Hôm trước đi Costco , thấy loại dầu ăn này người ta bày ra quảng cáo , nhìn kỹ chai dầu thấy có thể chiên được độ nóng tới 500° F , no cholesterol , ăn loại dầu này cho mỡ tốt , khg giống như những loại dầu ăn khác cho ra mỡ xấu , ăn nhiều qúa sẽ bị nghẽn tim :) Mà loại dầu ăn này chiên ra thấy đồ ăn béo lắm nha , rất là béo và ngon , trái bơ này cho ra mỡ bảo hoà , giúp trí nhớ nữa đó , vì hôm bửa mình xem trong đài số 12 , ông bác sĩ Mỹ dạy cách ăn uống rất hay , mình có nghe ổng đề cập tới trái bơ chín chứ khg có nghe nói tới cái vụ Avocano Oil này . Để mình ăn thử loại dầu ăn này 1 thời gian rồi đi thử máu lại xem có bị gì khg ? hic
Saturday, December 28, 2013
Loại dầu ăn này tốt
11:28:00 PM
Ẩm thực chay, bài mới, Món chiên xào
Hôm trước đi Costco , thấy loại dầu ăn này người ta bày ra quảng cáo , nhìn kỹ chai dầu thấy có thể chiên được độ nóng tới 500° F , no cholesterol , ăn loại dầu này cho mỡ tốt , khg giống như những loại dầu ăn khác cho ra mỡ xấu , ăn nhiều qúa sẽ bị nghẽn tim :) Mà loại dầu ăn này chiên ra thấy đồ ăn béo lắm nha , rất là béo và ngon , trái bơ này cho ra mỡ bảo hoà , giúp trí nhớ nữa đó , vì hôm bửa mình xem trong đài số 12 , ông bác sĩ Mỹ dạy cách ăn uống rất hay , mình có nghe ổng đề cập tới trái bơ chín chứ khg có nghe nói tới cái vụ Avocano Oil này . Để mình ăn thử loại dầu ăn này 1 thời gian rồi đi thử máu lại xem có bị gì khg ? hic
Thursday, December 26, 2013
HT Thích Thanh Từ dạy cách tu quán chiếu
6:58:00 PM
bài mới, HT. Thanh Từ, Phật pháp
Quán có hai:
1.- Tu Quán
1.- Tu Quán
- Tâm ở trong định dùng tuệ phân biệt quán tướng hơi thở ra vào vi tế như gió trong hư không; da, thịt,
gân, xương v.v. ba mươi sáu vật trong thân không thật như bẹ cây chuối; tâm thức vô thường sanh diệt
từng sát-na, không thật có ta và người; thân tâm và sự nhận chịu đều không tự tánh; đã không có người thì
định nương vào đâu? Ấy gọi là tu Quán.
2.- Chứng Quán
- Khi quán như trên, biết hơi thở ra, vào khắp các lỗ chân lông, tâm nhãn mở sáng thấy ba mươi sáu vật và
các loài trùng trong thân, toàn thân trong ngoài đều bất tịnh, biến đổi từng sát-na, tâm sanh buồn mừng
được Tứ niệm xứ, phá tứ điên đảo, gọi là chứng Quán. Quán tướng đã phát, tâm duyên quán cảnh phân biệt phá dẹp, biết niệm lưu động không phải đạo chân thật; khi ấy nên xả Quán, tu Hoàn.
Hoàn có hai:
1.- Tu Hoàn
- Ðã biết Quán từ tâm sanh, hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quán
lại tâm năng quán. Tâm quán này từ đâu mà sanh? Là từ quán tâm sanh hay từ không quán tâm sanh? Nếu
từ quán tâm sanh tức đã có quán, nay thật không phải thế. Vì sao? Vì ba pháp Sổ Tức, Tùy Tức, Chỉ trước
chưa có pháp nào là Quán. Nếu từ không quán tâm sanh, cái không quán tâm diệt rồi mới sanh hay không
diệt mà sanh? Nếu không diệt mà sanh tức hai tâm đồng có. Nếu diệt rồi mới sanh, nó đã diệt mất thì không
thể sanh quán tâm được. Nếu chấp cũng diệt cũng không diệt sanh, cho đến không diệt không không diệt
sanh đều không thể được. Phải biết quán tâm vốn tự không sanh, bởi không sanh cho nên không có, không
có nên tức là không, không nên không có quán tâm. Nếu không có quán tâm thì đâu có quán cảnh. Cảnh và
trí cả hai đều mất là lối trọng yếu để trở về nguồn vậy. Ðó gọi là tu Hoàn.
2.- Chứng Hoàn
- Tâm tuệ khai phát, không gia công lực mà tự thầm vận chuyển hay phá dẹp phản bổn hoàn nguyên, gọi là
chứng Hoàn. Hành giả phải biết, nếu rời cảnh trí muốn về không cảnh trí, không khỏi sự trói buộc của cảnh
trí, vì còn theo hai bên vậy. Khi ấy, nên xả Hoàn an tâm nơi Tịnh đạo.
TRỊ BỆNH _ HT Thanh Từ
Hành giả chuyên tâm tu hành, hoặc tứ đại có bệnh là vì dùng quán tâm, quán hơi thở kích động bệnh cũ
phát khởi. Hoặc không khéo điều hòa ba việc - thân, tâm, hơi thở - trong, ngoài có chỗ sai suyễn, cho nên
có bệnh hoạn. Phàm phương pháp tọa thiền nếu khéo dụng tâm thì bốn trăm lẻ bốn bệnh tự nhiên lành, nếu
dụng tâm sai suyễn thì bốn trăm lẻ bốn bệnh nhân đó phát sanh. Thế nên, nếu tự tu hay dạy người tu, phải
khéo biết gốc bệnh, phải khéo biết phương pháp dùng nội tâm trị bệnh trong lúc tọa thiền. Một phen phát
bệnh chẳng những chướng ngại sự tu hành, còn lo mất mạng là khác.
Nay nói về pháp trị bệnh có hai ý:
1. Tướng bệnh phát khởi.
2. Phương pháp trị bệnh.
1. Tướng bệnh phát khởi:
Bệnh phát tuy có nhiều cách, lược nói không ngoài hai thứ:
Tướng bệnh do tứ đại tăng giảm:
Nếu địa đại tăng thì mắc bệnh thủng kiết trầm trọng, thân thể khô gầy, như thế một trăm lẻ một bệnh sanh.
Nếu thủy đại tăng thì đàm ấm dẫy đầy, ăn uống không tiêu, đau bụng, hạ hơi v.v... một trăm lẻ một bệnh
sanh. Nếu hỏa đại tăng thì chợt lạnh, chợt nóng toàn thân đau nhức, hôi miệng, đại tiểu không thông v.v...
một trăm lẻ một bệnh sanh. Nếu phong đại tăng thì thân thể lơ lửng như treo trên không, lăn lộn đau nhức,
phổi sưng thở gấp, ụa mửa mệt lã, như thế v.v... một trăm lẻ một bệnh sanh. Cho nên trong kinh nói: "Một
đại không điều hòa thì một trăm lẻ một bệnh sanh, tứ đại không điều hòa thì bốn trăm lẻ bốn bệnh đồng
khởi". Tứ đại phát bệnh mỗi thứ có tướng mạo của nó, chính trong khi ngồi thiền và trong khi mộng phải
khảo sát cho rõ.
b) Tướng ngũ tạng sanh bệnh:
Từ tim sanh bệnh thì thân thể nóng, lạnh, đầu nhức, miệng khô v.v... vì tim là chủ về miệng. Từ phổi sanh
bệnh thì thân thể mập phù, tứ chi mỏi mê, mũi nghẹt v.v... vì phổi chủ về mũi. Từ gan sanh bệnh trong lòng
thường không vui, buồn rầu, thương lo, giận hờn, đầu nhức, mắt mờ v.v... vì gan chủ về con mắt. Từ lá lách
sanh bệnh thì thân thể và trên mặt nổi phong khắp cả, ngứa ngáy đau nhức, ăn uống không ngon v.v... vì lá
lách chủ về lưỡi. Từ trái cật sanh bệnh thì ở cổ sanh nấc cục, bụng no, lỗ tai bùng v.v... vì trái cật chủ về lỗ
tai. Năm tạng sanh bệnh rất nhiều, mỗi cái có tướng của nó, phải xem xét trong khi ngồi thiền và trong
mộng thì biết được.
Như thế nguyên nhân sanh bệnh của tứ đại, ngũ tạng không phải một, tướng bệnh rất nhiều không thể nói
hết. Hành giả nếu muốn tu pháp môn Chỉ, Quán để thoát ly sanh tử, phải khéo biết nguyên nhân sanh bệnh.
Hai thứ bệnh này nguyên nhân chung là do trong và ngoài phát động. Hoặc do dụng tâm không điều hòa,
quán hạnh sai lạc, hoặc do khi pháp định phát sanh không biết giữ gìn đến khiến tứ đại, ngũ tạng sanh
bệnh, ấy là tướng bệnh do bên trong phát khởi.
Lại nữa, có ba thứ nhân duyên khiến người mắc bệnh:
1. Tứ đại, ngũ tạng tăng giảm khiến người mắc bệnh như đã nói ở trên. 2. Quỉ thần gây nên khiến người
mắc bệnh.
3. Nghiệp báo khiến người mắc bệnh.
Những bệnh như thế, mới mắc phải sớm trị rất dễ được lành, nếu để qua thời gian lâu bệnh thành thục, thân
gầy bệnh nặng, chữa trị rất khó lành.
2. Phương pháp trị bệnh:
Ðã rõ nguyên nhân phát bệnh, cần tạo phương pháp trị bệnh. Phương pháp trị bệnh có nhiều cách, tóm lược
không ngoài hai phương tiện Chỉ và Quán.
Thế nào dùng Chỉ trị bệnh? Có thầy nói: "Phải an tâm ngưng tại chỗ bệnh, tức là bệnh lành. Tại sao? Vì tâm
là chủ của thân quả báo trong một thời kỳ, ví như vua đến chỗ nào thì bọn trộm cướp đều tan sạch". Lại có
thầy bảo: "Dưới rốn một tấc gọi là đơn điền, nếu ngưng tâm tại chỗ này không tán loạn, trải qua thời gian
lâu đa số bệnh đều dứt". Có thầy bảo: "Thường ngưng tâm dưới chân, bất luận đi, đứng, nằm hay nghỉ liền
trị được bệnh. Vì cớ sao? Vì người do tứ đại không điều hòa cho nên sanh các bệnh, đó là do tâm thức duyên
lên trên khiến tứ đại không điều hòa. Nếu an tâm ở dưới thì tứ đại tự nhiên điều hòa, các bệnh đều lành".
Dùng Quán trị bệnh. Có thầy nói: Dùng Quán tâm tưởng sáu thứ hơi thở trị bệnh, tức là dùng Quán trị bệnh.
Thế nào là sáu thứ hơi thở? Nghĩa là: suy, hô, hy, ha, hư, hứ. Sáu thứ hơi thở này đều do trong lưỡi, miệng
và tâm tưởng phương tiện chuyển động mà thành, phải dùng đều đều nhẹ nhẹ. Bài tụng chép:
Tâm thuộc về ha, thận thuộc suy,
Tỳ ho phổi hư tánh đều biết,
phát khởi. Hoặc không khéo điều hòa ba việc - thân, tâm, hơi thở - trong, ngoài có chỗ sai suyễn, cho nên
có bệnh hoạn. Phàm phương pháp tọa thiền nếu khéo dụng tâm thì bốn trăm lẻ bốn bệnh tự nhiên lành, nếu
dụng tâm sai suyễn thì bốn trăm lẻ bốn bệnh nhân đó phát sanh. Thế nên, nếu tự tu hay dạy người tu, phải
khéo biết gốc bệnh, phải khéo biết phương pháp dùng nội tâm trị bệnh trong lúc tọa thiền. Một phen phát
bệnh chẳng những chướng ngại sự tu hành, còn lo mất mạng là khác.
Nay nói về pháp trị bệnh có hai ý:
1. Tướng bệnh phát khởi.
2. Phương pháp trị bệnh.
1. Tướng bệnh phát khởi:
Bệnh phát tuy có nhiều cách, lược nói không ngoài hai thứ:
Tướng bệnh do tứ đại tăng giảm:
Nếu địa đại tăng thì mắc bệnh thủng kiết trầm trọng, thân thể khô gầy, như thế một trăm lẻ một bệnh sanh.
Nếu thủy đại tăng thì đàm ấm dẫy đầy, ăn uống không tiêu, đau bụng, hạ hơi v.v... một trăm lẻ một bệnh
sanh. Nếu hỏa đại tăng thì chợt lạnh, chợt nóng toàn thân đau nhức, hôi miệng, đại tiểu không thông v.v...
một trăm lẻ một bệnh sanh. Nếu phong đại tăng thì thân thể lơ lửng như treo trên không, lăn lộn đau nhức,
phổi sưng thở gấp, ụa mửa mệt lã, như thế v.v... một trăm lẻ một bệnh sanh. Cho nên trong kinh nói: "Một
đại không điều hòa thì một trăm lẻ một bệnh sanh, tứ đại không điều hòa thì bốn trăm lẻ bốn bệnh đồng
khởi". Tứ đại phát bệnh mỗi thứ có tướng mạo của nó, chính trong khi ngồi thiền và trong khi mộng phải
khảo sát cho rõ.
b) Tướng ngũ tạng sanh bệnh:
Từ tim sanh bệnh thì thân thể nóng, lạnh, đầu nhức, miệng khô v.v... vì tim là chủ về miệng. Từ phổi sanh
bệnh thì thân thể mập phù, tứ chi mỏi mê, mũi nghẹt v.v... vì phổi chủ về mũi. Từ gan sanh bệnh trong lòng
thường không vui, buồn rầu, thương lo, giận hờn, đầu nhức, mắt mờ v.v... vì gan chủ về con mắt. Từ lá lách
sanh bệnh thì thân thể và trên mặt nổi phong khắp cả, ngứa ngáy đau nhức, ăn uống không ngon v.v... vì lá
lách chủ về lưỡi. Từ trái cật sanh bệnh thì ở cổ sanh nấc cục, bụng no, lỗ tai bùng v.v... vì trái cật chủ về lỗ
tai. Năm tạng sanh bệnh rất nhiều, mỗi cái có tướng của nó, phải xem xét trong khi ngồi thiền và trong
mộng thì biết được.
Như thế nguyên nhân sanh bệnh của tứ đại, ngũ tạng không phải một, tướng bệnh rất nhiều không thể nói
hết. Hành giả nếu muốn tu pháp môn Chỉ, Quán để thoát ly sanh tử, phải khéo biết nguyên nhân sanh bệnh.
Hai thứ bệnh này nguyên nhân chung là do trong và ngoài phát động. Hoặc do dụng tâm không điều hòa,
quán hạnh sai lạc, hoặc do khi pháp định phát sanh không biết giữ gìn đến khiến tứ đại, ngũ tạng sanh
bệnh, ấy là tướng bệnh do bên trong phát khởi.
Lại nữa, có ba thứ nhân duyên khiến người mắc bệnh:
1. Tứ đại, ngũ tạng tăng giảm khiến người mắc bệnh như đã nói ở trên. 2. Quỉ thần gây nên khiến người
mắc bệnh.
3. Nghiệp báo khiến người mắc bệnh.
Những bệnh như thế, mới mắc phải sớm trị rất dễ được lành, nếu để qua thời gian lâu bệnh thành thục, thân
gầy bệnh nặng, chữa trị rất khó lành.
2. Phương pháp trị bệnh:
Ðã rõ nguyên nhân phát bệnh, cần tạo phương pháp trị bệnh. Phương pháp trị bệnh có nhiều cách, tóm lược
không ngoài hai phương tiện Chỉ và Quán.
Thế nào dùng Chỉ trị bệnh? Có thầy nói: "Phải an tâm ngưng tại chỗ bệnh, tức là bệnh lành. Tại sao? Vì tâm
là chủ của thân quả báo trong một thời kỳ, ví như vua đến chỗ nào thì bọn trộm cướp đều tan sạch". Lại có
thầy bảo: "Dưới rốn một tấc gọi là đơn điền, nếu ngưng tâm tại chỗ này không tán loạn, trải qua thời gian
lâu đa số bệnh đều dứt". Có thầy bảo: "Thường ngưng tâm dưới chân, bất luận đi, đứng, nằm hay nghỉ liền
trị được bệnh. Vì cớ sao? Vì người do tứ đại không điều hòa cho nên sanh các bệnh, đó là do tâm thức duyên
lên trên khiến tứ đại không điều hòa. Nếu an tâm ở dưới thì tứ đại tự nhiên điều hòa, các bệnh đều lành".
Dùng Quán trị bệnh. Có thầy nói: Dùng Quán tâm tưởng sáu thứ hơi thở trị bệnh, tức là dùng Quán trị bệnh.
Thế nào là sáu thứ hơi thở? Nghĩa là: suy, hô, hy, ha, hư, hứ. Sáu thứ hơi thở này đều do trong lưỡi, miệng
và tâm tưởng phương tiện chuyển động mà thành, phải dùng đều đều nhẹ nhẹ. Bài tụng chép:
Tâm thuộc về ha, thận thuộc suy,
Tỳ ho phổi hư tánh đều biết,
Gan và tạng nhiệt do chữ hư,
Tam tiêu ngăn trệ chỉ nói hy.
Có thầy nói: Nếu khéo dùng Quán tưởng vận chuyển mười hai thứ hơi thở thì trị được nhiều bệnh. Mười hai
thứ hơi thở:
1. Hơi thở lên.
2. Hơi thở xuống.
3. Hơi thở đầy.
4. Hơi thở tiêu.
5. Hơi thở tăng trưởng.
6. Hơi thở diệt hoại.
7. Hơi thở ấm.
8. Hơi thở lạnh.
9. Hơi thở xông lên.
10. Hơi thở gìn giữ.
11. Hơi thở điều hòa.
12. Hơi thở bồi bổ.
Mười hai thứ hơi thở này đều do tâm quán tưởng mà có. Nay lược tướng đối trị của mười hai thứ hơi thở. Hơi
thở lên trị bệnh trầm trọng. Hơi thở xuống trị bệnh lơ lửng. Hơi thở đầy trị bệnh khô gầy. Hơi thở tiêu trị
bệnh thủng phù. Hơi thở tăng trưởng trị bệnh ốm yếu. Hơi thở diệt hoại trị bệnh tăng thạnh. Hơi thở ấm trị
bệnh lạnh. Hơi thở lạnh trị bệnh nóng. Hơi thở xông lên trị bệnh ngăn nghẹn không thông. Hơi thở gìn giữ trị
bệnh lăn lộn. Hơi thở điều hòa chung trị bệnh tứ đại bất hòa. Hơi thở bồi bổ bồi dưỡng tứ đại suy kém. Khéo
dùng các thứ hơi thở này, có thể trị lành các bệnh, suy ra có thể biết.
Có thầy nói: Khéo dùng giả tưởng quán hay trị hết các bệnh. Như người mắc bệnh lạnh, tưởng trong thân
hơi lửa xông ra liền trị được bệnh lạnh. Cách trị bệnh này trong kinh Tạp A Hàm về bảy mươi hai thứ bí pháp
trị bệnh có nói rộng.
Có thầy bảo: Dùng Chỉ, Quán kiểm xét tứ đại trong thân không có bệnh, tâm cũng không có chỗ sanh bệnh
thì các bệnh tự lành. Như thế, bao nhiêu thuyết nói dùng Quán trị bệnh chỗ ứng dụng không đồng, nếu khéo
hiểu được ý đều trị lành bệnh.
Hai pháp Chỉ, Quán nếu người khéo hiểu được ý thì không bệnh nào mà trị chẳng lành. Nhưng người thời
nay, căn cơ tối, cạn, đa số tập quán tưởng không thành công nên pháp này ít được lưu truyền. Lại có người
tu không được pháp này, bèn xoay qua học khí thuật, nhịn cơm e sau này sanh kiến chấp tà dị, những thứ
thuốc bằng cây, cỏ, vàng, đá ... thích hợp với bệnh thì nên dùng.
Nếu là bệnh do quỉ phá thì phải lập tâm cho vững, thêm tụng chú để giúp sự trị bệnh. Nếu là bệnh nghiệp
báo cần phải tu phước và sám hối, bệnh ắt tiêu diệt. Hai pháp Chỉ, Quán trị bệnh, nếu người khéo hiểu một
pháp cũng đủ tự tu và dạy người, huống là thông đạt cả hai. Nếu cả hai pháp đều không biết thì bệnh sanh
không thể trị, chẳng những bỏ bê sự tu hành, còn e tánh mạng khó bảo toàn làm sao tự tu và dạy người?
Thế nên, người muốn tu Chỉ, Quán phải hiểu phương pháp nội tâm trị bệnh. Pháp này không phải hiểu một,
hiểu ý tại người, chớ không thể truyền bằng văn tự.
Lại nữa, trong khi ngồi thiền dụng tâm trị bệnh cần phải gồm đủ mười pháp sẽ được lợi ích. Mười pháp:
1. Tin.
2. Dùng.
3. Siêng.
4. Thường trụ trong duyên.
5. Phân biệt nguyên nhân bệnh khởi.
6. Phương tiện.
7. Thực hành lâu.
8. Biết thủ xả.
9. Giữ gìn.
10. Biết ngăn cản.
Thế nào là tin? Nghĩa là tin pháp này hay trị được bệnh.
Sao là dùng? Nghĩa là tùy thời hằng dùng.
Sao là siêng? Chuyên cần không nghỉ, đến khi lành bệnh mới thôi.
Sao là trụ trong duyên? Tâm vi tế luôn luôn y nơi pháp, không duyên cái gì khác.
Sao là phân biệt nguyên nhân bệnh khởi? Như đoạn trước đã nói.
Sao là phương tiện? Là thở ra, hít vào tâm tưởng vận chuyển khéo léo thành tựu không cho trái phép.
Sao là thực hành lâu? Nếu áp dụng chưa có lợi ích chẳng kể ngày tháng thường tập không phế bỏ.
Sao là biết thủ xả? Biết cái có ích liền chuyên cần, cái có hại liền xả đi, chín chắn chuyển tâm điều trị.
Sao là gìn giữ? Khéo biết các duyên xúc phạm mà giữ gìn.
Sao là ngăn cản? Ðược điều ích lợi không đến người khác nói, chưa tổn hại không sanh nghi chê.
Nếu y mười pháp này trị bệnh quyết định có hiệu nghiệm không dối vậy
Ðiều hòa sự ăn uống _ HT Thích Thanh Từ
1. Ðiều hòa sự ăn uống: Sự ăn uống cốt để nuôi thân tiến tu đạo nghiệp. Nếu ăn no quá thì bao tử đầy,
hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao
tử lỏng lẻo, ý lao lự xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế
khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống
nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên kinh chép: "Thân yên
thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời dạy của chư
Phật".
hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao
tử lỏng lẻo, ý lao lự xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế
khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống
nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên kinh chép: "Thân yên
thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời dạy của chư
Phật".
Subscribe to:
Posts (Atom)