Sunday, November 3, 2013

Phiền não tức bồ đề

Phiền não là những thứ phát sanh ra từ việc chấp vào cái ta, chạy theo lạc thú phi thời, không hiểu rõ bản chất của sự vật, suốt ngày lo nghĩ đến lợi ích riêng tư dù cho đó là vật chất hay tinh thần. Không có phiền não, tức là bồ đề, không chấp vào cái ta, không chạy theo lạc thú phi thời, hiểu rõ bản chất của sự vật và mọi việc thực tập đều vì lợi ích của toàn thể chúng sanh. Nói phiền não là đời và bồ đề là đạo không hề sai nhưng chính vì có phiền não mới có bồ đề nên gọi phiền não tức bồ đề. Nhận biết phiền não đem lại mọi khổ đau, con người mới tập tành tu tập để cho chúng ngủ yên, lúc này bồ đề mới hiện tiền. Niệm phiền não sẽ có phiền não và niệm bồ đề sẽ có bồ đề. Người trong phiền não không biết mình đang phiền não, đó chính là phiền não, vì đây là thất niệm. Người cho rằng đang trong bồ đề không biết mình đang bồ đề, đó cũng là phiền não vì cũng thất niệm luôn. Phiền não biết phiền não, bồ đề biết bồ đề, ấy chính là bồ đề vậy vì chánh niệm thực sự. Thất niệm mãi sẽ phiền não mãi và tâm phiền não. Chánh niệm mãi sẽ bồ đề mãi và tâm bồ đề. Con người thường bị phiền não trói buộc hay bồ đề bị chính phiền não trói lại và nếu cởi bỏ phiền não, bồ đề tự do bay nhảy. Người sống trong phiền não quá lớn có một ý chí dù nhỏ nhoi muốn diệt trừ phiền não, bồ đề bắt đầu biểu hiện rồi. Tiếp tục nuôi dưỡng ý chí và nhất tâm với bồ đề, người này sẽ sống an nhiên tự tại giữa chốn nhân gian này, không bươn chãi trong phiền não nữa. Cho nên chúng sanh tu thành bậc giác ngộ, từ thế gian tu tập đến xuất thế gian hay muốn tu thì tu từ khi còn là chúng sanh. Ngay giữa phiền não mà tu, ngay giữa chúng sanh mà thực tập và ngay giữa bùn nhơ mới có hoa sen, phiền não tức bồ đề là vậy.
   Có hai hạng người: phiền não không biết phiền não và phiền não biết phiền não. Người thứ nhất là mê và người thứ hai là tỉnh. Người phiền não nghèo nàn vô cùng, với họ vật chất của cải và dục lạc là những thứ phiền não họ cố kiếm tìm. Phiền não càng nhiều cái nghèo càng lớn, họ nghèo trí tuệ, nghèo hạnh phúc, nghèo thảnh thơi, nghèo bình an. Người không có phiền não dù trong tay không có tài sản nào nhưng giàu có vô cùng, giàu tự do, giàu niềm vui, giàu trí tuệ. Thiền Minh Sát có công năng điều tiết bản thân, diệt trừ phiền não và trở nên tự do. Tự do này không phải là tự do chính trị đòi hỏi quyền lợi, mà tự do này là buông bỏ mọi ràng buộc, mọi dính mắc và đòi hỏi duy nhất là quyền sống sâu sắc với thực tại. Chiến tranh khắp nơi xảy ra vì đấu tranh cho thứ tự do đòi hỏi, nếu từ bỏ những đòi hỏi thì còn gì chiến tranh. Tự do chân chính là không đòi hỏi gì cả, sống trong sạch với thực tại và chan hoà với chính mình. Hành thiền là quay về với tâm bồ đề, chuyển hóa tâm phiền não, ôm ấp bồ đề nhưng không bạo động với phiền não. Phiền não vẫn được yêu thương giống như bồ đề được yêu thương vậy. Phiền não rất tội nghiệp thì không nên trách nó, mà nên yêu thương để giúp phiền não đẹp đẽ như bồ đề.
Bốn bậc thánh
     Người tu tập theo lời dạy của đức Phật, dù theo pháp môn này hay pháp môn kia, phương pháp thiền này hay phương pháp thiền kia, gọt giũa tâm kiểu này hay kiểu kia đều có thể đạt bốn quả vị hay bốn bậc thánh: Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), Nhất Lai (Tư Đà Hàm), Bất Hoàn (A Na Hàm), A La Hán hoặc giỏi hơn là Phật Độc Giác, Bồ Tát và sau đó Phật.
     Người đạt quả vị Tu Đà Hoàn chắc chắn đã vào dòng, luôn trong con đường thiện và mãi mãi tiến tu, không bao giờ sợ bị lạc vào bốn đường ác đạo. Người này tối đa qua lại cõi chốn nhân gian bảy lần là có thể đạt quả vị A La Hán. Người có niềm tin trong sạch vào đức Phật, Pháp và Tăng, thực tập theo lời dạy của Tam Bảo và sống an vui với chánh pháp. Người biết chia sẻ niềm tin của mình với mọi người, giúp họ có niềm tin trong sạch như mình và hoan hỷ với niềm tin ấy.
     Người đạt quả vị Tư Đà Hàm có thể qua lại cõi chốn nhân gian một lần nữa trước khi đạt giải thoát hoàn toàn. Người cần phải tấn tu nhiều hơn và quả vị này lại là động lực thúc đẩy đạt quả vị tiếp theo rất nhanh. Người phát nguyện mạnh khiến luồn nghiệp trôi nhanh và các thử thách trong việc trả nghiệp tuôn ra không ngừng. Nếu vượt qua được, người có thể đi tiếp.
     Người đạt quả vị A Na Hàm nếu trong kiếp hiện tại chưa đạt quả vị A La Hán thì sẽ không quay lại chốn nhân gian này nữa. Thường người sẽ sanh về cõi trời Đâu Xuất tiếp tục tu tập và thành tựu giải thoát ngay tại đó.
     Người đạt quả vị A La Hán đã hoàn toàn giác ngộ, vượt thoát mọi tử sanh, dù tuổi thọ trong chốn nhân gian vẫn còn nhưng thực sự đã tiếp xúc và sống trong Niết Bàn. Nhiều người đã đạt quả vị lại tiếp tục phát nguyện tu tập tiếp để đạt quả vị Độc Giác Phật, Bồ Tát hay Phật để có thể ở lại với thế gian, lăn xả trong thế gian lâu hơn cứu giúp chúng sanh. Khi còn đang là chúng sanh, người đã cứu giúp chúng sanh rồi nhưng khi đạt quả vị cao hơn, người có thể cứu giúp chúng sanh nhiều hơn nữa. Người đạt quả vị A La Hán sẽ trả nghiệp còn lại của hằng hà sa số kiếp trước cho đến hiện tại trước khi hoàn toàn tĩnh lặng, tuy nhiên với họ việc trả nghiệp này chẳng là gì cả vì họ đã trở nên an vui dù hiện thực là hạnh phúc hay khổ đau.
     Người đạt quả vị A La Hán không phải chỉ tu một kiếp mà thành, đó là thành quả của hằng hà sa số kiếp tu tập trong quá khứ không bao giờ buông lơi. Một đại kiếp gồm có 4 trung kiếp, một trung kiếp có 20 tiểu kiếp và một tiểu kiếp có 16 triệu năm. Ba a tăng kỳ kiếp gồm một tiểu kiếp, một trung kiếp và một đại kiếp. Các đức Phật, Bồ Tát, Độc Giác Phật và A La Hán không biết trải qua bao nhiêu a tăng kỳ kiếp tu tập mới có thể đạt đạo chỉ trong tích tắc. Điều này cho thấy làm người mà không tu rất uổng. Nếu chẳng may rơi vào bốn đường ác đạo thì phải khổ sở không biết bao nhiêu a tăng kỳ kiếp.
     Chúng sanh là Phật và Phật cũng là chúng sanh. Chúng sanh là người mê và Phật là người tỉnh thức. Nếu chúng sanh tu tập dù là thấp bé nhất vẫn có thể thành Phật. Chúng sanh có bốn loài bao gồm thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh. Đã là chúng sanh đều phải trải qua sanh tử luân hồi và tu tập cho đến khi chứng đạo giác ngộ. Đức Phật từng nói: Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành. Các người ở đây không chỉ là con người mà tất cả các loài chúng sanh khác. Cho nên phải trân quý tất cả các sanh mạng, tất cả sớm hay muộn rồi sẽ giác ngộ hết.
Thực tập khiêm cung
     Khiêm cung là một trong những đức tính cực kỳ quan trọng của người tu vì nếu người tu không khiêm cung có ngày sẽ rơi vào tà kiến và dính vào tà đạo ngay lập tức. Người khiêm cung không khen mình chê người, lúc nào cũng tỏ thái độ khiêm nhường học hỏi và lắng nghe. Im lặng lắng nghe là cách người tu thực tập để nghe được tất cả những gì dù đúng hay sai, dù hợp hay không hợp, dù chấp nhận hay không chấp nhận. Sự tự mãn sẽ giết chết người tu, không thể nào quay trở về nhà, thậm chí không về nhà được mặc dù ngôi nhà sờ sờ ra đó. Tự mãn quá độ thành ra tri giác sai lầm, cho nên lời khen là mật ngọt và cũng là lưỡi dao.
     Người khiêm cung luôn lấy sự nhã nhặn và nhường nhịn làm thước đo cho sự khiêm cung. Lời khen hay chê đều không quật ngã họ, trái lại làm điều kiện cho họ thực tập khiêm cung nhiều hơn nữa. Đức tính này làm tiền đề cho thực tập hạnh nhẫn nhục hay tâm không phân biệt. Người khen có thể quý mến nên dùng lời lẽ dịu êm khuyến khích động viên mình tinh tấn hơn nữa. Người chê cũng vì mình mà soi sáng, giúp mình nhìn ra khuyết điểm để tiến bộ, thật ra họ chẳng chỉ trích gì cả, chẳng qua chỉ vì mình ngộ nhận thôi.
     Thực tập Thiền Minh Sát đòi hỏi phải khiêm cung, thực tập chính là hành những gì đã và đang học hỏi. Học hỏi không được làm cho việc hành sai đường và lệch lạc. Tính kiêu căng ngạo mạn làm người tu lên tiếng chỉ trích hay lên án pháp môn hay cách thực tập của người khác mặc dù chưa biết rõ họ thực tập như vậy có hạnh phúc và an lạc không. Khi tự cho mình cái quyền chỉ trích người khác, hành giả không có thời gian tu tập và không thấy được điều chưa tốt của mình. Sự tiến bộ không nằm ở khoe khoang và chết cứng với thành tựu nhỏ bé. Người ngủ quên trên chiến thắng không đi xa được, cứ lẩn quẩn trong cái chiến thắng của mình, trong khi người khác, khiêm cung hơn, nhã nhặn hơn lại tiếp tục lập công, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Người có trí tuệ chẳng bao giờ khoe khoang, vậy mà ai cũng biết và họ cũng đâu có cần người khác biết làm gì. Hành thiền để diệt trừ ngã mạn, đây là một thứ tà dục lôi kéo và ngăn cản người tu.
     Người khiêm cung là người có phúc, tránh được tai họa và làm được nhiều việc. Lịch sử cho thấy những người nói nhiều thường chẳng làm được gì và chỉ chứng minh cho tính ba hoa của mình. Còn người chuyên tâm tu tập, không quan tâm những việc đàm tiếu, sống gìn giữ từng đức tính, cái gì cũng thực hành dễ dàng. Ngày xưa đức Phật có bao giờ tìm cách hơn thua với các tôn giáo khác đến bày vẽ giáo lý. Lời dạy đức Phật đưa ra là để thực tập cho bản thân và xã hội, không phải để tranh cãi hay chứng minh pháp môn này hay pháp môn kia dở.

LỄ AN VỊ PHẬT VÀ CUNG ĐÓN HÒA THƯỢNG TÔN SƯ VỀ CHỨNG MINH TẠI THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC





Bài 3: 
"Theo dự kiến, trong dịp này sẽ có khoảng 20 ngàn người về dự lễ (con số thực tế là hơn 30 ngàn), để bảo đảm phục vụ cho số lượng người đông đảo như thế, Hòa thượng Thường Chiếu đã cắt cử chư tăng (hơn 50 vị) tăng cường về hỗ trợ với thiền viện Chánh Giác. Ngoài ra, trước đó mấy hôm, 30 vị từ Trúc Lâm Đà Lạt cũng đã được điều động về để cùng chung tay lo Phật sự trọng đại này.
4g sáng ngày 14 tháng 9 năm Quý Tị, một cuộc họp toàn thể chư tăng 3 viện: Thường Chiếu, TL Đà Lạt và TL Chánh Giác để phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng vị đã được triệu tập dưới sự chủ tọa của thầy Thông Kim và thầy Phổ Hóa. Tại cuộc họp, đã dự kiến mức tối đa lượng người tham dự là 20 ngàn và việc cung cấp các suất ăn cho khách thập phương được phân chia như sau:
- Nhóm Phật tử ở Châu Đốc: chuẩn bị nấu 16 ngàn suất cơm (bỏ vô hộp)
- Nhóm do ni sư Huệ Hiền phụ trách: chuẩn bị nấu 6 ngàn phần ăn.
- Nhóm Phật tử do cô Hoa Phước phụ trách: 4 ngàn phần ăn
- Nhóm Phật tử ở Cai Lậy: 5 ngàn phần + 3 ngàn hộp xôi
- Nhóm Phật tử do cô Nhật Châu phụ trách: 1500 hộp mì xào
- Nhóm Phật tử ở Mỹ Tho: 1 ngàn hộp bánh hỏi.
- Nhóm ở khu thất quanh thiền viện Thường Chiếu: 1 ngàn ổ bánh mì
Tuy nhiên số lượng khách đã vượt quá xa sự trù liệu của mọi người! Hơn 30 ngàn người tham dự là con số mà không một ai nghĩ đến, thế nên có nhiều đoàn đã không nhận được suất ăn.
Ngoài ra, các công việc phục vụ cho ngày lễ như: Tiếp tân, tiếp lễ, thị giả, trà phòng, hành đường, vận chuyển, trật tự, điều độ xe cộ…cũng được phân công cụ thể cho các thiền viện Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu, Liễu Đức, Trúc Lâm Ni Đà Lạt…Với sự chia sẻ thấm đượm tình huynh đệ một nhà, mọi người đều hoan hỉ, nhiệt tình hết lòng lo lắng cho công việc chung. Qua đó, càng thấy rõ thêm tình tương thân, tương ái của huynh đệ trong tông môn, xứng đáng là con cháu hiếu đễ của Hòa thượng Tôn Sư.
Đúng như kế hoạch đã trù liệu, đến chiều ngày 17 tháng 10 năm 2013, toàn bộ khối lượng công việc ở thất Hòa thượng và khu nhà khách đã hoàn thành. Ngay chiều hôm ấy, thầy trụ trì cùng đoàn chư tăng lên đường về Tổ đình Thường Chiếu cung đón Hòa thượng Tôn Sư.
Sáng hôm sau, đúng 7g, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (nhằm ngày 14 tháng 9, Quý Tị) Hòa thượng Tôn Sư rời thiền viện Thường Chiếu, thẳng hướng về Chánh Giác. Ngày hôm ấy lại là ngày thật đẹp, mưa bão dường như đã lùi xa chốn này. Ai ai cũng đều hân hoan vì sau bao ngày mưa tầm tã như trút nước, ngày Sư Ông về Chánh Giác bầu trời quang đãng, trong xanh. Nắng ấm chan hòa khắp nơi, khiến lòng người càng thêm niềm kính tin và hoan hỉ.
Đúng 10g30, Sư Ông về tới thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, tuy lúc ấy công việc còn rất bề bộn để chuẩn bị cho lễ An vị vào 2 ngày sau, thế nhưng, không ai bảo ai, mọi người đều tề tựu về trước thất Sư Ông để cung đón Người.
Khi cửa xe mở ra, bàn chân Sư Ông vừa đặt bước chân đầu tiên trên đất thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, một niềm xúc động vỡ òa và lan tỏa trong lòng người, nhất là với chư tăng, ni và Phật tử lâu nay ngày đêm miệt mài công tác không quản khó nhọc, không kể nắng mưa chỉ để được tận mắt chứng kiến giây phút hạnh phúc vô bờ này: Sư Ông Trúc Lâm đã về thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, ngôi thiền viện được xây dựng khởi từ tâm nguyện lúc cuối đời của Ngài…!
Dường như khí hậu và khung cảnh nơi đây thích hợp với Hòa Thượng, dù tuổi đã cao lại phải di chuyển gần cả buổi sáng trên đoạn đường dài hơn 200 cây số, ngay buổi chiều cùng ngày, nhận thấy sức khỏe Hòa Thượng rất ổn định, và cũng muốn đem lại niềm hoan hỉ cho Ngài, quý thầy thị giả đã cung thỉnh Hòa thượng lên xe điện đi dạo một vòng nhỏ quanh khuôn viên thiền viện. Dọc đường đi dạo của Sư Ông, chư tăng ni và Phật tử hân hoan cung kính xá chào. Ai nấy đều biểu lộ một niềm vui vô bờ, niềm hân hoan cứ chực trào dâng. Nhìn cảnh Sư Ông thanh thản dạo chơi trong khung cảnh đất trời mênh mông giữa vùng Đồng Tháp Mười, nghĩ về cả một quá trình phấn đấu miệt mài suốt 18 tháng qua, bỗng dưng lại thấy cay cay nơi khóe mắt, giọt nứơc mắt mừng vui hân hoan đến nao lòng…
Chiều hôm sau, lúc 14g ngày 19/10/2013, nhằm ngày Rằm tháng 9 năm Quý Tị, tất cả tăng ni trang nghiêm y hậu, cùng đông đảo Phật tử hiện đang có mặt đã tề tựu trên chánh điện trong niềm vui chẳng thể nghĩ bàn vì ý thức được rằng sẽ được tham dự một buổi lễ vô cùng ý nghĩa và chắc chắn sẽ không có lần thứ hai!
Thầy trụ trì cùng chư tôn đức tăng đồng đến phương trượng Hòa thượng Tôn Sư quỳ dâng lời tác bạch, cung thỉnh Hòa thượng quang lâm Đại hùng Bảo điện niêm hương bạch Phật, tác lễ an vị trong ba hồi chuông trống Bát Nhã âm vang trầm hùng.
Mọi người không nén nổi xúc động khi nhìn thấy bậc Tôn trưởng, Tông chủ thiền phái, bậc Tòng Lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam thân lâm, dù tuổi đã cao. Sự có mặt của Ngài đã thể hiện một bài học hết sức trọn vẹn về tinh thần phụng sự Đạo pháp, phụng sự chúng sanh.
Sau khi niêm hương, Hòa thượng an vị trên tòa chứng minh trong tiếng tụng bài kinh Bát Nhã thành kính, trang nghiêm, của toàn thể chư tăng, ni Phật tử vang vọng trong không gian uy nghiêm của ngôi chánh điện rực rỡ đèn hoa. Giây phút này chính thật là thời khắc thiêng liêng, mãi mãi ghi sâu trong tâm khảm của tất cả những người hiện diện.
Trong suốt khóa lễ, từ trên tòa chứng minh, Hòa thượng đã biểu lộ sự xúc động khi nhìn thấy quang cảnh tăng ni y hậu tề chỉnh, rực vàng trong chánh điện hùng vĩ. Một đời Ngài chuyên tâm giáo dục Tăng ni với tâm nguyện đào tạo lớp kế thừa xứng đáng để tiếp nối mạng mạch Phật pháp, thế nên, khung cảnh trang nghiêm này đã tạo cho Ngài niềm vui nhẹ nhàng. Mọi người đều cảm thấy xúc động khi thoáng thấy nét cười trên gương mặt hoan hỉ của Ngài…
Sau buổi lễ an vị, vào lúc 16g, chư tăng cung thỉnh Hòa thượng đi dạo một vòng quanh khuôn viên thiền viện bằng chiếc phà nhỏ bằng thép. Suốt hành trình hơn 2km, nhìn quang cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả, sông nước hiền hòa, chim chóc líu lo, trăm hoa khoe sắc như mừng vui chào đón Ngài, Hòa thượng tỏ ý hoan hỉ và chưa muốn quay về và mãi đến khi chiều đã dần buông, sương đã xuống, quý thầy thị giả khẩn thiết cung thỉnh, lúc bấy giờ Ngài mới bằng lòng hồi quy phương trượng!"

CỘI GỐC SANH TỬ VÀ NIẾT BÀN - HT. Thích Thanh Từ



“Chúng ta còn dính mắc nhiều quá, thấy cái gì đẹp trố mắt nhìn hoài không chán. Nghe ai nói gì đụng chạm tới mình thì quạu lên liền, không tha được. Như vậy mắt thấy sắc dính sắc, tai nghe tiếng dính tiếng, mũi ngửi mùi dính mùi, luỡi nếm vị dính vị... dính đủ hết. Bởi dính nên tu không đến được Niết bàn, nếu đừng dính thì được Niết bàn dễ chớ đâu có khó. Ta thử nghĩ đối trước tất cả hoàn cảnh khó khăn, bị đánh đập hay chèn ép mà mình không phiền không giận, như vậy tâm an lành biết mấy, sự tu có gì phiền não đâu.
Sở dĩ chúng ta hay phiền não là tại sao? Vì bị chê một chút liền nổi giận, không phải giận một buổi. Giận hai ba ngày tức là hai ba ngày hết tu. Đó là duyên nghịch. Còn gặp duyên thuận như thấy người đẹp vật đẹp, tâm sanh ưa thích, hướng theo đó mãi cũng hết tu. Vì thế cả ngày tâm cứ chạy theo những trần cảnh bên ngoài, không chút yên ổn. Tới giờ tụng kinh niệm Phật cũng không yên. Tay cầm quyển kinh miệng đọc mà lát nhớ chuyện này chuyện nọ, chớ không chịu nhớ kinh. Đó là thói quen luôn đuổi theo và dính mắc với sáu trần của chúng ta, vì vậy bị trói buộc mãi không có ngày thoát ra…”
(theo “CỘI GỐC SANH TỬ VÀ NIẾT BÀN” - HT. Thích Thanh Từ)

Đậu phụ chiên xù nóng hổi

Món ăn nóng hổi, bùi ngậy này rất hợp với tiết trời se lạnh.
Nguyên liệu:
- 3 bìa đậu phụ.
- 1/4 thìa hạt tiêu.


- 1/4 thìa muối.
- 2 muỗng canh bột chiên xù.
- 1 quả trứng gà to.
- Tương ớt ăn kèm, dầu ăn để chiên.
Cách làm:
Đậu phụ chiên xù
- Đậu phụ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, rắc muối và hạt tiêu lên rồi để một lúc.
Đậu phụ chiên xù
- Trứng đập ra bát, khuấy đều.
Đậu phụ chiên xù
- Bột chiên xù cho ra đĩa.
Đậu phụ chiên xù
- Cho dầu ăn lên chảo, tẩm từng miếng đậu phụ qua trứng rồi qua bột chiên xù, thả vào chảo dầu nóng rán vàng 2 mặt. Lưu ý là khi rán, bật lửa nhỏ để đậu không bị cháy.
Đậu phụ chiên xù
- Đậu chín thì cho ra đĩa và ăn kèm tương ớt hoặc xốt mayonnaise.
Minh Phong