Monday, January 27, 2014

Xôn xao không khí tết ở VN :)











Chè khoai môn , đậu xanh , bột báng rất ngon




Vật liệu : 

- Bột báng , đậu xanh cà đã hấp chín , khoai môn cắt hạt lựu 


    Cách làm  :   

- Bột báng bỏ vào rổ dầy rồi đem rửa sạch với nước nóng trong sink , sau đó bắt nồi nước sôi ( nước vừa thôi đừng lỏng qúa vì 1 hồi còn bỏ nước cốt dừa vào sau cùng nữa )  thả bột báng và khoai môn đã cắt hạt lựu vào luộc cho chín , các bạn nhớ nấu trong cái nồi đen khg  dính ( non stick ) , khi nấu trong nồi này thì mình khg cần đứng quậy đáy nồi hoài , nếu nấu nồi thường sẽ bị dính nhiều lắm đó .  Nhớ nấu cho khoai môn thật là mềm thì mới ngon , sau đó bỏ đậu xanh cà đã hấp chín rồi , bỏ đường và tí xiú muối vào , rồi nhanh tay bỏ nước cốt dừa vào sau cùng , nấu tí cho nước cốt dừa sôi lên , thử lại độ ngọt , cho chút bột vani thơm vào .  Nấu chè kiểu này ngon lắm , ăn nó bùi bùi  vì có khoai môn và đậu xanh cà , mình rất thích bột báng , cho nên chè nào có bột báng là khoái .

Sunday, January 26, 2014

T.T. Thích Trí Siêu - Quán Xả ( Thầy giảng rất vui , nghe bài này mình mới biết cách học Kinh Phật , khg thôi cứ tụng như con vẹt ...hic... )





 Thầy giảng khi nghe Kinh , khi nghe câu nào hay xong thì mình phải suy nghĩ  hoài ( gọi là quán chiếu ) , quán chiếu hoài , quán chiếu mãi cho tới khi cái câu đó touch into heart của mình  ( Thẩm thấu thấm tận tới trái tim của mình ) .... đó là cách học Kinh Phật và nghe Pháp . 

Làm cách nào để buông xả ?

 Vô tình mình thấy cái đoạn này trên mạng khá hay , copy về để tập luyện :) câu chuyện này là  của ông bác sĩ bị stroke , sau khi hồi phục ông ta kể về những cảm giác và cách làm việc của não bộ ông ta , bài khá dài nên mình chỉ copy  1 đoạn ngắn thôi : 

  Thật thú vị khi cảm thấy được những sự vui, buồn, mừng, giận từ bên ngoài xảy đến trong tôi, rồi đi. Có khi cái “giận” đến làm cho cả cơ thể run lên, rồi thoát ra ngoài. Càng thú vị hơn khi tôi thấy mình làm chủ được những tình cảm đó, bằng cách dang tay đón nhận hay cấm cửa không cho vào, hoặc không cho trở lại. Nhất là những tình cảm như giận dữ, bất mãn, khinh ghét, thù hận. Cho nên khi Trung tâm ngôn ngữ của tôi được tái lập, tôi thường dùng nó để ra lệnh cho não bộ Trái là tôi không muốn những tình cảm tiêu cực này xuất hiện hay tái xuất trong mạch thần kinh của tôi, vì chúng nó tiêu hao rất nhiều năng lượng một cách vô bổ. Chúng ta thông thường không để ý đến điều này, nên hay “đổ thừa” cho người khác, hoặc hoàn cảnh đã làm cho ta giận, buồn, khổ. Trong 8 năm dài phục hồi, tôi đã quan sát và thấy rằng mình làm chủ được những tình cảm tiêu cực và không để chúng xảy ra. Tất cả chỉ là những dữ kiện không tốt chạy quanh trong mạch thần kinh mà ta có thể loại trừ khỏi não bộ dễ dàng và không để xuất hiện trở lại. Thí dụ người nào xuyên tạc điều gì về bạn, khiến bạn giận run lên. Nếu bạn không làm chủ được mình thì bạn sẽ ôm mãi cơn giận, đến có thể mất ăn mất ngủ. Bỏi vì cái “giận” vẫn còn lưu thông trong mạch thần kinh ở não Trái. Bạn phải ra lệnh “bỏ”, rồi nghĩ đến việc gì khác vui hơn, thì cơn giận sẽ biến mất. Khi bạn nghĩ đến chuyện vui, bạn thấy vui. Còn nghĩ đến chuyện buồn, sẽ buồn. Vậy tại sao không nghĩ đến chuyện vui mà thôi, để cuộc đời tươi đẹp hơn lên? Cái gì cũng phải tập luyện mới có kết quả. Như người vô giáo dục thì hay ăn nói càn rỡ, còn người có giáo dục mở miệng ra đã thấy đứng đắn. Bởi vì người có giáo dục được huấn luyện chỉ ăn nói đứng đắn mà thôi. Cho nên, không ai có quyền làm chủ cuộc đời mình, trừ chính mình và bộ óc. Nên không thể trách người khác. Không ngoại cảnh nào có thể làm mình mất đi sự an tĩnh của tâm hồn, nếu mình biết tự làm chủ. Như một thuyền trưỏng lái tàu giữa biển khơi, tôi không thể hoàn toàn làm chủ vận mệnh trước phong ba, bão tố; nhưng chắc chắn tôi có toàn quyền định đoạt về cách tiếp nhận những biến cố đó mà vui hay buồn, xem như thách đố hay thất bại.