Tuesday, October 8, 2013

28 Cõi Trời, 5 Cõi Khổ và 1 Cõi Niết Bàn

Có nhiều luận thuyết, cách phân chia về các hiện hữu của vũ trụ hữu hình, vô hình. 
Có thuyết chia thành 9 tầng tương ứng với 9 thừa, 
Có thuyết chia thành 7 tầng ứng với 7 Luân Xa, 
Có thuyết chia thành 13 tầng. (Về con số 13 thì trên tờ 1 đô la của Mỹ có rất nhiều biểu tượng có con số 13 này, có trường phái quan niệm con số 13 là siêu vượt lên mọi khái niệm âm dương của 12 con giáp, 12 nhân duyên, 12 tháng… Bên cạnh đó, trong Phật pháp có nhiều luận điểm về con số 13 – tương ứng với sau 49 ngày thành đạo của Đức Phật vì tổng 49 là 13; một luận điểm khác là cảnh giới A Tu La – cảnh giới Bán thần có trên dưới 120 bậc, được chia thành 13 tầng để gọi Chư Thần Giáng Nhập. Bậc 13 là A Tu La Vương – Vua Cõi A Tu La, thường do các Đại Bồ Tát thị hiện giáo hóa), 
Có thuyết chia thành 5 tầng thế giới, 
Có thuyết chia thành 3 Cõi lớn là: Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới v.v… 
Ở đây trình bày 1 cách phân chia thế giới vũ trụ vô hình, hữu hình gồm có 3 cõi lớn là: Dục GiớiSắc Giới và Vô Sắc Giới. 
Trong 3 Cõi Lớn này lại chia thành 5 thế giới lớn. Các cảnh giới này biến hiện ra là do tâm thức, nghiệp lực của mỗi đối tượng trong sự đa dạng, phong phú vô cùng của Tâm. 
Thế giới thứ 1Gọi tắt là A Tu La thực chất gồm 5 cảnh: Người (thế giới hữu hình vật chất mà chúng ta vẫn nhìn thấy), Atula (thế giới vô hình, đặc điểm là thiện ác lẫn lộn, phước lớn như cõi Trời nhưng lòng đố kỵ, thù hận vẫn còn, chỗ thấp thì tin tà giáo làm hại người khác, ích kỉ, chấp trước, giận dữ, dở dở ương ương, lúc tốt thì rất tốt, lúc xấu thì rất xấu, quan điểm, chính kiến chưa rõ ràng), Súc sinh thú vật (đặc điểm mê mờ, không lí trí), Ngạ quỷ (đặc điểm tham lam, thèm khát), Địa Ngục (đặc điểm ác độc, thâm hiểm). 
Thế giới thứ 2Còn lòng Dục nhưng không còn ác tâm, ác việc nữa, là thế giới thuần thiện. Gồm 6 cõi Trời: Tứ Thiên Vương Thiên, Đao Lợi Thiên (trong Đao Lợi gồm 33 nước trời nhỏ, vua cõi này là Indra Đế Thích hay dân gian gọi là Ngọc Hoàng), Dạ Ma Thiên hay Tu Diệm Ma Thiên, Đâu Xuất Đà Thiên (cõi này do Bồ tát Di Lặc làm chủ), Hóa Lạc Thiên và Tha Hóa Tự Tại Thiên (cõi này do Thiên Ma làm chủ – thực chất là bậc Bồ Tát Thất Địa – Viễn Hành Địa thị hiện để thử thách, giáo hóa (Địa thứ 7 trong 10 Địa (thập địa) cuối cùng trước khi bước lên Đẳng Giác, Diệu Giác – Quả vị Phật Vô Thượng Bồ Đề. Để tới Phật quả Vô Thượng Bồ Đề phải trải qua 55 bậc Bồ tát: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh và Thập Địa. Quả vị Phật tiểu thừa như Bích Chi Phật hay A la hán thì không theo trình tự 55 bậc này).   
(Thế giới 1 và 2 trong tu tập có đặc điểm là còn lòng Dục, ham muốn thô nên gọi chung là cõi Dục Giới. Riêng 6 cõi Trời thì giữ được 10 điều thiện trong đời được sinh lên là: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêm bớt, không nói hai chiều, không nói lời ác, không tham lam, không giận dữ, không si mê. Các cõi này đều chưa thiền định). 
Thế giới thứ 3:  Còn hình sắc nhưng hoàn toàn không còn lòng dục. Vì không còn ác tâm và không còn lòng dục nên được gọi là cõi Phạm hạnh. Người tu giữ trọn vẹn Ngũ giới: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không Nói Dối, Không Say Nghiện và thực hành Thiền định mới lên được cõi này.  Gồm 18 cõi Trời Sắc Giới,  ứng với 4 cấp độ của Thiền. Đó là các cõi Trời: 
Sơ ThiềnPhạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, 
- Nhị ThiềnĐại Phạm Thiên (Brahma), Thiểu Quang Thiên (Vishnu), Vô Lượng Quang Thiên (Shankar), Quang Âm Thiên (Cõi này là quê hương của loài người – một không gian tĩnh lặng ngập tràn ánh sáng làm thể viên mãn – vua Trời là Đại Tự Tại Thiên (Shiva) 
Tam ThiềnThiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên,  
Tứ ThiềnPhước Sinh Thiên, Phước Ái Thiên, Quảng Quả Thiên cộng với 5 cõi được gọi là Ngũ Tịnh Cư là: Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên, 
Thế giới thứ 4gọi là Cõi Vô Sắc Giới gồm 4 cõi Trời không hình tướng, không còn cảnh và thức tâm trong thiền. Cái Không ở đây không phải là vô tri vô giác như gỗ đá theo cách hiểu thông thường. Không tưởng mà vẫn sáng suốt như tấm gương lớn, thấu tỏ mọi điều. Cõi này ứng với các cấp Thiền: 
- Ngũ ThiềnKhông Vô Biên Xứ Thiên, 
- Lục Thiền: Thức Vô Biên Xứ Thiên, 
- Thất Thiền: Vô Sở Hữu Xứ Thiên, 
- Bát Thiền: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, 
Thế giới thứ 5Vượt thoát Tam Giới – gồm các cõi Phật Thanh Tịnh, Trang Nghiêm thù thắng vi diệu, nhiều tài liệu mô tả cảnh giới này là thừa thứ 9 hay Cửu Thiền. (Thiền không chỉ có nghĩa là ngồi Thiền mà chỉ trạng thái Thiền). 
Vậy, cách phân chia này chia thế giới vũ trụ quan hữu hình và vô hình tổng cộng gồm 33 cõi là: 5 cõi Khổ và 28 cõi Trời. 
Siêu vượt lên khỏi 33 cõi này là Cõi Niết Bàn Linh Thánh (Nirvana) là con đường Đức Phật và Chư Phật 10 phương đi qua. Và từ lòng Từ Bi các Ngài xoay chuyển bánh xe Chính Pháp chỉ dẫn con đường này cho những ai muốn vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau và sự ràng buộc của Sinh Tử Luân Hồi! Cõi siêu vượt này gọi là Cõi cho dễ hình dung nhưng thực chất vượt lên khỏi mọi khái niệm, hình tướng, định nghĩa!
Con đường tìm về chính mình là nhớ ra và trở về với cái tôi thật của mình là: Chân Tâm, Phật Tính, Chân Ngã – Nguồn Tính Không chiếu diệu trong suốt khắp 10 phương, lúc này là chúng ta làm chủ được Sinh Tử Luân Hồi và đắc quả Phật tiểu thừa là A La hán hoặc Bích Chi Phật! 
Khi tìm được chính mình rồi, trí huệ phát hiện ra Chân Tâm, Phật Tính, Chân Ngã ngoài tính Không chiếu diệu còn có 1 tính chất nữa là Niết Bàn Diệu Tâm, tức là Không nhưng lại sáng tỏ hết mọi điều và từ đó sáng tạo nên mọi diệu dụng muốn sinh khởi. Điều này chính là câu nói thuộc vào trí tuệ Bát nhã, một trong những giáo lý khó nhất để hiểu, để ngộ và quan trọng là để chứng của Phật pháp là: Có là Không, Không cũng là Có (Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc) thì hành giả có ý nguyện phát Bồ Đề Tâm giúp đỡ những chúng sinh khác đạt được Niết Bàn Giải Thoát thì từ Chân Tâm, Phật Tính, Chân Ngã này phát sinh các diệu dụng vi diệu để trở lại 3 cõi hóa độ chúng sinh, làm tròn Phật Quả Vô Thượng Bồ Đề! 
Hành trình chỉ có vậy, nói dễ nhưng làm mới nên chuyện! 
Chúc hành trình của bạn tràn đầy ân phước và may mắn! 
P/s: Tu tập thường có khái niệm không phân biệt. Đã không phân biệt sao còn có phân chia thì ở đây phải gẫy gọn, rõ ràng.  
Không phân biệt hàm ý chỉ vào bên trong mỗi người đều bình đẳng, gần thì ”Máu ai cũng đỏ, Nước mắt ai cũng mặn”, ai cũng có Khổ Đau, Sung Sướng, Mơ Ước Hi Vọng, Mưu Cầu Hạnh Phúc, Mưu Cầu Sống như nhau mà 1 nhà tâm lý đã nói: Những cái gì riêng tư nhất lại là cái chung nhất!
Sâu xa của sự không phân biệt là ai ai cũng đều có Chân Tâm, Phật Tính, Chân Ngã bình đẳng chiếu diệu ở lớp bên trong của cái bên ngoài như thể xác, danh tính v.v… 
Vậy bên trong sâu xa thì giống nhau, nhưng bên ngoài thì vẫn có khác trong nhận thức của cao thấp, xấu đẹp, sáng tối v.v… (Dẫu sai khác này là ảo ảnh, huyễn hóa của nhận thức, của tâm vọng tưởng và nghiệp thức nghiệp quả). Những người chấp Không quá (không phân biệt, cái gì cũng cho là như nhau…) thì thường gặp các trở ngại trong cuộc sống đời thường, sống với tập thể hay có mâu thuẫn; những người chấp Có quá thì thường cản trở và dễ gặp chướng ngại trên đường Đạo, cụ thể là các phiền não chướng, sở tri chướng làm cản trở cái nhìn chân thật về Chân tâm, Phật tính.

Cõi trời

   Khg biết sao tánh mình rất thích những gì huyền bí lắm , cái gì mà bí bí ẩn ẩn , cao siêu huyền bí  mình khg biết là mình rất khoái và theo tìm hiểu , điều tra tới tận bến lun :)

   Hôm nay mình hỏi SP cảnh giới chư thiên , SP nói là có cõi trời dục giới , cõi trời này  là thấp nhất trong các tầng trời , mà sao gọi là trời dục giới ?  Nghĩa là  mấy ông tiên , bà tiên  này cũng có gia đình con cái đàng hoàng , nhưng họ sống lâu hơn loài người và có phước báo là bay qua bay lại , biến phép có đồ ăn mà ăn , khg cần đi kiếm tiền cực khổ như mình ở đây  . Mình mới hỏi tu sao mà được về cõi trời này há SP ?  SP bảo : làm phước , cúng Chùa , cúng dường Chư Tăng , Ni giúp đỡ mọi người , sống tốt với tất cả mọi người là mình có thể về cõi trời này được .  Mình hỏi : nếu về đó rồi lâu lâu có ghé thăm cõi trái đất này được khg SP ?  SP nói  : được , vì tầng trời này thấp gọi là dục  giới , chỉ có cõi trời  cao hơn là vô sắc giới thì khg có về thôi .  Lý do mình hỏi bởi vì năm rồi mình nằm mơ , mình thấy mình bay  trên trời , mình nhìn xuống thấy có 1 đưá con của mình nó khổ qúa chừng , mình mới bay bay theo nó hoài , nó đi đâu thì mình bay theo nó , mình mới hỏi ông SP này , SP bảo : con coi chừng kiếp sau , có thể con thành tiên , nhưng vì còn lòng thương con qúa nhiều nên thấy nó khổ mình khg đành lòng bỏ nó , cứ bay theo nó hoài ....ôi , chết mình rồi , mình muốn đi về cõi cực lạc của Phật A D Đà , tình nguyện trốn trong hoa sen tu mà sao bị mắc kẹt thương con qúa trời vậy nè , rồi phải bay là đà theo nó hoài chắc mỏi mệt chết lun qúa , thật là khổ ghê ! Rồi SP bảo về cõi trời khi mà hưởng hết phước báo thì có thể bị đọa xuống làm thú vật nữa đó , cho nên về cõi trời nguy hiểm lắm nha , lên đó chỉ có rút phước báo trong nhà bank  xài khg à , chứ khg có bỏ tiền vào bank công đức , cho nên hết phước là bị đọa liền đó .... ôi trời , thật là bị mấy đứa  con báo hại mà  :)

  SP nói  : cho nên con phải ráng tu sao mà đừng dính mắc ai cả , vì lòng thương ái luyến  con nhiều qúa khi Phật tới rước mình khg chịu đi thì dĩ nhiên là phải đi theo con của mình hoài rồi , rồi thấy nó khổ mình cũng khổ theo nó lun , cái này là khổ có chùm nè  :)

Tụng thần chú nào linh nghiệm đây ?

 Hôm nay lại nói chuyện với ông SP kia nữa , mình hỏi Thầy cái vụ trì tụng thần chú trong Kinh Lăng Nghiêm , mà nhiều lúc mình cũng rất là lộn xộn cái vụ  thần chú này linh hơn thần chú kia , có Thầy thì bảo Chú Đại Bi rất linh ứng , rồi có Thầy thì bảo Chú Lăng Nghiêm rất powerful , là vua trong tất cả thần chú , giống như là mình đang đứng ở ngã ba đường , người này thì chỉ mình đi đường này , người kia thì bảo đi đường kia tắt nhanh hơn , nhiều người chỉ qúa nên mình chẳng biết đi đâu ? hic .....hỏi ông SP này thì SP bảo : ví dụ như đi làm , người này đi làm nghề này , người thì đi làm nghề kia , nhưng cuối cùng là ai cũng kiếm được nhiều tiền  :)

  Nhưng có lần mình nghe trong băng giảng của HT Huyền Vi , HT bảo mình tu cách nào cũng được , miễn là gom tâm mình về  " định " 1 chổ , tu sao cho an lạc là được . HT nói thường thì khi mình tu niệm Phật hoài 1 hồi thì tâm nó nhàm chán lắm bắt đầu nó làm cho mình buồn ngủ hay vọng tưởng quậy mình chơi vậy .....cho nên đổi qua theo dõi hơi thở , theo dõi hơi thở 1 hồi bắt đầu nó muốn " kiếm chuyện " với mình nữa thì xoay qua tụng Chú Đại Bi , Chú Lăng Nghiêm , chú Vãng Sanh :)  ....nhiều đường đi lên 1 đỉnh núi , cho nên đi đường nào cũng được , miễn là lên tới đỉnh núi được thôi  :)


  HT Tuyên Hoá có giảng nói là tại sao trì tụng thần chú được linh ứng như vậy ?  Mình nói  theo cách mình hiểu nhé , chắc là chư Phật dùng " secret code "  , ngôn ngữ ký hiệu riêng , giống như mình đi vô trại lính , mình phải nói theo ngôn ngữ mật hiệu riêng của lính , thì mấy ông lính lon kon ở dưới mới nghĩ  : " A chắc con nhỏ này nó con của ông tướng nào đây , phải nể nang chiều nó chút , hong thôi nó đi mét ba của nó là mình " chết " . .:) :) :0... ""   Và chính nhờ vậy nên nó khg dám quậy phá mình , và nếu khg ai quậy phá mình thì  mình sẽ có an lạc ngay  thôi  :) 


( mình nói lung tung chắc khg đúng đâu , các bạn nhớ hỏi kỹ lại mấy Thầy nhé  ) 

Sợ nhất là khg biết mình đang làm cái gì ? :)


   Mình có quen 2 người , nhưng mình để ý là 2 người này  khg biết mình đang làm cái gì ?  Mà lạ cái là 2 người này cùng 1 tuổi , cho nên tánh tình có rất nhiều điểm giống nhau , là nói 1 đàng mà làm 1 nẻo . Chẳng hạn như chê trách người này người kia nói láo , chơi khg thật tình , nhưng chính họ lại là " tổ sư " láo và mánh mun chẳng ai bằng . Rồi có cái này đáng sợ nhất là nói : ai nói gì với tui hả là tui khg bao giờ nói lại ai nghe hết á , yên tâm đi .......oh yeah , ai nhẹ dạ tin là chết liền , khg nói ai nghe , nhưng chỉ lên ô bạt lưa thông báo cho cả làng cả xóm biết thôi .... cho nên với mấy hạng người này  " chỉ nhìn những hành động , chứ đừng bao giờ nghe họ nói gì " . Mà nhiều lúc mình suy nghĩ hoài , khg biết là họ cố tình khg biết  hay là khg  biết thật , mình rất confused :)


   Bởi vậy nhiều lúc mình nghĩ tu thiền rất có lợi nha các bạn , tu thiền là đang đi thì biết được bàn chân mình đang chạm đất , đang quét nhà thì biết ta đang cầm cây chổi và đang quét nhà , hay là  vừa mở miệng muốn nói xấu ai , chợt nghĩ tới : nói xấu mà lỡ người đó nghe được thì có 2 điều bất lợi  - 1 là bị wánh phù mỏ :) - 2 là  mình bị tổn đức nhiều lắm , công tình đi mót từng chút công đức mà bị mất sạch hết , vậy thì qúa là uổng đi nhé ...... vậy thì ờ thôi , nói chuyện đạo , chuyện tu có phải vui vẻ , thoải mái khg , cả ngàn chuyện trên đời này để mình nói , tại sao phải đi nói xấu người khác khi họ khg có mặt ở đó , vậy thì qúa là bất công cho người ta đi , người đó khg có tự bảo vệ cho người ta được , mà ai tin theo thì quả là qúa " khg có khôn  " đi , biết đâu họ ghét rồi chụp mủ người kia , vu khống người kia , rồi mình tin theo , thật là mù quáng hết sức luôn  :)

   Mà chủ yếu mình viết bài này là tự cảnh tỉnh mình , phòng hờ những lúc mình bất giác thiếu tu chứ khg có ý nói xấu ai nha các bạn , vì khi thấy lỗi người thì mình tránh , quyết khg phạm lỗi như người đó , vì sẽ làm mình bị tổn hại rất nhiều , chứ phải chi nói xấu người khác mà mình té vàng , té bạc hay có nhiều công đức thì mình sẽ nói tới tét cái miệng lun :)  Mà ông Sư Phụ mình dạy : nói xấu người khác để làm mất danh dự , hạ uy tín của người ta là mình tổn rất nhiều phước đức lắm , nếu khg có phước đức thì cả cuộc đời mình sẽ bị khổ " tận cam lai " lun đó , nghĩa là sao ? Là chồng khg thương , con cái bất hiếu , anh chị em ruồng bỏ , bà con làng xóm ghét , bệnh vô nhà thương hoài , còn thiện tri thức hay bạn hiền  thì bỏ mình chạy mất dép lun  :)

  Mà mình để ý 1 vài người quen ,  tối ngày cứ đi nói xấu người này người kia , rồi chọt qua chọt lại cho người này ghét người kia , rồi dựng đứng câu chuyện , chuyện khg nói có , wow gia đình người đó xào xáo dữ dội lắm , vợ chồng con cái anh chị em gì trong nhà gây lộn tưng bừng với nhau mỗi ngày , đó là cái qủa báo hiện tại mà họ bị trả , kiếp sau sẽ bị câm ngọng , sứt môi , hay là khg có miệng lun đó , ôi ghê qúa , cho nên Phật dạy nói gì mà cho bà con vui vẻ , hòa thuận thì nên nói , còn nếu làm khg được thì lấy băng keo đen dán cái miệng lại cho khỏi bị tội  :) ...... mà nếu mình hàng ngày nói tốt , khen ngợi người này người kia , ca ngợi Đức Phật  hay là Chúa  hay Cha hay Thầy hay Cô ..... gặp ai trước mặt hay sau lưng gì mình cứ khen hết đi , người ta xấu mình cũng khen lun :)  thì kiếp sau mình sẽ có cái môi " trái tim " , mở miệng ra bông hoa thơm bay ra tá lả ......hehe ....còn mỗi phút mà đi nói xấu người này người kia , thì kiếp sau có cái miệng như trái cóc , và môi chẻ , nó khg chẻ dưới mà nó chẻ ở trên mới là chết dở chứ :)


PS : CN nói khơi khơi , khg hài danh tánh ai nên chẳng làm mất uy tín của ai hết , vậy thì khg có tội , cho nên các bạn đừng lo nhé ..hic....