Thursday, December 19, 2013

Kem rửa mặt loại này rất tốt cho mùa Đông


 Vào mùa Đông mặt mày mình khô khốc như bà già ngàn tuổi . Mỗi ngày nhìn vào kiếng mà thấy tự chán cái bản mặt của mình ...hic... cộng với gặp lại những cô bạn cũ hồi xưa và những người làm chung từ năm rồi cứ chê mình qúa trời  : sao dạo này chị nhìn thấy tàn tạ thế , có chồng rồi đâu có nghĩa là mình nghỉ chưng diện đâu , chị phải diện lên cho thật đẹp đi , mấy ông chồng này ông nào mà chẳng thích đẹp ....bị chê qúa trời làm mình tự ái cả cục   :) cho nên quyết định tìm tòi kem dưỡng da , khg ngờ hàng rẽ tiền mà giúp da mình đẹp qúa . Mỗi sáng thức dậy bôi cái này vào rồi massage da mặt khoảng 10 phút , rửa sạch bằng khăn lông với nước ấm . Wow , khg ngờ da mịn màng mềm mại lại như da baby , soi gương thấy mặt mày tươi lại chút  :)

 Xong rồi bôi thêm kem dưỡng này cho mặt mày trắng trẻo hồng hào lại chút , hong thôi mặt mày mình cứ trắng nhách tái mét trong suốt mùa Đông  :)

                        Cái này bán trong Walmart , mình là khách hàng trung thành của Walmart  :) Nhưng mỗi người hạp với nhiều loại kem khác nhau , các bạn nhớ patch test trước khi sử dụng nhé .



Cách giảm cân lành mạnh của Jessica Simpson



Bạn có nhận thấy như thế nào phù hợp và lành mạnh Jessica Simpson trông những ngày này? Tháng sau khi sinh con trai Ace , cô ấy hát nhiều bài hát  hết lời ca ngợi  Weight Watchers ( đã ký của mình như một phát ngôn viên sau khi cô con gái Maxwell vào năm 2012 ) , cũng như việc tập luyện đào tạo khoảng 45 phút cô báo cáo ba lần một tuần với huấn luyện viên của mình .

Nhưng có một chiến lược cô tín dụng nhất với việc cô giữ dáng thon gọn là  : đi bộ hàng ngày . Sau khi Ace được sinh ra , cô cho biết cô nhằm mục đích để có được 8.000 đến 10.000 bước mỗi ngày. "Tôi đã không cố gắng giảm cân , " cô nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ USA Today . Thay vào đó, cô bắt đầu đi bộ để giảm bớt sự lo lắng và là một " người hạnh phúc hơn khi tiếp xúc với mọi người xung quanh . " Bây giờ, cô nói: "Tôi cố gắng đi bộ rất đều độ khoảng bốn dặm ( 4 miles ) một ngày . Nó làm cho tôi cảm thấy tốt hơn . "

THÊM : Làm thế nào Jessica Simpson vẫn giữ Sane Trong khi giảm cân

 Thói quen đi bộ của Jessica được các chuyên gia cho là hay nhất của cô ta . " Đi bộ là bài ​​tập tuyệt vời , " khu vực Boston dinh dưỡng thể thao Nancy Clark , tác giả của thể thao dinh dưỡng Hướng dẫn Nancy Clark nói. " Bạn có thể làm điều đó trong từng bước nhỏ và xây dựng nó thành lối sống của bạn . " Cuốc bộ vẫn ở một tốc độ trung bình cho một dặm đốt cháy khoảng 100 calo ( một người phụ nữ 120-150 bảng Anh ) , cho biết Clark , và theo dõi các bước của bạn , như Jessica đã làm, có thể là đầu mối bạn đi bao nhiêu bước và lượng calorie mà bạn đang  đốt cháy đang tăng  lên 1 cách đáng kể .

Wednesday, December 18, 2013

Sự hình thành một thai nhi, từ kinh điển đến khoa học hiện đại?

Hỏi: Nhân đọc kinh trong mùa Vu lan, thấy một bộ kinh (không nhớ tên gọi) mô tả về thể trạng của một sinh thể từ lúc hoài thai đến khi hình thành. Xin kính hỏi, quan điểm đó có phù hợp với những khám phá của khoa học hiện đại hay không? Một điều nữa, chúng tôi vẫn hiện còn phân vân, đó chính là khi người mẹ mang thai thì thần thức nhập thai vào lúc nào?
Đáp: Theo những dữ liệu mà bạn đã mô tả, thì chúng tôi xin xác quyết đó chính là kinh Báo Ân Cha Mẹ. Căn cứ vào kinh BáoÂn Cha Mẹ thì sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai như sau: “Thai mang một tháng mới như hạt sương rơi trên cỏ, tụ tán mong manh. Hai tháng mới như váng sữa. Ba tháng mới như huyết đọng. Bốn tháng mới tụ hình người. Năm tháng mới có đầu, hai tay và hai chân. Sáu tháng các giác quan mới khai tượng. Bảy tháng gân cốt lông da mới có. Tám tháng mới có lục phủ ngũ tạng. Chín tháng mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí của mẹ mà sống. Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh” (Kinh Báo Ân Cha Mẹ - HT. Thích Trí Quang dịch, 1994).
Trước hết, cần phải thấy rằng ngôn ngữ để chuyển tải chân lý của các sự vật, sự việc trong mỗi thời đại có những điểm khác biệt nhau. Cùng một vấn đề nhưng có thể có sự khác biệt trong cách trình bày, miễn làm sao người đọc có thể cảm nhận sâu sắc chân lý của sự vật. Sự mô tả về hình dạng thai nhi trong kinh văn vừa nêu nằm trong bối cảnh đó. Mặc dù cách xa thời đại hôm nay, dù không có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhưng với cái nhìn Tuệ giác, Đức Phật đã thấy rõ quá trình vận động và phát triển của mọi sinh linh trong quá trình sống, tồn tại và phát triển của mình. Khám phá thể hiện qua đoạn kinh vừa nêu đã phần nào minh chứng cho Tuệ giác vĩ đại của Đức Phật. Vì lẽ, phát kiến đó rất chính xác với những khám phá của khoa học kỹ thuật mà trước hết là của ngành y học hiện đại.
Theo tạp chí Thuốc và Sức Khỏe (số 43, trang 23 và số 52, tr. 27, 1995) vào ba tuần tuổi, phôi lớn cỡ 2mm, yếu tố vật chất được hình thành lúc đó rất giản đơn nhưng tinh tế, bao gồm ba cơ phận cực kỳ nhỏ mà thuật ngữ gọi là có 3 lá; từ cơ sở này, mọi loại mô sẽ được hình thành về sau. Lúc này, trên mặt của thai nhi vẫn còn phân hai do một rãnh thần kinh chia cắt. Một tuần sau, rãnh này sẽ khép lại. Mầm của các cơ quan chính từng bước phát triển. Có thể nghe tim phôi đập. Vào cuối tuần thứ tư, gò mắt tự động sụp xuống, không còn tiếp xúc với bề mặt nừa và biến thành một túi nhỏ : đó là thủy tinh Lhể tương lai. Lớp da bao phần phía trước sẽ biến thành giác mạc. Vào ngày thứ 20, phôi chỉ còn dính với một lớp vỏ thông qua một cuống nhỏ: cuống rốn. Qua đó, tạo nên sự trao đổi giữa thai và nhau. Vào khoảng tuần thứ năm, xuất hiện những cơ phận (nhú , mầm) có dạng bàn (hình lập thể) và được phân thành ba đoạn: cánh tay, cẳng tay và bàn tay cho chi trên; đùi, cẳng chân và bàn chân cho chi dưới. Vào tuần thứ bảy, các nhú bàn tay dẹt ra, hằn rõ bốn rãnh để hình thành năm ngón tay. Bàn chân cũng hình thành bằng cách ấy sau Ôó mấy ngày. Vào khoảng “tháng thứ năm của thai kỳ, những tế bào thần kinh sinh sản nhiều và định cư ở những nơi nhất định; còn sau “tuổi bản lề” này, tế bào thần kinh vẫn tiếp tục tăng trưởng và biệt hóa những phần tử định cư ấy cùng các tiếp hợp của chúng” (Thuốc và Sức Khỏe, 34, 24, 1985). Như vậy, với những phát kiến của khoa học đương đại cụ thể hơn là với những tiến bộ trong lĩnh vực y học, một lần nừa khẳng định giá trị vĩnh hằng từ những lời dạy của Đức Thế Tôn. Từ đây có thể thấy, về lĩnh vực y học, những quan điểm tương tự kể trên của Phật giáo có một tác dụng nhất định trong việc khơi gợi những bước chân khám phá của các nhà nghiên cứu, trong việc tìm kiếm lại những giá trị rất mực gần gũi và thân thiết trong đời sống của chúng ta. Trở lại vấn đề thứ hai mà bạn hỏi, theo chúng tôi đã gọi là “mang thai” thì đã có sự hiện diện của yếu tố “nghiệp thức” rồi. Theo Phật giáo, chúng ta được sinh ra từ cái bào thai hành động (kammayoni). Chính hành động hay Nghiệp của ta trong quá khứ là “cái bào thai nuôi dưỡng và tạo điều kiện” để tái sinh. Lúc thọ thai, chính Nghiệp tạo điều kiện cho thức đầu tiên làm nguồn sống cho thai bào. Chính Nghiệp lực được tác tạo từ những kiếp quá khứ đã kiến tạo những sắc thái tâm linh và sinh thể trong một hiện tượng vật lý sẵn có - tức tinh trùng và noãn sào của cha mẹ - đế cấu thành con người.
Đề cập đến vấn đề thọ thai, trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy: “Nơi nào có ba yếu tố ấy hợp lại là mầm sống khởi sinh. Nếu cha và mẹ gặp nhau mà không nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và không có một chủng từ (gandhabba) thì không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau trong thời kỳ thọ thai của mẹ mà không có sự phối hợp của một chủng tứ (gandhabba) thì cũng không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và có một chủng từ thì có mầm sống, do sự phối hợp của ba yếu tố”. Như vậy, đã gọi là “mang thai”, tức vếu tố nghiệp thức (từ bạn dùng là thần thức) đã có mặt.

Nhân-duyên-quả




Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêäp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).
Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống làkhi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.