Tuesday, May 1, 2012

NGÔI THIỀN VIỆN TRÊN "CÁNH ĐỒNG HOANG" NGÀY XƯA


Chánh Lạc Khiêm
Tân Phước là huyện vùng xa thuộc tỉnh Tiền Giang được thành lập từ năm 1994. Do phần lớn diện tích nằm trên phần trũng của vùng Đồng Tháp Mười (vùng đất làm bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng “Cánh Đồng Hoang” ) nên đất đai bị nhiễm phèn rất nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước.
Vào mùa khô thì không tìm đâu ra nước (nếu có cũng đặc quánh phèn), chỉ có một kinh lớn chạy suốt chiều dài phân chia 2 vùng nam-bắc của huyện là kênh Nguyễn Văn Tiếp và một đoạn kênh xáng Nguyễn Tấn Thành nối liền kinh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền. Còn đến mùa nước nổi thì chìm ngập mênh mông, chỉ di chuyển được bằng xuồng, ghe.

Vì vậy, toàn vùng chỉ có cây tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Tuy nhiên hệ động vật và thưc vật nơi đây cũng rất phong phú với các loại chim như cò, le le, vịt trời , cá đồng, rắn, rùa, trăn... Cùng với chim, cá là những loại thảo mộc đặc trưng của vùng nước phèn Tân Phước.

Tiền Giang vốnlà vùng đất gắn bó với phong trào chấn hưng Phật Giáo trong nửa đầu thế kỷ 20. Lịch sử Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, luôn ghi nhớ công hạnh của các bậc cao tăng thạc đức vốn sinh trưởng ở nơi đây như quý Ngài : Hòa thượng Chánh Hậu, Hòa thượng An Lạc- Thích Minh Đàng, Hòa thượng Thích Thiện Tòng, Hòa thượngThích Minh Đức hoặc đã từng dừng bước hành đạo, hoằng pháp lợi sanh ở đây như quý Ngài: Bồ Tát Thích Quảng Đức, Hòa thượng Hoằng Ân - Minh Khiêm,  Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Huệ Quang, Hòa thượng Hành Trụ, Hòa thượng Thiện Hòa, Hòa thượng Thiện Hoa…

Miền Tây cũng là quê hương của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, viện trưởng các thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, chưa có một thiền viện nào thuộc thiền phái được xây dựng mới tại miền Tây. Thể theo tâm nguyện của Hòa Thượng Viện Chủ và mong mỏi của Phật tử gần xa, muốn xây dựng một thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (Trúc Lâm Phụng Hoàng) do Hòa Thượng chủ trương, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã lập dự án và tiến hành các bước chuẩn bị cho việc xây dựng công trình mang nhiều ý nghĩa và lợi ích này.

Duyên lành hội đủ, được sự đồng thuận của HĐTS TƯGHPGVN, BTS tỉnh hội PG tỉnh Tiền Giang và UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) cho phép Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt làm chủ đầu tư xây dựng mộtthiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử mang tên Thiền viện Trúc Lâm Chánh Pháp tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh  Tiền Giang. Một ban hưng công được thành lập với trưởng ban là thượng tọa Thích Thông Phương, phó Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Giữa “Cánh Đồng Hoang” ngày nào, giờ đây một ngôi Thiền Viện nguy nga sắp được xây dựng. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012 tới đây (nhằm ngày mùng 8 tháng 4 năm Nhâm Thìn), lễ đặt đá chính thức xây dựng sẽ được cử hành.

Theo thông tin từ quý Thầy trong Ban Hưng Công cho biết, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có quy mô thuộc loại lớn nhất nước với tổng diện tích là 30ha. Thiền viện được xây dựng theo mô hình truyền thống của các thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, với 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác không có khu vực dành cho Ni, tuy nhiên theo quy hoạch tổng mặt bằng, Thiền viện cũng dành một khu đất khá rộng ( gần 19 ngàn mét vuông) để làm nhà khách nữ.

Cũng theo quy hoạch tổng mặt bằng, thiền viện có 25 hạng mục, bao gồm các hạng mục như Chánh Điện, Tổ Đường, Giảng Đường, Khu nội viện Tăng, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Lầu chuông, Lầu trống… với tổng diện tích xây dựng hơn 8000m2. Điều hết sức đặc biệt là trong bản quy hoạch, một khu vực rộng lớn được bố trí để xây dựng Tứ Động Tâm (Lâm Tì Ni – nơi Phật Thích Ca đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo; Vườn Lộc Uyển – nơi Phật  chuyển pháp luân và Câu Thi Na – nơi Phật nhập diệt) theo đúng nguyên mẫu với tỉ lệ 6-10. Theo tỉ lệ này thì tháp Đại Giác sẽ có chiều cao khoảng hơn 31m.

Đây có lẽ là điểm rất riêng của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác mà không có một Thiền viện hoặc tự viện nào trong cả nước, thậm chí cả khu vực Đông Nam Á, có được. Với khu vực Tứ Động Tâm này, hứa hẹn trong tương lai, TV Trúc Lâm Chánh Giác sẽ là nơi thu hút Phật tử  và khách  du lịch trong cả nước đến tham quan và chiêm bái. Ngoài ra, ngay trung tâm thiền viện sẽ xây dựng một hòn giả sơn cao khoảng 25m để làm thế tự lưng cho Tổ Đường và Chánh Điện.

Phật sự lớn lao này sẽ chính thức được khởi động vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, dự kiến sau 2 năm sẽ làm lễ khánh thành (giai đoạn 1) và sau 3 đến 5 năm sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục, “tùy theo sự phát tâm công đức của Phật tử gần xa”, theo lời quý Thầy trong Ban Hưng Công cho biết.

Tầm ảnh hưởng và sự lợi ích của công trình này đối với cộng đồng xã hội đã có thể nhìn thấy được nếu chúng ta xem xét các ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng trong cả nước và ở nước ngoài trong những năm qua.

Nguyện hồng ân Tam Bảo, chư vị Long Thiên Hộ Pháp cùng giác linh liệt vị Tổ Sư thùy từ gia hộ cho Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sớm được hoàn thành, thỏa lòng  mong mỏi của đồng bào Phật tử gần xa.


Monday, April 30, 2012

Tiền Giang: Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác lớn nhất nước





Thiền viện này là do Sư Phụ của CN và một số Qúi Thầy khác đứng trụ cột lo xây dựng . Các Thầy lo làm qúa chừng nên công trình tiến rất nhanh ,chỉ trong vòng 2,3 tháng mà từ 1 khu rừng đước trở thành  được như bây giờ . Tội nghiệp Ông Sư Phụ của tui ,tối ngày phải chạy mượn tiền hết trong dòng họ của SP ,mà gia đình của SP rất giàu ,SP có 1 công ty ở SG  rất lớn nhưng đã bỏ tất cả và đi tu ,và bà con của SP rất giàu có ,chắc SP mắc nợ cũng khẳm rồi .....có lần CN chọc SP ,CN nói SP làm sao mà khi  bà con của Thầy thấy bóng dáng Thầy xa xa  là mấy người đó co giò bỏ chạy hết á ......SP cứ cười khà khà ........SP nói mỗi ngày có người lại đòi tiền ,đòi nợ .....rồi hong biết đào đâu ra tiền mà trả người ta đây ,CN nghe mà phát sợ dùm cho ông SP này  luôn .....mà trong đám đệ tử của SP ,chắc có mình CN là bèo và èo uột nhất , CN chỉ ráng dành dụm chút đỉnh và hùn vốn cúng dường tượng Phật  trong chánh điện thôi ......vì cúng dường tượng Phật sẽ được phước làm công chúa xinh đẹp  kiếp sau ....hehe....kiếp sau ai mà chọc công chúa đỏng đảnh nổi giận thì  công chúa sẽ rưới nước sôi cho biết tay .....ôi ,mà thôi nghỉ lại hong được rồi ,nhở vua cha bắt gả cho ông vua già nào thì chết mất .....thôi hong thèm ,chỉ muốn về cõi hạ phẩm hạ sanh  của Phật A Di Đà thôi ,về đó bị nhốt trong hoa sen ngàn năm để tu tập ,khi nào hết phá làng ,phá xóm thì sẽ được thả ra tu chung với thánh chúng .....vậy coi bộ có lý hơn .....

 Sư Phụ nói hôm bửa làm lễ đặt đá ,tự nhiên trên trời xuất hiện ngủ sắc nhiều màu rất đẹp,khoảng 3,4 tiếng vậy mới hết .....mọi người chạy ra xem qúa chừng ,để CN có hình sẽ đăng lên sau .....CN mới hỏi SP : vậy là chư thiên lại tham dự phải không Thầy ? ...))))   SP nói là Chư Phật và Bồ Tát chứng minh nên hiện điềm lành .  Mà cái việc xây Chùa này cũng có nhiều việc kỳ lạ lắm nha ,CN thấy là việc nhỏ như mình mua nhà ở đâu cũng phải có duyên nữa chứ đừng nói là lên cái Thiền Viện to tác thế kia . CN nghe kể lại là năm rồi , có ông Phật Tử kia có rất nhiều đất ở khu vực này ,một hôm nằm mơ thấy ông già tóc bạc phơ ,cầm cây trượng lại bảo ổng phải đi kiếm SP của CN cúng dường hết đất này đi để lập Chùa . Thế là khi tỉnh dậy ,ổng phải lật đật đi tìm SP ,và xin cúng dường khu đất rộng để lập Chùa .....sau đó thì có nhiều việc khác xảy ra nữa .......nhưng CN thấy là khi mà lên Chùa phải có nhiều vị  Bồ Tát gia hộ ,giúp đỡ ,nếu khg có sẽ khg làm  nổi .....cho nên ai muốn có các vị Bồ Tát giúp đỡ mình tai qua ,nạn khỏi thì nên phát tâm cúng dường Chùa ,phước báo vô biên đó . CN có người bà con hiện đang ở Mỹ , cả đời Ông rất siêng năng đi Chùa làm công qủa và ra tiền rất nhiều cúng Chùa mỗi khi Chùa cần xây dựng sửa sang thêm gì đó ......cho nên cả đám con của Ông  học thành tài hết ,người nào cũng ra kỷ sư và làm lương rất cao.....những gì mình làm được ,chẳng những mình hưởng mà con mình cũng được hưởng nhờ phước báo của mình đó ......cho nên các bạn ráng ủng hộ ,giúp đỡ Chùa   nhé.......
  Mà trong các đệ tử của HT Thanh Từ ,nhiều người tu chứng đắc lắm muốn nhập Niết Bàn khi đã chứng qủa A La Hán ,nhưng HT biết được chống gậy lại bảo phải ở lại độ chúng sanh ,cho nên các vị này phải vâng lời  Hòa Thượng . (gặp CN mà chứng qủa A La Hán là CN biểu diễn thần thông liền ,hong có dấu giếm như mấy Thầy đâu ....hihi.....giờ đang tức tối hong biết ai là A La hán nữa .......)........Thấy mấy Thầy ,Cô trong bộ áo cà sa vậy chứ họ là Thầy của Trời và Người đó . Lâu lâu CN cứ chọc Ông Sư Phụ hoài ,CN nói : Thầy ở cõi Trời  sướng qúa sao khg ở ,bay xuống đây làm gì , đi lang thang lưới thưới ,công việc ngập trời ,mắc nợ tùm lum ....chi mà cho khổ thân vậy khg biết nữa ......chúng sanh thì mặc kệ chúng sanh đi ,cứu xong chúng cũng lấy oán báo ân ,tội tình chi khg biết nữa .......))))  Sư Phụ bảo : để xem con hưởng phước tới bao lâu nhé,hết phước rồi đừng kêu Thầy cứu đó .......haha....buồn buồn là cứ phá SP hoài , tội lỗi ,tội lỗi ......))))

Sau đây là  địa chỉ và phone của Thiền Viện ,có ai muốn cúng dường thì liên lạc thẳng với Thiền Viện nhé ......

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác :

Xã Thạnh Tân,huyện Tân Phước ,tỉnh Tiền Giang .

Phone : 07-33-643-266

hinh00Sáng ngày mùng 8 tháng 4 Nhâm Thìn (28/04/2012),  hòa trong không khí tháng 4 đầy ý nghĩa của người con Phật đang nô nức chào mừng Đại Lễ Phật đản sanh PL 2556 , một buổi sáng đẹp trời với vầng hào quang xuất hiện trên bầu trời, duyên lành hội đủ, được sự đồng thuận của HĐTS TƯGHPGVN, BTS tỉnh hội PG tỉnh Tiền Giang và chánh quyền các cấp,  Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tổ chức Lễ đặt đá chính thức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ngôi thiền viện đầu tiên của hệ phái Trúc Lâm yên Tử được xây dựng mới tại miền Tây.
Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, hòa hợp và thanh tịnh dưới sự quang lâm chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni, cùng  lãnh đạo chánh quyền các cấp và hơn 8 ngàn Phật tử gần xa không quản ngại đường xá xa xuôi đã hoan hỷ cùng nhau huân tập về TVTL Chánh Giác tham dự Lễ đặt viên đá đầu tiên công trình xây dựng TVTL Chánh Giác, cùng nhau cầu nguyện để công trình xây dựng được thành tựu viên mãn.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có tổng diện tích là 30ha, được xây dựng theo mô hình truyền thống của các thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, với 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Theo quy hoạch tổng mặt bằng, thiền viện có 26 hạng mục, bao gồm các hạng mục thuộc ngoại viện như Chánh Điện, Tổ Đường, Giảng Đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà Khách cư sĩ Nam, Nhà khách cư sĩ Nữ v.v.., với tổng diện tích hơn 47 ngàn m2. Khu vực nội viện được quy hoạch với diện tích gần 16 ngàn m2, bao gồm 4 tăng đường, 1 thiền đường và 10 thất chuyên tu. Khu vực nhà khách nữ được bố trí trên một diện tích gần 19 ngàn m2 với Thiền đường, Trai đường riêng và 10 thất chuyên tu. Tổng diện tích xây dựng của 2 khu vực hơn 8000m2.  Trong định hướng xây dựng được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch, một khu vực rộng lớn được bố trí để xây dựng Tứ Động Tâm (Lâm Tì Ni – nơi Phật Thích Ca đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo; Lộc Uyển – nơi Phật chuyển pháp luân và Câu Thi Na – nơi Phật nhập diệt) theo đúng nguyên mẫu với tỉ lệ 6-10. Theo tỉ lệ này thì tháp Đại Giác sẽ có chiều cao khoảng hơn 31m. Đây sẽ là điểm rất riêng của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhằm tạo duyên lành cho những Phật tử gần xa không có đủ duyên đến Ấn Độ để chiêm bái, thì có thể đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chiêm bái.

Công trình xây dựng TV Trúc Lâm Chánh Giác đáp ứng tâm nguyện của Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thanh hạ Từ Tông chủ của Thiền phái Trúc Lâm thế kỷ 20 và mong mỏi của Phật tử gần xa, xây dựng một Thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trên mãnh đất miền tây vốn thấm nhuần tinh thần Phật giáo, miền đất tiêu biểu cho truyền thống gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc, đó cũng chính là nét đặc trưng của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Theo thời gian dòng thời gian Thiền Trúc Lâm Yên Tử âm thâm suôi dòng chảy về miền tây, như dòng sông Mekong chỡ nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng nam bộ, ngôi thiền viện mới ra đời sẽ là trung tâm tu học theo tin thần thiền tông đời Trần là "Phản quan tự kỷ" sẽ làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người dân tỉnh Tiền Giang và các  tỉnh miền tây nam bộ giàu tình người.

Một số hình ảnh Lễ Đặt Đá Xây Dựng TVTL Chánh Giác

Chư tôn Hòa thượng chứng minh

Niệm Phật cầu gia bị

Chư tôn đức Tăng về tham dự lễ đặt đá

Chư tôn đức Ni về tham dự lễ đặt đá

Đại diện chánh quyền các cấp tham dự lễ đặt đá

Thượng tọa Trụ trì TVTL Dalat đọc diễn văn khai mạc

Hòa thượng chứng minh ban đạo từ

Hòa thượng trưởng ban quản trị Thiền Phái Trúc Lâm ban đạo từ

Đại diện chánh quyền phát biểu

Viên đá đầu tiên xây dựng TVTL Chánh Giác

Nghi thức lễ đặt đá

Cùng nhau đặt viên gạch đầu tiên cho công trình xây dựng TVTL Chánh Giác

Quí Phật tử khắp nơi về tham dự
- Hình ảnh do PT Minh Triết - Đănng Chân cung cấp



Đạo làm con - Thích Nhật Từ

Kinh Pháp Cú 05 Chân dung người ngu Thích Nhật Từ