt không chướng ngại; lạy
một đức Phật tức lạy tất cả chư Phật, lạy tất cả chư Phật tức lạy một đức Phật; cho nên chỉ
một lạy mà thông khắp pháp giới. Lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng đều như vậy.
5. Lạy Phật với thân tâm thâm nhập khắp pháp giới (biến nhập pháp giới lễ). Người lạy
Phật, quán tưởng thân tâm mình xưa nay vốn không xa rời pháp giới, chư Phật vốn không
xa rời tâm mình, tâm mình vốn không xa rời chư Phật, tánh tướng bình đẳng, không tăng
không giảm. Nay lạy một đức Phật, tức thông khắp chư Phật. Quán tưởng như thế thì công
đức qui về pháp giới, mà diệu dụng vô biên.
6. Lạy Phật tánh nơi chính mình (chánh quán tu thành lễ). Người lạy Phật, nhiếp tâm chánh
niệm, đối trước thân Phật, cũng tức là lễ bái Phật tánh nơi chính mình.
7. Lạy Phật thật tướng bình đẳng (thật tướng bình đẳng lễ). Người lạy Phật, tâm hoàn toàn
bình đẳng, không thấy có Phật và có mình khác nhau, phàm và thánh là nhất như, thể
dụng không hai.
Trong 7 loại lạy Phật ở trên, 2 loại đầu là lạy Phật với tâm bất chánh, gây lỗi lầm, người tu
học Phật không nên lạy Phật cách như thế; còn 5 loại sau là những cách lạy Phật chân
chính, nên tu tập thường xuyên, sẽ tạo được công đức vô biên.
Huu Danh ST