Friday, January 31, 2014

TÂM XUÂN - Thiền Sư Thích Thông Phương



"...Con người sở dĩ đau khổ triền miên là vì tâm chấp giữ quá nặng. Cứ nắm hoài. Nắm rồi chứa. Khi nghe một câu nói không vừa ý thì ghi khắc trong lòng, mà ghi sâu chừng nào thì mệt chừng ấy. Còn giận ai thì giận suốt đời không quên. Như vậy làm sao mà vui được. Lâu lâu ra đường gặp mặt người đó cười được không? Nếu trong lòng giận chừng mười người như vậy thì sao? Ở kia gặp người này không ưa, xuống miền tây gặp người kia không hợp, thì trong lòng chắc là ít có mùa xuân.
Chúng ta nhớ rằng chẳng lẽ mình sống trên đời để giận để hờn nhau hay sao? Đó là điểm để chúng ta kiểm lại, đánh thức mình. Có khi mười năm, hai mươi năm về trước, người đó đối xử tệ xấu với mình, bây giờ đã thay đổi không phải như xưa, nhưng chúng ta cứ nhớ chuyện người ta đã xử tệ ngày trước, rồi theo đó mà đối xử buồn vui với họ.
Cho nên điều thứ sáu trong kinh Bát Đại Nhân Giác có câu:
"Quán thân đồng chẳng so đo,
Cũng không nhớ đến ác xưa người làm.
Người dù tạo ác gây hờn,
Cũng không ghét bỏ chỉ thương mê lầm."
Phật dạy quán thân mình và người bình đẳng như nhau, không so đo tính toán, cũng không nhớ đến điều ác xưa người đã tạo. Chuyện xưa qua rồi không nhớ nữa.
Dù người đó có tạo ác gây hờn với mình nhưng đã biết đạo thì cũng không ghét bỏ, vì nếu họ không mê thì đâu ai làm vậy, chỉ cảm thương họ gây tạo quả xấu, vậy thôi!. Nhờ đó, chúng ta được cởi mở, được nhẹ nhàng. Vậy bí quyết để an vui là gì? Là hỷ xả, "hỷ xả thì được an vui, còn chấp giữ thì đau khổ".
(Trích TÂM XUÂN - Thiền Sư Thích Thông Phương)

Ước gì về VN ngay dịp Tết để đi nhiều Chùa :)

 Nhớ hồi lúc còn ở VN , mỗi năm Tết về , ngoài trời cái nắng gay gắt  rực rỡ cộng thêm cái gió hiu hiu thổi vào mặt tạo cho ta 1 cảm giác rất dễ chịu khi đạp xe đi chơi với bạn trên đường phố . Lúc đó mình rất sợ những mảnh pháo ở đâu đó cố tình quăng vào mình khi mình vô tình lướt qua 1 con phố nào đó , thật nhiều kỷ niệm đẹp thời thơ ấu hồn nhiên , chỉ biết ăn và đi học , chẳng lo lắng buồn phiền chi cả ......lúc đó chưa biết đi Chùa , Tết tới chỉ biết rảo đi chơi trên đường phố :)
















Lời hay ý đẹp nhân dịp xuân về



"...Trong nhà Thiền nói: ta không có một pháp dạy người, mà chỉ tùy phương tiện nhổ đinh tháo chốt thôi. 
Nhổ đinh tháo chốt là xả, là phá chấp. 
Xả được là xong việc…”
(Hòa thượng Thiền sư THÍCH THANH TỪ)

( Mình thích nhất là cái câu : nhổ đinh tháo chốt  , nhưng rất khó mà nhổ được lắm :) ) 

“ …Trong mức độ con người bình thường hiện giờ của chúng ta, làm cái gì thì chính chúng ta là người được hưởng quả báo của hành động ấy trước tiên và gần như trọn vẹn. Thế nên làm cái gì cho người khác chính là làm cho mình. Chúng ta làm một việc thiện cho ai đó tức là chúng ta đang gởi vào ngân hàng nhân quả nghiệp báo một tài sản phước đức cho mình. Cũng vì lý do này mà Phật giáo nói rằng khi cho ai cái gì thì chúng ta cần biết ơn người đó, vì có họ mà ta mới tích góp thêm được một điều phước thiện...
Thái độ, trạng thái tâm thức lúc hành động là quyết định: làm với mục đích gì, tâm lúc ấy mở rộng hay thu hẹp…mà kết quả phước đức là lớn hay nhỏ.
Với định luật nhân quả, chúng ta có chìa khoá để giải đáp và hành động cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nhận thức và hành động theo nhân quả là chúng ta quản lý cuộc đời mình cũng như xã hội theo một cách bền vững và tiến bộ tốt đẹp.
Chúng ta thấy định luật nhân quả là nền tảng của Phật giáo. Năm giới của con người dựa trên định luật nhân quả. Con đường tự hoàn thiện cho đến giác ngộ cũng dựa trên nhân quả. Ngay chữ “con đường” đã là nhân quả. Đó là tiến trình tâm linh để đi đến những quả vị giải thoát cho đến Phật quả giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện, hành Bồ đề tâm hạnh, là nhân, thì sẽ có ngày đạt đến Bồ đề (giác ngộ) là quả. Tâm thức là một dòng nhân quả tương tục. Chuyển hóa tâm thức là chuyển hóa nhân quả của dòng tâm thức đó. Thế nên, nếu một người không tin và không sống theo định luật nhân quả thì chắc chắn người ấy không phải là Phật tử.”
(trích “TA ĐANG LÀM GÌ ĐỜI TA?” – Thích Minh Diệu)

KHÚC XUÂN YÊU ĐỜI