Tuesday, July 16, 2013

Hướng dẫn làm bún tươi, máy làm bún tươi tư động năng suất cao.




Ai thích ăn bún qúa nên mua cái máy này .... :)

Monday, July 15, 2013

Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ

Là vợ ‘tập hai’, Cúc luôn bị mẹ chồng đem ra so sánh với vợ cũ của anh mà bà khen là rất tuyệt vời, cho đến ngày sự thật về những lời khen đó được hé lộ.
Trở thành cựu con dâu, lập tức thành người tốt
Cúc bị mẹ chồng chê bai đủ thứ, từ nhan sắc đến mức độ đảm đang, cái gì cũng thua Oanh, vợ cũ của chồng cô. Sự thua kém được bà nhấn mạnh nhiều nhất là: Oanh rất hiếu thảo với mẹ chồng, sống cực kỳ biết điều với gia đình chồng, rất rộng rãi, chứ không ki bo như Cúc, lúc nào cũng chỉ biết có mình. Những nhận xét đó được bà nhai đi nhai lại khiến Cúc luôn thấy nặng nề, căng thẳng. Cô cảm thấy mình đã cố gắng hết sức để làm vừa lòng mẹ chồng, vậy mà vẫn chẳng là gì so với “người tiền nhiệm” hoàn hảo kia.
Thực sự, Cúc không biết mình phải làm gì nữa mới hết bị mẹ chồng chê là không biết điều với nhà chồng. Dù thu nhập hai vợ chồng không cao, cô vẫn chi trả mọi khoản sinh hoạt gia đình, không để cho bố mẹ chồng thiếu thốn thứ gì. Các em tuy đã thành gia thất nhưng vẫn được chị dâu quan tâm, khi cần thì giúp đỡ. Những ngày nhà có việc, người chi tiền vẫn chỉ là vợ chồng Cúc, bố mẹ và các em gần như không đóng góp. Chỉ có điều, Cúc không có tiền tài trợ cho bố mẹ chồng đi du lịch nước ngoài như nguyện vọng của ông bà.
Một hôm, nghe bà chị họ chồng thuyết cho một hồi về cái đạo làm dâu phải thế này phải thế nọ, rằng tao nghe bà A. (mẹ chồng Cúc) bảo mày sống tệ lắm, không bằng môt góc cái Oanh ngày xưa, Cúc uất quá, tìm bằng được số điện thoại của “người tiền nhiệm”, đòi gặp ngay vì “có vài điều cần hỏi chị”, dù thực ra lúc đó cô cũng chẳng biết gặp để hỏi cái gì.
‘Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ’
Thực sự, Cúc không biết mình phải làm gì nữa mới hết bị mẹ chồng chê là không biết điều với nhà chồng. (ảnh minh họa)
Đến điểm hẹn, vốn định vào đề theo cách khéo léo và “sĩ diện” hơn, nhưng không hiểu sao vừa ngồi xuống đối diện với Oanh, Cúc đã buột miệng: “Chị. Chị làm khổ em quá”. Oanh trố mắt. Cúc nói tiếp: “Em không biết chị tuyệt vời đến đâu mà để bây giờ, mẹ chồng suốt ngày đưa chị ra làm tấm gương cho em học tập, em cố hết sức mà bà ấy vẫn bảo không bằng một góc của chị. Vì chị mà đời làm dâu của em khổ cực như thế này”.
Mắt Oanh càng lúc càng mở to, rồi cô bật cười rũ rượi: “Ai bảo với cô là tôi tuyệt vời? Mẹ chồng cũ của tôi á? Tôi tuyệt vời thế nào?”.  Nghe những tính từ mô tả mình từ miệng vợ mới của chồng cũ, Oanh càng cười đến nghẹt thở.
“Xinh đẹp ư? Đảm đang ư? Rộng rãi ư? Cô có biết hồi tôi còn là dâu bà ấy, bà ấy suốt ngày than phiền với hàng xóm, với họ hàng là con trai bà dại dột lấy phải đứa vợ vừa xấu vừa vụng thối vụng nát không? Cô có biết tôi thường xuyên bị mẹ chồng đay nghiến là keo kiệt không, dù bao nhiêu tiền tôi đều dùng báo hiếu bà ấy, chả để được đồng nào?”.
Trong quán cà phê hôm đó, Oanh kể hết cho Cúc chuyện chị đã phải chịu stress thế nào khi còn làm dâu, và rằng bà ấy là một trong những yếu tố khiến chị thêm quyết tâm ly dị khi tình cảm vợ chồng rạn vỡ. Rồi Oanh động viên Cúc: “Cô cứ yên tâm mà sống, cứ làm gì vừa sức và đúng đạo lý, đúng lương tâm mình là được, chứ tôi chả tốt hơn cô đâu. Đừng để tâm đến chuyện bị mẹ chồng chê bai, so sánh nữa. Nếu muốn bà ấy khen, cô chỉ có một cách là ly dị chồng thôi”.
Từ hôm đó, Cúc thấy nhẹ lòng hơn, tuy cô phải cố kiềm chế để không thanh minh cho mình bằng cách nói toạc những gì nghe được từ “người tiền nhiệm”. Thế nhưng, một hôm bị mẹ chồng nói quá, cô bật ra: “Mẹ thấy con đáng ghét, xấu xa là đương nhiên, con là đương kim con dâu mẹ mà. Chị Oanh hồi còn là vợ anh ấy cũng bị mẹ chê đủ điều có hơn gì con đâu, giờ họ bỏ nhau rồi mẹ lại khen chị ấy tuyệt vời là sao?”. Mẹ chồng “đứng hình” rồi chửi Cúc là đồ mất dạy, nhưng cô thì hả hê lắm.

Mẹ chồng “thả mồi bắt bóng”
Sau bữa giỗ, Uyên ngồi rửa bát với chị chồng, vốn lâp nghiệp và lấy chồng ở miền Nam, từ hôm cưới Uyên đến nay gần 1 năm chưa gặp lại. Hai chị em tỉ tê trò chuyện, Uyên thăm dò: “Chị có biết chị Hòa, người yêu cũ của anh Linh (chồng Uyên) không?”.
Chị cười: “Tìm hiểu về người cũ của nó, có ghen tuông gì không đây?”. Nói vậy nhưng chị vẫn kể về mối tình thời sinh viên của Linh và Hòa, cô bạn học kiêm hàng xóm. Hai người yêu nhau lắm, nhất là Linh, anh không chỉ say đắm mà còn tôn thờ Hòa. Khi hai người vào đại học được non học kỳ thì bố mẹ Hòa phá sản, nhà cửa phải bán hết, về quê sống nhờ ông bà. Mấy đứa con, trong đó có Hòa, cũng phải bỏ học. Hòa ở lại Hà Nội kiếm tiền nuôi thân và giúp gia đình.
‘Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ’
Mấy đứa con, trong đó có Hòa, cũng phải bỏ học. Hòa ở lại Hà Nội kiếm tiền nuôi thân và giúp gia đình. (ảnh minh họa)
“Thấy hoàn cảnh Hòa như thế, mẹ nghĩ nó không hợp với thằng Linh. Con gái xa nhà, nghề nghiệp không có, lại nặng gánh gia đình, dễ sa ngã lắm, thằng Linh thì mấy năm nữa mới tự lập được, làm sao mà đợi chờ nhau? Vì thế mẹ khuyên Linh chia tay, rồi nó cũng nghe ra”, chị chồng kể. Uyên hỏi: “Chị Hòa có xinh không ạ?”. “Cũng được, không xinh như em nhưng cũng dễ coi”.
Những gì chị chồng kể khiến Uyên suy nghĩ nhiều và khi có dịp lại hỏi người khác vốn biết về chuyện tình đầu của chồng cô. Một người bạn của Linh cho biết: “Hồi đó bà già ngăn cấm ghê lắm. Bà gặp cái Hòa mấy lần, dọa nếu không buông tha thằng Linh thì sẽ phải hối hận. Bà còn đến tận quê Hòa mắng ầm ĩ cho hàng xóm nghe, để bố mẹ Hòa xấu hổ mà bảo con chia tay. Bà cũng bảo với Linh là Hòa đi làm gái ở quán cà phê đèn mờ. Linh không tin, vẫn quyết yêu Hòa, nhưng rồi chính Hòa đã đòi chia tay. Linh nó vật vã đến mấy năm trời, rũ rượi như ma, may gặp em nó mới hồi sinh đấy Uyên ạ”. Người bạn này cũng nói, Hòa rất tốt tính, đáng yêu, nhưng không xinh bằng Uyên.
Những điều nghe được giải phóng Uyên khỏi cái mặc cảm tự ti mà mẹ chồng gieo vào cô ngay từ buổi đầu về làm dâu, nhưng cũng khiến cô rất buồn vì hình ảnh bà trong cô tối đi nhiều. Gần một năm lấy chồng, Uyên chưa bao giờ thấy mẹ chồng hài lòng về mình. Bà chê trách cô đủ thứ, và mỗi lần như vậy lại chép miệng nói một mình mà cố tình cho cô nghe: “Giá thằng Linh nó lấy cái Hòa thì có phải hay không. Con bé đẹp gái là thế, giỏi giang là thế, không hiểu sao nó lại bỏ, đi lấy con bé vừa xấu vừa chậm này”.
Uyên cho biết, từ lúc đó, cô không cố gắng hết mình để làm vừa lòng mẹ chồng nữa. “Mẹ chồng chê mình có phải vì mình không tốt đâu, chẳng qua vì mình là con dâu, nên mình có cố thì vẫn bị ghét thôi. Bà ấy ghét mình vô cớ mà bảo mình phải yêu, phải hết lòng với bà ấy thì… hơi khó”.
Hương, một cô gái cũng thường xuyên bị mẹ chồng “dìm hàng”, kể: “Hồi vợ chồng mình còn là bạn học, mẹ chồng mình quý mình lắm. Mỗi lần mình đến chơi, bà đều nói chuyện rất thân thiết, cứ bảo ước gì sau này con làm con dâu bác.  Nhiều người khác cũng nói, toàn nghe bà khen mình. Có điều hồi đó chồng mình đang thích bạn khác, cũng cùng lớp. Bạn ấy bị mẹ chồng mình chê là gầy quá, mắt một mí. Cả đám đến chơi, bà vui vẻ với mọi người mà lờ tịt bạn ấy đi. Mình cưới chồng mình một phần cũng vì nghĩ được mẹ chồng yêu sẽ rất hạnh phúc.  Thế nhưng khi mình làm dâu rồi thì trong mắt bà, mình chẳng còn gì tốt đẹp nữa”.
“Mình không hiểu nổi tại sao các bà mẹ chồng lại cứ thả mồi bắt bóng như vậy”, Hương than thở. “Yêu thương con dâu mình, động viên nó sống tốt, chẳng hơn là cứ đi khen thiên hạ và khư khư giữ lấy cái khoảng cách muôn đời mẹ chồng – nàng dâu hay sao?”.
Theo Eva


Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/chuyen-yeu/tam-su/2013/03/con-dang-ghet-vi-con-la-dau-cua-me/#ixzz2Z4dHxtQ8

Tôi yêu chồng nhưng ghét cay ghét đắng nhà chồng!

Tôi lấy chồng được 3 năm, tuy là chưa phải làm dâu vì vợ chồng tôi sống trên Hà Nội (quê chồng ở Hà Nam). Nhưng dần dần càng tiếp xúc và hiểu rõ về nhà chồng tôi lại càng ghét họ hơn.

Vì Hà Nam và Hà Nội không xa lắm nên cứ một tuần vợ chồng tôi lại về 1 lần thăm nhà. Dạo này bận công việc hơn trước nên vợ chồng tôi cũng ít về hơn. Chồng tôi giờ làm thêm mảng thiết kế nên công việc khá là bận rộn. Còn tôi thì làm thêm bán quần áo online ngoài việc làm văn phòng. Chính vì thế mà đợt này không về thăm ông bà được như trước, thế mà ông bà suốt ngày gọi điện trách móc làm tôi phát mệt.

Mọi người sẽ nghĩ tôi là người soi mói và để ý nhưng phải là người trong cuộc thì mới thấy tủi thân và thấm thía thế nào. Đi lấy chồng đồng nghĩa với việc phải lấy cả nhà chồng, vậy mà không thể yêu nhà chồng như nhà mình tôi thật sự thấy ngột ngạt.

Ngày yêu nhau, biết gia đình anh khó khăn nhưng tôi vẫn yêu và chấp nhận lấy anh vì tôi yêu và thương anh. Anh phải một mình tự lập hết, bố mẹ chả lo được gì cả. Biết là ông bà khó khăn nên tôi cũng chả dám đòi hỏi nhiều là ông bà phải cho cái này cái nọ. Nhưng đằng này ông bà lại chỉ thích xin xỏ, nhờ vả vào con, mặc dù vợ chồng tôi đang khó khăn, nhà cửa còn phải đi thuê, nay đây mai đó.

Ông bà ở quê mặc dù làm ruộng nhưng cũng có chút đồng lương hưu. Cộng với việc ông bà rất tiết kiệm, tôi thấy chả ăn tiêu gì, ăn uống thì đạm bạc. Nếu như bố mẹ nhà khác thương con thì tiết kiệm cho con, hoặc cùng nữa là để đỡ phải nhờ vả vào con. Đằng này từ cái thẻ điện thoại hay bất cứ vật dụng nào cần mua ông đều í ới cho con trai ở tận trên Hà Nội mua, không phải là ở quê không có mà là ông sợ tốn tiền của ông.

Tôi thấy tủi thân vô cùng vì người ta lấy chồng được nhờ nhà chồng. Còn tôi thì đã không được nhờ lại còn bị nhờ vả thêm mặc dù chúng tôi cũng đang khó khăn. 

Nhà chồng có 3 con nhưng giờ có việc gì cũng cứ đổ hết lên đầu đứa con út (là chồng tôi). Tôi thương mình thì ít mà thương chồng thì nhiều. Chẳng bù cho bố mẹ đẻ của tôi không bao giờ lấy tiền của tôi cho mặc dù bố mẹ cũng khó khăn, vì bố mẹ hiểu giờ tôi còn có gia đình nhỏ của mình.

Không hiểu số tôi thế nào mà lại vớ phải nhà chồng chua chát như thế?

Chồng tôi bị bệnh, ông bà nội cũng chả lo được gì. Chỉ có mẹ tôi sốt ruột cứ đi chạy vạy đi tìm mua thuốc cho anh ấy. Nhiều lúc nghĩ thương mẹ mà chả làm gì được, trong khi bố mẹ chồng thì thờ ơ, có hỏi thăm thì cũng chỉ để cho có, còn "sống chết mặc bay". 

Tôi thật không hiểu sao lại có bố mẹ không thương và lo cho con cái như bố mẹ chồng tôi? Thế mà chồng tôi chẳng chịu hiểu hay là cố tình không hiểu ra điều ấy. Tôi cứ nói câu nào là anh lại gạt đi. Trong đầu anh ấy bao giờ bố mẹ cũng là nhất, còn vợ như tôi chỉ là thứ yếu mà thôi. Ông bà nói gì anh cũng nghe. 

Đã thế, thỉnh thoảng về, bố chồng lại gợi ý mua cái này cái nọ cho ông. Tôi về chơi có nửa ngày ông cũng bắt tôi ra chợ mua đồ ăn (ông kêu là thích ăn gì thì mua nhưng giờ tôi đã hiểu là hôm nào vợ chồng tôi về chơi thì tôi phải đi chợ để không phải tốn tiền của bố mẹ chồng). 

Nhiều lúc tôi cũng tự nhủ và an ủi mình bằng những lý do khác nhau. Nhưng sự thực là càng ngày tôi càng nhận ra tính keo kiệt, bủn xỉn của bố chồng và tôi không thể nào yêu quý ông ấy cho được. 

Đã thế, bố mẹ người khác chỉ muốn cho con cái đi ra làm ăn cho phát triển. Còn ông bà nội chỉ thích cho con cái ở nhà để có người hầu hạ, phục vụ ông ấy. Cứ hơi đau ốm tí là ông lại điện gấp cho ông con út quý hóa trên Hà Nội về gấp để chăm lo, để vòi vĩnh. Tôi thực sự ngán ngẩm với bố chồng.

Ngoài bố chồng ra thì anh em nhà chồng cũng chẳng khá hơn. Anh em nhà chồng ai cũng có nhà cửa rồi nhưng lại cứ vin vào cớ thất nghiệp với không có tiền vay mượn ông em út, trong khi ông em út thì đang thuê nhà. 

Mà lạ đời ở chỗ, họ bảo vay nhưng không thèm trả mới hay chứ. Làm sao mà tôi không điên cho được. Lúc vợ chồng tôi hỏi vay mượn làm ăn chả bao giờ nhà an chồng cho vay được đồng nào. Đến bây giờ toàn quay ra vay vợ chồng tôi mà lần lữa không trả.

Không hiểu số tôi thế nào mà lại vớ phải nhà chồng chua chát như thế? Nghĩ mà chán cho cái thân phận và cuộc đời mình. Chả bù cho nhà tôi, anh em tuy không có nhiều nhưng anh chị rất hay giúp đỡ tôi vì thấy tôi chưa ổn định. Bố mẹ cũng không có nhưng không bao giờ lấy tiền của tôi, thậm chí còn tiết kiệm cho tôi nữa. 

Càng so sánh giữa hai bên nội - ngoại, tôi lại càng thấy sự khập khiễng và chua chát. Đến bao giờ thì chồng tôi mới chịu hiểu đây?

Theo aFamily

http://tintuconline.com.vn/vn/tamsu/20130410064405010/toi-yeu-chong-nhung-ghet-cay-ghet-dang-nha-chong.html

Saturday, July 13, 2013

Khai Thị Cho Tang Gia Quyến - Thích Chân Hiếu