Tuesday, December 1, 2015

CÁI MÊ TRUYỀN KIẾP - ( Trích trong GIẢI TRỪ BẢN NGÃ của Thầy Thích Thông Phương )

    
    Mỗi người đang sống ở đây đều mang một cái ta trong đầu, cái này không phải một đời hay hai đời mà là từ vô thủy, không biết chỗ nào là chỗ bắt đầu. Vô thủy là tìm không ra lúc ban đầu vì quá xa rồi, từ lúc một niệm bất giác khởi lên nên thấy có ta liền đi trong luân hồi sanh tử, và đi dài dài mãi đến bây giờ! Nếu hôm nay không có duyên lành gặp gỡ chánh pháp của Phật thì chắc mình cũng chưa biết được cái lầm này.
 Nhưng đây là có duyên gặp gỡ được chánh pháp, được quý thầy giảng pháp cho nghe thì mình cũng biết cũng giác được chút chút. Xét kỹ lại, mình sống đây là sống trong cái ngã tưởng tức là sống quanh một cái ta khái niệm nên làm cái gì thì cũng vì cái ta này. Hàng ngày quý vị ăn là vì ai? Vì ta. Rồi uống, rồi vui, rồi buồn cũng vì ta, rồi ta yêu ta ghét, ta đòi hỏi cái này cái kia, cho đến ta giận ta hờn v.v… có gì thoát khỏi cái ta này không? Nếu ngoài cái ta này thì cũng không còn gì để nói. Bảo rằng anh kia hay chị kia đáng ghét lắm là vì sao? Là vì không thuận cái ta thôi, anh đó không thuận ta nên ta ghét. Rồi tôi ở đây không thích hợp là tại sao? Tại tôi không được nuông chìu, nên tôi bỏ đi. Còn ở chỗ kia được thoải mái hơn vì sao? Là vì tôi được thỏa ý. Vậy là mê hay tỉnh? Rõ ràng là mê. Do vậy, trong kinh Viên Giác, Phật định nghĩa vô minh:
"Người chấp thân bốn đại giả hợp này làm ta, chấp cái tâm suy nghĩ theo bóng dáng sáu trần bên ngoài là ta, đó là vô minh".
Vô minh là không sáng suốt, là mê lầm. Mà đúng là như vậy, nhận cái giả làm thật, không phải mình mà nghĩ là mình, ôm giữ, chấp vào nó rồi tạo thành bao nhiêu nghiệp, tội lỗi tày trời, gây đau khổ cho mình và cả cho người nữa. Có khi giết con này, giết con kia để làm những món thật ngon mà ăn, để nuôi cho béo bổ cái tôi này. Có khi tranh cãi nhau, giết nhau nữa để bảo vệ cái tôi hiểu biết, cái tôi thấy, tôi nghĩ. Do vậy, cứ chấp chặt vào cái thân, cái tâm này, không dám buông nên đời này, kiếp khác cứ lao theo con đường luân hồi. Đó là cái mê truyền kiếp, đời này kéo đến đời kia, kiếp này kéo đến kiếp nọ không bao giờ hết, vừa mất cái ta này thì tìm cái ta khác thay vào. Có khi gặp phải cái ta đui mù, ghẻ lác cũng bám, cái ta có sừng có lông lá v.v… cũng bám vào. Ví dụ như con chó, nó bám vào cái ta lông lá nên khi giết nó thì nó cũng la chứ đâu có chịu buông. Mình cũng vậy, bám vào cái ta này rồi có dám buông nó không? Gắn vào đâu thì bám chặt vào đó, không phải vô minh thì là gì? Có câu chuyện của ông tăng Vô Căn, ông ngồi thiền nhập định luôn mấy ngày, chúng Tăng thấy vậy tưởng ông chết nên mới đem thiêu. Tới khi xuất định, không thấy thân đâu nữa nên ông tối tối hiện hồn về tìm thân, cứ gọi: "Tôi đâu rồi?". Nghe chuyện như vậy, Thiền sư Diệu Không dùng phương tiện để ông đi vào trong nước, vào trong đất, vào trong lửa. Vì không còn mang thân này nữa nên ông vào được hết, vào lửa lửa không cháy, vào nước nước không nhận chìm, vào đất đất cũng không ngăn ngại được, thấy có tự tại không? Vậy mà ông không nhận ra, cứ đi tìm, cố bám vào cái tôi mấy chục kí lô này rồi oán, rồi mê lầm. Ngay đó, Thiền sư Diệu Không mới cảnh tỉnh:
- Ông được tự tại vậy mà không chịu, còn đi tìm cái thân hôi thối này làm gì?!
Rõ ràng đó là mê lầm, cứ bám chặt cái tôi này là mình nên khi mất nó thì lo tìm. Trong khi đó, nếu quán: "Mình đã mất thì còn ai đi tìm đây?". Cứ hỏi: "Tôi đâu rồi?" mà quên "ai" hỏi đây? Cũng vậy, Thiền sư Đặng Ẩn Phong một lần thiêu chết một vị tăng, ông này tối tối hiện về đòi thân thì Ngài gạn lại: "Ông đã chết chăng mà đòi thân?". Đáp: "Đã chết". Hỏi: "Đã chết sao còn biết trả lời đây?". Biết đến đây đòi thì đâu có chết! Ông liền tỉnh, từ đó hết đến đòi nữa. Do vậy, đây là cái mê truyền kiếp. Danh từ chuyên môn nhà Phật gọi là câu sinh vô minh, tức vô minh cùng sinh với mình, mình ở đâu thì nó có theo, ai cũng có hết.

CHẤP NGÃ LÀ NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ - Thượng tọa Thích Thông Phương ( Thầy là bậc cao tăng thời nay đó )


   Chính cái chấp ngã đó là nguồn gốc đưa đến đau khổ triền miên, mọi thứ đau khổ trên thế gian này đều từ nó mà ra. Nghe người ta nói xúc phạm liền nổi giận, chửi mắng lại vì đụng tới cái tôi này. Lại có những trường hợp tính toán ngày đêm khiến ăn ngủ không yên, đến tối lên giường ngủ vẫn còn mơ thấy chuyện lo tính, đó cũng vì cái tôi này, vì thỏa mãn nhu cầu của nó.
Và trường hợp như trong kinh Bách Dụ có câu chuyện, hai vị đệ tử lãnh trách nhiệm làm thị giả chăm sóc cho thầy. Ông thầy lớn tuổi, hai chân không được tốt nên hai vị bèn đấm bóp chân. Người này lãnh chân trái, người kia lãnh chân phải. Nhưng hai ông thị giả không thuận nhau nên một hôm người lãnh chân phải có việc đi vắng, ông thị giả lãnh chân trái có cơ hội nên ông đấm bóp làm gãy chân phải. Khi về, thấy như vậy, ông kia tức giận liền đập gãy cả chân trái. Như vậy là ông thầy gãy cả hai cái chân! Quý vị thấy, hai ông thị giả đập gãy hai cái chân của thầy cũng vì cái ta đố kỵ chứ gì đâu! Anh này đố kỵ anh kia, anh kia đố kỵ anh này, hai cái ta đố kỵ nhau làm khổ ông thầy, ông thầy lãnh đủ! Như vậy, hai cái ta đố kỵ nhau đã khổ rồi, lại làm khổ lây cho người khác. Lúc đó, hai ông có vui không? Bực bội, khổ sở, có vui sướng gì đâu! Rõ ràng mình đã khổ rồi, còn làm khổ lây cho ông thầy nữa. Ở nhà vợ chồng thường cãi nhau hoài cũng vậy, người thì đổ thừa cái bếp, người thì đổ thừa cái cửa. Mà đổ thừa như vậy thì có hết cãi không? Chưa chắc hết, đó là vì mỗi người chấp một cái ta riêng, cái đó khiến mình không cởi mở nên cãi nhau hoài. Cởi mở được cái ta đó thì hết cãi nhau. Cũng vậy, cha con, thầy trò cãi nhau, đó cũng vì không cởi mở được cái ta này. Một vị Thiền sư Thái Lan, vị cao tăng trong thế kỷ 20, Ngài Buddhadasa nói rằng:
"Cái ta là nguy hiểm. Giả tỷ người nọ phát ra ảo tưởng cho rằng: "Mình là một người mẹ", muốn làm điều này, điều nọ, điều kia, điều khác thì đó là điều khổ của người mẹ. Đối với người cha cũng thế, nếu người đó đồng hóa: "Mình là người cha", mong muốn cái này cái nọ thì đó là thọ khổ của người cha. Cho đến khởi tưởng: "Ta là triệu phú, là tỷ phú" cũng vậy, cũng có cái khổ của nó".
Rõ ràng là như vậy. Kiểm kỹ lại, ít nhiều gì ở đâu mình cũng dính vào đó. Ví dụ như ở Yên Tử thì gắn cái "tôi" ở Yên Tử, ở Sùng Phúc thì gắn cái "tôi" ở Sùng Phúc, ở Tây Thiên thì gắn cái "tôi" ở Tây Thiên, ở Đại Đăng thì gắn cái "tôi" ở Đại Đăng, tức ở đâu thì cũng gắn cái "tôi" ở đó, rồi lại muốn cái này cái nọ nên có thọ khổ trong đó. Nói thẳng ra, "đạo tràng này", "đạo tràng kia" cũng vậy, mình đặt tên cho cái đạo tràng rồi thì cũng có thọ khổ trong đó. Đây là đạo tràng Sùng Phúc, kia là đạo tràng Yên Tử v.v… thì đó cũng cùng chung trong tông môn chứ đâu có gì khác! Tuy vậy mà vẫn có ngầm ngầm chia cắt trong đó, bởi vì "cái ta" ngăn cách nhau, lẽ thật là như vậy, nó ăn sâu trong tâm thức mình. Có hiểu Phật, có tin Phật thì mình mới giải trừ cho nhẹ bớt, còn nếu mình không biết thì gây đau khổ cho mình và cho người. Do vậy, một vị Thiền sư Nhật Bản, Ngài Bàn Khuê bảo đại chúng:
"Tất cả si mê lầm lạc không chừa thứ nào, đều được tạo ra do hậu quả của sự tập trung vào bản ngã. Khi thoát khỏi một ngã chấp thì si mê không sinh".
Tức là khi mình thoát khỏi ngã chấp thì si mê không có chỗ bám.
"Ví dụ bà con lối xóm đang cãi nhau, nếu sự việc đó không liên hệ gì đến bạn thì bạn bình tĩnh nghe lời qua tiếng lại, không buồn giận gì. Không những vậy mà bạn còn sáng suốt để nhận rõ ai đúng ai sai. Nhưng bây giờ nếu chuyện cãi nhau đó có liên quan tới mình thì mình sẽ bước vào một bên trong hai phe tranh chấp đó, bạn chấp chặt những gì bên kia nói, bạn làm mờ đi nhiệm vụ chiếu sáng của tâm".
Lẽ thật là như vậy. Nghe hàng xóm cãi nhau, mà chuyện đó không dính tới mình thì rất là sáng suốt, nhận định phải quấy rõ ràng. Nhưng cuộc tranh cãi đó có dính líu tới mình, hoặc người thân, hoặc bạn bè thân thiết của mình thì mình phải đứng về phe đó, lời nói của phe kia dù có đúng mình cũng cho là sai. Đó là vì mình bị cái ta và của ta che mờ không còn sáng suốt, cho nên Ngài nói mình bị làm mờ đi sự chiếu sáng của tâm.
Những sự yêu thương trên thế gian cũng như vậy. Một hôm, vua Ba-tư-nặc hỏi phu nhân Mạt-lợi:
- Ái khanh trên đời này thương ai nhất?
Bà bèn đáp:
- Thần thiếp yêu thương bệ hạ nhất chứ còn ai nữa!
Rồi bà ngập ngừng và nói tiếp:
- Nhưng nếu bệ hạ cho phép thì thần thiếp sẽ nói thêm câu nữa.
Nghe vậy, vua ngạc nhiên và cho phép, bà mới nói:
- Trên đời này, đúng ra thần thiếp yêu thần thiếp hơn hết.
Vua thắc mắc:
- Ái khanh nói gì lạ vậy?
Bà trả lời:
- Sở dĩ thần thiếp yêu thương bệ hạ là để bệ hạ ban lại sự yêu thương cho thần thiếp. Như ngược lại, bệ hạ nói là yêu thần thiếp nhưng điều đó có thật hay không? Bây giờ đặt trường hợp thần thiếp lại đi yêu thương một người khác nữa thì bệ hạ nghĩ sao? Thì chắc là bệ hạ sẽ chém đầu thần thiếp chứ gì!
Vậy rõ ràng là hai bên yêu thương nhau cũng là mang theo cái tôi. "Thần thiếp yêu thương bệ hạ để bệ hạ ban lại sự yêu thương cho thần thiếp. Bệ hạ yêu thương thần thiếp thì cũng như vậy". Cuối cùng, hai người cùng đến gặp Phật thưa hỏi và Phật xác nhận là bà nói đúng. Như trong đạo có nói từ bi, mà nếu từ bi còn mang bóng dáng cái tôi trong đó thì không còn là từ bi chân chính nữa, mà nó trở thành ái kiến, có sự thiên lệch, có ái trong đó, người nào thuận với mình thì mình mới từ bi. Phật thì không như vậy, nên gọi là vô duyên từ, thương đều hết, không có sự thiên lệch, đó mới thật sự là từ bi chân chính trong sáng. Ngài Đạt-lai Lạt-ma có lần dạy:
"Động năng nào đã khiến cho một người còn đầy sân hận, tham lam giúp đỡ một người khác, liệu người đó có thực tâm muốn giúp đỡ hay y còn có mưu cầu gì khác nữa?".
Tức là giúp đỡ mà phải có cái gì đó đền bù ở phía sau, nên sự giúp đỡ đó không được trong sáng. Quý vị thấy, có sự chấp ngã ở đâu thì có sự che mờ ở đó.

Khi mình tụng Kinh là có những "phi nhân " theo tu chung với mình đó




  Mấy năm trước khi mình đi Chùa thì gặp Cô Phật tử kia , Cô kể rằng có 1 thời gian Cô rất siêng tụng Kinh và lạy Phật  thì bổng 1 hôm khi Cô ngồi trước bàn Phật tụng Kinh , đang tụng tụng 1 hồi thì chợt Cô nhìn sang bên trái và bên phải của Cô , Cô thấy rất nhiều người đang ngồi kế Cô tu chung  :) Thế là Cô hoảng hồn lên thì hết thấy ai hết :) sau đó thì Cô sợ ma qúa trời hết dám tu nhiều như trước đó , sau đó thì Cô hết thấy gì luôn .....lúc đó mình nghe kể thì mình củng thấy lạ lạ làm sao ấy , đến khi mấy ngày trước tự nhiên mình củng thấy nhưng khg giống như Cô ấy đang thức mà thấy ....mà mình thì nằm mơ thấy ....mà mình có 1 cái lạ vậy nè , khi ngày mai xảy ra việc gì thì tối đó mình hay nằm mơ thấy trước , ví dụ như nếu ngày mai nhà có khách hay đi tiệc tùng gì gặp ai thì mình hay nằm mơ thấy trước chút xíu vậy đó , hỏi SP kia thì SP bảo mình chắc có thần thông tí tẹo tèo teo nhờ có niệm Phật chút đỉnh  heheheh

   Mà mình nằm mơ thấy gì nè ? Vì cả tuần liên tục mình hay tụng Kinh Phổ Môn và sau đó thì ngồi niệm Ngài Quán Thế Âm kha khá , thế rồi mấy ngày gần lễ ta nói nó bận tíu tít , sáng sớm tỉnh dậy là lo công việc cả ngày , thế là tự nhiên ngủ đến khoảng 3 giờ sáng  " nằm mơ " thấy 1 vài người quen đã chết của mình lại kêu mình đi khai kinh Phổ Môn ra tụng đi ....trong giấc mơ mình củng te te đi ra phòng thờ Phật thắp nhang thì thấy cả đống người ngồi chờ mình ... Oh my Buddha :) mình thấy khoảng 3,4 người quen à , rồi mấy người kia là do mấy người quen của mình rủ lại nhà của mình tu á .... mình thấy mình gỏ khánh rất là nhanh , gỏ lia gỏ lịa , âm thanh vang ra cả 1 góc trời , sau đó mình tụng Kinh Phổ Môn , nhưng khg hiểu sao mấy người này cứ niệm Ngài Quán Thế Âm khg à , làm hại mình củng niệm theo họ , vừa niệm vừa gỏ khánh rất nhanh , mình thấy mấy người đó niệm rất hăng say , niệm rất to và rất rõ , mình cảm thấy 1 cái lực tu của họ rất là mạnh , mà mình cảm được họ rất ham tu , tu thật lòng lắm đó , ai ai củng niệm Phật hoài khg chịu nghỉ , rồi tự nhiên mình giật mình thức dậy thì vẫn còn thấy mình đang niệm Ngài Quán Thế Âm và lổ tai thì nghe văng vẳng mấy người đó vẫn còn niệm rền vang hết .... tự nghĩ ui giời sao tự nhiên mình bị thức giấc vậy , làm hại bỏ người ta đang tu ở đó , mình đúng là lãng nhách thiệt  đó ......rồi vì còn sớm qúa mình lười qúa nên ngủ típ .... :) Mà lạ lắm nha , mỗi lần mà mình tụng Kinh Phổ Môn sau đ1o thì niệm Ngài Quán Thế Âm thì hôm đó cả nhà của mình ai ai củng vui vẻ , bình an lắm , nhất là mấy đứa con nó ngồi cười suốt , còn hôm nào mà mình khg tụng kinh là ngày đó cả nhà khg bình an tí nào .... hôm nào mình phải hỏi SP cái vụ này mới được .....

   Những gì mình khg thấy khg có nghĩa là khg có nha . Như mình có Ông Cậu Út là em của Bà Ngoại , hồi xưa lúc mình còn nhỏ Ông Cậu đó khg có tin ma qủy , rồi Bà Dì là em gái của Bà Ngoại mình , Bà Dì này thì " lên xác " , khg biết ai dựa vào bả đó lâu lâu hay lên xác xem bói cho những con cháu trong nhà lắm , mà mỗi lần Ông Cậu đó mà gặp Bà Dì này ngồi lắc lư lên xác là ổng chửi cho 1 chặp , thế là vong nhập đó chạy mất tiêu ...  rồi Bà Dì đó tức Ông Cậu này lắm , bả hay nói riêng với mình là : nếu Bà Dì chừng nữa mà có chết , Bà sẽ về làm cho Ông Cậu Út  tin là có ma  :) .... thế là khi mình về VN gặp lại Ông Cậu này , Ông mới kể với mình là bây giờ ông tin là có ma thật rồi , vì khi Bà Dì này mất , bả theo làm cho lổ tai của Ông bị điếc cả tuần lễ , rồi Ông có cảm giác như ai  thổi phù phù sau gáy của Ông , làm Ông rởn óc cả tháng trời  hahhaha mà Ông nói Ông cảm giác được là Bà Ý đó đang theo phá Ông , sau đó Ông vái thì hết liền  ....hahhaha ... mình nghe kể xong mình ngồi cười qúa trời vì mình nhớ lại lời nói của Bà Dì mình khi xưa ....cho nên những gì khg thấy khg có nghĩa là khg có , như điện nè , mình có nhìn thấy đâu nhưng có điện xài đó .... không khí nè , có thấy đâu nhưng khg có nó mình sống bằng gì đây ? Mình nói hoài cái vụ này nhưng ông xã mình vẫn cải bướng  :)

   Mà dạo này sau có vài người quen của mình củng nằm mơ thấy nước ngập qúa trời , rồi thấy người ta chết qúa trời , cho nên giờ mình ráng làm phước , ráng cúng bông hoa , lỡ có mất thân mạng này mà khg được Phật rước về cõi Cực Lạc thì mình củng có 1 cái thân khác  better hơn , đẹp hơn , giàu hơn , cái gì củng hơn  :)  À mà mình nghe Thầy Tuệ Hải giảng rằng có nhiều đứa bé nha , ai gặp nó củng thương qúa trời , nếu người ta khg mua cho nó qùa thì người ta cảm thấy bứt rứt khó chịu lắm , mà khi mua cho nó xong thì người ta mới thấy khoẻ trong người ..... còn nhiều đứa bé ai gặp củng ghét , khg thương nổi ....là tại sao ? Vì đứa bé kia phước của nó qúa nhiều , qúa to lớn nên khiến cho ai gặp củng yêu nó qúa trời ..... mình ráng sao được vậy  ở kiếp sau :))