Monday, November 9, 2015

Có phước thì khi gặp nạn sẽ tự nhiên có quới nhân nhảy ra giúp mình à

 
  Theo người đời thì nói là gặp hên nhưng mình nghĩ là do có phước đó , khi có phước thì sẽ có tất cả  :)

   Hôm bửa vô tình xem trên you tube cái video của ông Năm Cam trước giờ bị xử bắn , có phóng viên vào tù phỏng vấn ông ấy , ông nói rất nhiều nhưng chỉ có 1 câu in đậm trong đầu của mình , ông Năm Cam nói : khi còn thời thì đám đàn em nhiều lúc khg kêu nó củng tình nguyện xin chết , tới khi bị bắt và sắp bị xử bắn thì chẳng thấy thằng em nào tới thăm .....cuộc đời này là thế đấy , cho nên các bạn đừng buồn nhé , we are not live in a perfect world , ráng tu về cõi trời ở đi thì sẽ gặp những người rất tốt trên đó , chứ ở cõi này mà tìm 1 người tốt , tìm đỏ con mắt mà khg ra  :)  Như mấy năm trước  mình đi làm , trước mặt chủ thì em nào trong tiệm củng dạ dạ vâng vâng xạo thấy bà cố với chủ  , còn mình thì rất ngang bướng chả care chủ gì hết , nhưng mình chỉ làm thôi chứ mình khg thích ba xạo , mình khg nói nhiều nhưng khi cần thiết thì mình giúp đỡ và khg để chủ bị mất khách  .... thế rồi 1 ngày chủ khg có trong tiệm , chính những tên nịnh chủ nhất lại là những tên đuổi khách để được đi về nhà sớm .... mình thấy vậy mới khuyên , nhưng bị cả đám khg đồng thuận vì ai củng muốn về nhà sớm , khg muốn làm nữa , thế là mình đành bó tay :) ....cho nên chủ nào mà mướn được mình sẽ rất may mắn đó nha , giữ khách , khg tham lam , rất trung thành nè , mà sao khg ai thấy được tiềm năng của mình hết vậy ta " hihi .....  mà chủ này củng lạ lắm , chẳng phân biệt được người tốt , người xấu , chỉ nghe vài câu nịnh nọt vuốt ve là tưởng người ta tốt , mà hình như mình củng bị vậy đó , ngọt mật chết ruồi mà you :)  Cho nên những lúc mình gặp nạn  , lúc đó ai tốt , xấu sẽ tự lòi mặt ra .... cho nên  đa số trung thần đều bị hại là vậy , mà khg sao , lỡ có bị hại chết củng sẽ được sanh về cõi trời ở  , sung sướng vô cùng tận :)

  Tóm lại , đời là thế đấy nên đừng buồn bạn nhé , cuộc sống khg màu hồng như mình tưởng , ai củng bị vậy hết chứ khg riêng gì bạn , lúc có thời thì thiên hạ xúm vô vạn tuế tung hô , lúc thất thời , cái bóng của mình củng muốn rời bỏ mình luôn :) Chỉ có phước mới có tất cả thôi :) Khi có phước rồi thì  muốn gì sẽ được đó  , người ta lấy thịt đè người còn riêng mình thì lấy phước đè người hihi  just kidding 

Ðại Sư Hám Sơn khai thị cho Từ Tịnh Chi.



  Phật dạy rằng pháp ở trên dưới ba cõi, duy chỉ do nhất tâm tạo tác. Trên ba cõi, tức bốn thánh vị xuất thế gian, là Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Dưới ba cõi, tức sáu đường phàm phu, là trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và A Tu La. Ba đường ác cũng nằm trong mười pháp giới. Tất cả thánh phàm, nhân quả thiện ác, chánh báo y báo trang nghiêm, đều do một tâm tạo tác. Tâm này không khác với tâm liễu tri phân biệt thường ngày của chúng ta. Thế nên, tất cả đều do tâm này, mà không có gì khác tạo ra. Hiện tiền, trong cuộc sống hằng ngày, niệm niệm tạo nghiệp, nên lưu chuyển trong mười pháp giới. Nếu một niệm do tham sân si mà tạo ra mười việc ác (thân ba: giết hại, ăn cắp, tà dâm; tâm ba: tham lam, sân hận, si mê; miệng bốn: nói láo, nói lưỡi đôi chiều, nói lời ác độc, nói lời thêu dệt) thì đó là tạo nhân khổ trong ba đường ác. Nếu trong một niệm mà chuyển mười việc ác thành mười điều lành, thì gieo nhân diệu lạc ở cõi trời người. Nếu nơi một niệm, thiện ác đều mất, trong không thấy có Ta, ngoài không thấy có người, nhất tâm tịch tĩnh, tức gieo nhân Thanh Văn vượt xuất khổ đau. Nếu quán hiện tiền khổ lạc, thuận nghịch đều do nhân duyên sanh diệt, hay lưu chuyển sanh diệt, tức là thành nhân của Duyên Giác.
Nếu nhất niệm liễu tri nhân duyên của nhân pháp vô ngã, hiểu tánh vốn không, chẳng có kẻ làm người thọ, mà không ngại hiện hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, cùng những thiện hạnh trong sáu đường, để hóa độ chúng sanh, tức là nhân của Bồ Tát.
Nếu một niệm đốn ngộ tự tâm, gốc vốn quang minh quảng đại, bao trùm muôn vật, cứu độ muôn loài, liễu không một pháp đương tình, chúng sanh và Phật đồng bình đẳng, tức là nhân thành Phật.
Tâm này quảng đại bao la, bổn lai thanh tịnh, quang minh viên mãn. Nếu thường ngày niệm niệm ngộ tâm này thì tuy cư nơi trần lao, mà làm người xuất thế. Thế nên, Duy Ma Cật xưng đây là pháp môn không hai. Cư sĩ nếu thể hội được mà hành, thì tất cả oán ân, thị phi, nhân ngã, phiền não, căn tình, đều ứng theo niệm mà hóa thành tạng quang minh. Nơi mọi cảnh giới trong thường ngày, hãy dùng niệm niệm giác sát, xem xét. Nếu vừa thấy mình không thể an nhẫn vì bị phiền não làm chướng ngại, phải đề khởi câu kệ 'xưa nay vốn không một vật' của Lục Tổ, như dùng bảo kiếm kim cang chặt đứt mọi phiền não, thì thân tâm hóa thành hồ nước trong thanh. Dùng lực hành như thế, và năng tinh tấn bất thối, tức đốn ngộ chứng đắc nơi tràng đại giải thoát. Sao còn chạy bên ngoài mà cầu Phật pháp !
Một trong những nguyện lực của Phật Di Ðà là:" Chúng sanh trong mười phương thế giới, nếu năng niệm danh hiệu Ta, mà không sanh về cõi nước Ta, thì Ta thệ không thành Phật."
Dựa vào nguyện lực này, nếu người thường niệm Phật, thì Phật Di Ðà quyết sẽ đến tiếp dẫn, sanh qua cõi tịnh độ kia, thật rất dễ dàng.
Cõi Tịnh Ðộ đó, khai mở có chín phẩm. Nếu tham thiền ngộ tâm, mà chưa quên tâm cảnh, tức sanh thượng thượng phẩm. Nếu niệm Phật nhất tâm bất loạn, tức sanh thượng trung phẩm. Nếu tham thiền mà chưa đốn ngộ, nhưng chuyên trì danh tinh thuần, và trang nghiêm vạn hạnh, tức sanh thượng hạ phẩm. Nếu tu vạn hạnh, và tụng niệm kinh điển đại thừa, lại chuyên trì danh hiệu Phật, chí nguyện vãng sanh, tức sanh trong ba phẩm bậc trung. Tinh tấn trì năm giới và mười điều lành, lại chuyên tâm niệm Phật, phát nguyện hồi hướng, không luận tăng tục, thì phần nhiều vãng sanh trong ba phẩm bậc hạ.
Tuy chưa đoạn phiền não, nhưng vẫn được vãng sanh qua cõi nước kia, thấy Phật nghe pháp, cư nơi địa bất thối, mãi chẳng đọa lạc vào ba cõi sanh tử, rồi từ đó phát nguyện, trở lại ba cõi độ sanh, đến đi tự tại, không bị sanh tử khổ não ràng buộc. Vì vậy, thiền sư Vĩnh Minh bảo:" Nếu được thấy Di Ðà, hà sầu chẳng khai ngộ !"
Pháp môn này, nếu suốt đời tinh tấn khẩn thành tu trì thì chắc sẽ được sanh qua cõi đó, đốn thoát sanh tử, mãi mãi xuất ra khỏi luân hồi. Pháp môn trực tiệp như thế, sao lại lo sầu mà không chịu tu, lại còn khinh bạc ! Tham thiền liễu sanh tử rất khó. Niệm Phật cắt đứt sanh tử dễ dàng, chỉ cần phải nhất niệm chân thật khẳng khái thiết tha. Từ xưa, người được vãng sanh qua cõi Tịnh Ðộ thật vô lượng vô biên. Thế nhân mắt thấy mà không tin, vậy tin vào pháp nào !
Nay phụng khuyến các bậc cao minh trí sĩ, nên tin tự tâm, không thể lầm tín tà thuyết. Nơi đây, có rất nhiều vị kiêm lẫn hai pháp thiền tịnh. Như lời thiền sư Vĩnh Minh bảo:" Tham thiền cùng niệm Phật, niệm Phật và tham thiền, có thiền có Tịnh Ðộ, như hổ thêm sừng. Hiện đời làm thầy người. Tương lai thành Phật Tổ."
Ðây vốn là hạnh tối thượng.
Tất cả chúng sanh tự mê mờ Phật tánh sẵn có, nên đọa lạc vào ba cõi sáu đường luân hồi sanh tử khổ nạn, bao kiếp lâu dài trầm luân, không thể vượt ra khỏi. Lại nữa, đều do tham sân si ái, mà họ chấp chứa bao nghiệp ác sát đạo dâm vọng. Xả thân thọ thân, đều dùng dâm dục làm chánh tánh mạng. Sanh sanh thế thế, cha mẹ vợ con, lục thân quyến thuộc, ân ái kiên cố triền miên. Lửa lớn đốt cháy phừng phựt trong ba cõi, không một ai được miễn !

http://www.dharmasite.net/kthsdsa.htm#9

Bài khai thị về ông Tây Ấn Tịnh chuyên tu Tịnh Ðộ - Khai Thị Của Ðại Sư Hám Sơn



   Ðại sĩ phu trong đời cận thế đa số đều hướng về tai miệng, phóng túng đàm luận ngọn nghành, đều tôn trọng việc tham thiền là hướng thượng, nên bài bác không tu theo Tịnh Ðộ. Cho đến những đệ tử lớn của tôi, đa phần tập tành theo những ngôn cú của chư cổ đức, chỉ có miệng lưỡi lanh lợi, chỉ hướng theo danh tướng, nên pháp môn ngày càng suy vi. Không những thực hành chẳng được gì mà lại phỉ báng kinh điển đại thừa cho là văn tự, không muốn thân cận. Gặp những người vô minh nhãn tri thức thì làm sao tránh được những những làn sóng cuồn. Thật rất đáng sợ !
Ða số họ không hiểu thâm sâu về thừa giáo, và không biết rõ việc độ sanh của chư Phật, tức vì phương tiện nên thuyết ra nhiều pháp môn, nhưng xoay về cội nguồn thì không hai tông chỉ. Thế nhân không biết môn hạ của chư tổ sư, dùng việc ngộ đạo làm tối thượng, và ngộ tâm làm bổn ý.
Muốn xuất khỏi sanh tử, niệm Phật chẳng phải là pháp xuất ly sanh tử sao ? Tham thiền đa số khó xuất ra khỏi sanh tử, mà niệm Phật thì chắc chắn sẽ xuất khỏi sanh tử, không nghi ngờ chi. Tham thiền phải rời bỏ vọng tưởng. Niệm Phật thì chuyên giữ tại tư tưởng. Chúng sanh đã lâu nhiễm sâu trong vọng tưởng, nên muốn xa rời chúng lại rất khó. Nếu chuyển được vọng niệm ô uế thành vọng niệm thanh tịnh thì đó là cách dùng độc trị độc, tức là pháp hoán đổi. Tham cứu thiền rất khó ngộ, mà niệm Phật lại dễ thành. Nếu như tâm thiết tha vì sanh tử, dùng tâm tham cứu mà niệm Phật, thì sao lo gì một đời không cắt được sanh tử !
Ðối với pháp môn Tịnh Ðộ, thế nhân dùng mắt mà cân nhắc đo lường, nào biết đó là pháp môn rất chân thật vi diệu. Hãy xem rõ ngài Phổ Hiền, dùng pháp giới làm thân, tu mười đại hạnh nguyện, mà chỉ muốn quy về Tịnh Ðộ. Tổ sư Mã Minh truyền tâm ấn cho chư tổ sư, và dùng hàng trăm bộ kinh đại thừa để viết bộ luận Khởi Tín, mà cứu cánh lại quy kết về Tây Phương. Chư tổ sư truyền đăng ở cõi Ðông Ðộ, tuy không nói rõ về Tịnh Ðộ, nhưng lúc đã ngộ tâm tức đã xuất sanh tử, không quy về Tịnh Ðộ, thì há trở thành đoạn diệt sao ! Ngài Vĩnh Minh hiểu thấu ý nghĩa hết cả đại tạng kinh chỉ quy về nhất tâm, lại cũng quy nhiếp về Tịnh Ðộ. Vào lúc thiền tông cực thạnh, mà ngài Trung Phong cũng cực lực tán dương cõi Tây Phương. Huống nữa pháp môn này, do đức bổn sư Thích Ca vô vấn tự thuyết, và mười phương chư Phật đồng tán dương ! Há chư Phật, chư Bồ Tát, chư đại tổ sư lại nói những lời vọng đàm như chúng sanh nghiệp cấu hiện thời sao !
Tịnh Công trung niên xả ái mà xuất gia. Ðầu tiên theo đại sư Tử Bá tham thiền, và thọ yếu chỉ thiền cơ. Ngày nay đối với pháp môn Tịnh Ðộ, nguyện tu mà chưa quyết chắc. Vì vậy lão nhân bảo rằng việc này không cần phải hỏi người khác, chỉ xem tự mình có vì việc sanh tử hay không. Nếu tâm vì sự sanh tử, như cứu lửa cháy đầu, mà chí muốn giải quyết cho xong trong một đời. Ví dụ, một kẻ bệnh nặng chắc phải chết. Có người tìm được phương thuốc có thể cứư chữa. Nếu người nào dùng thang thuốc này, thì có thể sống dậy từ trong cái chết. Song, chỉ do người bệnh có tâm qụả quyết, tin phục vào thang thuốc kia. Không cần phải tìm thang thuốc khác, mà chỉ dùng thang thuốc này, thì tức khắc thân thông mồ hôi chảy, ròi bèn sống lại. Lúc ấy mới tin diệu dụng của thang thuốc này.
Thế nên, phải tin chắc pháp môn này, mà chuyên tâm nhất chí. Ðến lúc lâm chung, bèn tự biết cõi đó. Hà tất phải hỏi người khác. Hãy cố gắng mà hành. Quyết chẳg để người khác lừa !

Niệm Phật thế nào để được vãng sanh ? - Khai Thị của Tổ Hám Sơn Đại Sư


Bài khai thị về những điểm thiết yếu khi niệm Phật
Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cõi tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo rằng niệm Phật liễu được sanh tử. Người đời nay phát tâm niệm Phật vì muốn cắt đứt dòng sanh tử. Chỉ cần xưng danh hiệu Phật là có thể cắt đứt dòng sanh tử.
Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, niệm Phật mãi thì rốt ráo sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói:" Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Ðộ."
Thế nên, biết rõ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ sanh tử đều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục. Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm đoạn cội gốc ái dục này đâu. Hạt giống ái căn, bao kiếp tích lũy sâu dầy, nên khiến sanh tử không cùng tận. Ngày nay vừa phát tâm niệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây Phương mà danh tự ái dục tức cội gốc của sanh tử lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng sanh trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không đắc lực, nên liền oán trách niệm Phật không linh nghiệm, dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.
Vì vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm niệm nào cũng đều vì sanh tử, như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Lúc chân chánh niệm Phật, chỉ bảo rằng niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng thêm. Lúc cảnh tình của vợ con hiển hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Nếu một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Nếu không cắt được ái dục thì làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế dược ái cảnh thì khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được.
Vì vậy khuyên người niệm Phật, việc thứ nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha niệm Phật, phải có tâm thiết tha đoạn sanh tử, phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều liễu được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng chạp ! Nếu đợi đến lúc đó thì đã trễ lắm rồi !
Do đó bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không vượt khỏi sanh tử thì chư Phật bị đọa vì tội vọng ngữ !

Do đó người xuất gia kẻ tại gia, biết rõ tâm sanh tử tức là biết rõ thời tiết xuất ly sanh tử, sao còn diệu pháp nào khác nữa !

http://www.dharmasite.net/kthsdsa.htm#4